- Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp: Khi một bên hay các bên đương sự là thể nhân hay pháp nhân nước ngoài Nếu trước hay sau khi xảy ra tranh chấp, các
PHẦN III: MINH HỌA VỤ KIỆN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN GIẤY
QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI i Về Chứng thư giám định
Nguyên đơn đã dựa vào kết luận trong Chứng thư giám định trong đó chỉ rõ giám định đủ số 45 container tại bãi container Chùa Vẽ Cảng Hải Phòng với tình trạng các container này còn nguyên kẹp chì, số container và ký hiệu chì phù hợp với vận đơn.
Tuy nhiên, Bị đơn nghi ngờ về tính chính xác của Chứng thư này. Những tài liệu chi tiết về di chuyển của container do Bị đơn thu thập được từ hãng tàu vận chuyển lô hàng này – Hãng N.Y.K Line – cho thấy trong các ngày từ ngày 24/10/2004 đến ngày 28/10/2004, Nguyên đơn đã trả lại 27 container rỗng về Cảng Hải phòng. Như vậy, vào ngày 29/10/2004 tại bãi container Cảng Hải Phòng không thể có đủ 45 container còn nguyên kẹp chì để giám định viên của Vinacontrol thực hiện việc giám định.
Căn cứ vào các chứng cứ và Chứng thư giám định do hai bên cung cấp, Hội đồng Trọng tài thừa nhận rằng sự nghi ngờ của Bị đơn là có cơ sở. Nguyên đơn giải thích rằng ngày bắt đầu tiến hành giám định của Vinacontrol đối với lô hàng đang tranh chấp là ngày 23/10/2004 chứ không phải là ngày 29/10/2004. Sự tnhầm lẫn này do Vinacontrol đã sơ suất trong việc ghi ngày bắt đầu tiến hành giám định, ghi nhầm ngày 23/10 thành ngày 29/10.
Nguyên đơn cũng đã cung cấp cho Hội đồng Trọng tài Chứng thư giám định sửa đổi của Vinacontrol, trong đó đã sửa lại ngày yêu cầu giám định là ngày 23/10/2004, kèm theo văn bản giải thích của Vinacontrol về sơ suất này. Vinacontrol cũng đã gửi ảnh chụp một số container của lô hàng và bản sao tờ ghi chép kết quả giám định các container của lô hàng theo Hợp đồng do giám định viên của Vinacontrol tiến hành tại Cảng Chùa Vẽ Hải Phòng vào ngày 23/10/2004. Theo yêu cầu của Hội đồng Trọng tài, Nguyên đơn đã cung cấp Giấy yêu cầu giám định số : 23271-01N/2004 ngày 29/10/2004, theo đó ngày giờ hẹn giám định là 14h00 ngày 29/10/2004. Giải thích lý do vì sao ngày yêu cầu giám định là ngày 29/10/2004 mà Vinacontrol lại tiến hành giám định ngày 23/10/2004, Nguyên đơn trình bày rằng đại diện của Nguyên đơn tại Hải Phòng đã làm việc với Vinacontrol từ khi Hải quan kiểm hóa ở cảng Chùa Vẽ để đề nghị giám định. Ngày Vinacontrol bắt đầu giám định lô hàng là ngày 23/10/2004. Tuy nhiên, tại Giấy yêu cầu giám định, đại diện của Nguyên đơn đã sơ suất đề ngày yêu cầu giám định là ngày 29/10/2004.
Tại phiên xét xử ngày 03/06/2005, đại diện của Nguyên đơn xác nhận rằng việc yêu cầu giám định được thực hiện bằng cách gọi điện thoại. Để làm bằng chứng cho việc này ngày 22/6/2005 Nguyên đơn đã cung cấp cho Hội đồng Trọng tài bản sao Tờ ghi chép yêu cầu giám định bằng điện thoại số:23271-01 ngày 23/10/2004. Sự xác nhận này của đại diện Nguyên đơn cùng Tờ ghi chép yêu cầu giám định bằng điện thoại rõ ràng là mâu thuẫn với những lời giải thích của Nguyên đơn như đã nêu ởtrên.
Ngoài ra, phía Bị đơn còn đưa ra bằng chứng, vào các ngày 25,26,27/10/2004, Nguyên đơn vẫn còn liên lạc với người của Bị đơn để đặt yêu cầu mời Vinacontrol giám định. Như vậy chứng tỏ rằng cho đến những ngày này, Nguyên đơn vẫn chưa gửi đề nghị cho Vinacontrol nên Vinacontrol không thể tiến hành giám định trước khi có yêu cầu của Nguyên đơn.
