PHẦN KẾT LUẬN X W

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp (Trang 64 - 67)

---X W---

Bước vào tìm hiểu giai đoạn văn học 1930 – 1945, người đọc như bị choáng ngợp trước một khu vườn đầy hương sắc. Quả thật, đây là giai đoạn văn học phát triển rực rỡ và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Để góp phần tạo nên diện mạo văn học rực rỡấy, chúng ta cần ghi nhận sự đóng góp to lớn của những cây bút xuất sắc và tiêu biểu đã lưu danh lại trên văn đàn giai đoạn này. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần thiết phải nhìn nhận lại những đóng góp âm thầm, lặng lẽ mà không ít ý nghĩa của những cây bút chưa khẳng định được vị trí xứng đáng trên văn đàn. Xuất phát từ mục đích ấy, chúng tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài “Đặc đim tiu thuyết Nguyn Đình Lp” để có thể khám phá phong cách tiểu thuyết độc đáo của Nguyễn Đình Lạp qua hai tiểu thuyết đầu tay và duy nhất của ông. Đồng thời, qua đó, chúng tôi muốn khẳng định những đóng góp của Nguyễn Đình Lạp cho việc cách tân thể loại tiểu thuyết nói riêng và cho quá trình hiện đại hoá văn xuôi Việt Nam nói chung tính đến năm 1945. Trong quá trình tìm tòi, thể nghiệm qua hai tiểu thuyết “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm”, chúng tôi nhận thấy Nguyễn Đình Lạp đã có nhiều sáng tạo độc đáo ở lĩnh vực tiểu thuyết cũng như có nhiều đóng góp quan trọng cho văn học giai đoạn này, cụ thể là ở những phương diện sau:

1.Trước hết là những đóng góp về mặt nội dung. Đến với tiểu thuyết trong tâm thế của một người đến muộn, Nguyễn Đình Lạp đã chọn cho mình một góc hiện thực mới còn ít người khai phá đó là cuộc sống dân nghèo thành thị ở ngoại ô Bạch Mai Hà Nội trước Cách mạng tháng tám – 1945. Trên mảnh đất hiện thực màu mỡấy, ông đã chứng tỏ mình là một người canh tác có hiệu quả. Bằng cặp mắt quan sát tinh tường và tấm lòng thiết tha với quê hương xứ sở, Nguyễn Đình Lạp đã tái hiện một cách chân thực và cảm động cuộc sống cơ cực, lầm than, bế tắc của những kiếp người cần lao ở ven đô. Nếu như khi viết về cuộc sống thành thị, Vũ Trọng Phụng rất thành công khi đi vào phơi bày những cái nhố nhăng của xã hội tư sản đang trên đường Âu hoá thì Nguyễn Đình Lạp lại rất thành công khi xoáy sâu vào bi kịch của những thân phận hèn mọn sống chui rúc trong các ngõ hẻm của vùng ngoại ô. Không chỉđi sâu vào những bi kịch của họ, tác giả còn nhìn thấy được những nguyên nhân chính dẫn đến bi kịch của họ đó là do chếđộ xã hội tàn bạo, bất công với những chính sách cai trị vô lí và bọn thống trị bất nhân, bọn tay sai dã man đã tìm cách bóc lột người dân đến tận xương tuỷ. Bên cạnh đó, tác giả còn chỉ ra nỗi khổ của con người còn do chính con người tự tạo lấy bằng những sự mê tín viễn vông, những hủ tục lạc hậu đã ăn sâu vào nếp nghĩ của mỗi người. Tất cảđã nhấn chìm những con người ở chốn cửa ô tối tăm này trong màn đêm của sự lầm than, bế tắc không có ngày mai.

Không chỉ phơi bày nỗi khổđau của con người một cách dửng dưng, hời hợt mà sau khi nhìn thấy được nguyên nhân nỗi khổấy, tác giả còn lên tiếng phê phán, tố cáo xã hội và đấu tranh bênh vực những con người thấp cổ bé họng bằng tất cả tấm lòng và trái tim của người cầm bút. Bên cạnh đó, tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả còn thể hiện qua niềm tin yêu dành cho con người trong mọi hoàn cảnh. Niềm tin yêu ấy đã giúp tác giả soi rọi và phát hiện ra biết bao phẩm chất tốt đẹp của con người, dù đó là những con người thấp hèn hay đã bị hoàn cảnh tha hoá. Hơn nữa niềm tin yêu còn giúp cho nhà văn nâng niu, trân trọng và giữ gìn những phẩm chất tốt đẹp của con người, không để cho nó bị nhơ nhớp bùn

SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 65 đen. Đồng thời, nó cũng giúp nhà văn nâng đỡ, dìu dắt những người lầm đường lỡ bước được trở về trong sự vị tha, bao dung của cộng đồng.

