1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần giao nhận và tiếp vận quốc tế interlogistics

123 1,2K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 2,49 MB

Nội dung

Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ Phần Giao Nhận và Tiếp Vận Quốc Tế Interlogistics từ 2010-2014 .... Các nh

Trang 1

CHUYÊN NGÀNH: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS PHẠM GIA LỘC

Trang 3

Ngày tháng……năm…… Xác nhận của đơn vị thực tập

Trang 4

Ngày tháng……năm……

Trang 5

DANH MỤC VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 4

1.1 Khái quát chung về giao nhận hàng hóa và người giao nhận 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.1.1 Giao nhận hàng hóa 4

1.1.1.2 Người giao nhận 5

1.1.2 Vai trò của giao nhận 6

1.1.3 Phân loại giao nhận 7

1.1.4 Vai trò, quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận 8

1.1.4.1 Vai trò 8

1.1.4.2 Quyền hạn của người giao nhận 9

1.1.4.3 Nghĩa vụ của người giao nhận 9

1.1.4.4 Phạm vi trách nhiệm của người giao nhận 10

1.2 Khái quát chung về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển 11 1.2.1 Khái niệm 11

1.2.2 Cơ sở vật chất của vận tải biển 12

1.2.3 Cơ sở pháp lý liên quan đến vận tải biển 12

1.3 Các loại hình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển 15

1.3.1 Giao nhận hàng nguyên container: 15

1.3.2 Giao nhận hàng lẻ: 16

1.3.3 Giao nhận hàng kết hợp 17

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển 18

1.4.1 Các nhân tố bên ngoài 18

Trang 6

1.4.1.4 Đối thủ cạnh tranh 19

1.4.2 Các nhân tố bên trong 20

1.4.2.1 Nguồn nhân lực 20

1.4.2.2 Cơ sở vật chất 20

1.4.2.3 Nguồn lực tài chính 21

1.4.2.4 Hoạt động marketing 21

1.5 Bài học kinh nghiệm của một số công ty kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển 22

1.5.1 Tập đoàn FedEx 22

1.5.2 NYK Logistics 23

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VÀ TIẾP VẬN QUỐC TẾ INTERLOGISTICS26 2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty 26

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 26

2.2.2 Phạm vi hoạt động 27

2.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 27

2.2.4 Bộ máy tổ chức của công ty 29

2.2 Quy trình kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ Phần Giao Nhận và Tiếp Vận Quốc Tế Interlogistics 31

2.2.1 Quy trình kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển 31

2.2.1.1 Nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng 32

2.2.1.2 Báo giá 32

2.2.1.3 Ký kết hợp đồng 33

Trang 7

2.2.1.7 Lập bộ chứng từ thanh toán và quyết toán 41

2.2.2 Quy trình kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển 41

2.2.2.1 Ký kết hợp đồng với khách hàng 42

2.2.2.2 Nhận và kiểm tra chứng từ 43

2.2.2.3 Lập tờ khai hải quan hàng nhập khẩu 44

2.2.2.4 Chuẩn bị các chứng từ liên quan 48

2.2.2.5 Nhận hàng tại cảng 49

2.2.2.6 Giao hàng cho khách hàng 54

2.2.2.7 Quyết toán và bàn giao chứng từ cho khách hàng 54

2.3 Phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ Phần Giao Nhận và Tiếp Vận Quốc Tế Interlogistics 54

2.3.1 Doanh thu 54

2.3.2 Chi phí 61

2.3.3 Lợi nhuận 66

2.3.4 Phân tích khách hàng chính và thị trường kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty 66

2.3.5 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ Phần Giao Nhận và Tiếp Vận Quốc Tế Interlogistics từ 2010-2014 69

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ Phần Giao Nhận và Tiếp Vận Quốc Tế Interlogistics 72

2.4.1 Các nhân tố bên ngoài 72

2.4.1.1 Yếu tố tự nhiên 72

Trang 8

2.4.2 Các nhân tố bên trong 75

2.4.2.1 Nguồn nhân lực 75

2.4.2.2 Cơ sở vật chất 76

2.4.2.3 Nguồn lực tài chính 77

2.4.2.4 Hoạt động marketing 78

2.5 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ Phần Giao Nhận và Tiếp Vận Quốc Tế Interlogistics 79

2.5.1 Điểm mạnh 79

2.5.2 Điểm yếu 80

2.5.3 Cơ hội 80

2.5.4 Thách thức 81

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VÀ TIẾP VẬN QUỐC TẾ INTERLOGISTICS 84

3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 84

3.1.1 Quan điểm, định hướng của Nhà nước 84

3.1.2 Dự báo trong tương lai về ngành kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển 86

3.1.3 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 86

3.1.4 Xây dựng ma trận SWOT 87

3.2 Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ Phần Giao Nhận và Tiếp Vận Quốc Tế Interlogistics 90

Trang 9

nghiệp 92

3.2.3 Giải pháp 4: Kết hợp S2+S4+S6+S7+O1: Mở rộng thị trường kinh

doanh giao nhận 93

3.2.4 Giải pháp 5: Kết hợp S2+S3+T1: Xây dựng các tiêu chuẩn, qui định làm việc trong công ty 95

3.2.5 Giải pháp 6: Kết hợp W4+T1: Xây dựng chiến lược giá dịch vụ hợp lý 96 3.2.6 Giải pháp 7: Kết hợp W2+W3+T2+T4+T5: Nâng cao công tác hạn chế, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển 97

3.2.7 Giải pháp 8: Kết hợp S1+S4+S7+O1+O4: Mở rộng phạm vi dịch vụ giao nhận 99 3.2.8 Giải pháp 9: Kết hợp S4+S6+T1: Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh giao nhận của công ty 100

3.2.9 Giải pháp 10: Kết hợp S1+S2+O1+O2: Tăng cường các công tác hỗ trợ phòng kinh doanh 101

3.2.10 Kết hợp W1+O1+O2: Đẩy mạnh công tác khảo sát nghiên cứu thị trường 102 3.2.11 Kết hợp S4+S6+O1+O2: Đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo, giới thiệu các dịch vụ của công ty 103

3.3 Một số kiến nghị 104

3.3.1 Hiệp hội doanh nghiệp Logistics Việt Nam (VLA) 104

3.3.2 Các cơ quan ban ngành 105

TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

PHỤ LỤC 111

Trang 10

Bảng 2.1 Doanh thu từ các hoạt động dịch vụ giao nhận

hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty từ

2010-2014 Bảng 2.2 Doanh thu chia theo loại hình FCL và LCL Bảng 2.3 Chi phí công ty từ 2010-2014

Bảng 2.4 Tỉ trọng các loại chi phí của công ty trong giai đoạn 2010-2014

Bảng 2.5 Lợi nhuận hoạt động kinh doanh giao nhận hàng

hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty từ

2010-2014 Bảng 2.6 Tỷ suất lợi nhuận từ 2010-2014 Bảng 2.7 Danh mục máy móc sử dụng trong kho Bảng 2.8 Danh mục máy móc sử dụng trong văn phòng Bảng 3.1 Dự báo giá trị sản lượng ngành giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế Việt Nam đến năm 2020

