Tiếng nói phê phán xã hội vành ững hủ tục mê tín, những nếp nghĩ lạc hậu của người dân:

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp (Trang 28 - 35)

của người dân:

Một trong những đặc trưng nổi bật dễ thấy của những tiểu thuyết hiện thực phê phán 1930 – 1945 nói chung là sự phủđịnh, phê phán, lên án những thực tại ngang trái của xã hội. Các nhà văn trong giai đoạn ấy đối diện với thực tại xã hội bằng nhiều thái độ khác nhau và phản ánh nó dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhưng tất cảđều xuất phát từ một tâm trạng chung đó là sự căm phẫn đối với xã hội thối tha đương thời. Bằng cách của mình, mỗi nhà văn đã góp vào trào lưu văn học hiện thực ấy một tiếng nói phê phán rất riêng, nhằm vào nhiều đối tượng nhưng đều đi đến mục đích chung là vạch trần bộ mặt thối nát của chế độ thống trịđã dẫn đến sự nhiễu nhương trong xã hội đương thời. Bên cạnh đó, các nhà văn còn chỉ ra một trong những nguyên nhân lớn gây ra nỗi khổđau của con người là do chính lối sống, nếp nghĩ lạc hậu, những hủ tục mê tín dị đoan đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi

SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 29 người dân Việt Nam. Tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp cũng không nằm ngoài những mục đích ấy.

Bước vào tìm hiểu văn học phê phán giai đoạn 1930 – 1945, người đọc có thể dễ dàng nhận ra tiếng nói tố cáo mạnh mẽ tội ác của chế độ thống trị Thực dân nửa phong kiến. Giai cấp thống trị và bọn tay sai đã thi hành những chính sách tàn bạo bất công và những thủđoạn đè nén bóc lột người dân nghèo vô tội. Những chính sách tàn bạo, những thủđoạn dã man ấy đã đẩy biết bao gia đình rơi vào cảnh ngộ bi thảm. Tiểu thuyết “Ngoại ô”, “Ngõ hẻm” của Nguyễn Đình Lạp cũng đã phơi trần một hiện thực bất công, tàn bạo và chứa đầy bi kịch như thế. Với giọng điệu phê phán có phần ôn hoà, đằm thắm hơn những cây bút cùng trào lưu, Nguyễn Đình Lạp cũng đã góp phần vạch trần bộ mặt thối nát của chế độ xã hội đương thời. Bộ mặt thối nát ấy của chếđộ thực dân phong kiến được bộc lộ trước hết qua tác phẩm là cái chính sách được đặt ra một cách bất ngờ và hết sức vô lý: Cấm hàng giò chả, cấm đem thịt ở ngoại ô vào thành phố bán. Những con người ở ngoại ô này sống chủ yếu bằng nghề buôn bán. Họ buôn bán đủ thứ hàng mà chủ yếu là buôn bán giò chả và bán thịt. Nội ô cầu Dền đã “ có tới năm mươi nhà làm nghề giò chả” (Nguyễn Đình Lạp,2003:156). Vì vậy, cái lệnh cấm ấy có một sức ảnh hưởng ghê gớm đối với những người dân ở chốn cửa ô tối tăm này. Cái lệnh cấm ấy thực sự là một tiếng sét dữ dội đối với họ và họ càng bàng hoàng hơn khi tiếng sét ấy nổ ra quá bất ngờ. Ở cái vùng khuất nẻo ven nội này, dân cư chủ yếu là dân lao động nghèo, sống trong những dãy nhà lụp xụp. Họ chỉ biết làm việc đầu tắt mặt tối để kiếm ngày hai bữa cơm mà vẫn chưa đủ nói chi nghĩ đến món quà xa xỉ như bánh giầy giò hay hàng phở. Nói như vậy để thấy được một điều, chốn ngoại ô nghèo khó này không phải là thị trường hấp dẫn với việc tiêu thụ những món hàng ấy. Hơn nữa, ởđây có tới năm mươi nhà làm nghề giò chả. Như vậy nếu họ không thể bán trong nội ô mà chỉ quanh quẩn ở ngoại ô thì ai sẽ bán và ai sẽ mua. Mặc dù, họ đã có một thị trường to lớn ở cửa ô hoạt động cũng rất huyên náo giữa lúc đêm khuya. Nhưng nếu chỉ bám víu vào đó, họ sẽ không thể nào nuôi sống nổi gia đình. Nội ô thành phố là một nơi phồn hoa, những con người ởđấy có thừa tiền để thuởng thức những món hàng của họ. Vì vậy, dù gì thì đó cũng là một thị trường hấp dẫn, một nơi vững chắc để họ có thể bám víu và duy trì sự sống. Lệnh cấm ấy ban hành cũng đồng nghĩa với việc nguồn sống mong manh của gia đình họ cũng bị cắt đứt. Trong buổi sáng thi hành lệnh cấm bất ngờấy, những người dân tội nghiệp được ví “như những con chuột dại khờ tối mắt vì miếng mồi thơm chạy bổ nhào vào cái bẫy sắt” (Nguyễn Đình Lạp,2003:156). Nỗi đau nằm ở hình ảnh ấy và sức tố cáo cũng nằm ởđấy. Con người đã bị đánh bẫy như con vật còn những kẻ nắm quyền thống trị luôn huyễn hoặc người dân sẽđem đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho họ nhưng rốt cuộc đó chỉ là những thủđoạn lừa bịp, những miếng mồi thơm đểđẩy con người vào những cái bẫy sắt của sự khốn cùng không lối thoát. Gia đình của bác Vuông tiêu biểu cho biết bao gia đình bịđẩy vào cái bẫy sắt ấy.