Và có lẽ, đóng góp lớn nhất của nội dung tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp đó là cách nhìn nhận, đánh giá và giải quyết vấn đề của một nhân sinh quan mới mẻ, tiến bộ. Điều đó thể hiện qua cách hành xử giữa các nhân vật, qua mối quan hệ giữa những con người trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp. Cụ thểđó là thái độứng xử thật đẹp giữa các nhân vật: ứng xử trong tình bạn, tình yêu, tình làng nghĩa xóm.Cách ứng xử ấy khiến cho những con người trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp vừa mang những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam vừa mang mầm mống đạo đức của giai cấp vô sản, của những con người mới thuộc thế hệ Cách mạng sau này. Bên cạnh đó, nhân sinh quan mới mẻ, tiến bộ của nhà văn còn thể hiện ở việc ông đã để cho những nhân vật của mình trong bước đường cùng đã vùng dậy đấu tranh có ý thức. Đó là điểm sáng của toàn bộ tác phẩm. Đồng thời, ở điểm này, tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp cũng trở thành một điểm sáng hiếm thấy trên văn đàn hiện thực phê phán 1930 – 1945 khi hầu hết những tác phẩm giai đoạn này thường có chung một kết cục bế tắc, bế tắc trong hướng đi của nhân vật cũng như trong tư tưởng của nhà văn. Vì vậy, sự đấu tranh có ý thức của nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp còn có vai trò dự báo cuộc Cách mạng long trời lởđất của dân tộc sắp nổ ra. Chính nhân sinh quan mới mẻ, tiến bộấy đã đưa ông bước vào một con đường mới rất có tiền đồ, con đường của chủ nghĩa hiện thực mới, chủ nghĩa hiện thực Xã hội chủ nghĩa.

2. Để chuyển tải nội dung hiện thực bề bộn ấy một cách trọn vẹn và sâu sắc, Nguyễn Đình Lạp cũng đã có những sáng tạo riêng trong nghệ thuật tiếp cận và phản ánh hiện thực. Vì vậy, bên cạnh những đóng góp có giá trị về nội dung là những cống hiến khiêm tốn mà ý nghĩa về mặt nghệ thuật.

Trước hết, sở dĩ văn của Nguyễn Đình Lạp có sức thấm, lay động lòng người đó là nhờ giọng điệu kể chuyện ôn hoà, đằm thắm mà chan chứa tình yêu thương đối với con người. Vì thế trước sự dẫn dắt cố làm ra vẻ khách quan của người dẫn chuyện, người đọc vẫn thấy được một giọng điệu chua xót, đầy cảm thông hướng về những cảnh đời đầy bi kịch. Đôi khi nhu cầu được bộc lộ tình yêu thương đối với con người của nhà văn còn bộc lộ qua những lời trữ tình ngoại đề với giọng chất chứa cảm xúc pha lẫn chất triết lí, chiêm nghiệm. Còn khi đối diện với những thói hư tật xấu, những nếp nghĩ lạc hậu của con người hay đối diện với bọn người chuyên ức hiếp, chà đạp lên quyền sống con người thì tác giả không ngần ngại phê phán bằng giọng mỉa mai, châm biếm tuy nhẹ nhàng mà thấm sâu. Không bốp chát, không cay cú như giọng điệu phê phán của Vũ Trong Phụng, giọng điệu phê phán của Nguyễn Đình Lạp tuy nhẹ nhàng, ôn tồn hơn nhưng cũng giáng được những đòn khiến kẻ thù phải nhức óc, khiến người đọc phải day dứt, trăn trở. Đó không những là tiếng nói phê phán đả kích, bài bác mà còn là tiếng nói phê phán xây dựng, góp phần hoàn thiện con người và cải thiện cuộc sống.