Trang 11

Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức của Công ty Cổ Phần Giao

Nhận và Tiếp Vận Quốc Tế Interlogistics

Sơ đồ 2.2 Quy trình kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển

Sơ đồ 2.3 Quy trình kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển

Hình 2.1 Giao diện sử dụng phần mềm ECUS 5 Hình 2.2 Giao diện tờ khai xuất khẩu

Hình 2.3 Mẫu vận đơn hàng xuất Hình 2.4 Mẫu thông tin container Hình 2.5 Mẫu thông tin danh sách hàng xuất Hình 2.6 Kết quả phân luồng hàng hóa Hình 2.7 Giao diện tờ khai nhập khẩu Hình 2.8 Mẫu vận đơn hàng nhập Hình 2.9 Mẫu hóa đơn thương mại hàng nhập Hình 2.10 Mẫu danh sách chi tiết hàng nhập Hình 2.11 Thông báo kết quả thực hiện việc khai báo Hình 2.12 Kết quả xử lý tờ khai nhập khẩu

Hình 2.13 Doanh thu các loại hình dịch vụ giao nhận của

công ty

Hình 2.14 Tỷ trọng cơ cấu khách hàng chính của công ty Hình 2.15 Tỷ trọng cơ cấu thị trường kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển

Trang 12

B/L Bill of Lading Vận đơn

C/O Certificate of Origin Giấy chứng nhận xuất xứCFS Container Freight Station Kho hàng lẻ

FCL Full Container Load Hàng nguyên containerFIATA The International Federation

of Freight Forwarders Associations

Hiệp hội vận tải giao nhận

quốc tế

WTO World Trade Organisation Tổ chức Thương mại Thế

giới

Trang 13

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Từ sau công cuộc đổi mới nền kinh tế năm 1986 đến nay, các chính sách mở cửa và hội nhập nền kinh tế thế giới đã góp phần tạo nên những bước chuyển biến tích cực đối với nền kinh tế Việt Nam trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội… Về kinh tế, nước ta đã ký kết nhiều hiệp định quan trọng như Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ (7/2000), hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (2008), gia nhập WTO vào cuối năm 2006 và sắp tới là ký kết hiệp định TPP …đã thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam luôn giữ mức tăng trưởng ấn tượng

và ổn định, đặc biệt là trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hằng năm Có được các kết quả trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu khả quan trên là nhờ ngành giao nhận hay còn được gọi là Logistics Việt Nam đã phát triển và đóng góp rất nhiều vào thời gian qua Theo báo cáo, hằng năm Logistics đóng góp từ 20% đến 25% GDP của đất nước và có tốc độ tăng trưởng bình quân (từ giai đoạn 1997 đến nay) là 24%/năm, đây là một con số không nhỏ đối với một ngành còn mới phát triển không lâu tại Việt Nam Dự báo trong thời kỳ 2014-2020, ngành Logistics có mức tăng bình quân 27%/năm Đến thời điểm hiện nay diện mạo của ngành logistics Việt Nam không hề thua kém các nước trong khu vực, các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam đã trưởng thành và cùng hợp tác, cạnh tranh với các đối tác nước ngoài; các doanh nghiệp chủ hàng Việt Nam đã bắt đầu tin cậy và giành quyền chủ động về việc sử dụng dịch vụ giao nhận đối với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trong nước

Công ty Cổ Phần Giao Nhận và Tiếp Vận Quốc Tế Interlogistics là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực giao nhận và vận tải hàng hóa Được thành lập từ năm 2005, đến nay qua gần 10 năm xây dựng và phát triển, Interlogistics trở thành một địa chỉ uy tín và tin cậy đối với khách hàng trong việc cung cấp dịch vụ giao nhận Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về quy trình kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ Phần Giao nhận và Tiếp Vận Quốc Tế Interlogistics, đồng thời đưa ra những giải

Trang 14

pháp góp phần vào sự phát triển công ty, tác giả đã chọn đề tài “ Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ Phần Giao Nhận và Tiếp Vận Quốc Tế Interlogistics”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu tổng hợp các kiến thức liên quan đến quy trình kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu trong hoạt động ngoại thương, mà cụ thể là kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển Đồng thời đánh giá dịch vụ kinh doanh giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ Phần Giao nhận và Tiếp Vận Quốc Tế Interlogistics trong thời gian qua và từ đó đưa ra những giải pháp, đề xuất nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của công ty trong tương lai

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là quy trình kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ Phần Giao Nhận và Tiếp Vận Quốc

Tế Interlogistics

4 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

- Không gian: Công ty Cổ Phần Giao Nhận và Tiếp Vận Quốc Tế Interlogistics

- Thời gian: từ năm 2010 đến năm 2014

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện bằng cách sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:

- Phương pháp nghiên cứu định tính: sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp từ sách báo, tạp chí, các số liệu thống kê liên quan đến đề tài

- Phương pháp quan sát thực tế: quan sát quy trình, thủ tục tại công ty, cảng Ghi nhớ vị trí địa lý của mỗi cảng cũng như các nơi làm thủ tục và vị trí các kho hàng

Trang 15

- Phương pháp so sánh: so sánh giữa lý thuyết và thực tế; so sánh các quy trình với nhau nhằm rút ra những khác biệt

6 Kết cấu đề tài

Dựa trên những lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, tác giả xây dựng đề tài có kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học liên quan đến đề tài

Chương 2: Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập

khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ Phần Giao Nhận và Tiếp Vận Quốc Tế Interlogistics

Chương 3: Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận

hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ Phần Giao Nhận và Tiếp Vận Quốc Tế Interlogistics

7 Ý nghĩa thực tiễn

Với việc phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp nên áp dụng tại Công

ty Cổ Phần Giao Nhận và Tiếp Vận Quốc Tế Interlogistics trong thời gian tới sẽ giúp công ty:

- Đẩy mạnh được hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển, từ đó góp phần gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty

- Trở thành công ty giao nhận có dịch vụ tốt, được khách hàng tin tưởng và sử dụng

Trang 16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1 Khái quát chung về giao nhận hàng hóa và người giao nhận

1.1.1 Khái niệm

1.1.1.1 Giao nhận hàng hóa

Giao nhận hàng hóa là một dịch vụ đã xuất hiện từ cách đây khoảng 500 năm Công ty đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa là hãng VANSAI (Thụy Sĩ), làm công việc giao nhận và kiêm cả việc vận tải hàng hóa từ quốc gia này sang quốc gia khác Trải qua một lịch sử lâu dài, ngành giao nhận cho đến nay đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu Hiện nay, định nghĩa về “giao nhận hàng hóa” là khá đa dạng, có thể liệt kê một số khái niệm phổ biến như sau:

Theo Hiệp hội giao nhận kho vận quốc tế FIATA, đã định nghĩa giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu như sau: “Dịch vụ giao nhận là bất kì loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển (bao gồm vận chuyển đơn phương thức và đa phương thức), gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa, cũng như các dịch

vụ tư vấn có liên quan đến các dịch vụ kể trên, kể cả các vấn đề về hải quan, tài chính, bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa Dịch vụ giao nhận hàng hóa cũng bao gồm các dịch vụ hậu cần sử dụng công nghệ truyền thông và thông tin hiện đại trong việc vận chuyển, nâng dở và lưu trữ hàng hóa, cũng như toàn bộ quá trình của chuỗi cung ứng”

Theo điều 233, mục 4, bộ luật Thương mại Việt Nam năm 2005, “Giao nhận hàng hóa, hay dịch vụ Logistics, là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao”

Theo Hiệp hội giao nhận và đại lý hải quan Bắc California, Hoa Kỳ đã định nghĩa “Giao nhận hàng hóa là dịch vụ được sử dụng bởi các công ty hoạt động buôn bán xuất khẩu và nhập khẩu đa quốc gia Trong khi người giao nhận thực sự không