Không phải ngẫu nhiên mà tác giả để cho bác Vuông đón nhận bao hạnh phúc: “chạm mặt con gái, giúp đỡđược cô đầu Huệ, hàng họ chạy như tôm tươi, và việc kiếm một người vợ lẽ đã thành sự thực” (Nguyễn Đình Lạp,2003:155). Để rồi thình lình, cái lệnh cấm giò chảđược ban hành thì gia đình bác cũng liên tiếp hứng chịu bao tai hoạồ ạt kéo đến. Có lẽ, tác giả muốn cho người đọc thấy rằng, chính sách vô lý ấy là nguyên nhân trực tiếp đẩy những con người khốn khổ rơi vào hố sâu của những tấn bi kịch không lối thoát. Tác giả đã cố ý tạo ra sự tương phản giữa hai quãng thời gian của cuộc đời bác Vuông trước và sau khi lệnh cấm thi hành. Trước: hạnh phúc, vui vẻ. Sau: tan nát, chia lìa. Để qua

SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 30 đó, người đọc thấy được tính chất vô nhân đạo của chính sách ấy và bản chất bất nhân, tàn bạo của bộ máy thống trị. Chính cái chính sách ấy đã dập tắt những hạnh phúc ngắn ngủi, dập tắt những ước mơ vừa nhen nhóm và đẩy gia đình bác đi nhanh hơn vào bóng tối của cái nghèo, của sự tuyệt vọng không có ngày mai. Gia đình bác cũng như những con người lao động nơi đây vốn đã lầm than, cay cực lắm mới duy trì được sự sống. Vậy mà chính sách ấy còn tàn nhẫn đẩy họ vào bước đường cùng, duy trì sự sống bằng cách bất chấp cả sự sống, liều lĩnh, bất chấp mọi thủđoạn, mánh lới: “Đội thúng hàng, xắn quần lội qua ao, qua sông Tô Lịch để lẩn vào thành phố” (Nguyễn Đình Lạp,2003:160) hay tìm mọi cách để buôn thịt lậu. Nhưng những mắc lưới pháp luật của bộ máy thống trị bất nhân ấy càng tìm cách thít chặt con người đến ngột thở. “Những mánh lới ấy đều bị khám phá ngay” và không còn cách nào khác, “họđành tạm thời nghỉ hàng” (Nguyễn Đình Lạp,2003:160).

Không những chỉ tố cáo bộ máy thống trị một cách gián tiếp qua những chính sách thống trị bất nhân, vô lí mà tác giả còn trực tiếp lên án chế độ ấy bằng cách vạch trần bộ mặt xấu xa của bọn tham quan ô lại - những con người đại diện cho bộ máy thống trị đã góp phần chà đạp lên quyền sống của con người. Bộ mặt xấu xa của bọn chúng bộc lộ trước hết qua hành vi “ăn bẩn”, chuyên lấy những đồng tiền mồ hôi nước mắt của dân nghèo để ăn chơi trác táng. Đó là những con người như tham Nhân, phán Hành. Trong cơn nguy ngập của những hàng giò chả, phán Hành cũng đã lợi dụng sự tín nhiệm của mọi người để làm lợi cho mình. Dù sao ông cũng là người có chút quyền hành. Những người dân khờ khạo đặt hết niềm hy vọng vào ông - chiếc phao cuối cùng có thể cứu sống gia đình họ. Nhưng nào ngờ, chiếc phao ấy lại càng nhấn chìm họ vào sâu trong bể khổ. “Số tiền một trăm để lo liệu, ông phán Hành đã lấy hết chín mươi lăm đồng rồi” (Nguyễn Đình Lạp,2003:183). Công việc vẫn “mù mù, mịt mịt” chưa tới đâu vậy mà ông lại còn trắng trợn đòi thêm tám chục bạc với lý do “nào tiền đấm mõm ông X… Nào tiền phí tổn về ông giữ

