1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN đội NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG PHẠM NGŨ lão HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ hải PHÒNG TRONG bối CẢNH đổi mới GIÁO dục PHỔ THÔNG HIỆN NAY

123 1,9K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

Bằng tâm huyết và sự trăn trở về công tác phát triển đội ngũ giáo viêngiảng dạy ở các trường THPT thành phố Hải Phòng nói chung và ở trường THPT Phạm Ngũ Lão nói riêng nên chúng tôi đã c

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN ĐỒNG NGHĨA

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHẠM NGŨ LÃO

HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN ĐỒNG NGHĨA

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHẠM NGŨ LÃO

HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 60 14 01 14

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Từ Đức Văn

HÀ NỘI – 2015

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều

sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban Giám hiệu Trường Đại học Giáodục – Đại học Quốc gia Hà Nội, Lãnh đạo Phòng Đào tạo, Ban Chủ nhiệmKhoa quản lý giáo dục, các giảng viên, các nhà sư phạm, các nhà khoa học đãtham gia quản lý, giảng dạy cùng toàn thể các cán bộ, chuyên viên các phòng,ban chức năng Trường Đại học Giáo dục Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chânthành về sự giúp đỡ đó

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Từ Đức Văn - người

thầy đã trực tiếp định hướng và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố HảiPhòng; Huyện ủy, UBND huyện Thủy Nguyên đã hết lòng giúp đỡ và cungcấp những thông tin hết sức quý báu về ngành giáo dục của thành phố HảiPhòng và của huyện Thủy Nguyên

Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc tới bạn bè, đồng nghiệp của tôi đang côngtác tại trường THPT Phạm Ngũ Lão và gia đình đã động viên, khích lệ, tạođiều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện và hoàn thànhluận văn này

Mặc dù đã cố gắng hết sức, song chắc chắn luận văn không tránh khỏinhững thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung của cácthầy giáo, cô giáo, cùng bạn bè đồng nghiệp và bạn đọc

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 11 năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Đồng Nghĩa

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

CNH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

Đại học sư phạmĐội ngũ giáo viênGD

GD&ĐT

Giáo dụcGiáo dục và Đào tạo

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG BỐI CẢNH

ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG HIỆN NAY

7

1.3 Phát triển đội ngũ giáo viên THPT trong bối cảnh đổi mới giáo

dục phổ thông

18

1.3.2 Vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên THPT 191.3.3 Phát triển đội ngũ giáo viên THPT trong bối cảnh đổi mới giáo

dục phổ thông

25

1.4 Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên THPT trong bối cảnh đổi mới

giáo dục phổ thông hiện nay

26

1.4.2 Tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng đội ngũ giáo viên

1.4.3 Đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên

28301.4.4 Xây dựng môi trường sư phạm để phát triển đội ngũ giáo viên 331.4.5 Thực hiện chế độ chính sách, khuyến khích đội ngũ giáo viên

1.5 Các yếu tố tác động tới phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT

3435

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ PHÁT

TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT PHẠM NGŨ

LÃO, HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

39

2.1 Giới thiệu về trường THPT Phạm Ngũ Lão, huyện Thủy Nguyên,

thành phố Hải Phòng

39

2.2 Thực trạng đội ngũ giáo viên trường THPT Phạm Ngũ Lão, huyện

Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

46

2.3 Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT Phạm Ngũ

Lão, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

Trang 6

GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT PHẠM NGŨ LÃO, HUYỆN

THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG BỐI

CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG HIỆN NAY

3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên

THPT

69

3.2 Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT Phạm

Ngũ Lão, thành phố Hải Phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ

thông hiện nay

70

3.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBQL và giáo viên đối

với việc phát triển đội ngũ giáo viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục

phổ thông hiện nay

3.2.4 Biện pháp 4: Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá chất lượng

đội ngũ giáo viên của nhà trường theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên

86

3.2.5 Biện pháp 5: Tạo dựng các điều kiện bảo đảm cho giáo viên

thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học có hiệu quả

90

3.2.6 Biện pháp 6: Hoàn thiện chế độ chính sách chăm lo đời sống vật

chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên

94

3.4 Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 100

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Vai trò và năng lực kèm theo từng vai trò của người giáo

viên trong nền giáo dục hiện đại 24Bảng 2.1 Tỉ lệ xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh

( Từ năm học 2012-2013 đến năm học 2014-2015) 43Bảng 2.2 Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT, đỗ ĐH, kết quả thi HSG