Trang 17

thể vận chuyển hàng hóa của chính họ, dịch vụ giao nhận hàng hóa đã đóng vai trò trung gian liên kết giữa khách hàng và các dịch vụ vận chuyển hàng hóa Vận chuyển hàng hóa từ một quốc gia này sang một quốc gia khác có thể liên quan đến các hãng tàu, các yêu cầu và các điều kiện pháp lý Một dịch vụ giao nhận vận tải sẽ

xử lý các nhiệm vụ này cho khách hàng, làm giảm đi những gánh nặng sẽ làm khó khăn cho các khách hàng”

Từ một số định nghĩa trên, có thể rút ra được định nghĩa chung về giao nhận hàng hóa ngắn gọn như sau: “Dịch vụ giao nhận là một tập hợp các công việc liên quan đến quá trình vận tải nhằm tổ chức thực hiện việc vận chuyển hàng hóa từ nơi nhận hàng đến nơi giao hàng”

Theo từ điển “Random House Unabridged Dictionary”, đã định nghĩa

“Người giao nhận, hay đại lý giao nhận, hay được biết đến như các nhà vận vải nhưng bản thân không sở hữu tàu (NVOCC), là một cá nhân hay một tổ chức thực hiện việc các đơn hàng cho cá nhân hoặc các tổ chức bằng cách nhận hàng hóa từ nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp và di chuyển tới khách hàng hoặc điểm đến cuối cùng trong khâu phân phối”

Theo Hiệp hội Thương mại Vương quốc Anh, đã cho rằng “Người giao nhận hàng hóa là người thực hiện việc giám sát sự chuyển động của hàng hóa trên toàn thế giới, cũng như thực hiện các công việc đóng gói, làm chứng từ, thu xếp thủ tục hải quan thay mặt cho các nhà nhập khẩu và xuất khẩu”

Trang 18

Như vậy, nói ngắn gọn “người giao nhận” là người thực hiện các dịch vụ giao nhận theo sự ủy thác của khách hàng hoặc người chuyên chở

1.1.2 Vai trò của giao nhận

 Đối với nền kinh tế

Giao nhận hàng hóa giúp phục vụ hoạt động sản xuất và góp phần hỗ trợ hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia; qua đó tác động thúc đẩy nền kinh

tế của một quốc gia phát triển

Ngoài ra, giao nhận hàng hóa giúp cho nền kinh tế của một quốc gia có thể được mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của quốc gia mình, đồng thời mở rộng giao lưu hợp tác với các quốc gia khác

 Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu

Giao nhận hàng hóa xuất hiện và phát triển cho đến ngày nay, đã trở thành một cầu nối quan trọng, cần thiết trong mối quan hệ giữa người gửi hàng (các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu) và người nhận hàng (khách hàng của họ) Điều này thúc đẩy việc mở rộng buôn bán giữa các thị trường trên toàn thế giới, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế “toàn cầu hóa”

Dịch vụ giao nhận hàng hóa giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có thể an tâm đưa hàng hóa của mình tới khách hàng một cách nhanh chóng, an toàn Vì những người giao nhận, hay các công ty giao nhận hàng hóa là những người đã có kinh nghiệm trong việc thuê các phương tiện vận tải với các công ty vận tải uy tín, ngoài ra họ luôn có các giá cước ưu đãi từ phía các công ty vận tải này

Đồng thời thông qua dịch vụ giao nhận, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cũng có thể tiết kiệm được các chi phí và thời gian so với việc đứng ra trực tiếp thuê các phương tiện vận tải nhằm vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài

Ngoài ra, khi xảy ra các các khiếu nại về xảy ra tổn thất hàng hóa như đổ vỡ,

bị phá hủy bởi thiên tai, chiến tranh,… Các công ty hoạt động giao nhận sẽ đứng ra thay mặt giải quyết các tranh chấp phát sinh đối với các công ty vận chuyển hoặc thực hiện các yêu cầu đòi bồi thường đối với các cơ quan bảo hiểm

Trang 19

1.1.3 Phân loại giao nhận

Việc phân loại giao nhận được thực hiện dựa trên một số tiêu chí sau:

 Căn cứ vào phạm vi hoạt động:

 Giao nhận quốc tế: là hoạt động giao nhận diễn ra giữa người gửi hàng của quốc gia này với người nhận hàng ở quốc gia khác Giao nhận quốc tế giúp cho việc cân bằng cung cầu giữa các quốc gia được đảm bảo và làm cho nền kinh tế ngày càng phát triển hơn

 Giao nhận nội địa: là hoạt động giao nhận diễn ra chỉ trên một đơn vị lãnh thổ Hàng hóa di chuyển trong phạm vi một quốc gia nhất định Giao nhận nội địa giúp cung ứng và phân phối các sản phẩm giữa các vùng miền khác nhau được đảm bảo, cân đối nền kinh tế trong cả nước

 Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh:

 Giao nhận thuần túy: là hoạt động giao nhận chỉ bao gồm thuần túy việc gửi hàng đi hoặc nhận hàng đến

 Giao nhận tổng hợp: là hoạt động giao nhận ngoài nhận thuần túy ra, còn bao gồm cả việc xếp dở, bảo quản hàng hóa, vận chuyển đường ngắn và hoạt động lưu trữ kho

 Căn cứ vào phương thức vận tải:

 Giao nhận vận tải đơn phương thức: là hoạt động giao nhận mà hàng hóa được vận chuyển chỉ bằng một hình thức nhất định như bằng đường biển, đường sắt, đường hàng không, đường ống

 Giao nhận vận tải đa phương thức: là hoạt động giao nhận kết hợp nhiều phương thức vận tải với nhau

 Căn cứ vào tính chất giao nhận:

 Giao nhận riêng biệt: là hoạt động giao nhận do người kinh doanh xuất nhập khẩu tự tổ chức, không sử dụng lao vụ của Freight Forwarder (giao nhận dịch vụ)

Trang 20

 Giao nhận chuyên nghiệp là hoạt động giao nhận được thực hiện bởi các

tổ chức, công ty chuyên kinh doanh dịch vụ giao nhận Trong loại hình này tính chuyên môn của dịch vụ giao nhận được thể cao hơn

1.1.4 Vai trò, quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận

Khi người giao nhận là người môi giới hải quan: họ sẽ thực hiện việc làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu khi có sự ủy thác của người nhập khẩu hoặc người xuất khẩu Bao gồm các công việc như: kê khai tờ khai hải quan, tính thuế xuất, nhập khẩu, ….nhằm sắp xếp cho hàng hóa được thông quan qua biên giới

Khi người giao nhận là người gom hàng: lúc này người giao nhận đóng vai trò như một đại lý giao nhận Họ sẽ thực hiện việc gom các hàng lẻ (LCL) của nhiều chủ hàng thành hàng nguyên (FCL) để tận dụng sức chở, sức chứa của một container và giảm cước phí vận chuyển so với vận chuyển từng đơn hàng nhỏ lẻ

Khi người giao nhận là người chuyên chở, họ sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa với chủ hàng và chịu trách nhiệm chính thức đối với lô hàng

đó khi nó được vận chuyển sang một quốc gia khác Lúc này, người giao nhận có thể là người trực tiếp chuyên chở hàng hóa đó, hay còn gọi là người chuyên chở thực tế Ngoài ra, người giao nhận có thể ký kết với một công ty vận tải khác để thực hiện việc chuyên chở, gọi là người thầu chuyên chở theo hợp đồng

Người giao nhận thực hiện việc lưu kho hàng hóa Khi hàng hóa phải chuyển tải hoặc quá cảnh qua nước thứ ba, người giao nhận sẽ làm thủ tục quá cảnh, hoặc tổ chức chuyển tải hàng hóa từ phương tiện vận tải này sang phương tiện vận tải khác, hoặc giao hàng đến tay người nhận