giấy má, nào tiền về… Ồ, một trăm thứ bà dằn” (Nguyễn Đình Lạp,2003:184). Câu nói của phán Hành vừa bộc lộ bản chất gian manh của hắn vừa giúp người đọc thấy được rằng, tệ tham ô hối lộ là một hiện tượng phổ biến trong xã hội thời bấy giờ. Những người buôn bán hiểu chuyện ởđây đã xem đấy là một việc bình thường. Hơn nữa, họ còn xem việc đút lót là một cách để đảm bảo cho công việc làm ăn suôn sẻ cũng như một cách để bảo vệ cuộc sống bình yên của họ. Câu nói của bác thịt trâu khiến người đọc thêm thấm thía điều đó: “Nếu không khôn khéo và chịu khó đút lót một chút thì có hòng đấy mà mua được” (Nguyễn Đình Lạp,2003:168). Hay câu nói của bác Vuông trai: “Mình có chút lời thì cũng phải chia cho họ thì mới hy vọng buôn bán lâu dài được chứ” (Nguyễn Đình Lạp, 2003:169). Bao nhiêu cơ cực cũng thuộc về họ mà bao nhiêu mất mát cũng thuộc về họ. Còn những người chẳng phải đổ một giọt mồ hôi nào thì lại ngày càng phè phỡn trên những đồng tiền đầy mồ hôi nước mắt của người dân. Bản chất bất nhân của bọn chúng càng bộc lộ rõ qua câu nói của tham Nhân: “Mày nên đánh mạnh vào. Bọn ấy xem chừng có thể bóp

được đấy. Tội gì. Tha hồ mà đi hát mày ạ” (Nguyễn Đình Lạp,2003:190). Đè cổ bóp họng những người dân vốn đã sức cùng lực kiệt để lấy tiền vun vào những cuộc mua vui trác táng đã bất nhân. Hơn nữa, họ không phải không biết những đồng tiền ấy có thể cứu vớt sự sống của biết bao con người khốn khổ nhưng họ vẫn cố làm ngơđem tiền đi mua khoái lạc riêng cho mình thì lại càng bất nhân hơn nữa. Qua câu nói của tham Nhân, tác giảđã lên án gay gắt những con người đã bịđồng tiền làm băng hoại cả tình người, mất cả tính người.

Cái tệ tham ô, hối lộ chẳng những diễn ra ở ngoại ô mà còn hoành hành ở những nơi làng quê nghèo khó. Ởđó, những bọn hương chức, hội tề - tay sai đắc lực của bọn thực dân

SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 31 – cũng đem đến không biết bao nhiêu khổải cho người dân. Trước cái chết bất ngờ vì bệnh dịch tả của bác Vuông gái, gia đình bác Vuông đã đủđau khổ khi phải lén lút âm thầm đưa bác về chôn cất ở quê nhà. Vậy mà vềđến quê, bọn hương chức lại làm khó dễ, đã không cho chôn lại còn đòi lập biên bản trình quan. Nhưng trình quan chỉ là một cái cớ để bọn chúng bóp nặn và mục đích thực sự của bọn chúng cũng chỉ là tiền. Xác của bác Vuông gái phải nằm chờ cho đến khi “chương to, da chân, da tay, da mặt đã nứt nở và tuột ra từng chỗ” (Nguyễn Đình Lạp,2003:213) thì mới được đem chôn với cái giá “ba mươi đồng”. “Trải qua bao nhiêu luồn lọt đến chảy máu mắt, thây người đàn bà khốn nạn mới được vùi sâu chôn chặt” (Nguyễn Đình Lạp,2003:469). Quyền sống đã bị chà đạp. Đến cái quyền được chết trong an lành, người ta cũng bị tước đoạt nốt. Nhà văn đã phản ánh hiện thực của một thời đầy xót xa và căm phẫn. Bên cạnh đó, thông qua cái chết của bác Vuông gái, tác giả còn vạch rõ bản chất tàn nhẫn, vô tình của xã hội lúc bấy giờ mà nó thể hiện trước hết qua thái độ của bọn hương chức. Trước cái chết thảm thương của bác Vuông gái, sau một hồi quát tháo, hạch hỏi, “hai ông chánh phó Lý thản nhiên đi bàn chuyện rằm tới này ông Tiên Chỉ sẽ khao tám mươi. Ngày ấy tha hồ mà chè chén, mà xóc đĩa, cô đầu… Thật vui như tết. Rồi hai ông cười ha hả, sánh vai nhau đi hớn hở như đi ăn khao vậy” (Nguyễn Đình Lạp,2003:213). Bỏ mặt sau lưng, bác Vuông vẫn “giọt lệ ngắn dài…chắp hai tay vào nhau miệng van lạy” (Nguyễn Đình Lạp,2003:213). Còn những người hàng xóm xung quanh thì sao? Mấy đứa nhỏ thì cười nói chớt nhả, chòng ghẹo cái Khuyên. Còn mấy người lớn “sợ lôi thôi đến mình cũng tản ra về cả” (Nguyễn Đình Lạp,2003:214). Bên cạnh việc lên án bản chất bóc lột tàn nhẫn của bọn tay sai, cái chết của bác Vuông còn là hồi chuông báo động đối với xã hội đương thời - một xã hội mà con người chỉ biết sống ích kỉ, vô tâm trước nỗi đau của người khác.