Bảng 2.5 Trình độ đào tạo theo từng bộ môn và số lượng giáo viên

được cử đi học cao học (Năm học 2014-2015)

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.2 Mối quan hệ giữa các khâu của quá trình phát triển

đội ngũ giáo viên

37

Trang 8

Biểu đồ 2.1 So sánh số lượng giáo viên theo độ tuổi của nhà trường

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước hiện nay, mục

tiêu giáo dục của xã hội là nhằm “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” Đó là mục tiêu khái quát ở cấp độ xã hội Mục tiêu xã hội

được xác định bao gồm hai cấp độ vĩ mô và vi mô Mục tiêu này một mặthướng tới sự phát triển nền văn hóa xã hội, mặt khác giáo dục phải địnhhướng tới sự phát triển tối đa tiềm năng của từng cá nhân

Để thực hiện được mục tiêu trên, sự nghiệp giáo dục nước ta trong thế

kỷ XXI, nhìn tổng thể chính là chiến lược trong tổ chức, xây dựng và thựchiện, sản phẩm của GD&ĐT phải đáp ứng yêu cầu xã hội và CNH-HĐH; đưađất nước ta trong thế hội nhập toàn cầu vươn lên là một nước giàu và mạnhtrong khu vực, ngang tầm với những nước đang phát triển trên thế giới Đại

hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt” [18] Đại hội cũng đã xác định: Chăm lo

xây dựng đội ngũ giáo viên; xã hội hoá giáo dục, đào tạo; khuyến khích cáchoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; mở rộng hợp tácquốc tế và tăng ngân sách cho hoạt động GD&ĐT Đồng thời, Đại hội cũng

đã chỉ ra các giải pháp cơ bản phát triển đội ngũ giáo viên, trong đó coi giải

pháp: "xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng" [18], là tiền đề trong đổi mới GD&ĐT hiện nay Bởi công tác phát triển

đội ngũ nhà giáo với cơ cấu hợp lý, có chất lượng sẽ là động lực quan trọng

để đổi mới và nâng cao chất lượng GD&ĐT, góp phần quan trọng tạo ranguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu pháttriển của xã hội và hội nhập quốc tế

Trang 10

Chăm lo xây dựng phát triển đội ngũ nhà giáo ngày càng vững mạnh làviệc làm thường xuyên liên tục và trở thành một nhiệm vụ trọng tâm của ngànhgiáo dục nói riêng và các cấp ủy đảng, chính quyền nói chung Nhất là trong giaiđoạn hiện nay đất nước đang bước vào thời kỳ CNH-HĐH, thời kỳ hội nhập quốc

tế, với mục tiêu phấn đấu năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp,việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo phát triển toàn diện ngangtầm thời đại càng có ý nghĩa hết sức quan trọng, là yếu tố tiên quyết đảm bảo cho

sự thắng lợi

Trong GD&ĐT, giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng hiệu quảcủa các nhà trường Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đội ngũ giáoviên cần phải đáp ứng được những yêu cầu cao về phẩm chất và năng lựcchuyên môn sư phạm Chính vì vậy, cần phải có sự nghiên cứu một cáchnghiêm túc để xây dựng được một hệ thống lý luận, tập hợp được các kinhnghiệm nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng và phát triển độingũ giáo viên ngày càng tốt hơn

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, THPT là cấp học có ý nghĩa quan

trọng được khẳng định trong Điều 25 của luật GD đó là: “Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” [32], do đó đội ngũ giáo viên

THPT phải hội tụ được một cách đầy đủ những yêu cầu về phẩm chất đạođức, trình độ sư phạm, trình độ chuyên môn để thực hiện tốt mục tiêu giáodục THPT nói riêng và mục tiêu giáo dục phổ thông nói chung

Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên trường THPT Phạm NgũLão trong những năm vừa qua đã và đang đóng góp một phần to lớn vào việc:

“Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho địa phương và đất nước Tuy nhiên một vấn đề đặt ra là: Làm thế nào để năng lực của mỗi

Trang 11

giáo viên trường THPT Phạm Ngũ Lão, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng được phát huy, tất cả giáo viên luôn tâm huyết với nghề của mình.

