Gi ọng điệu ôn hoà, đằm thắm pha lẫn chất triết lí:

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp (Trang 52 - 56)

1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật và khám phá những góc khuất trong chiều sâu tâm hồn con người:

2.1Gi ọng điệu ôn hoà, đằm thắm pha lẫn chất triết lí:

Nếu như mỗi người đều có một giọng nói riêng thì mỗi nhà văn cũng có một giọng văn riêng đặc trưng cho phong cách văn chương của nhà văn ấy. Có thể nói, giọng điệu là một trong những yếu tố nghệ thuật cơ bản xác lập tài năng và phong cách độc đáo của tác giả. Đó là sản phẩm nghệ thuật kết tinh của nhiều năm lao động, sáng tạo của người cầm bút. Giọng điệu bao giờ cũng gắn với việc bộc lộ tư tưởng, tình cảm, biểu hiện thái độ, cảm xúc của tác giả qua lời văn nghệ thuật. Giọng điệu luôn xuất phát từ trái tim rung động chân thành và sâu sắc của người nghệ sĩ. Nghiên cứu tác phẩm văn chương mà không nhận ra được giọng điệu chung của tác phẩm, giọng điệu riêng của nhà văn thì có nghĩa là chúng ta cũng không nhận ra được bản sắc độc đáo của tác phẩm cũng như phong cách riêng của nhà văn ấy. Những nhà văn tên tuổi là những nhà văn đã xác lập được cho mình một giọng điệu riêng. Chẳng hạn như qua những tác phẩm của Nam Cao, chúng ta nhận ra được ởđó một giọng trầm buồn, sâu lắng, chuyên chở những bài học nhân sinh. Còn ở những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, chúng ta lại nhận ra được một giọng chua chát, sâu cay, bi hài lẫn

SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 53 lộn. Nguyễn Đình lạp tuy chưa phải là một nhà văn có tên tuổi nổi bật trong trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945 nhưng qua những tiểu thuyết của mình, ông cũng đã có được giọng điệu riêng khó trộn lẫn. Trước hết là giọng ôn hoà, đằm thắm, chan chứa tình yêu thương đối với con người.

Toàn bộ tiểu thuyết là câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba, tức là “người kể chuyện không xuất đầu lộ diện, anh ta đứng ngoài cuộc quan sát và tường tận về mọi điều lớn nhỏ” (Nguyễn Ngọc Thiện,1995:34). Điều đó đem lại cho tác phẩm một giọng kể khách quan mà thoạt đầu người đọc cảm tưởng có vẻ lạnh lùng. Cái giọng khách quan, lạnh lùng ấy được thể hiện ngay khi mởđầu tác phẩm:

Dãy nhà ởđầu phố Vạn Thái, mười gian hầu hết đã đóng cửa im ỉm. Tiếng trống, tiếng đàn đáy, tiếng sênh phách, mọi thứđều đã im bặt từ lâu. Hoạ hoằn, một tiếng nói rộ lên hay một tiếng cười ròn rã nhưng ngắn ngủi lách qua khe cửa, văng ra đường phố. Thế rồi im lặng lại trở về im lặng. Nó tố giác sự mệt nhọc, sự chán chường của những khách hành lạc thấy cuộc chơi đã hồ tàn, cố gây sống lại những phút náo nhiệt gượng gạo.

(Nguyễn Đình Lạp,2003:33)

Cảnh vật, con người, nhịp sống của ngoại ô như lần lượt tự mình hiện lên trên bức tranh của “khu thị trường to lớn” mà không hề thấy bóng dáng của người kể chuyện ẩn sau đó. Tuy nhiên, càng đi sâu vào tác phẩm, người đọc mới phát hiện ra người kể chuyện không hề lạnh lùng, dửng dưng đứng ngoài cuộc mà có lúc còn nhập cuộc bằng tất cả tấm lòng nhân hậu. Những lúc ấy, ta lại thấy được giọng điệu chan chứa tình yêu thương, xuất phát từ sự cảm thông sâu sắc với những lầm than, cơ cực của con người. Chẳng hạn khi tác giả nói về một buổi chợ sớm bắt đầu cho mọi sinh hoạt ở cửa ô:

Cũng như mọi buổi sáng tinh mơ khác, khi những giọt sương khuya hãy còn rả rích lăn trên tầu lá, rồi lại từ tầu lá rơi đánh bộp xuống đường ẩm ướt thì ởđây, cái cửa ô tối tăm và chật hẹp này, lòng yêu sống, mong sống, ham sống bắt đầu lôi kéo bao nhiêu kiếp người vào một cuộc sinh hoạt gay go, tàn nhẫn và nhọc nhằn (Nguyễn Đình Lạp, 2003:74).