Trang 21

Người giao nhận là người kinh doanh vận tải đa phương thức, trong trường hợp người giao nhận cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt hay còn gọi là “vận tải từ cửa tới cửa (door to door)” thì người giao nhận đóng vai trò là người kinh doanh vận tải liên hợp (CTO/MTO) MTO cũng là người chuyên chở và phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa

1.1.4.2 Quyền hạn của người giao nhận

Theo điều kiện kinh doanh dịch vụ giao nhận của Hiệp hội giao nhận kho vận quốc tế FIATA và theo điều 235, Bộ Luật Thương mại Việt Nam, người giao nhận được thực hiện những quyền sau:

- Người giao nhận được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác

- Người giao nhận được tự do lựa chọn người ký hợp đồng phụ và tùy ý quyết định sử dụng những phương tiện và tuyến đường vận tải thông thường

- Người giao nhận có quyền được cầm giữ hàng hóa để đảm bảo được thanh toán những khoản tiền khách hàng nợ

- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì người giao nhận có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng

1.1.4.3 Nghĩa vụ của người giao nhận

Đi kèm với quyền lợi nhận được, người giao nhận cần phải thực hiện các nghĩa vụ sau theo điều kiện kinh doanh dịch vụ giao nhận của Hiệp hội giao nhận kho vận quốc tế FIATA và theo điều 235, Bộ Luật Thương mại Việt Nam:

- Thực hiện sự ủy thác của khách hàng với một sự quan tâm hợp lý nhằm bảo

Trang 22

- Đối với cơ quan hải quan, người giao nhận phải chịu trách nhiệm trước cơ quan hải quan về sự tuân thủ những quy định hải quan về sự khai báo đúng với giá trị, số lượng, tên hàng hóa nhằm tránh thất thu cho chính phủ

- Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được một phần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì người giao nhận phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn

- Trường hợp không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của người giao nhận trong thời hạn hợp lý

- Khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, người giao nhận phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải

1.1.4.4 Phạm vi trách nhiệm của người giao nhận

Trách nhiệm của người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa trong mọi trường hợp không vượt quá giá trị hàng hóa, trừ khi các bên có thỏa thuận khác trong hợp đồng Tùy theo vai trò của người giao nhận trong nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu thì phạm vi trách nhiệm của họ cũng có sự khác nhau

 Đối với trường hợp người giao nhận là đại lý:

- Người giao nhận phải chịu trách nhiệm về những lỗi lầm hoặc sơ suất của họ hay người làm thuê cho họ thực hiện các dịch vụ:

 Giao hàng trái chỉ dẫn

 Quên mua bảo hiểm hoặc sai sót trong việc bảo hiểm cho hàng hóa mặc

dù đã có chỉ dẫn

 Lỗi lầm khi làm thủ tục hải quan

 Giao hàng sai địa chỉ

 Giao hàng mà không thu tiền của người nhận

 Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế…

- Người giao nhận còn phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại mất mát về người hoặc tài sản đối với bên thứ ba do người giao nhận gây ra trong hoạt động của mình

Trang 23

- Người giao nhận khi làm đại lý phải tuân thủ “Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn” của riêng mình

- Tùy nhiên, người giao nhận sẽ không chịu trách nhiệm về hành vi lỗi lầm của một bên thứ ba như người chuyên chở hoặc người giao nhận khác,… nếu người giao nhận chứng minh được đã lựa chọn cẩn thận

 Đối với trường hợp người giao nhận làm người chuyên chở chính:

- Người giao nhận phải chịu trách nhiệm về những hành vi sơ suất của người chuyên chở, của người giao nhận khác mà người giao nhận sử dụng để thực hiện hợp đồng

- Trách nhiệm đối với bên thứ ba, quyền hạn và giới hạn trách nhiệm về quyền thực hiện bắt giữ hàng cũng giống như khi thực hiện vai trò là đại lý

- Người giao nhận khi làm người chuyên chở chính, cung cấp các dịch vụ gom hàng, dịch vụ vận tải đa phương thức hoặc tự vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện vận tải khác nhau thì điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn của công

ty nói chung không được áp dụng mà phải áp dụng công ước quốc tế hoặc qui tắc do Phòng Thương mại quốc tế ban hành

- Khi là người gom hàng cấp vận đơn FBL (FIATA Bill of Lading) thì người giao nhận phải chịu trách nhiệm về những mất mát hay hư hỏng hàng hóa, ngay cả khi hàng hóa còn nằm trong sự trông giữ của người chuyên chở thực

là tổ chức quá trình chuyên chở và giải quyết các thủ tục liên quan đến quá trình chuỷen chở hàng hóa bằng đường biển

Trang 24

Người thực hiện dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển có thể là chủ hàng, các hãng vận tải, người giao nhận chuyên nghiệp hoặc bất

kỳ một cá nhân nào khác

1.2.2 Cơ sở vật chất của vận tải biển

Cơ sở vật chất của vận tải đường biển bao gồm:

- Các tuyến đường biển: là các tuyến đường nối hai hay nhiều cảng với nhau, trên đó tàu biển hoạt động chở khách hoặc hàng hóa Bao gồm: đường biển quốc tế, đường biển ven bờ, các kênh đào

- Cảng biển: là nơi ra vào neo đậu của tàu biển, là nơi phục vụ công cụ vận tải

và hàng hóa trên phương tiện vận tải đó Ngoài ra cảng biển còn có chức năng là trung tâm công nghiệp phục vụ vận tải biển và là đầu mối giao thông quan trọng của một quốc gia có biển

- Phương tiện vận chuyển: phương tiện vận tải biển chủ yếu là tàu biển, tàu biển có hai loại: tàu buôn và tàu quân sự

 Tàu buôn là những tàu biển được dùng vào mục đích kinh tế trong hàng hải Tàu chở hàng là một loại tàu buôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong đội tàu buôn

 Tàu quân sự là những tàu được trang bị khí nhằm phục vụ cho mục đích quân sự

1.2.3 Cơ sở pháp lý liên quan đến vận tải biển

Các điều ước quốc tế chính về vận tải bằng đường biển gồm:

- Quy tắc Hague năm 1924, có tên gọi chính thức là công ước Brussels về thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển, được ký ngày 25/8/1924,

có hiệu lực ngày 2/6/1931 Công ước Brussels được sửa đổi sau đó bởi Nghị định thư Visby, được ký ngày 23/2/1968, có hiệu lực ngày 23/6/1977

- Việc áp dụng thống nhất Quy tắc Hague và Nghị định thư Visby dẫn đến sự

ra đời của Quy tắc Hague-Visby

Trang 25

- Công ước Hamburg, hay được gọi tên chính thức là Công ước của Liên Hiệp Quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, được thông qua tại Hamburg ngày 30/3/1978 và có hiệu lực từ ngày 1/11/1993

Các công ước và quy tắc nêu trên có sự khác biệt nhau trong phạm vi áp dụng Ví dụ nếu như Quy tắc Hague-Visby được áp dụng khi nơi phát hành vận đơn đường biển (Bill of lading-B/L) hoặc cảng xếp hàng nằm trên lãnh thổ của nước thành viên, thì quy tắc Hamburg được áp dụng khi cảng xếp hàng hoặc cảng dở hàng nằm trên lãnh thổ của nước thành viên Như vậy, Quy tắc Hague-Visby sẽ không được áp dụng đối với hợp đồng vận chuyển từ một cảng nằm ngoài lãnh thổ của một nước thành viên đến một cảng nằm trên lãnh thổ của một nước thành viên Trong trường hợp tương tự, Quy tắc Hamburg lại được áp dụng