Hội đồng Trọng tài thấy rằng lập luận trên của Bị đơn là phù hợp với những chứng cứ do chính Nguyên đơn cung cấp (các thư điện tử trao đổi giữa hai bên và Giấy yêu cầu giám định)
Trong thư điện tử của Nguyên đơn gửi đại diện Bị đơn lúc 10h20 ngày 25/10/2004, Nguyên đơn đã khẩn cấp thông báo cho Bị đơn biết rằng lô OCC New Zealand bị ướt rất nhiều. Tại các thư điện tử trao đổi giữa Nguyên đơn và đại diện của Bị đơn sau đó chủ yếu nêu về vấn đề cóp nên mời Vinacontrol đến giám định lô hàng này hay không. Bằng văn thư của đại diện Bị đơn gửi Nguyên đơn lúc 8h33 sáng ngày 26/10/2004, Bị đơn xác nhận rằng, Nguyên đơn nên mời Vinacontrol giám định nếu thấy cần thiết. Những bằng chứng này cho thấy, cho đến sáng sớm ngày 26/10/2004, Nguyên đơn vẫn chưa yêu cầu Vinacontrol giám định hàng hóa. Do vậy, không có cơ sở để chấp nhận việc cải chính của Vinacontrol về ngày tiến hành giám định. Bên cạnh đó, tại phiên xét xử, những chứng cứ ( Bản phô-tô có công chứng yêu cầu giám định số 23271-01N/2004 đựơc lập ngày 29/10/2004; không có sự hiện diện của Vinacontrol tại phiên xét xử mặc dù Hội đồng Trọng tài đã tạo điều kiện và cơ hội… ) đều không có sức thuyết phục.
ii. Về việc mua bảo hiểm cho hàng hóa
Trong Bản tự bảo vệ, Bị đơn cho rằng điều kiện bán hàng mà hai bên thỏa thuận trong Hợp đồng là điều kiện CFR Hải Phòng. Theo điều kiện này, trách nhiệm của Bị đơn đã được miễn trừ khi hàng hóa được chuyển qua lan can tàu tại cảng bôc hàng- Cảng Lytteton, Port Chalmers và Tauranga. Bị đơn đã nhiều lần nhắc nhở Nguyên đơn mua bảo hiểm cho hàng hóa nhằm chuyển rủi ro đối với hàng sang cho Người bảo hiểm nếu hàng bị hư hỏng trên đường vận chuyển. Bị đơn bảo đảm tài sản hàng hóa của mình, nểu sự hư hao là có thật.. Bị đơn lập luận rằng, theo điều kiện giao hàng CFR việc mua bảo hiểm cho lô hàng là thuộc trách nhiệm của Nguyên đơn. Trong trường hợp Nguyên đơn không mua bảo hiểm cho hàng hóa mà xảy ra tổn thất hàng hóa trong quả trình vận chuyển
hàng trên biển như tàu chìm, va chạm… thì Nguyên đơn sẽ phải chịu mọi trách nhiệm về thiệt hại đối với hàng hóa mà không được bảo hiểm bồi thường Tuy nhiên, Nguyên đơn cho rằng tranh chấp liên quan đến lô hàng theo Hợp đồng này lại không liên quan đến lô hàng theo Hợp đồng này lại không liên quan đến việc mua hay không mua bảo hiểm cho hàng hóa. Nguyên đơn căn cứ vào Chứng thư giám định của Vinacontrol khẳng định rằng hàng có chất lượng không đạt như quy định tại Hợp đồng là do lỗi của Bị đơn trong quá trình chuẩn bị hàng được đưa lên tàu biển, chứ không phải do quá trình vận chuyển. Nguyên đơn đã dẫn chiếu đến Điều 86 Luật Thương mại Việt Nam năm 1997, theo đó “ trường hợp hàng không phù hợp với thỏa thuận trong Hợp đồng, người bán phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về thiệt hại phát sinh, dù người bán biết hoặc không biết về thiệt hại đó”, để làm căn cứ cho lập luận của mình.
Hội đồng Trọng tài chấp nhận một phần lập luận của Nguyên đơn và một phần lập luận của Nguyên đơn và một phần lập luận của Bị đơn. Theo điều kiện giao hàng CFR, Nguyên đơn có trách nhiệm mua bảo hiểm hàng. Tuy nhiên, với các chứng cứ do Nguyên đơn và Bị đơn cung cấp, Hội đồng Trọng tài cho rằng vụ tranh chấp này không liên quan gì tới việc có hay không có việc mua bảo hiểm cho hàng hóa.
iii. Về thiệt hại của Nguyên đơn
Trong đơn kiện, Nguyên đơn yêu cầu Bị đơn phải bồi thường thiệt hại cho mình là 27.472,854 USD
Điều 231 đoạn 1 Luật Thương mại Việt Nam năm 1997 quy định :” Bên đòi bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất và mức độ tổn thất”. Chiểu theo đó, Hội đồng Trọng tài đã yêu cầu Nguyên đơn phải cung cấp bằng chứng để chứng minh thiệt hại. Nguyên đơn đã cung cấp cho Hội đồng trọng Tài các hóa đơn bán hàng cho khách hàng trong nước làm căn cứ cho khoản lỗ mà Nguyên đơn phải chịu với số tiền là 138.448.200 VNĐ. Căn cứ vào các chứng cứ do hai bên cung cấp, Hội
đồng Trọng tài cho rằng số tiền chênh lệch trên (138.448.200VNĐ ) chính là khoản thiệt hại mà Nguyên đơn đã phải gánh chịu do Bị đơn đã cung cấp hàng hóa có độ ẩm vượt quá độ ẩm tối đa quy định trong Hợp đồng.
Trên cơ sở những điều phân tích trên đây, Hội đồng Trọng tài quyết định:
- Buộc Bị đơn phải trả cho Nguyên đơn số tiền là 138.448.200 VNĐ. - Bác các yêu cầu khác của Nguyên đơn.
- Nguyên đơn chịu 1/3 phí trọng tài, Bị đơn chịu 2/3 phí trọng tài.