Giọng kể của tác giả như cũng chùng xuống ở mấy từ cuối, lắng đọng lại trong những từ ngữ “gay go, tàn nhẫn và nhọc nhằn” khiến người đọc như cũng cảm nhận được cái dư vị chua xót ởđấy.

Khi đi vào thâm nhập, mổ xẻ nỗi đau, những tấn bi kịch của từng cảnh đời cụ thể, tác giả lại không chỉ kể bằng một giọng điệu chua xót mà còn bằng giọng điệu cảm thông sâu sắc. Khi nói về cảnh đời của bác Vuông, tác giảđã nói như sau:

Cả một cuộc đời siêng năng và đau khổ của cha mẹ bác và rồi đây…cả một cuộc đời của vợ chồng bác nữa cũng chỉ như ngọn đèn âm thầm và đen tối này thôi. Cháy không ai hay mà tắt cũng không ai biết. Thật là buồn, thật là tủi, thật là đau đớn!...(Nguyễn Đình Lạp,2003:43)

Đến đây thì tác giảđã nhập cuộc thực sự, đau cùng nỗi đau của nhân vật. Cảnh đời leo lét, héo hắt không có ngày mai của bác Vuông đã khiến trái tim người cầm bút cũng quặn đau. Không cầm lòng được, tác giả đã thốt lên lời than thở cùng nhân vật: “Thật là buồn, thật là tủi, thật là đau đớn!”

SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 54 Hay khi nói về tình cảnh chua xót của cô đầu Huệ, tác giả cũng dùng giọng cảm thông, nhẹ nhàng phơi bày những khổđau của cô đầu:

Huệ bận áo kim tuyến, giầy nhung đen, cổ đeo chuyền vàng, tóc vấn trần giắt chiếc lược ngà, nhưng người gầy hẳn đi, da xanh mai mái, đôi mắt sâu hoắm. Nguyên từ ngày bình phục, nhan sắc rực rỡ hẳn lên thì nàng lại có nhiều khách yêu chiều lắm. Không đêm nào nàng có thể chợp mắt được trước bốn giờ sáng cả. Cái bệnh lao cứ ngấm ngầm đục buồng phổi nàng. Bây giờ nàng đã bắt đầu ho khan, ho tiếng một và cứ chiều chiều lại lên cơn sốt cho đến khi lên đèn thì thôi. Nên nàng vẫn phải tiếp khách như thường

(Nguyễn Đình Lạp,2003:188).

Cũng với giọng điệu chua xót đầy cảm thông ấy, tác giả đã nói về tình cảnh điêu đứng của những con người ở ngoại ô như sau:

Cái lệnh cấm các hàng giò chảở ngoại ô không được vào thành phố bán là một tiếng sét dữ dội đánh mạnh trên mái nhà bác Vuông và mái nhà những người đồng nghề với bác…Ở ô Cầu Dền có tới năm mươi nhà làm nghề giò chả nên lưới pháp luật càng dầy, càng chắc. Bất cứở chỗ nào, hễ có đường giao thông lên với đường của thành phố, cũng có người đứng canh phòng. Thế mà các hàng giò chả vô tình không biết gì cả. Sáng sớm hôm ấy, họ vẫn đội thúng đi chợ, ung dung và vui vẻ như những con chuột dại khờ tối mắt vì miếng mồi thơm, chạy bổ nhào vào cái bẫy sắt (Nguyễn Đình Lạp,2003:156). Sau giọng điệu chua xót cảm thông ấy còn là niềm thương cảm khi con người bị rơi vào cái bẫy của sự khốn cùng không lối thoát do chếđộ thống trịấy đặt ra.