Hay một ví dụ khác, theo quy định của Quy tắc Hague, người chuyên chở chỉ phải chịu trách nhiệm từ thời điểm hàng hoá được bắt đầu xếp lên tàu, cho đến thời điểm hàng hoá được bốc dỡ xong khỏi tàu [2, Điều 1] Theo quy định của Quy tắc Hamburg, trách nhiệm này được mở rộng hơn, từ thời điểm hàng hoá được giao cho người chuyên chở tại cảng xếp hàng, trong cả quá trình đi biển,

và tại cảng dỡ hàng [4, Điều 4]

Đối với Việt Nam, hiện nay đang là thành viên của Tổ chức hàng hải quốc tế, đồng thời đã tham gia vào khá nhiều các điều ước quốc tế trong lĩnh vực hàng hải như:

- Công ước Vienne 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Công ước này được lập ra hệ thống chung cho các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhằm giảm thiểu những xung đột trong các giao dịch thương mại quốc tế

- Incoterms là bộ quy tắc do Phòng Thương mại Quốc tế ICC phát hành để giải thích các điều kiện thương mại quốc tế Incoterms cung cấp bộ quy tắc quốc tế giải thích những điều kiện thương mại trong hoạt động ngoại thương, phân chia rõ trách nhiệm, chi phí và rủi ro của các bên trong quá trình vận chuyển hàng hóa

Trang 26

Tuy nhiên, trong lĩnh vực vận tải hàng hoá bằng đường biển, Việt Nam chưa tham gia vào Quy tắc Hague, Quy tắc Hague-Visby hay Quy tắc Hamburg Mặt khác, dù có tham gia vào quá trình đàm phán, soạn thảo Quy tắc Rotterdam, Việt Nam cũng chưa ký tham gia Quy tắc này

Việt Nam cũng đã ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến vận tải biển như:

- Luật hàng hải Việt Nam 2005 Bộ luật này quy định về hoạt động hàng hải, bao gồm các quy định về tàu biển, cảng biển, luồng hàng hải, vận tải biển, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào mục đích kinh tế, văn hóa, xã hội, thể thao, công vụ và nghiên cứu khoa học Trong đó, nêu rõ quy định nguyên tắc ưu tiên áp dụng các quy định của Bộ luật Hàng hải: “Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam với quy định của luật khác về cùng một nội dung liên quan đến hoạt động hàng hải thì áp dụng quy định của Bộ luật này”

- Luật Thương mại 2005 Bộ luật này nói về phạm vi hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam nhằm mục đích sinh lời Luật thương mại quy định về những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại như nguyên tắc bình đẳng, nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong hoạt động thương mại

- Luật thuế xuất nhập khẩu ngày 14/6/2005, quy định căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa

- Quyết định 1951/QĐ-BTC ngày 19/12/2005 của Tổng cục hải quan về việc ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại

- Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 quy định chi tiết luật thương mại

về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics

Trang 27

1.3 Các loại hình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển 1.3.1 Giao nhận hàng nguyên container:

Giao nhận hàng nguyên container hay giao nhận hàng FCL (Full Container Load) là xếp hàng nguyên container, người gửi hàng và người nhận hàng chịu trách nhiệm đóng gói hàng và dỡ hàng khỏi container Khi người gửi hàng có khối lượng hàng đồng nhất đủ để chứa đầy một container hoặc nhiều container, người ta thuê một hoặc nhiều container để gửi hàng

Giao nhận hàng nguyên container gồm có các loại container như 20’/ 40’/ 40HC/ 45’/ 20RF/ 40RF/ 20OT (Open Top)/ 40OT/ 20GOH (Garment On Hanging)/ 40GOH Hàng được đóng trong nguyên container 20’DC/ 40’DC hay 40’HQ

Một số công việc khi giao nhận hàng nguyên container:

 Đối với hàng xuất

- Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác điền vào Booking Note và đưa cho đại diện hãng tàu hoặc đại lý tàu biển để xin ký cùng với bản danh mục hàng hóa xuất khẩu (Cargo List)

- Sau khi ký Booking Note, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ container và seal để chủ hàng mượn

- Chủ hàng lấy Container rỗng về địa điểm đóng hàng của mình, đồng thời mời đại diện hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch và giám định (nếu có) đến kiểm tra và giám sát việc đóng hàng vào container Sau khi đóng xong, tiến hàng niêm phong kẹp chì container

- Chủ hàng vận chuyển và giao container cho hãng tàu tại bãi CY quy định, trước khi hết thời gian quy định (closing time) của từng chuyến tàu và lấy biên lai thuyền phó (Mate’s receipt) sạch

- Sau khi hàng đã được xếp lên tàu thì mang Biên lai thuyền phó để đổi lấy vận đơn

Trang 28

- Trong vòng 3 ngày kể từ ngày giao hàng xong cho người vận tải phải thông báo kết quả giao hàng cho người mua để kịp mua bảo hiểm cho hàng hóa (nếu giao hàng theo FOB, FCA, )

 Đối với hàng nhập

- Khi nhận được thông báo hàng đến (Notice of Arrival), người nhận mang vận đơn gốc (Original Bill of Lading) và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy D/O

- Mang D/O đến hải quan làm thủ tục, nộp thuế nhập khẩu và đăng ký kiểm hóa

- Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng mang bộ chứng từ đến văn phòng quản lý của tàu để xác nhận D/O

- Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng

1.3.2 Giao nhận hàng lẻ:

Giao nhận hàng lẻ, hay gọi là giao nhận hàng LCL (Less than Container Load), nghĩa là hàng xếp không đủ một container Đây là hình thức giao nhận mô tả cách thức vận chuyển hàng hoá khi chủ hàng không đủ hàng để đóng nguyên một container, mà cần ghép chung với một số lô của chủ hàng khác Khi đó, công ty dịch vụ giao nhận sẽ kết hợp nhiều lô hàng lẻ (sắp xếp, phân loại và đóng chung vào container), sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp tới cảng đích Việc kết hợp đóng chung như vậy gọi là gom hàng (consolidation)

Trong thực tế, những lô hàng LCL trong cùng container không phải lúc nào cũng đi đến cùng một cảng đích Nhiều khi, chúng chỉ được vận chuyển chung container trên một chặng đường nào đó, sau đó lại được dỡ ra và sắp xếp vào những container khác (reload) trước khi đi tiếp Giao nhận theo hình hình thức này, được gọi là LCL-Coload

Khi giao hàng lẻ LCL, người gom hàng (người chuyên chở hoặc người giao nhận) phải chịu trách nhiệm đóng hàng vào và dỡ hàng ra khỏi container Khi gửi hàng, nếu hàng không đủ để đóng nguyên một container, chủ hàng có thế gửi hàng theo phương pháp hàng lẻ container Trong chuyên trở hàng lẻ container, nếu do

Trang 29

người chuyên chở thực tế đảm nhiệm, họ sẽ ký phát cho người gửi hàng vận đơn container hàng lẻ (LCL/LCL) Vận đơn này có chức năng tương tư như vận đơn container theo cách gửi nguyên (FCL/FCL), hàng hóa được đóng tại bãi

Một số công việc khi giao nhận hàng lẻ:

 Đối với hàng xuất

- Người gửi hàng hoặc người nhận ủy thác gửi hàng mang hàng đến giao cho người vận tải tại CFS qui định, và lấy House B/L

- Người chuyên chở hoặc người gom hàng sẽ đóng các lô hàng lẻ đó vào container sau khi đã kiểm hóa và niêm phong cặp chì

- Người chuyên chở xếp container lên tàu và vận chuyển đến nơi đến

 Đối với hàng nhập

- Chủ hàng sẽ mang O.B/L hoặc H.B/L đến hãng tàu hoặc đại lý của người gom hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFS qui định, nộp tiền lưu kho, phí bốc xếp và lấy biên lai

