Khi đi vào phản ánh cuộc sống hiện thực, nhà văn nào cũng xuất phát từ tấm lòng yêu thương đối với con người. Có thể nói, mỗi nhà văn đều có một trái tim yêu thương dạt dào dành cho con người - nhất là những người đau khổ. Có yêu thương trân trọng con người, họ mới có nhu cầu muốn ghi lại một cách chân thực những nỗi đau của con người và bằng nhiều cách khác nhau, họ đã dùng ngòi bút để đấu tranh bênh vực, giành quyền sống
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 36 cho con người. Tuy nhiên, ở mỗi nhà văn, tình yêu thương ấy thể hiện khác nhau qua những tác phẩm của mình. Có những người bộc lộ trực tiếp tình yêu tha thiết của mình trên trang giấy như Nguyên Hồng – nhà văn của chủ nghĩa nhân đạo thống thiết, được mệnh danh là nhà văn của những người cùng khổ. Cũng có người không bộc lộ trực tiếp mà phản ánh nỗi khổ của con người bằng ngòi bút sắc lạnh như Nam Cao. Cũng có người đối diện với những khổ đau của con người bằng cái cười chua chát như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan. Nhưng cái cười trong tác phẩm của họ là cái cười ra nước mắt, tận cùng của cái hài ấy vẫn là cái bi – là nỗi xót xa của nhà văn trước thực tại đau lòng. Nguyễn Đình Lạp cũng là nhà văn có tấm lòng nhân hậu và hết mực yêu thương con người. Ở ông, tình thương yêu đối với con người không thể hiện một cách sôi nổi cũng không quá lạnh lùng mà rất mực đằm thắm, chan chứa và sâu sắc. Ở người con của đất Hà Thành ấy, người ta luôn thấy được một niềm tin yêu vững chắc dành cho những thân phận hèn mọn.
Bằng niềm tin yêu vững chắc của mình, Nguyễn Đình Lạp phát hiện ra biết bao vẻ đẹp trong tâm hồn con người, dù là những hạng người nào, sống trong bất kì hoàn cảnh nào. Có thể nói, nhà văn đã bóc tách lần cái vỏ lấm láp bùn đen của những con người sống chui rúc ở ngoại ô, ngõ hẻm để đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn của họ. Và niềm tin yêu ấy của nhà văn đã được đền đáp xứng đáng. Biết bao hòn ngọc trong tâm hồn con người đã được tác giả tìm thấy và toả sáng trong vũng bùn đen. Đó là những người dân lao động nghèo khổ nhưng chí tình chí nghĩa như bác Vuông, bác phở Mỗ, hay những anh chàng đồ tể: Nhớn, Sẹo, Tin, và ngay cả những cô gái điếm như cô đầu Huệ, thậm chí là những tay anh chị đâm thuê chém mướn như mụ Táo hay một tên trộm như bác Thịnh… Họ gồm nhiều hạng người sống bằng nhiều nghề khác nhau, từ những nghề lao động vất vả cho đến những nghề bị khinh bỉ, bị phê phán nhưng họ đều có chung một đặc điểm đó là những con người sống cơ cực, lầm than và đều tiềm tàng bên trong những phẩm chất tốt đẹp. Bác Vuông dù sống trong cảnh nghèo khó vất vả nhưng luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác khi hoạn nạn khó khăn. Bác buôn bán cảđêm mệt mỏi, vừa vui mừng vì bán hết hàng và có được một số tiền về trang trải bao mối lo trong gia đình. Nhưng khi nhìn thấy “khuôn mặt cô Hụê càng xám ngắt, tiếng ho của nàng càng gấp, càng khô khan và trên gò má dồ
cao của nàng hai hàng nước mắt tuôn rơi lã chã” thì “bao ý định phải trang trải tiền nhà, tiền thịt, tiền thuế chợ vụt qua óc bác hàng giò như một luồn chớp” (Nguyễn Đình Lạp, 2003:54) đã tắt ngấm. Mối lo đã nhường chỗ cho tình yêu thương luôn sẵn có trong tâm hồn người lao động chất phác ấy. “Không do dự nữa, bác đặt ngay thúng xuống đường, lật vỉ buồm đếm lấy mười hào trao cho cô Huệ” (Nguyễn Đình Lạp,2003:54). Chẳng những giúp đỡ cô Huệ trị bệnh, bác Vuông còn tìm mọi cách cứu cô Huệ ra khỏi những trận đòn đánh ghen của cô Vượng, đem lại cuộc sống bình yên cho cô gái tội nghiệp ấy.
