- Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp: Khi một bên hay các bên đương sự là thể nhân hay pháp nhân nước ngoài Nếu trước hay sau khi xảy ra tranh chấp, các
2.5.4.6. Ưu nhược điểm của giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng trọng tài:
lượng được, thì Ủy ban trọng tài sẽ đình chỉ việc xét xử. Các bên có thể yêu cầu Trung tâm trọng tài xác nhận sự thỏa thuận đó bằng văn bản. Văn bản này có giá trị như một quyết định của Trọng tài.
2.5.4.4. Thi hành quyết định trọng tài:
Quyết định có hiệu lực chung thẩm, các bên phải thi hành, trừ trường hợp tòa án hủy quyết định trọng tài.
Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết hạn thi hành quyết định, nếu bên phải thi hành quyết định không tự nguyện thi hành, và cũng không có yêu cầu Tòa án hủy quyết định thì bên được thi hành quyết định có quyền làm đơn yêu cầu thi hành án cấp tỉnh giải quyết.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trọng tài, nếu có bên không đồng ý với quyết định trọng tài thì có quyền làm đơn gửi tòa án cấp tỉnh nơi hội đồng trọng tài ra quyết định trọng tài để yêu cầu hủy quyết định trọng tài.
2.5.4.5. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:
Khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại trong quá trình giải quyết tranh chấp, trọng tài có thể yêu cầu áp dụng 1 số biện pháp khẩn cấp:
- Kê biên tài sản tranh chấp
- Cấm dịch chuyển tài sản tranh chấp
- Cấm thay đổi hiện trạng tài sản tranh chấp - Kê biên và niêm phong tài sản ở nơi gửi giữ - Phong toả tài khoản tại ngân hàng
2.5.4.6. Ưu nhược điểm của giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng trọngtài: tài:
So với hình thức giải quyết tranh chấp bằng toà án thì giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là hình thức rất phổ biến ở các nước trên thế giới, vì so sánh với phương thức toà án, phương thức trọng tài có những ưu điểm nổi bật:
Thứ nhất, thủ tục trọng tài đơn giản, nhanh chóng, các bên có thể chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp, không trải qua nhiều cấp xét xử như ở toà án, cho nên hạn chế tốn kém về thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp.
Thứ hai, khả năng chỉ định trọng tài viên thành lập Hội đồng trọng tài giải quyết vụ việc giúp các bên lựa chọn được trọng tài viên giỏi, nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc vấn đề đang tranh chấp để từ đó họ có thể giải quyết tranh chấp nhanh chóng, chính xác.
Thứ ba, nguyên tắc trọng tài xét xử không công khai, phần nào giúp các bên giữ được uy tín trên thương trường. Đây được coi là ưu điểm được các bên tranh chấp ưa chộng nhất.
Thứ tư, các bên tranh chấp có khả năng tác động đến quá trình trọng tài, kiểm soát được việc cung cấp chứng cứ của mình và điều này giúp các bên giữ được bí quyết kinh doanh.
Thứ năm. trọng tài khi giải quyết tranh chấp nhân danh ý chí của các bên, không nhân danh quyền lực tự pháp của nhà nước, nên rất phù hợp để giải quyết các tranh chấp có nhân tố nước ngoài.
- Nhược điểm:
Giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng phương thức trọng tài tuy được các nước trên thế giới sử dụng phổ biến, rộng rãi, nhưng trong đó vẫn còn có những khuyết điểm không thể nào tránh khỏi:
Đầu tiên, khuỵết điểm được phát sinh do tính chất nhanh chóng của cách thức giải quyết vụ việc, trọng tài tuyên án chỉ sau một cấp xét xử duy nhất, nên đôi khi các quyết định của trọng tài là không chính xác, gây thiệt hại đối với doanh nghiệp.
Trong thời gian trước đây, khi chưa có Pháp lệnh trọng tài năm 2003 thì tính cưỡng chế thi hành các quyết định trọng tài không cao vì trọng tài không đại diện cho quyền lực tư pháp của nhà nước.
Việc thực hiện các quyết định của trọng tài hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức tự nguyện của các bên. Đối với các doanh nghiệp nước ngoài, uy tín của doanh nghiệp được đặt lên hàng đầu do đó việc họ tự giác thực hiện các quyết định của trọng tài khá cao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước hiện nay vẫn chưa coi trọng việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, nên vẫn chưa có ý thức tự giác.
Trong thực tiễn tình hình nước ta hiện nay, chi phí cho việc giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng trọng tài quá lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có khả năng chi trả.
Khi không được thoả thuận sử dụng trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp kinh doanh trong hợp đồng thì khi xảy ra tranh chấp, trọng tài không có thẩm quyền giải quyết ngay cả khi doanh nghiệp có ý định đó.