Điều này đòi hỏi việc tuyển chọn, sắp xếp, bố trí nhân sự cần có những chuẩnmực, thực sự khách quan, công bằng Năng lực của mỗi cá nhân khi đượcphát huy đúng nơi, đúng chỗ tạo nên chất lượng, hiệu quả giáo dục toàn diện

Do vậy cần có chiến lược đào tạo chuyên sâu, tạo nên những con người thực

sự tâm huyết với nghề Đồng thời, việc tuyển dụng phải hướng đến đạt tối đatiêu chuẩn chất lượng công việc yêu cầu Mỗi cá nhân đều phát huy đượcnăng lực của mình để đóng góp vào sự nghiệp giáo dục của địa phương và củađất nước

Là giáo viên THPT, tôi nhận thức được tầm quan trọng của công tácphát triển đội ngũ giáo viên giảng dạy trong sự nghiệp đổi mới giáo dục hiệnnay Bằng tâm huyết và sự trăn trở về công tác phát triển đội ngũ giáo viêngiảng dạy ở các trường THPT thành phố Hải Phòng nói chung và ở trường

THPT Phạm Ngũ Lão nói riêng nên chúng tôi đã chọn đề tài “Phát triển đội ngũ giáo viên Trường trung học phổ thông Phạm Ngũ Lão, Huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay”.

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và thực tiễn, từ đó đề xuất các biện pháp phát triểnđội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông Phạm Ngũ Lão, huyện ThủyNguyên, thành phố Hải Phòng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viênđáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ giáo dục của nhà trường phổ thông trong giaiđoạn đổi mới giáo dục hiện nay

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu:

Đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mớigiáo dục hiện nay

Trang 12

3.2 Đối tượng nghiên cứu:

Phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT Phạm Ngũ Lão, huyện ThủyNguyên, thành phố Hải Phòng

4 Giả thuyết khoa học

Việc phát triển đội ngũ giáo viên là việc làm quan trọng thường xuyêntrong quản lý nhà trường nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục và đào tạo.Nếu đề xuất và triển khai đồng bộ, khoa học một số biện pháp phát triển độingũ giáo viên có hệ thống, có tính khả thi và phù hợp với thực tế của nhàtrường thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường THPT PhạmNgũ Lão, thành phố Hải Phòng trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển đội ngũ giáo viên

trường THPT trong bối cảnh đổi mới GDPT hiện nay

5.2 Nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên trường THPT Phạm Ngũ Lão,

huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

5.3 Đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT

Phạm Ngũ Lão, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng trong bối cảnh đổimới GDPT hiện nay

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu:

6.1 Giới hạn nội dung: Nghiên cứu thực trạng và biện pháp phát triển đội

ngũ giáo viên ở trường THPT Phạm Ngũ Lão

6.2 Giới hạn địa bàn: Trường THPT Phạm Ngũ Lão, huyện Thủy Nguyên,

thành phố Hải Phòng

6.3 Giới hạn thời gian: Các số liệu khảo sát, đánh giá thực trạng công tác

phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT Phạm Ngũ Lão từ năm 2012 đến

năm 2015

Trang 13

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

7.1 Ý nghĩa lý luận:

Tổng kết lý luận về công tác phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT

Phạm Ngũ Lão, thành phố Hải Phòng đã chỉ ra những thành công và mặt hạnchế, cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng một số biện pháp có hiệu quả chohoạt động này

7.2 Ý nghĩa thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng cho hoạt động phát triển đội

ngũ giáo viên ở các trường THPT trong thành phố Hải Phòng và trên cả

nước

8 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài tôi lựa chọn các phương pháp nghiên cứu cụ thểsau:

8.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp phân tích và tổng hợp các tài liệu, sách, báo, văn bảnNghị quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, tạp chí khoa học cóliên quan đến quy hoạch, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên Phổ thôngnói chung, giáo viên THPT nói riêng

8.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Khảo sát các nhóm là các bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh đểthu thập các số liệu, sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, phương phápđàm thoại, phỏng vấn, phương pháp khảo sát, phương pháp hỏi ý kiến chuyêngia,

8.3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý

Tham khảo các bản báo cáo tổng kết năm học, kế hoạch năm học của cáctrường, của ngành giáo dục và một số báo cáo hội thảo về công tác phát triển độingũ giáo viên

Trang 14

Tổng kết kinh nghiệm của các cán bộ quản lý và bản thân về vấn đề quản

lý phát triển đội ngũ giáo viên trong thời gian qua Từ đó đề xuất biện pháp pháttriển đội ngũ giáo viên trong giai đoạn hiện nay