Cũng mang một tâm hồn cao đẹp của những người lao động, những chàng trai sống bằng nghềđồ tể vấy máu, luôn có vẻ nhẫn tâm trước cái chết của những con vật ngay dưới đôi tay mình nhưng họ lại chính là những người không bao giờ nhẫn tâm trước nỗi khổ của những người xung quanh mà trái lại, họ là những người rất giàu lòng yêu thương. Tiêu biểu là ba người bạn thân: Nhớn, Sẹo và Tin. Trước hết là Nhớn, một anh chàng đồ tể lành nghề, tráng kiện. Một chàng trai lý tưởng như Nhớn có thừa điều kiện để cưới một cô gái nhà lành xinh đẹp. Nhưng Nhớn lại dành tình yêu đầu đời cho Tình, một cô gái điếm chỉ biết có tiền là trên hết. Tuy Nhớn yêu một cô gái sống bằng nghề hèn hạ mà mọi người đều khinh khi nhưng chàng chưa từng có ý nghĩ coi thường Tình, cũng không có ý nghĩđến với Tình như bao người đàn ông khác, chỉ là ong bướm ghé qua tìm chút hương lạ rồi bay đi. Nhớn
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 37 yêu Tình bằng một tình yêu cao đẹp và mang trong lòng một ước muốn cao cả, những mong sẽ cứu vớt cuộc đời Tình ra khỏi chốn bùn nhơ. Không chỉước muốn mà thôi, Nhớn đã tìm nọi cách để biến ước mơấy thành sự thật. Tình yêu của Nhớn dành cho Tình đã thể hiện phần nào tâm hồn cao đẹp của anh.
Bên cạnh Nhớn là Sẹo, con người luôn mang trong lòng một tình bạn cao cả. Sẹo là một người bạn thân, luôn có mặt bên cạnh Nhớn mỗi khi Nhớn gặp khó khăn. Những việc Sẹo đã làm và hi sinh cho Nhớn thật khó có người bạn nào có thể làm được cho nhau. Sẹo là người đã đổi mạng mình để cứu mạng Nhớn bằng cách đỡ một nhát dao bên thái dương khi Nhớn “đánh nhau với người lính chào mào ở ô Yên Phụ” (Nguyễn Đình Lạp,2003: 343). Sẹo cũng là người đã vun đắp cho hạnh phúc của Nhớn và Khuyên kể cả phải hy sinh đôi hoa tai ngày cưới của vợ chồng mình và kể cả việc cùng bạn đi đào mả trộm vàng. Sẹo cũng là người đã rộng lượng tha thứ cho Nhớn khi Nhớn lầm lỗi với vợ chồng mình.
Nhắc đến Nhớn và Sẹo thì không thể không nhắc đến Tin, một con người cũng rất đáng trân trọng. Tin là một chàng trai hiền lành, chất phác, chăm chỉ và cũng như bao con người ở ngoại ô, Tin cũng hết lòng giúp đỡ khi người khác gặp hoạn nạn, khó khăn. Lúc gia đình Nhớn sống trong cảnh túng thiếu, vợ ốm con đau, mẹ con Tin cũng thường giúp đỡ bằng những bữa cơm đạm bạc nhưng chan chứa tình nghĩa. Đáng chú ý ở chàng trai lao động nghèo khổ này đó là một tình yêu cao thượng, một tấm lòng vị tha. Tin yêu Còi một tình yêu không hề thay đổi, từ lúc Còi còn là một cô gái trong trắng, xinh đẹp cho đến khi Còi trở thành một cánh hoa bị vùi dập, bị vứt bỏ bên lề đường. Cao cả hơn, Tin đã không ngần ngại mở rộng vòng tay của mình ra để hứng lấy cánh hoa rơi ấy, cứu vớt cuộc đời lỡ lầm của Còi. Đó là một tình yêu cao cả hiếm thấy.
Ngoài ra trong tiểu thuyết của ông, chúng ta còn bắt gặp biết bao con người đáng trân trọng khác. Đó là những người hàng xóm lúc tối lửa tắt đèn có nhau chẳng hạn như hàng xóm của bác Vuông: bác phở Mỗ, bác thịt trâu, bác Mão giò chả. Hay những người hàng xóm của vợ chồng Khuyên: đó là bà Toàn - mẹ Tin - luôn giúp Khuyên những lúc khó khăn, hơn nữa còn chấp nhận người em gái lầm lỡ của Khuyên làm con dâu. Đó là ông già Ất đã chữa bệnh cho mẹ con Khuyên và còn đứng ra nhận tội giết người thay Khuyên để Khuyên được yên ổn nuôi con. Có thể nói, Nguyễn Đình Lạp đã dùng niềm tin yêu của mình để soi rọi vào những tầng vỉa khuất lấp của cuộc sống lấm láp bùn đen để tìm thấy trong đó những hạt nhân tốt đẹp chưa bị hoen ố của tâm hồn con người.
Niềm tin yêu của tác giả không chỉ soi rọi để phát hiện và khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của những người lao động lương thiện chất phác mà cả những người đã bị lớp bùn đen ô uế, sống bằng nghề thấp hèn như cô đầu Huệ, sống bằng cái nghề mọi người lên án như bác Thịnh ăn trộm hay bọn nặc nô chuyên đâm thuê chém mướn điển hình là mụ Táo. Vì cuộc sống, họ phải mưu sinh bằng những nghề thấp hèn nhưng không hẳn họđã là những con người thấp hèn. Có khi họ còn cao cả hơn những người vẫn cười cợt, khinh bỉ họ. Chẳng hạn như cô đầu Huệ, một cô gái làm nghề “bán ái tình” cho thiên hạ nhưng chỉ nhận được sự bạc bẽo của người đời. Thế nhưng, cô vẫn là người có tình nghĩa, có trước sau. Lúc túng thiếu, bệnh hoạn, bác Vuông đã giúp cô, cho cô vay tiền thì khi có tiền, cô chẳng những hoàn trả lại bác mà còn gửi bác thêm một số tiền mừng ngày cưới của Khuyên. Lúc hoạn nạn, bác Vuông đã giúp cô có được cuộc sống bình yên nhờ thoát trận đòn đánh ghen của cô Vượng thì cô cũng nhớơn bác và giúp bác nhận ra bộ mặt lường gạt của Phán Hành. Những cô gái sống bằng nghề buôn hoa bán phấn ấy luôn bị khinh khi vùi
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 38 dập dưới đáy xã hội nhưng thực chất họ còn tốt hơn gấp trăm lần những kẻđược mọi người trọng vọng như Tham Nhân, Phán Hành.
Bên cạnh những cô đầu gái điếm thì những kẻ lưu manh như mụ Táo cũng được phát hiện những vẻđẹp tiềm tàng. Bên trong cái vỏ ngoài gai góc, sắc cạnh, tác giảđã thấy được ở người đàn bà ấy một khát khao hạnh phúc, mong muốn lấy một người chồng tài hoa như ý muốn mà không được. Mụ Táo là một kẻ lưu manh hơn nữa còn là trùm của bọn “đầu bò, đầu bướu, trời đánh không chết được” (Nguyễn Đình Lạp,2003:50) nhưng tác giả đã khiến người đọc không cảm thấy sự ác ôn thường thấy ở một bà trùm lưu manh mà chỉ thấy ởđó một con người hảo hán, “rất có lượng bao dung bọn đàn em và rất rộng rãi khi chạm đến đồng tiền” (Nguyễn Đình Lạp,2003:51). Chẳng những đối với kẻ lưu manh mà thậm chí đối với một tên trộm, tác giả cũng phác hoạởđó một tâm hồn đầy nghĩa khí. Bác Thịnh là một thằng ăn trộm nhưng “là một thằng ăn trộm kì khôi… một thằng ăn trộm phi thường, một thằng ăn trộm chuyên đi ăn trộm để rồi lấy tiền cưu mang những người nghèo khổ” (Nguyễn Đình Lạp,2003:114). So ra thì một tên trộm hào hiệp như bác Thịnh còn hơn biết bao những tên quan “cướp ngày” đầy rẫy trong bộ máy thống trịđương thời. Hình ảnh của mụ Táo, bác Thịnh phảng phất hình ảnh của Bảy Hựu, Chín Huyền trong truyện ngắn
Con chó vàng của Nguyên Hồng. Đó “là những kẻ lưu manh nhưng ít nhiều vẫn còn mang dòng máu anh hùng, hảo hán cùng tinh thần nghĩa khí, xả thân theo đạo lí của người bình dân” (Bạch Văn Hợp,2001:14). Chính niềm tin vững chắc và tình thương sâu sắc của con người đã giúp tác giả luôn nhìn thấy những vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong tâm hồn mỗi con người. Niềm tin yêu ấy ta không chỉ thấy ở Nguyễn Đình Lạp mà còn thấy ở nhiều nhà văn hiện thực phê phán khác. Chẳng hạn nhưở Nam Cao – cây cổ thụ gạo cội của nền văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945, ta cũng bắt gặp được niềm tin yêu ấy. Có thể thấy được qua những tác phẩm của mình, Nam Cao đã phản ánh cuộc sống con người bằng một ngòi bút sắc lạnh. Thế nhưng nhìn ở bề sâu của tác phẩm, ta thấy rằng trái tim người cầm bút không hề sắc và lạnh chút nào. Trong con quỷ dữ làng VũĐại Chí Phèo, nhà văn vẫn tìm thấy phần người còn sót lại trong Chí đó là niềm khao khát tình người, khao khát lương thiện. Hay trong cái vỏ ngoài xấu “ma chê quỷ hờn” của Thị Nở, Nam Cao vẫn ươm mầm cho hạt nhân tình người được nảy nở trong lòng Thị khi xã hội xung quanh đã quá thiếu tình người. Niềm tin yêu ấy cũng thể hiện rõ ở nhà văn Nguyên Hồng. Sâu thẳm trong tâm hồn của một người đàn bà chạy vỏ như Tám Bính, Nguyên Hồng vẫn để cho cô ấp ủ một niềm khát khao hoàn lương, một tình mẫu tử bất diệt. Chính niềm tin yêu đã giúp các nhà văn hiện thực phê phán luôn muốn đi tìm và khám phá bản chất con người, trân trọng và khẳng định những nét đẹp trong tâm hồn con người.
