Xuất hiện muộn trên văn đàn, sau những cây bút bậc thầy, Nguyễn Đình Lạp dần thu hút sự chú ý của độc giả không chỉ bằng cách khám phá một góc hiện thực mới mà ở ngòi bút ấy, người ta còn thấy toát lên một nhân sinh quan mới mẻ, tiến bộ. Đó là “một
điểm nổi bật, có thể nói ít thấy ở những ngòi bút đương thời” (Lê ThịĐức Hạnh,2002:24). Ởđiểm ấy, Nguyễn Đình Lạp đã góp phần hé mở cho văn đàn một khuynh hướng sáng tác mới: “Khuynh hướng hiện thực Xã hội chủ nghĩa”. Nếu như nói Nam Cao là người đã kết thúc vẻ vang trào lưu văn học hiện thực phê phán tính đến năm 1945 thì Nguyễn Đình Lạp có thể xem như là một bước chuyển, đưa văn học hiện thực phê phán đến gần với văn học hiện thực Xã hội chủ nghĩa.
Điểm tiến bộ ở ngòi bút Nguyễn Đình Lạp được thể hiện qua cách nhìn, cách cảm nhận về con người, mối quan hệ giữa con người với nhau. Tiêu biểu đó là thái độ ứng xử thật đẹp giữa các nhân vật. Trước hết là cách ứng xử trong tình yêu. Khuyên – “một cô gái nghèo sống ở ngoại ô” (Lê ThịĐức Hạnh,2002:24) đã dám cởi bỏ sợi dây hôn nhân lạc hậu đã trói chặt cuộc đời biết bao người phụ nữ trong cuộc sống gia đình bất hạnh để thực hiện khát vọng hạnh phúc của mình. Khuyên cũng đã từng có ý nghĩ sẽ chấp nhận cuộc hôn nhân do cha mẹ sắp đặt, chấp nhận lấy một người mà mình không hề yêu thương bởi Khuyên nghĩ số phận mình cũng như số phận bao người phụ nữ khác: “Biết thế nào mà chọn. Dễ mẹ mình và mọi người đều chọn cảư?... Vả lại cha mẹđặt đâu con ngồi phải đấy kia mà” (Nguyễn Đình Lạp,2003:103). Khuyên tự bảo mình như thế nhưng thực chất là Khuyên tự an ủi mình, tự trấn áp những ước muốn thầm kín đang nhen nhóm về một hạnh phúc thực sự. Đối với Khuyên, “lấy chồng chỉ là một sự dĩ nhiên phải có, là một việc rất giản dị” nhưng quan trọng “là lấy ai? Và người chồng ấy như thế nào?” (Nguyễn Đình Lạp,2003:102-103) Cho nên, sâu thẳm trong cõi lòng người con gái lao động hiền lành chất phác ấy vẫn âm ỉ cháy một ngọn lửa khát khao hạnh phúc - một hạnh phúc nào đó mạnh mẽ hơn, khác hơn là lấy một anh chồng đần, “lờ đờ như chó giấy” (Nguyễn Đình Lạp,2003:103) mà cha mẹ cô sắp đặt. Ngọn lửa ấy đã thực sự bùng cháy mạnh mẽ khi Khuyên gặp Nhớn, yêu Nhớn – tình yêu đầu đời hết sức chân thành và mãnh liệt. Khuyên trốn đi theo Nhớn có phần nhẫn tâm khi bỏ lại cha già và các em trong cảnh khốn khó nhưng xét về khía cạnh tiến bộ của tác phẩm thì hành động trốn đi của Khuyên cho thấy sự mạnh mẽ và dứt khoát của ngòi bút Nguyễn Đình Lạp trong việc giải phóng tình yêu tự do, đấu tranh chống lại những lề lối lạc hậu để bảo vệ hạnh phúc cá nhân của con người. Đó là một khía cạnh rất nhân bản trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp. Điều đó quả thực cũng rất hiếm thấy trong các tiểu thuyết hiện thực thời bấy giờ. Còn trong những tiểu thuyết lãng mạn của Tự lực văn đoàn, “những cô gái mới như Mai (Nửa chừng xuân), Loan (Đoạn tuyệt) tuy có đấu tranh cho hạnh phúc cá nhân nhưng vẫn còn dè dặt, đôi khi còn chùn bước” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:24). Một trong những luận đề chính của tiểu thuyết Tự lực