Giọng điệu chan chứa tình yêu thương đối với con người của tác giả còn thể hiện qua cách gọi tên nhân vật một cách trân trọng, tin yêu. Dù đó chỉ là những người lao động nghèo hèn như những người buôn bán, phu xe, đồ tể…, thậm chí bị vùi dập, khinh bỉ như cô đầu, gái điếm, ăn trộm…nhưng chỉ cần trong lòng họ còn có những hạt nhân lương thiện thì tác giả không ngần ngại gọi bằng giọng thân thương, thể hiện qua những đại từ xưng hô như: bác, cô, bà, cái, chàng, nàng…Nếu như ta từng nghe Nam Cao gọi nhân vật của mình bằng giọng lạnh lùng qua những đại từ như: hắn, thị, y..., còn Nguyễn Công Hoan thì gọi bằng giọng khinh miệt như “con mẹ”…thì Nguyễn Đình Lạp đã dành cho nhân vật của mình - những con người hèn mọn - một cách gọi trân trọng, thương yêu nhất. Trái lại, đối với bọn ác ôn chuyên ức hiếp, đè nén, bóc lột con người thì tác giả không tiếc gọi bằng giọng khinh bỉ, mỉa mai qua lớp đại từ xưng hô như: mụ, ả, tên, nó…Giọng điệu ấy cho thấy tình cảm rạch ròi của bác đối với hai loại người: lương thiện và ác ôn.

Chính vì xuất phát từ trái tim dào dạt yêu thương đối với con người nên trong lúc kể chuyện, nhà văn còn có nhu cầu bộc lộ tình cảm của mình qua những “lời trữ tình ngoại đề”. Sự xuất hiện của những lời trữ tình ngoại đề giữa mạch tự sựđã góp phần tạo nên một giọng điệu thấm đẫm cảm xúc. Chẳng hạn như khi đang kể về cuộc nói chuyện say sưa của Nhớn, Sẹo, Tin, tác giả bỗng dừng mạch kể lại để xen vào những lời bình phẩm với giọng điệu yêu thương và tỏ ra rất thấu hiểu ba anh chàng đồ tể:

Là những tâm hồn chất phác, nông nổi, họ thường sống bồng bột theo những ham muốn chốc lát của bản năng. Những niềm luyến tiếc về quá khứ, những nỗi băn khoăn về tương lai, những eo sèo của hiện tại bao giờ cũng thoảng qua tâm trí họ như một làn gió nhẹ làm gợn lăn tăn mặt hồ phẳng lặng. Riêng biệt một mình trong một căn nhà nhỏ

SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 55

ngại nổilên giữa bước đường đời. Nhưng một khi đã có hai, ba người sáp nhập thành một

đám đông, họ chỉ còn là một bộ máy thụđộng hoàn toàn ồạt chạy theo tiếng gọi của một cuộc sống tưng bừng nhộn nhịp. Họ quên, quên hết. Chỉ còn phút hiện tại náo nhiệt là kích thích được họ, là đáng kể mà thôi (Nguyễn Đình Lạp,2003:283).

Hay khi đang miêu tả tâm trạng của Nhớn sau khi ra tù trong một đêm tối mưa gió ở vườn hoa, tác giả lại dành cho mình một khoảng lặng để cảm thương đến những kiếp người bất hạnh, nhỏ bé:

Mưa gió và gió mưa! Những bông cúc gầy ẻo lả bịđánh ngả rạp hẳn xuống, phũ phàng như những kiếp người xấu số bị hoàn cảnh và xã hội chà đạp không tài nào ngóc đầu lên được (Nguyễn Đình Lạp,2003:517).

Có khi những lời trữ tình ngoại đềấy lại có sự hoà trộn giữa giọng điệu chất chứa cảm xúc với giọng chiêm nghiệm triết lí. Chẳng hạn như khi bình luận về công việc cực nhọc của anh đồ tể:

Trong cái phút hăm hở làm bổn phận phải giết thật mau, thật nhanh, thật nhiều, bác cũng không bao giờ hiểu rõ cái ý nghĩa của công việc mình làm. Bác chưa bao giờ nghĩ tới cái miếng thịt lợn tươi, lành và béo ngậy do chính tay bác vừa pha ra kia lại có thểđem lại cho cơ thể con người những chất bổ mới, một nguồn sinh lực mới…Không nơi nào bằng nơi này, câu nói của Gandhi: “Chính từ cái chết mà sự sống bắt nguồn” được chứng tỏ một cách hùng hồn và cụ thể (Nguyễn Đình Lạp,2003:77).