- Mang biên lai phí lưu kho, 3 bản D/O, Invoice và Packing List đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O

- Chủ hàng xuống kho tìm vị trí hàng, tại kho lưu 1 bản D/O, mang 2 D/O còn lại tới thương vụ cảng làm phiếu xuất kho

- Chuyển 2 phiếu xuất kho đến kho để xem hàng, làm thủ tục xuất kho, tách riêng hàng hóa chờ Hải quan kiểm tra

- Sau khi Hải quan xác nhận “Hoàn thành thủ tục Hải quan”, hàng được xuất kho ra khỏi cảng và đem về kho của chủ hàng

1.3.3 Giao nhận hàng kết hợp

Phương pháp gửi hàng này là sự kết hợp của phương pháp FCL và LCL Tuỳ theo điều kiện cụ thể, chủ hàng có thể thoả thuận với người chuyên chở để áp dụng phương pháp gửi hàng kết hợp Phương pháp gửi hàng kết hợp có thể là:

- Gửi nguyên, giao lẻ (FCL/LCL)

- Gửi lẻ, giao nguyên (LCL/FCL)

Trang 30

Khi giao hàng bằng phương pháp kết hợp, trách nhiệm của chủ hàng và người chuyên chở cũng có sự thay đổi phù hợp Ví dụ: Gửi nguyên, giao lẻ (FCL/LCL) thì trách nhiệm của chủ gửi và người chuyên chở khi gửi như là phương pháp gửi nguyên nhưng khi nhận, trách nhiệm của chủ nhận và người chuyên chở như phương pháp gửi hàng lẻ

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận

hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển

1.4.1 Các nhân tố bên ngoài

1.4.1.1 Yếu tố tự nhiên

Hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển gắn liền với các điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu, thiên tai… Vì vậy những sự thay đổi các các nhân tố tự nhiên sẽ gây một ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, cụ thể là tốc độ làm hàng và thời gian giao nhận hàng hóa Ngoài ra, so với các hình thức vận chuyển khác như đường bộ, đường tàu thủy, hay đường hàng không… thì vận chuyển bằng đường biển chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ các yếu tố tự nhiên như bão lũ, sóng thần,… Những yếu tố tự nhiên có thể tác động thuận lợi cho quá trình giao nhận hàng hóa khi điều kiện tự nhiên tốt, và ngược lại nó sẽ gây một ảnh hưởng không nhỏ khi thời tiết xấu, nguy cơ hàng hóa

bị đổ vỡ, mất mát… xảy ra khá cao

Bên cạnh đó là trường hợp về sự thiếu hụt tài nguyên, nhiên liệu năng lượng trên toàn thế giới hiện nay Trong những tháng qua, giá nhiên liệu năng lượng liên tục tăng, ảnh hưởng mạnh mẽ tới ngành vận tải, trong đó có ngành vận tải biển Từ

đó ảnh hưởng tới ngành dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển thông qua việc các phí vận tải sẽ tăng lên

Do những tác động trên mà các nhân tố tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hoá, và là một trong những nguyên nhân gây ra những tranh chấp phát sinh giữa các bên, gồm chủ hàng, người giao nhận, hãng vận tải, người nhận hàng, bảo hiểm Vì thế các nhân tố tự nhiên thường là cơ sở để xây dựng trường hợp bất khả kháng và khả năng miễn trách cho người giao nhận

Trang 31

1.4.1.2 Yếu tố công nghệ

Ngày nay, khoa học công nghệ tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội

và hoạt động kinh doanh giao nhận xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ sự phát triển của khoa học công nghệ Cụ thể, nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh giao nhận có thể liên lạc với khách hàng qua nhiều hình như thư điện tử, mạng xã hội… giúp cho doanh nghiệp giảm bớt các chi phí đi lại, dễ dàng xúc tiến các hoạt động thương mại với khách hàng Ngoài ra, sự phát triển của khoa học công nghệ vào các hoạt động vận tải hàng hóa, kho vận,… cũng tác động đến hoạt động kinh doanh giao nhận của công ty Một doanh nghiệp kinh doanh giao nhận mà biết áp dụng khoa học công nghệ vào trong hoạt động kinh doanh của mình sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được các chi phí và đẩy mạnh hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình

1.4.1.3 Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái tác động trực tiếp đến kim ngạch xuất khẩu và cơ cấu hàng xuất khẩu Khi tỷ giá thay đổi sẽ làm cho giá trị hàng hóa của các quốc gia có hoạt động thương mại với nhau thay đổi theo Tỷ giá hối đoái sẽ tác động đến hoạt động của các công ty kinh doanh dịch vụ giao nhận, vì khi đó công ty phải thay đổi các loại giá cước đối với khách hàng cho phù hợp, từ đó tác động đến hoạt động kinh doanh giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển Nếu giá cước điều chỉnh không hợp lý, hay quá cao do ảnh hưởng của tỷ giá thì sẽ làm ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của các bên

1.4.1.4 Đối thủ cạnh tranh

Cùng với sự phát triển của ngành kinh doanh giao nhận toàn cầu, hiện nay số lượng các công ty tham gia kinh doanh hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển xuất hiện ngày càng nhiều, cả trong và ngoài nước

Điều này sẽ tạo nên mặt tích cực là nó sẽ giúp cho các công ty trong nước, hoặc mới thành lập học hỏi được các kinh nghiệm từ các đối thủ cạnh tranh đi trước Đồng thời sự cạnh tranh giữa các công ty giao nhận với nhau thúc đẩy dịch

vụ của các công ty phải ngày càng hoàn thiện hơn

Trang 32

Tuy nhiên, việc xuất hiện nhiều các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là các công

ty giao nhận có tên tuổi trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu làm lợi nhuận của các công ty còn lại sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí có trường hợp phải bị sát nhập hoặc phá sản

1.4.2 Các nhân tố bên trong

Ngược lại, nếu nguồn nhân lực trong công ty không được đào tạo kĩ lưỡng và không có trình độ tốt sẽ làm cho năng lực của công ty đi xuống một cách nhanh chóng Vì vậy muốn đảm bảo được các điều nay, yêu cầu các doanh nghiệp cần có

sự lựa chọn và tuyển chọn nguồn nhân lực thật kỹ, đồng thời luôn tổ chức đào tạo, nâng cao tay nghề cho nhân viên mình

1.4.2.2 Cơ sở vật chất

Đối với một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh giao nhận, cơ sở

hạ tầng và trang thiết bị cũng rất quan trọng, như văn phòng, kho hàng, các phương tiện bốc dỡ, chuyên chở, bảo quản và lưu kho hàng hóa, các hệ thống mã vạch, các thiết…

Một cơ sở vật chất tốt, đầy đủ, hiện đại sẽ giúp cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận tiết kiệm được các chi phí thuê ngoài, phục vụ tốt cho việc gom hàng, chuẩn bị và kiểm tra hàng, qua đó thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, và thu về nguồn doanh thu lớn cho công ty Đồng thời với cơ sở

hạ tầng tốt và trang thiết bị hiện đại người giao nhận sẽ ngày càng tiếp cận tốt hơn

Trang 33

với nhu cầu của khách hàng và có thể duy trì được mối quan hệ hợp tác lâu dài trong việc sử dụng các dịch vụ giao nhận mà công ty đang cung cấp