Bộ mặt xấu xa của bọn cầm quyền còn bộc lộ qua cảnh khám xét táo tợn, thô bạo đối với người đàn bà buôn thịt lậu. Cảnh bác Vuông gái bị bắt và bị khám xét thật khiến người đọc không khỏi thương xót và căm phẫn: thương xót người đàn bà “đôi mắt ướt nhoè những lệ, lơ láo nhìn một cách sợ sệt, lo ngại, van xin” (Nguyễn Đình Lạp,2003:164), căm phẫn bọn người có chút quyền hành lại ra sức hà hiếp dân lành trong bước sa cơ. Những thủđoạn khám xét của bọn chúng mới thật thô bỉ và tàn nhẫn làm sao! Chúng bắt bác Vuông gái phải cởi hết quần áo với cái roi gân bò đe doạ nằm trong tay. Bác gái còn dùng dằng, lo ngại chưa kip cởi thì “cái gân bò nằm trong tay người đàn ông đã giơ cao lên nhắm thẳng đỉnh đầu người đàn bà” (Nguyễn Đình Lạp,2003:165) mà vút. Thân yếu thế cô, lại thêm sức ép của đòn roi, người đàn bà cũng đành cam chịu cởi quần áo ra cho bọn chúng khám xét. Một người phụ nữ mang nặng tư tưởng phong kiến như bác Vuông thì giữ gìn danh tiết là một việc tối quan trọng. Vậy mà hôm nay, cảnh đời khốn khó cùng quẫn đã đẩy bác vào cảnh phải để cho bọn ác ôn khám xét thân thể mình. Mất của bác đau một nhưng mất danh dự bác đau đến mười. Khi những miếng thịt từ từ rơi xuống đất để lộ tấm thân đàn bà, bác Vuông cũng chỉ còn biết thét lên một tiếng rồi ngã vật xuống đất. Đối lập với hình ảnh người đàn bà đáng thương là bộ mặt thú dần lộ ra trong lốt người đạo mạo của kẻ có quyền: “Hắn cười tít mắt, giơ thẳng gậy thong thả tiến đến… Hai bàn tay xoè ra giơ

thẳng về phía trước mặt. Hai mắt tròn xoe, trừng trợn. Cái đầu gậy đâm thẳng vào bụng người khốn nạn” (Nguyễn Đình Lạp,2003:165-166). Chính sách, pháp luật của một chếđộ luôn đặt ra để bảo vệ trật tự xã hội, góp phần đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân. Nhưng trong giai đoạn ấy, trong chế độấy, những chính sách pháp luật luôn là vòng vây siết chặt con người đến ngột thở. Những kẻ đại diện cho mộ máy thống trị ấy,

SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 32 những kẻ thi hành pháp luật cũng chính là những con người nhẫn tâm chà đạp lên quyền sống của con người, tước đoạt của con người không chỉ của cải vật chất mà còn tước đoạt cả những danh dự còn sót lại.

Bên cạnh việc vạch trần bộ mặt gian ác của bọn thống trị, tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp còn phê phán những lối sống, nếp nghĩ lạc hậu, những hủ tục mê tín dịđoan. Đó cũng là một trong những nguyên nhân góp phần đẩy con người vào sâu trong bể khổ, tự chồng chất cái khổ lên mình mà không biết. Bác Vuông gái là một người đàn bà quê chỉ biết “thờ

chồng nuôi con làm lẽ sống duy nhất của đời mình” (Nguyễn Đình Lạp,2003:63). Người đàn bà hiếm hoi ấy “sinh hạ tới bảy tám bận vừa gái vừa trai” nhưng rốt cuộc chỉ “còn có ba đứa con gái cả” (Nguyễn Đình Lạp,2003:65). Vì thế, bác Vuông gái luôn tự cho mình có một cái tội rất lớn đối với chồng, với gia đình chồng bởi bác không sinh được một đứa con trai nối dõi. Cũng chính vì thế, bác tự cho mình cái bổn phận phải kiếm thêm một người vợ lẽ cho chồng. Bởi “bác tin rằng, chồng bác cao số, phải lấy thêm vợ lẽ thì mới kiếm được con trai” (Nguyễn Đình Lạp,2003:106). Là người phụ nữ chắc chẳng ai muốn cho chồng mình có vợ lẽ, chẳng ai muốn người phụ nữ khác chia sẻ tình cảm vợ chồng

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)