Hay trong cảnh khốn đốn của gia đình Nhớn, lúc Nhớn thấm thía sự cần thiết của tiền thì cũng là lúc tác giả cất lên giọng triết lí về giá trịđồng tiền:

Có tiền, bao nhiêu mỗi khó khăn ởđời sẽ giải quyết một cách mau chóng và

ổn thoả. Có tiền là có sự vui tươi của gia đình, sự niềm nở của chúng bạn, sự tôn trọng của mọi người. Có tiền là có tất cả. Thiếu tiền thì ôi thôi! Một cuộc đời cay cực, nhục nhằn, đau khổ, âm thầm đã chực sẵn ngoài ngõ. Dù tài giỏi, dù khôn ngoan cũng đành xếp xó mà thôi

(Nguyễn Đình Lạp,2003:298).

Hoà cùng giọng điệu triết lí ấy là giọng điệu chua xót cho thân phận con người trong cuộc sống kim tiền đầy ô trọc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có lúc tác giả lại triết lí về tình yêu. Trong một lúc để cho Tin ngộ ra được ý nghĩa của yêu đương, tác giả đã gửi đến người đọc một bài học về tình yêu cao cả bằng giọng thâm trầm đầy chiêm nghiệm: “Yêu đương là một tình cảm cao rộng, nó vượt qua biên giới của thù hằn, nó xoá nhoà mọi tội ác, nó hàn rịt các vết đau thương. Yêu là trút bỏ cái bản ngã eo hẹp để hoà linh hồn vào một linh hồn rồi cả hai linh hồn cùng tan vào khinh thanh của vũ trụ” (Nguyễn Đình Lạp,2003:475).

Bên cạnh đó, giọng điệu thấm đẫm cảm xúc, chan chứa yêu thương còn thể hiện qua cách vận dụng phép điệp kết hợp với cách ngắt nhịp ngắn phục vụ cho việc biểu lộ cảm xúc của tác giả trong từng trường hợp cụ thể. Hơn một lần, tác giảđã nhắc đi nhắc lại lòng yêu sống, ham sống của những người lao động nghèo ở ngoại ô. Và khi nói đến bác Vuông, tác giả cũng nhấn mạnh tâm hồn yêu sống, ham sống ấy bằng cách điệp lại một loạt từ “sống”: “Hôm nay điệu nhạc bình dị ấy là sản phẩm của một tâm hồn vui sống, ham sống, yêu sống. Sống đầy đủ. Sống thoả mãn” (Nguyễn Đình Lạp, 2003:155). Đoạn văn đã thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng những khát vọng chính đáng, nhân bản của con người.

SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 56 Còn khi chạm đến nỗi đau của thân phận con người thì giọng điệu của tác giả như chùng xuống thành một hơi thở dài, uất nghẹn bằng cách điệp lại những từ cảm thán “thật là”, “rõ thật”. Chẳng hạn như cảnh ế hàng của bác Vuông thì “rõ thật điêu đứng, rõ thật khốn khổ” (Nguyễn Đình Lạp,2003:41). Hay cái cảnh nghèo truyền kiếp của gia đình bác Vuông thì “thật là buồn, thật là tủi, thật là đau đớn” (Nguyễn Đình Lạp,2003:43). Còn nói về cảnh cùng quẫn của gia đình bác Vuông sau khi cái lệnh cấm giò chả thi hành, tác giả lại nói “cái nghèo cứ lù lù tiến đến. Rõ rệt dần. To lớn dần. Nguy hiểm dần” (Nguyễn Đình Lạp,2003:233). Điệp từ “dần” kết hợp với những tính từ theo hướng tăng tiến trong câu văn ngắn đã diễn tả cuộc sống ngày càng cùng quẫn của người dân nghèo đồng thời vừa thể hiện sự thông cảm, quan tâm của tác giả đối với họ. Giọng văn vì thế như chứa đựng nỗi day dứt, lo âu, phấp phỏng của nhà văn đối với những “thân phận hèn mọn”.

Có thể nói, giọng điệu ôn hoà, đằm thắm, chan chứa tình yêu thương đối với con người là một trong những giọng điệu đặc trưng của tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp. Giọng điệu ấy xuất phát từ sự rung động chân thành và sâu sắc của một trái tim đôn hậu. Đó là sản phẩm kết tinh của cả một quá trình lao động sáng tạo miệt mài và đầy tâm huyết của nhà văn. Đồng thời, đó cũng là sản phẩm kết tinh của biết bao tình cảm chất chứa hướng về những kiếp người lao khổ trên quê hương ruột thịt vùng ven đô.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp (Trang 52 - 56)