**** So sánh Tòa Án và Trọng Tài
Tòa án TA Trọng tài TT
Tính trung thực Phán quyết của TA thường bị kháng cáo
Đa số các phán quyết của TT không bị kháng cáo Sự công nhận quốc
tế
Phán quyết của TA thường rất khó đạt được sự công nhận quốc tế. phán quyết của TA được công nhận tại 1 nước khác thông thường qua 01 hiệp định song phương hoặc theo các quy tắc rất nghiêm ngặt.
Phán quyết TT đạt được sự công nhận quốc tế thông qua 1 loạt các công ước quốc tế, đặc biệt là công ước NewYork, 1958 về Công nhận và thi hàng quyết định trọng tài nước ngoài.
Tính trung lập Mặc dù thẩm phán quốc gia có thể khách quan, họ vẫn buộc phải sử dụng ngôn ngữ và áp dụng quy tắc tố tụng của quốc
Các bên có thể bình đẳng về nơi tiến hàng TT, ngôn ngữ sử dụng, quy tắc tố tụng, quốc tịch của các
gia họ và tòa án thường cùng quốc tịch với một bên
trọng tài viên và đại diện pháp lý.
Năng lực chuyên môn và sự kế tục của các cá nhân
Không phải tất cả các thẩm phán đều có chuyên môn về ngoại thương. Trong những vụ kiện kéo dài, có thể có nhiều thẩm phán kế tiếp nhau xét xử vụ kiện
Các bên có thể lựa chọn các trọng tài viên có trình độ chuyên môn cao, miễn là các trọng tài độc lập. thông thường các trọng tài viên theo vụ kiện từ đầu đến cuối.
Tính linh hoạt Ta quốc gia bị ràng buộc nghiêm ngặt bởi các quy tắc tố tụng quốc gia
Đa số các quy tắc tố tụng tt quy định rất linh hoạt việc xác định thủ tục tt, phiên họp giải quyết tranh chấp, thời hạn, địa điểm tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp và nơi các trọng tài viên gặp gỡ, thời gian soạn thảo quyết định trọng tài.
Các biện pháp tạm thời
Khi cần hành động nhanh chóng và hiệu quả để ngăn chặn sự vi phạm (thông qua lệnh bắt giữ tang vật vi phạm), Tòa án có thể ra lệnh cưỡng chế khẩn cấp, thẩm chí trước khi bắt đầu tố tụng thực chất.
Ta cũng có thể ra lệnh cưỡng chế đối với các bên thứ ba.
Trước khi hội đồng TT được thành lập, các bên phải nhận lệnh tạm thời thông qua tòa án, ở hầu hết các hệ thống pháp luật, khi hội đồng trọng tài được thành lập, các bên có thể vẫn nhận lệnh của ta để ngăn chặn hành vi sai phạm. theo luật của nhiều nước, hội đồng TT cũng
được quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên trọng tài viên không thể ra lệnh cho bên thứ ba.
Nhân chứng Các ta, đại diện chủ quyền quốc gia, có quyền triệu tập bên thứ ba và nhân chứng ra trước tòa – quyền cưỡng chế
Các trọng tài viên không có quyền triệu tập bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của họ và không có quyền yêu cầu một bên phải mời nhân chứng đến
Tốc độ Tố tụng có thể bị trì hoãn và kéo dài. Các bên có thể gặp phải một loạt sự kháng cáo kéo dài và tốn kém
Tt nhanh hơn ta, TT có thể tiến hàng rất nhanh (vài tuần, hoặc vài tháng, nếu các bên muốn như vậy) Tính bí mật Các phiên xét xử tại tòa cũng
như các phán quyết là công khai
Các phiên họp giải quyết tranh chấp của TT không được tổ chức công khai và chỉ có các bên nhận được quyết định. Đây cũng là 1 ưu điểm lớn của TT khi vụ kiện liên quan tới các bị mật thương mại và phát minh/ sáng chế. Các điều khoản trong hợp đồng bao gồm cả những điều khoản về tính bí mật phải được tuân thủ trong tố tụng TT Bởi tính bí mật rất quan trọng trong tranh chấp về
sở hữu trí tuệ, nên các điều khoản bổ sung về tính bí mật có thể được các bên lập (dưới dạng điều khoản hợp đồng)/ các trọng tài viên (dưới dạng 1 mệnh lệnh thủ tục hoặc trong văn bản xác định thẩm quyền).
Phí tổn Các bên không phải trả thù lao cho thẩm phán, ngoài ra phí hành chính rất hợp lý, tuy nhiên, các bên nên nhớ rằng: chi phí trong tranh chấp quốc tế chủ yếu là thù lao của các luật sư.
Các bên phải trả trước các khoản thù lao, chi phí đi lại, ăn ở cho trọng tài viên, cũng như chi phí hành chính cho tổ chức trọng tài quy chế