Bên cạnh đó, Nguyễn Đình Lạp cũng thể hiện năng lực của một cây bút tiểu thuyết vững chãi qua những đặc sắc về mặt ngôn ngữ. Trong tiểu thuyết của mình, Nguyễn Đình Lạp đã chứng tỏđược bản lĩnh của một vị tướng chỉ huy đội quân ngôn ngữ tài ba qua một pho từ ngữ rất bình dị, dân dã mà cũng rất sáng tạo mới mẻ. Điều đó chứng tỏ trước hết qua một loạt những từ ngữđịa phương mang cách nói đặc trưng của phương ngữ Bắc Bộ xuất hiện trong tiểu thuyết cộng với việc sử dụng thành thạo và linh hoạt ca dao, tục ngữ, châm ngôn. Đặc biệt là sự xuất hiện với tần số cao những thành ngữ quen thuộc, thông dụng. Bên

SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 66 cạnh đó, sự sáng tạo trong ngôn ngữ tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp còn thể hiện ở việc phát huy hiệu quả của những biện pháp tu từ như nhân hoá, so sánh, phép điệp… Những biện pháp ấy không chỉ giúp miêu tả bức tranh ngoại cảnh sinh động có hồn mà còn giúp khắc hoạ tâm trạng của nhân vật một cách sâu sắc và thấu đáo hơn. Bản lĩnh ngôn ngữ của Nguyễn Đình Lạp còn thể hiện ở sự am tường mọi thứ ngôn ngữ của đời sống. Đối với mỗi loại người, trong từng hoàn cảnh cụ thể, ông đều lựa chọn cho họ một thứ ngôn ngữ riêng rất phù hợp, mang tính cá thể hoá cao. Đó là một thành công trong ngôn ngữ tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp.

Cuối cùng, phần đáng chú ý không thể bỏ qua khi đi vào tìm hiểu thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp đó là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Đây cũng là phần đóng quan trọng nhất của Nguyễn Đình Lạp cho tiểu thuyết giai đoạn này. Tuy còn nhiều hạn chế trong nghệ thuật xây dựng nhân vật như: chưa xây dựng được nhân vật điển hình có bề sâu, chú ý tả việc hơn tả người…nhưng bù lại Nguyễn Đình Lạp đã có được sự khéo léo thậm chí tài tình khi đi vào khám phá thế giới nội tâm nhân vật. Nguyễn Đình Lạp bước vào con đường viết tiểu thuyết khi trên văn đàn, thể loại tiểu thuyết nói chung và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết nói riêng đã phát phát triển đến đỉnh cao với tiểu thuyết “Sống mòn” của Nam Cao. Trên cơ sở tiếp thu thành tựu của người đi trước, Nguyễn Đình Lạp cũng có những sáng tạo riêng của mình để nâng nghệ thuật miêu tả tâm lí lên một tầm cao mới, đưa tiểu thuyết Việt Nam ngày càng tự tin hoà vào vòng xoáy của quá trình hiện đại.

Tóm lại, chúng ta có thể khẳng định những đóng góp của Nguyễn Đình Lạp cho kho tàng văn học Việt Nam qua hai tiểu thuyết “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm” là những đóng góp có giá trị và đáng trân trọng. Có thể, tiểu thuyết của ông còn nhiều hạn chế so với tiểu thuyết của những nhà văn bậc thầy trong cùng trào lưu nhưng không vì thế mà chúng ta có thể lãng quên những đóng góp đầy tâm huyết của cuộc đời cầm bút mà nhà văn đã dồn hết vào những tác phẩm của mình. Đã đến lúc chúng ta phải nhìn lại, phải góp nhặt ở đâu đó nơi góc khuất của khu vườn văn học dân tộc những bông hoa kém hương sắc như Nguyễn Đình Lạp để bức tranh văn học nước nhà không còn “bị những nét mờ không đáng có” như PGSTS Lê ThịĐức Hạnh đã nhận định.

Trên đây là đề tài của chúng tôi về đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp, một mảng đề tài còn ít người chú ý. Khoá luận chỉ là một công trình nhỏ bé của người viết với mong muốn khẳng định sựđóng góp của Nguyễn Đình Lạp cho tiến trình hiện đại hoá văn xuôi Việt Nam. Do điều kiện thời gian, do giới hạn của một khoá luận tốt nghiệp đại học và phần nào do hạn chế về khả năng nghiên cứu, đề tài của chúng tôi có thể còn nhiều thiếu sót và chưa đạt được yêu cầu như mong muốn nhưng nếu có điều kiện nghiên cứu tiếp, chúng tôi sẽ khai thác sâu hơn một số vấn đề nghệ thuật của tiểu thuyết chẳng hạn như lời văn nghệ thuật hay kết cấu của tiểu thuyết. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có gì sai sót kính mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình của quý thầy cô để luận văn được sửa chữa hoàn thiện hơn.

SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 67

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp (Trang 64 - 67)