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 41 văn đoàn là chống lễ giáo phong kiến, đòi tình yêu tự do. Nhưng trên con đường đấu tranh, nhân vật của họ thường không giành được chiến thắng triệt để trong hạnh phúc cá nhân. Mai và Loan - những con người đại diện cho cái mới đã chiến thắng cái cũ, thoát khỏi những ràng buộc của đại gia đình phong kiến nhưng trong hạnh phúc của cá nhân mình, họ vẫn chưa giành được hạnh phúc trọn vẹn. Nếu có chăng chỉ là sự trọn vẹn trong tâm tưởng, trong một tình yêu mang phong vị lý tưởng mà thôi. Mai thà chấp nhận cuộc sống cô đơn ở một nơi xa xôi chứ không chịu quay về với Lộc để chấp nhận cảnh làm lẽ mặc dù cô vẫn còn yêu Lộc tha thiết. Loan cũng đoạn tuyệt hẳn với đại gia đình phong kiến bằng cái xử trắng án sau vụ giết chồng nhưng tình yêu giữa cô và Dũng cũng mong manh không đoạn kết. Thế nhưng ở một nhà văn hiện thực như Nguyễn Đình Lạp, những vấn đềấy lại được giải quyết một cách hết sức dứt khoát, triệt để. Trốn đi cùng Nhớn, Khuyên đã thực sự thoát khỏi những ràng buộc của lề lối hôn nhân lạc hậu và được tung bay trên bầu trời cao rộng của tình yêu tự do. Đó là một điểm mới trong tư tưởng tiến bộ của nhà văn đồng thời, đó cũng là một đóng góp của Nguyễn Đình Lạp cho tiểu thuyết hiện thực phê phán giai đoạn 1930 -1945.
Cách ứng xử đẹp trong tình yêu của những nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp không chỉ thể hiện ở thái độ đấu tranh quyết liệt cho hạnh phúc cá nhân mà còn thể hiện ở thái độ cao thượng, vị tha trong tình yêu. Thái độ đáng trân trọng ấy thể hiện qua tình yêu giữa Tin - một người đồ tể bạn Nhớn và Còi – em gái Khuyên. Tin yêu Còi, một tình yêu đơn phương chân thành và sâu sắc. Đã có lúc không kìm nén nổi lòng mình, Tin đã nắm lấy tay Còi định thổ lộ tất cả nhưng Còi đã giận dữ rít lên: “Ô hay, bỏ ra! Bỏ ra, khốn nạn… Tin thất vọng, Tin đau khổ vì đã bị Còi hắt hủi quá phủ phàng” (Nguyễn Đình Lạp, 2003:336-367). Nhưng Tin không hề oán giận Còi mà chỉ tự trách mình đã “tỏ tình đột ngột quá, suồng sã quá, khiến Còi phải sợ hãi, tức giận” (Nguyễn Đình Lạp,2003:367). Tin nào biết, Còi từ chối Tin nguyên nhân chính không phải vì sự tỏ tình suồng sã ấy mà chính vì trong lòng còi đã có hình bóng người đàn ông khác – “một gã xinh trai” (Nguyễn Đình Lạp, 2003:363), hơn Tin về mọi mặt, kể cả cái tài dụ dỗ những cô gái nhẹ dạ. Người ấy là Phả - tài xế lái xe của ba Sự. Thậm chí sau này, Còi bị Phả lường gạt đến có mang ba tháng rồi bỏ rơi, Tin vẫn không thể nào quên được tình yêu ấy. Yêu Còi, đã có lúc Tin có cái ý nghĩ điên rồ là sẽ giết Còi nếu còi không bằng lòng làm vợ Tin: “Nếu không bằng lòng thì giết. Giết đi là hơn. Giết để không đứa nào ngoài ta được hưởng cả. Tù tội hay chết chém cũng sẵn lòng” (Nguyễn Đình Lạp,2003:395). Nhưng rồi khi Còi không bằng lòng thực sự, Còi chẳng những thuộc về người khác thực sự mà còn bị người khác lợi dụng rồi bỏ rơi thì con người chất phác, hiền lành của Tin đã không thể trút giận lên người con gái tội nghiệp mà lại còn tha thứ, cứu vớt đời Còi. Không ngờ, trong tâm hồn của một chàng trai lao động nghèo khó lại mang một tình yêu cao đẹp như thế. Tin băn khoăn nghĩ rằng “đã yêu thương, sao Tin không thể tha thứ tất cả mọi sự lầm lỗi của Còi? Còi là một bông hoa héo úa, sắp tàn rụng. Sao Tin lại không có thể giơ hai bàn tay quảng đại ra hứng lấy để hoa khỏi tàn rữa vào đống bùn lầy?” (Nguyễn Đình Lạp,2003:474). Đó là những suy nghĩ hiếm hoi còn sót lại trong lòng của số ít những thanh niên như Tin trong xã hội đương thời - một xã hội mà con người chỉ biết sống ích kỉ, chạy theo đồng tiền và những dục vọng tầm thường. Trong xã hội ấy, chàng trí thức Long trong Giông tố của Vũ Trọng Phụng cũng đã không thể chấp nhận khi biết Mịch - người vợ sắp cưới của mình đã có mang. Mịch còn đáng thương hơn Còi bởi Mịch bị Nghị Hách cưỡng bức còn Còi vì lầm tin gã sở khanh mà tự nguyện dâng hiến cuộc đời mình. Vì thế, Mịch cũng xứng đáng nhận được sự cảm thông
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 42 của Long nhưng không được. Mịch chỉ nhận được sự ngờ vực, khinh bỉ của Long. Cái ích kỉ của người đàn ông đã khiến Long không thể chung tình với Mịch. Nếu Long cứu vớt cuộc đời Mịch, tương lai hai người đã rẽ sang hướng khác tốt đẹp hơn chứ không trượt dài trên con dốc sa đoạđáng tiếc, rơi vào cơn giông tố phũ phàng của cuộc đời. Sở dĩ nhân vật của Vũ Trọng Phụng phải trượt dài trên con dốc sa đoạ bởi ông chưa có được niềm tin sâu sắc vào con người. Trái lại Nguyễn Đình Lạp luôn đặt niềm tin vững chắc vào con người. Niềm tin ấy đã thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc và quan điểm tiến bộ của Nguyễn Đình Lạp. Qua tình yêu cao đẹp của chàng đồ tể Tin, tác giả như muốn nói lên một điều: Tình yêu đích thực, lòng vị tha của con người có thể cứu vớt con người. Đồng thời, qua đó, tác giảđã giúp mỗi người chúng ta nhận chân ra được giá trị, ý nghĩa của tình yêu: “Yêu đương là một tình cảm cao rộng, nó vượt qua biên giới của thù hằn, nó xoá nhoà mọi tội ác, nó hàn rịt các vết đau thương” (Nguyễn Đình Lạp,2003:474).