1.4.2.3 Nguồn lực tài chính

Một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh kinh doanh giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển được coi là mạnh phải là một doanh nghiệp có tiềm lực mạnh về tài chính Bởi có tiềm lực mạnh về tài chính thì mới có khả năng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng cơ sở vật chất, hạ giá thành các dịch vụ, chi trả các chi phí… để duy trì và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển thì các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thuê ngoài khá lớn Việc có một nguồn lực tài chính tốt sẽ giúp công ty đứng vững và tiếp tục phát triển lâu dài Ngoài ra, tiềm lực mạnh về tài chính còn có khả năng giúp cho doanh nghiệp tăng cường các hoạt động marketing, các chính sách phục vụ khách hàng…

Ngược lại, nếu doanh nghiệp giao nhận khó khăn về tài chính thì dù cho có khả năng về chuyên môn, kỹ thuật, quản lý thì doanh nghiệp giao nhận cũng khó có thể tạo lập, duy trì và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường

1.4.2.4 Hoạt động marketing

Muốn thành công trong hoạt động kinh doanh giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển, các doanh nghiệp cần đặt vấn đề hoạt động marketing của công ty mình lên hàng đầu Hoạt động marketing trong doanh nghiệp gồm việc cần tìm hiểu cặn kẽ thị trường, về những nhu cầu và mong muốn của khách hàng, về nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh giao nhận để từ đó có thể đưa ra các chiến dịch marketing phù hợp nhằm đưa các sản phẩm dịch vụ của mình đến với khách hàng một cách hiệu quả nhất

Trong một môi trường kinh doanh giao nhận đầy tính cạnh tranh quyết liệt như ở Việt Nam hiện nay, cuộc chay đua giành khách hàng giữa các doanh nghiệp giao nhận ngày càng quyết liệt, khi không chỉ có sự góp mặt của các công ty giao nhận trong nước mà còn là các công ty giao nhận nước ngoài Một hoạt động marketing tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp vượt lên trên các đối thủ của mình trong

Trang 34

việc tiếp cận khách hàng nhằm thuyết phục họ sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp một cách lâu dài và vững bền

Ngược lại, một doanh nghiệp giao nhận mà có hoạt động marketing không tốt sẽ làm cho khách hàng quay lưng lại đối với các sản phẩm dịch vụ của mình, đồng thời sẽ làm giảm đi tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường giao nhận

1.5 Bài học kinh nghiệm của một số công ty kinh doanh dịch vụ giao nhận

hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển

1.5.1 Tập đoàn FedEx

FedEx là một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới trong lĩnh vực giao nhận và vận chuyển hàng hóa Để có được thành công như ngày hôm nay, FedEx đã thực hiện nhiều chiến lược, kế sách đối phó với từng đối thủ, đưa ra những giải pháp, hướng phát triển mới giúp FedEx không những giữ được vị thế tiên phong mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh, bảo đảm thực hiện đúng những yêu cần của các đối tác

Một số bài học kinh nghiệm được đúc kết trong quá trình xây dựng và phát triển công ty mà các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa

có thể học hỏi từ FedEx là:

 Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ

FedEx luôn cố gắng tạo nên một danh mục đa dạng các hoạt động về dịch vụ khác nhau liên quan đến ngành giao nhận và vận chuyển Công ty thực hiện việc đa dạng hóa bằng cách thêm vào các sản phẩm, dịch vụ mới có liên quan với sản phẩm

và dịch vụ hiện có để cung cấp cho khách hàng hiện tại Những sản phẩm, dịch vụ mới này cũng có liên hệ với nhau làm tăng doanh số bán của sản phẩm, dịch vụ hiện tại

Yếu tố dẫn đến thành công của chiến lược đa dạng hóa sản phẩm là FedEx đã cung cấp các dịch vụ được tạo ra từ mong muốn đáp ứng nhu cầu của khách hàng Khi muốn đa dạng hóa hoạt động của mình, FedEx nỗ lực nhận diện các nhu cầu có thực của khách hàng, tìm cách đáp ứng nhu cầu đó với sự thuận tiện và mức chi phí

Trang 35

mà khách hàng chấp nhận được Liên tục nhận diện nhu cầu, tìm cách tối ưu nhất để đáp ứng và FedEx đã thành công với chiến lược này

 Bài học trong việc phát triển thị trường

Nhận thấy Trung Quốc là một quốc gia đầy tiềm năng phát triển, nên FedEx

đã tiến hành việc mở rộng kinh doanh sang thị trường này Và cho đến ngày nay, việc mở rộng thị trường sang Trung Quốc đã mang đến cho công ty nhiều thành công lớn Tuy nhiên để đạt được những thành công như ngày hôm nay, FedEx đã trải qua nhiều thất bại trong chiến lược khi tiếp cận thị trường này

Vào thời điểm ban đầu khi xâm nhập vào thị trường Trung Quốc, FedEx đã tung ra các dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng và tìm kiếm sự hiệu quả và đáng tin cậy trong các dịch vụ của mình Tuy nhiên mức giá mà FedEx tung ra thì cao hơn nhiều so với các công ty khác Mặt khác, các khách hàng ở Trung Quốc đã quen với mức giá thấp và chỉ cần bảo đảm đúng chất lượng và thời gian chuyển phát là họ đã chấp nhận, vì thế việc giá dịch vụ cao đã tác động mạnh mẽ đến hành

vi của khách hàng, làm số lượng khách hàng của công ty giảm sút nhanh chóng Sau này, nhận thấy sai lầm trong việc định giá dịch vụ cao, FedEx đã quay sang chiến lược giá thấp trong dài hạn Động thái thay đổi chiến lược đột ngột của FedEx đi ngược lại với tình hình gia tăng chi phí chung của doanh nghiệp, vì thế trong những năm này FedEx đã bị lỗ khá nhiều

Bài học rút ra ở đây là khi xâm nhập thị trường Trung Quốc, FedEx đã không nghiên cứu kĩ môi trường kinh doanh tại một thị trường giàu biến động như Trung Quốc Thời gian để họ đạt mục tiêu chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc kéo dài hơn

so với tính toán khiên họ thua lỗ nặng khi áp dụng chiến lược giá thấp tại đây

1.5.2 NYK Logistics

NYK Logistics là một trong những tập đoàn vận tải biển hàng đầu thế giới, chuyên cung cấp các dịch vụ vận tải và giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển

Trang 36

NYK Logistics đạt được thành công như hôm nay ngoài việc có mạng lưới vận tải hàng hải lớn nhất thế giới với hơn 130 tàu container, thì công ty đã áp dụng thành công công nghệ thông tin vào quy trình quản lý thông tin của mình

Với việc áp dụng quản lý thông tin tiên tiến giúp cho công ty có thể điều hành hệ thống giao nhận của mình một cách tốt nhất, bằng cách kết nối giữa hệ thống điều hành kho bãi, hệ thống quản lý vận tải và các hệ thống khác một cách nhịp nhàng Điều này giúp cho công ty nắm rõ đầy đủ thông tin trong hệ thống của mình nhằm cung cấp các dịch vụ cho khách hàng một cách phù hợp và chính xác Ngoài ra hệ thống này còn có chức năng giúp cho khách hàng có thể giám sát được hàng hóa của mình trong suốt quá trình vận chuyển

Trang 37

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 1

Nội dung chính trong chương này, tác giả trình bày các cơ sở khoa học liên quan đến đề tài gồm khái quát chung về giao nhận hàng hóa và người giao nhận, khái quát chung về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển, các loại hình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển và các nhân tố ảnh hưởng đến nó, và cuối cùng là các bài học kinh nghiệm của một số công ty kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển

Chương tiếp theo tác giả sẽ đi vào phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đưởng biển tại Công ty Cổ Phần Giao Nhận và Tiếp Vận Quốc Tế Interlogistics trong giai đoạn 2010-2014