8.4 Phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm Excel và các công thức về thống kê toán học để xử lýkết quả điều tra

9 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụlục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên THPT trong

bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay

Chương 2: Thực trạng đội ngũ và phát triển đội ngũ giáo viên trường

THPT Phạm Ngũ Lão, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

Chương 3: Một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT

Phạm Ngũ Lão, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng bối cảnh đổi mớigiáo dục phổ thông hiện nay

Trang 15

1.1.1 Nghiên cứu ngoài nước

Sử gia Daniel A.Wren đã nhận xét rằng: "Quản lý cũng xưa cũ như chính con người vậy", nhưng ông cũng ghi nhận rằng mới chỉ mới gần đây

người ta mới chú ý đến " chất khoa học" của quá trình quản lý

Thuyết quản lý khoa học (Sciencific Management) sở dĩ có tên nhưvậy là nhờ tựa đề cuốn sách "Những nguyên tắc quản lý khoa học" (ThePrinciples of Scientific Management) của Frederick Wuislow Taylor (1856 -1915) xuất bản năm 1911 Hậu thế coi F.W Taylor là "cha đẻ của thuyết quản

lý khoa học" Bốn nguyên tắc quản lý khoa học của Taylor đưa ra:

- Nghiên cứu một cách khoa học mỗi yếu tố của một công việc và xácđịnh phương pháp tốt nhất để hình thành

- Tuyển chọn công nhân một cách cẩn trọng và huấn luyện họ hoàn thànhnhiệm vụ bằng cách sử dụng các phương pháp có tính khoa học đã được hình thành

- Người quản lý hợp tác đầy đủ và toàn diện với công nhân để đảmbảo chắc rằng người công nhân sẽ làm việc theo những phương pháp đúngđắn

- Phải chia công việc và trách nhiệm sao cho người quản lý có bộ phậnlập kế hoạch cho các phương pháp công tác khi sử dụng những nguyên lýkhoa học, còn người công nhân có nhiệm vụ thực thi công tác theo đúng kếhoạch đó

Trong bối cảnh những biến đổi sâu sắc về kinh tế - xã hội diễn ratrong các thập kỷ 20 - 30 của thế kỷ XX, một trào lưu - một học thuyết trongquản lý đã ra đời; đó là quan điểm hành vi, hay với tên gọi khác, quan điểmquan hệ con người Học thuyết này giúp người quản lý ứng xử có hiệu quả

Trang 16

hơn với những khía cạnh con người, khía cạnh nhân bản trong một tổ chức.Thay vì quá chú trọng đến chức năng của người quản lý, thuyết này gắnghướng dẫn cách (how) người quản lý thực hiện cái (what) họ phải làm; tức là

họ phải làm thế nào để lãnh đạo, hướng dẫn người dưới quyền và giao tiếp vớinhững người dưới quyền ra sao

Ở nước ngoài những nhà nghiên cứu về lý luận và thực tiễn quản lýgiáo dục, nhất là ở các nhà trường phổ thông đã được quan tâm từ rất sớm.Ngay từ thế kỷ XVII, nhà sư phạm lỗi lạc J.A Cômenxki (1592 - 1670) khiđặt nền móng cho hệ thống các nhà trường - một tài sản quý báu còn tồn tạiđến ngày nay đã tạo cơ sở ra đời của vấn đề quan trọng hàng đầu trong quản

lý giáo dục là " tổ chức hệ thống giáo dục" trên quy mô toàn xã hội

Trong những năm gần đây ở Việt Nam đã dịch và giới thiệu nhiều côngtrình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu phương Tây về quản lý giáo dụcđiển hình là các công trình: "Hành vi tổ chức giáo dục"(organization Behavior

in Education) của Robert J.Owens (1995), "Quản lý giáo dục - lý thuyếtnghiên cứu và thực tiễn" (Educational Administration - Theory, Research andPractice) của Wayne.K Hoy, Cecil G Miskel (1996)

1.1.2 Nghiên cứu trong nước

Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ thì sự pháttriển của giáo dục diễn ra ngày càng mạnh mẽ Phát triển giáo dục được coi làquốc sách hàng đầu ở mỗi quốc gia, từ quốc gia đang phát triển đến quốc gia