Niềm tin yêu không chỉ giúp Nguyễn Đình Lạp phát hiện ra những vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn con người mà nó còn giúp ông nâng niu, trân trọng và giữ gìn những phẩm chất tốt đẹp ấy, không để cho nó bị nhơ nhớp bùn đen. Nhớn đã bị hoàn cảnh xô đẩy đến bước đường cùng để rồi hai lần Nhớn trở thành trộm cướp và hai lần Nhớn trở thành lưu manh. Một lần Nhớn đã đi đào mả trộm vàng để có tiền trốn đi cùng Khuyên, một lần Nhớn phải đi cướp đường để có tiền mua thuốc cho đứa con đang bị lên sài. Một lần Nhớn đã gia nhập đội đâm thuê chém mướn của mụ Táo và một lần Nhớn đã dấn thân vào con đường gác sòng bạc cho những tay anh chị. Nhưng tất cả những lần đó, tác giả đã để cho Nhớn biết dừng lại đúng lúc khi đứng bên bờ vực thẳm, không để cho Nhớn rơi xuống vực thẳm tội lỗi. Lần đi cướp đường, tác giảđã để cho Nhớn cướp phải vợ bạn mình để rồi Nhớn tự ý thức, tự dằn vặt về việc đê tiện mình đã làm. Lần đi đánh thuê cho mụ Táo, tác giả đã để
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 39 cho Nhớn và bác Vuông nhận ra nhau và việc đánh mướn cũng kết thúc ngay trong đêm ấy. Đến cái lần làm nghề gác sòng bạc, tác giả đã thức tỉnh Nhớn bằng cái án sáu tháng tù. Cũng tương tự như Nhớn, Khuyên cũng được tác giảđặt vào một tình huống thử thách đầy cam go. Như muốn chứng minh cho người đọc thấy được, bông hoa dại ấy vẫn ngát hương trong chốn bùn nhơ tanh hôi, tác giảđã để cho cái bã vật chất, cái mã hào hoa và hào hiệp giả dối của ba Sự cám dỗ Khuyên. Và thực sự, bông hoa của ngoại ô ấy vẫn ngát hương. Khuyên chẳng những đã từ chối ba Sự, giữ được lòng chung thuỷ với chồng mà còn giết luôn tên lòng lang dạ sói để trả thù cho những ngày tháng tù tội của chồng, trả thù cho cảnh gia đình tan nát. Vềđiểm này thì Nguyễn Đình Lạp rất gần với Ngô Tất Tố. Dù trong bước đường cùng, Ngô Tất Tố vẫn giữ cho nhân vật của mình không bị hoen ố. Hai lần bị cưỡng bức nhưng chị Dậu – bông hoa đồng nội tinh khiết vẫn thoát được nanh vuốt của bọn ác ôn, giữ vững danh tiết của mình. Không chỉ gần với Ngô Tất Tố, niềm tin yêu của Nguyễn Đình Lạp còn gặp gỡ tấm lòng nhân đạo thống thiết của Nguyên Hồng. Ở một số tác phẩm của Nguyên Hồng, người ta thấy nhân vật của ông có xu hướng “như muốn cưỡng lại tình trạng tha hoá để giữ lấy thiện căn của mình. Đó là những con người được nhà văn đặt vào hoàn cảnh tha hoá, họ phải sống trong bùn nhưng tâm hồn vẫn không chịu hôi tanh mùi bùn” (Bạch Văn Hợp,2001:14) chẳng hạn như Tám Bính (Bỉ vỏ), hay Bảy Hựu, Chín Huyền (Con chó vàng).
Niềm tin yêu của tác giả còn khiến cho những con người lầm đường lỡ bước được trở về trong sự vị tha, bao dung của cộng đồng. Còi, một cô gái nhẹ dạđã bị tên Phả lường gạt có mang ba tháng rồi bỏ rơi. Trong sự bế tắc tăm tối của đời mẹ con Còi, Tin đã đến hé