Trang 38

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VÀ TIẾP VẬN QUỐC TẾ INTERLOGISTICS 2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty

Căn cứ pháp lý của Công ty Cổ Phần Giao Nhận và Tiếp Vận Quốc Tế Interlogistics:

- Tên doanh nghiệp trong nước: CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VÀ TIẾP VẬN QUỐC TẾ

- Tên giao dịch quốc tế: INTERNATIONAL LOGISTICS JOINT STOCK COMPANY

- Tên viết tắt: INTER LOGISTICS JSC

- Tên gọi tắt: INTERLOGISTICS

- Trụ sở chính: Tầng 5 Tòa nhà Cảng Sài Gòn, số 03 đường Nguyễn Tất Thành, phường 12, quận 04, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

- Điện thoại: (84.8) 39435899 Fax: (84.8) 39435898

- Mã số thuế: 0303957341

- Website: www.interlogistics.com.vn

Trang 39

- Kinh doanh vận tải đa phương thức

- Xếp dỡ, bảo quản, lưu kho và đóng gói hàng hóa

Không chỉ tập trung vào vận chuyển và giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cảng biển mà công ty còn khai thác vận chuyển hàng không, tổ chức việc gom hàng, lưu kho hàng hóa Với mối quan hệ rộng, hệ thống mạng lưới đại lý của công ty luôn được lựa chọn để nâng cao chất lượng dịch vụ, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong và ngoài nước

2.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

Công ty Cổ Phần Giao Nhận và Tiếp Vận Quốc Tế Interlogistics là một công

ty cổ phần 100% vốn trong nước, hạch toán độc lập kể từ năm 2005 Công ty hoạt động theo giấy phép đã đăng ký theo luật doanh nghiệp Việt Nam và có những chức năng và nhiệm vụ chính như sau:

 Chức năng:

- Công ty hoạt động với ngành nghề kinh doanh: dịch vụ giao nhận, bốc dỡ hàng hóa, môi giới vận tải, đại lý tàu biển, môi giới hàng hải, làm thủ tục hải quan, dịch vụ chứng từ, bảo hiểm hàng hóa thương mại, cho thuê kho, đại lý giao nhận hàng hóa trong và ngoài nước, làm các dịch vụ liên quan đến ngành vận tải……

- Tự tạo nguồn vốn kinh doanh và dịch vụ cho công ty, đảm bảo trang thiết bị, đổi mới trang thiết bị, mở rộng các hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo

Trang 40

việc hạch toán kinh tế tự trang trải nợ đã vay và làm tròn nghĩa cụ đối với ngân sách nhà nước

- Được yêu cầu cơ quan pháp luật, quản lý nhà nước và công ty bảo vệ đảm nhiệm các quyền và nghĩa vụ cần thiết để công ty hoạt động có hiệu quả, thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước theo luật định

- Công ty Interlogistics sẽ thay mặt người gởi hàng (hoặc người nhận hàng) lo liệu toàn bộ quá trình vận chuyển hàng hoá qua các công đoạn cho đến tay người nhận hàng cuối cùng

 Nhiệm vụ

Để có thể đứng vững được trong một môi trường đầy sứa ép cạnh tranh, công ty đã đưa ra những nhiệm vụ cơ bản trước mắt như sau:

- Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã được cấp giấy phép

và chấp hành đầy đủ chế độ do pháp luật quy định về hoạt động kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, thuế, tài chính, lao động – tiền lương

- Xây dựng và tổ chức kế hoạch kinh doanh nhằm đi đúng mục đích và nội dung hoạt động của công ty

- Phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban và các Công ty trong ngành nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh

- Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả

- Mở rộng thị trường trong và ngoài nước, mở rộng quy mô kinh doanh, tích cực thâm nhập thị trường mới tiềm năng

- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tạo và giữ các mối quan hệ kinh doanh lâu dài, nhằm tạo tiền đề đưa công ty phát triển đi lên

- Chịu trách nhiệm trước Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

và trước khách hàng về chất lượng dịch vụ các hoạt động giao nhận mà Công ty mà công ty đang cấp hiện nay

- Báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định của Nhà nước và chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo, công khai báo cáo tài chính hàng năm, các thông tin để đánh giá đúng đắn và khách quan về hoạt động của công ty

Ngày đăng: 27/02/2016, 17:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Đoàn thị Hồng Vân, 2013. Logistics- Những vấn đề cơ bản. Nhà xuất bản lao động – xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logistics- Những vấn đề cơ bản
Nhà XB: Nhà xuất bản lao động – xã hội
9. Đoàn Thị Hồng Vân, 2013. Quản trị xuất nhập khẩu. Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị xuất nhập khẩu
Nhà XB: Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
13. Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam, 2013. Chiến lược và chính sách kinh doanh. Nhà xuất bản Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược và chính sách kinh doanh
Nhà XB: Nhà xuất bản Hồng Đức
14. Phạm Mạnh Hiền, 2012. Nghiệp vụ giao nhận vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương. Nhà xuất bản lao động – xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ giao nhận vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương
Nhà XB: Nhà xuất bản lao động – xã hội
20. Võ Thanh Thu, 2011. Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu
Nhà XB: Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
4. Bùi Thị Doan, 2007. Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ Logistics tại công ty cổ phần Vinafco. Có tại: http://doc.edu.vn/tai- lieu/chuyen-de-thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao-chat-luong-dich-vu-logistics-tai-cong-ty-co-phan-vinafco-71812/. (Ngày truy cập: 20/3/2014) Link
10. Lê Thị Thu Hương, 2012. Công tác đánh giá thực hiện công việc trong một tổ chức. Có tại: https://voer.edu.vn/m/cong-tac-danh-gia-thuc-hien-cong-viec-trong-mot-to-chuc/2a43e17a. (Ngày truy cập: 15/4/2015) Link
12. Nguyễn Thị Khánh Dung, 2004. Giao nhận và quản lý hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam. Có tại: http://tailieu.vn/doc/luan- Link
16. Phan Thị Thúy Nga, 2007. Dịch vụ Logistics trong vận tải và giao nhận của Việt Nam. Có tại: http://luanvan.co/luan-van/de-tai-dich-vu-logistics-trong-van-tai-va-giao-nhan-cua-viet-nam-57143.(Ngày truy cập: 22/4/2015) Link
1. Bộ Tư Pháp, 2005. Bộ luật Hàng hải Việt Nam, số 40/2005/QH11. Quốc Hội. Ngày 14/6/2005 Khác
2. Bộ Tư Pháp, 2005. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, số 45/2005/QH11. Quốc Hội. Ngày 14/6/2005 Khác
3. Bộ Tư Pháp, 2005. Luật Thương mại, số 36/2005/QH11. Quốc Hội. Ngày 14/6/2005 Khác
5. Cao Phong, 2015. Logistics chuyển biến mạnh mẽ. Vietnam Logistics, số 90 Khác
6. Chính phủ, 2007. Nghị định quy định chi tiết luật thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics, số 140/2007/NĐ-CP. Ngày 5/9/2007 Khác
7. Đoàn Ngọc Ninh, 2015. Mô hình đánh giá hệ thống Logistics. Vietnam Logistics, số 90 Khác
11. Nguyễn Hùng, 2015. Bước chuyển 40 năm của Logistics Việt Nam. Vietnam Logistics, số 90 Khác
17. Phùng Quốc Mẫn, 2015. Quản lý nhà nước tạo điều kiện Logistics phát triển. Vietnam Logistics, số 89 Khác
18. Tổng cục Hải Quan, 2005. Quyết định về việc ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, số 1951/2005/QĐ- TCHQ. Ngày 19/12/2005 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w