đã phát triển; nó là nhân tố quyết định sự phát triển nhanh và bền vững củamỗi quốc gia Để phát triển giáo dục cần nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quantrọng nhất là đội ngũ giáo viên – nhân tố quyết định chất lượng giáo dục

Nhận thức được vấn đề đó, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng pháttriển GD&ĐT, điều này được thể hiện qua các quan điểm cơ bản của Đảng vàNhà nước về sự nghiệp giáo dục: trong Hiến pháp, trong Luật giáo dục 2005,các Nghị quyết TW 4 (khoá VII), TW2 (khoá VIII), Kết luận Hội nghị TW6(khoá IX) và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X

Trang 17

Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về ĐNGV khẳng định:

- Nhà giáo và cán bộ quản lý là đội ngũ cán bộ đông đảo nhất, có vaitrò quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp nâng cao dân trí, xây dựng conngười, đào tạo nhân lực cho đất nước Nhà nước ta tôn vinh nhà giáo, coitrọng nghề dạy học

- Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là nhiệm vụcủa các cấp uỷ Đảng và Chính quyền, coi đó là một bộ phận công tác cán bộcủa Đảng và Nhà nước; trong đó ngành giáo dục giữ vai trò chính trong việctham mưu và tổ chức thực hiện

- Phát triển ĐNGV và cán bộ quản lý giáo dục sao cho đảm bảo về sốlượng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn về chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu vừa tăngquy mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục

- Chuẩn hoá đội ngũ về các mặt: Vững vàng về chính trị; Gương mẫu

về đạo đức; Trong sạch về lối sống; Có trí tuệ, kiến thức và năng lực thựctiễn; Gắn bó với nhân dân

Trong những năm gần đây, nhiều đề án, giải pháp về quản lý pháttriển đội ngũ nhà giáo ở các cấp học, bậc học đã được nghiên cứu và áp dụng:

- “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020” (QĐ số TTg ngày 13 tháng 06 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ)

711/2012/QĐ Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộquản lý giáo dục giai đoạn 2005 – 2010” (QĐ số 09/2005/QĐ- TTg ngày 11tháng 1 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ)

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Quản lý

Hoạt động quản lý xuất hiện rất sớm từ khi con người biết hợp sức lạivới nhau để thực hiện một mục đích nào đó Từ thời thượng cổ, trung cổ đếnthời hiện đại, trải qua hàng nghìn năm lịch sử phát triển hoạt động quản lý đã

có những phát triển và trở thành bộ môn khoa học quản lý Có nhiều quanniệm khác nhau về khái niệm quản lý Dưới đây là một số quan niệm chủ yếu:

Trang 18

C.Mac đã viết: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều đều cần đến một

sự chỉ đạo điều hành những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể, khác với sự vận động của các khí quan độc lập với nó Một người độc tấu vĩ cầm thì tự điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [12, tr.180]

Theo Frederick Wins TayLor (1856-1915) cho rằng: “Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấy rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”[7].

Còn H Koontz thì lại khẳng định: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu,

nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổ chức) Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất” [25, tr.327]

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam: “Quản lý là chức năng của những hệ thống có tổ chức và bản chất khác nhau (xã hội, sinh vật, kỹ thuật), nó bảo toàn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những chương trình, mục đích hoạt động” [36, tr.5].

Theo Vũ Ngọc Hải “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra” [24, tr.1].

Theo Đặng Quốc Bảo “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế, … bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [4, tr.7].

Xuất phát từ những loại hình hoạt động quản lý, tác giả Nguyễn Thị

Mỹ Lộc và Nguyễn Quốc Chí cho rằng “Quản lý là quá trình đạt đến mục

Trang 19

tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra” [7, tr.9].

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang quan niệm: “Quản lý là hoạt động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [31, tr.25]

Từ những quan niệm của các học giả đã nêu, chúng ta có thể rút ranhận xét sau: Tuy cách diễn đạt khác nhau nhưng những định nghĩa trên đềuthể hiện được bản chất của hoạt động quản lý đó là hoạt động quản lý nhằmcho hệ thống vận động theo mục tiêu đã đặt ra, tiến đến trạng thái có chấtlượng mới

Quản lý là hoạt động có chủ đích, được tiến hành bởi một chủ thể quản

lý nhằm tác động lên khách thể quản lý để thực hiện các mục tiêu xác địnhcủa công tác quản lý Chủ thể tiến hành những hoạt động theo các chứcnăng quản lý như xác định mục tiêu, các chủ trương, chính sách; hoạchđịnh kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo thực hiện, kiểm tra để thực hiện các mụctiêu quản lý