Không chỉứng xửđẹp trong tình yêu, các nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp còn đối xử thật đẹp với nhau trong tình bạn bè, tình làng xóm. Dường như phần lớn những nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp đều có “chất hào hiệp” (Hoài Anh, 2001:849), sẵn sàng giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn và sẵn sàng tha thứ cho nhau khi lầm đường, lỡ bước. Những “phẩm chất đó vừa do ảnh hưởng của đạo đức nhân dân, vừa mang mầm mống đạo đức của giai cấp vô sản, và những con người lao động này cũng là mầm mống của tương lai” (Hoài Anh,2001:852). Hành động Tin tha thứ cho Còi và cứu vớt đời Còi là một hành động cao đẹp điển hình. Đối với một chàng trai đang yêu, việc tha thứ và chấp nhận cả lầm lỗi của người mình yêu là chuyện bình thường. Nhưng đối với mẹ Tin – bà Toàn – “một bà già nghèo, chẳng được học hành gì, lại ở vào cái thời tư tưởng phong kiến còn nặng nề” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:24). Vậy mà bà đã mở rộng lòng mình để đón nhận mẹ con còi. Hơn nữa, bà còn bất chấp cả dư luận, không màng đến danh giá, quyết định sang hỏi Còi - một người con gái đã lỡ làng cho đứa con trai duy nhất của mình. Bà làm việc ấy không chỉ xuất phát từ tình yêu con mà còn xuất phát từ tấm lòng nhân hậu rất tiến bộ của mình. Điều ấy thể hiện qua cách trả lời thẳng thắn của bà với Khuyên: “Người ta cười thì mặc người ta. Tôi chỉ biết rằng tôi làm việc này tôi cứu được ba người. Thằng con tôi đỡ khổ. Cái Còi đỡ khổ. Mà rồi đây đứa trẻ khốn nạn kia sẽ không đến nỗi bơ vơ, không nơi nương tựa. Tôi tưởng làm một việc mà cứu được ba mạng người như thế là đủ
lắm rồi” (Nguyễn Đình Lạp,2003:503). Một ý nghĩ thật cao thượng và thấm đẫm tinh thần nhân đạo. Ý nghĩ này rất hiếm thấy ở những con người trong xã hội còn mang nặng tư tưởng phong kiến đương thời, huống chi đối với một bà già ít học như mẹ Tin. Suy nghĩ và việc làm của bà đã toát lên những phẩm chất “thường chỉ thấy ở những bà mẹ rất tiến bộ
sau cách mạng” (Lê ThịĐức Hạnh,2002:24).
Thái độ vị tha đáng trân trọng ấy còn thể hiện trong tình bạn giữa Sẹo và Nhớn. Trong cảnh khốn khó, Nhớn đã trở thành tên cướp đường và cướp phải vợ bạn. Nhớn đã cướp đi số tiền vợ Sẹo cực khổ buôn bán, chắt bóp dành dụm bấy lâu để về mua thuốc cho đứa con Nhớn đang lên sài. Khi biết được sự thật, Sẹo cũng đã giận dữ đánh Nhớn một trận cho thoả cơn giận. Nhưng tình bạn bấy lâu đã giúp Sẹo hiểu rõ Nhớn. Sẹo hiểu, chỉ có trong cảnh túng bấn, Nhớn mới trở nên tác tệ như thế. Vả lại trong đêm tối, Nhớn nào biết đó là vợ bạn mình. Vì thế, sự cảm thông giữa những người bạn cùng trong cảnh khổ cộng với thái độ vị tha của những con người mới đã giữ cho tình bạn của hai người vẫn nguyên vẹn như xưa.