Trong quản lý có hai bộ phận khăng khít, đó là chủ thể quản lý vàkhách thể quản lý Chủ thể quản lý có thể là cá nhân hay một nhóm người cóchức năng quản lý hay điều khiển tổ chức, làm cho tổ chức vận hành và đạttới mục tiêu Khách thể quản lý bao gồm những người thừa hành nhiệm vụtrong tổ chức, chịu sự tác động, chỉ đạo của chủ thể quản lý nhằm đạt mụctiêu chung

Những quan niệm trên đây tuy khác nhau về cách diễn đạt, nhưng đềugặp nhau ở những nội dung cơ bản, quản lý phải bao gồm các yếu tố (các điềukiện) sau :

+ Có (ít nhất một) chủ thể quản lý và đối tượng quản lý tiếp nhận cáctác động của chủ thể quản lý và các khách thể có quan hệ gián tiếp với chủ thểquản lý

Trang 20

+ Phải có một mục tiêu và một quỹ đạo đặt ra cho cả đối tượng quản lý

+ Khách thể là các yếu tố tạo nên môi trường của hệ thống

Như vậy, có thể khái quát: quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển,hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạttới mục đích đã đề ra Sự tác động của quản lý phải bằng cách nào đó đểngười bị quản lý luôn luôn chủ động, nhiệt huyết đem hết năng lực và trí tuệ

để sáng tạo ra lợi ích cho bản thân, cho tổ chức và cho cả xã hội

Ở Việt Nam, QLGD cũng là lĩnh vực được nhiều nhà quan tâm nghiêncứu

Theo tác giả Nguyễn Kỳ, Bùi Trọng Tuân: “Quản lý hệ thống giáo dục có thể xác định như là tác động có hệ thống, có kế hoạch và định hướng của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ Bộ đến trường, các cơ sở giáo dục ) nhằm mục đích bảo đảm việc giáo dục xã hội chủ nghĩa cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của chủ nghĩa xã hội, cũng như các quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thế lực, tâm lý trẻ em, thiếu niên và thanh niên” [27].

Trang 21

Theo tác giả Nguyễn Minh Đường:

“Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội hiện nay” [20].

“Quản lý giáo dục, quản lý trường học có thể là một chuỗi tác động hợp lý (có mục đích, tự giác, có kế hoạch, có hệ thống) mang tính tổ chức sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường nhằm làm cho quy trình này vận hành tới việc hoàn thành những mục đích dự kiến” [20].

Theo các tác giả Bùi Minh Hiền - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo thì:

“Quản lý nhà nước về giáo dục là sự tác động của chủ thể quản lý mang quyền lực nhà nước (các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục), chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu đề ra”.

[24, tr.114-115]

Theo Đặng Xuân Hải, Nguyễn Sỹ Thư: Quản lí nhà nước về giáo dục

là: “Sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động giáo dục và đào tạo do các cơ quan có trách nhiệm về quản lí giáo dục của Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định của nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp GD&ĐT, duy trì kỉ cương, thỏa mãn nhu cầu được GD&ĐT của nhân dân, thực hiện mục tiêu GD&ĐT của nhà nước” [23, tr 6]

Những khái niệm trên về QLGD tuy có những cách diễn đạt khác nhaunhưng tựu trung lại có thể hiểu là sự tác động có tổ chức, có định hướng phùhợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý ở các cấp lên đối tượng quản

lý nhằm đưa hoạt động giáo dục của từng cơ sở và toàn bộ hệ thống giáo dụcđạt tới mục tiêu

Trong QLGD, chủ thể quản lý ở các cấp chính là bộ máy QLGD từtrung ương đến cơ sở Còn đối tượng quản lý chính là nguồn nhân lực, cơ sở

Trang 22

vật chất kỹ thuật và hoạt động thực hiện chức năng của giáo dục đào tạo Hiểumột cách cụ thể:

Quản lý là một hệ thống tác động có kế hoạch, có ý tưởng, có mục đíchcủa chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý

QLGD là sự tác động lên tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượnggiáo dục trong và ngoài nhà trường, nhằm huy động họ cùng phối hợp, tácđộng tham gia các hoạt động GD của nhà trường để đạt mục đích đã định