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 43 Cái chất hào hiệp của những con người mới trong tiểu thyết của Nguyễn Đình Lạp còn thể hiện qua sự thương yêu , sẵn sàng giúp đỡ nhau khi hoạn nạn: Bác Vuông sẵn sàng cho cô đầu Huệ vay tiền chữa bệnh và cùng bác Phở Mỗ, bác Thịnh cứu cô thoát khỏi trận đòn đánh ghen của cô Vượng, khi Khuyên sinh non lại bệnh hoạn, Bưởi đã ngày ngày cho con Khuyên bú nhờ, mẹ con Tin cũng đã giúp Nhớn và Khuyên bằng cách thổi bữa cơm đạm bạc mang sang biếu, ông già Ất thì hết lòng chữa trị cho con Khuyên lúc bệnh hoạn… Nhưng có lẽ hành động đáng ca ngợi nhất là hành động ông già Ất đứng ra nhận tội giết người thay Khuyên. Hình tượng ông già Ất phần nào mang tính chất lý tưởng hoá, được tác giả xây dựng nhằm gửi gắm niềm tin vào con người. Tất cả những hành động ấy vừa mang nét đẹp của những con người Việt nam vừa mang mầm mống những phẩm chất tốt đẹp của con người mới - những con người của thời đại cách mạng vô sản sau này.
Điểm tiến bộ trong ngòi bút Nguyễn Đình Lạp không chỉ thể hiện qua việc xây dựng nên những nhân vật mang phẩm chất con người mới mà còn thể hiện ở việc ông đã để cho nhân vật của mình trong bước đường cùng đã vùng dậy đấu tranh một cách có ý thức để tiêu diệt những thế lực xấu xa đã áp bức, đè nén mình. Tiêu biểu là hành động Khuyên cầm dao đâm chết ba Sự. Khi dần nhận ra ý đồ xấu xa của ba Sự , Khuyên đã không đến sòng bạc làm việc nữa. Nhưng bao mưu kế hắn lập ra đểđẩy Nhớn vào tù, bao tiền bạc công sức hắn bỏ ra để lấy lòng khuyên, hắn đâu dễ ngừng tay buông tha cho Khuyên khi chưa thoả mãn dục vọng đê hèn của mình. Thế là giữa đêm khuya, hắn đã mò đến nhà Khuyên để thực hiện ý đồ xấu xa đã nuôi dưỡng bấy lâu. Cái đêm đen tối của Khuyên làm cho người ta nhớđến cái đêm đen tối của chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Cũng trong một đêm tối như thế, chị Dậu đã bị tên quan già dâm dục thực hiện ý định cưỡng bức. Nhưng Chị Dậu chỉ biết phản kháng bằng cách chạy trốn ra ngoài trời tối đen như mực. Còn Khuyên, Khuyên đã phản kháng một cách mạnh mẽ và quyết liệt hơn là cầm dao đâm chết kẻ cưỡng bức mình. Hành động của Khuyên mạnh mẽ hơn chị Dậu bởi nó xuất phát từ lòng căm thù sâu sắc: Ba Sự không chỉ là một tên dâm dục, nhất thời muốn chiếm đoạt Khuyên mà còn là một kẻ táng tận lương tâm, vì muốn đạt được dục vọng đê hèn mà nhẫn tâm đẩy chồng Khuyên vào tù, đưa gia đình Khuyên đến cảnh tan nát như ngày hôm nay. Tất cả nỗi phẫn uất dồn nén thành sức mạnh trút xuống lưỡi dao định mệnh kết liễu cuộc đời kẻ lòng lang dạ sói. Hành động của Khuyên làm loé lên một tia sáng ở cuối tác phẩm. Hành động ấy khiến người đọc tin rằng, tiền đồ của Khuyên sẽ không còn đen tối như cái tiền đồ của chị Dậu trong Tắt đèn. Khuyên giết ba Sự không phải là một hành động dại dột, liều lĩnh và cũng không phải là sự phản ứng vô ý thức như Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam cao. “Chí Phèo giết Bá kiến là sự phản ứng vô ý thức của một con người mù quáng bị hắn lợi dụng gieo tai vạ cho những người dân lành và thấy mình không thể nào trở lại cuộc đời lương thiện được” (Hoài Anh,2001:851). Khuyên và Nhớn cũng từng bị ba Sự lợi dụng, từng bị những hành vi đạo đức giả của hắn lừa bịp nhưng Khuyên rất tỉnh táo và đã sáng