Từ cơ sở lý luận cho thấy thực chất của nội dung quản lý hoạt động dạyhọc của giáo viên và hoạt động học của học sinh nhằm đạt hiệu quả cao nhấttrong hình thành nhân cách của học sinh

QLGD là hệ thống những tác động có ý thức, hợp quy luật của chủ thểquản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm đảm bảo

sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo

sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chấtlượng QLGD có những đặc trưng chủ yếu sau đây:

- QLGD nói chung, quản lý các cơ sở giáo dục nói riêng phải chú ý đến

sự khác biệt giữa đặc điểm lao động sư phạm so với lao động xã hội nóichung

- Trong QLGD, các hoạt động quản lý hành chính nhà nước và quản lýchuyên môn sư phạm đan xen vào nhau, thâm nhập lẫn nhau không thể táchrời, tạo thành QLGD thống nhất

- QLGD đòi hỏi những yều cầu cao về tính toàn diện, tính thống nhất,tính liên tục, tính kế thừa, tính phát triển

- GD là sự nghiệp của quần chúng do vậy QLGD phải quán triệt quanđiểm quần chúng

1.2.3 Quản lý nhà trường

* Nhà trường

“Nhà trường là một tổ chức chuyên biệt trong hệ thống tổ chức xã hội thực hiện chức năng tái tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự duy trì và phát

Trang 23

triển xã hội” [5, tr 3]

Nhà trường là tổ chức GD cơ sở mang tính nhà nước, xã hội, là nơi trựctiếp làm công tác đào tạo thế hệ trẻ, là cơ quan GD chuyên biệt, có đội ngũcác nhà giáo có trình độ được đào tạo, nội dung chương trình được chọn lọc,phương pháp GD phù hợp với mọi lứa tuổi, các phương tiện kĩ thuật phục

vụ cho GD, mục đích GD của nhà trường phù hợp với xu thế phát triển của

xã hội và thời đại

*Quản lí nhà trường

Có nhiều tác giả quan niệm về nhà trường khác nhau

Theo tác giả Bùi Trọng Tuân: “Quản lý nhà trường bao gồm quản lý bên trong nhà trường (nghĩa là quản lý các thành tố mục đích, nội dung, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, đội ngũ giáo viên, cán bộ, tập thể học sinh, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, các thành tố này quan hệ qua lại với nhau, tất cả đều thực hiện chức năng giáo dục) và quản lý mối quan hệ giữa nhà trường với môi trường xã hội bên ngoài nhà trường”.[27]

Tác giả Đặng Quốc Bảo khi nghiên cứu về quản lý nhà trường quan

niệm: “Quản lý nhà trường là quản lý một thiết chế vừa có tính sư phạm, vừa

có tính kinh tế trong đó nhà trường trung học phải xác định sứ mệnh là đào tạo học sinh trở thành người lớn có trách nhiệm tự lập với ba giấy thông hành đi vào đời là: giấy thông hành học vấn, giấy thông hành kỹ thuật nghề nghiệp và giấy thông hành kinh doanh”.[4, tr16]

Theo tác giả Trần Kiểm “Quản lí nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lí giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục , mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [26, tr 242]

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang “ Quản lí nhà trường là quản lí hoạt động dạy và học tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục” [31, tr.34]

Tác giả M.I Kônđacôp đã viết: “Chúng ta hiểu quản lý nhà trường

Trang 24

(công việc nhà trường) là một hệ thống xã hội – sư phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý đến tất cả các mặt của đời sống nhà trường, nhằm đảm bảo

sự vận hành tối ưu về các mặt kinh tế- xã hội, tổ chức - sư phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang lớn lên” [30, tr.373]

Nhà trường là một thiết chế đặc biệt của xã hội nên nhà trường cùngvới công tác quản lí trường học là vô cùng quan trọng, bao gồm sự quản lí cáctác động qua lại giữa trường học và xã hội đồng thời quản lí chính nhà trường.Chúng ta có thể phân tích quá trình GD của nhà trường như một hệ thống cácthành tố và được biểu diễn bằng sơ đồ sau:

Chú thích: NT- Nhà trường; Th - Thầy; Tr - Trò; M - Mục tiêu;

Đ - Điều kiện đào tạo; H - Hình thức tổ chức đào tạo; Q - Quy chế đào tạo; N

- Nội dung đào tạo; P - Phương pháp dạy học; B - Bộ máy đào tạo; Mô- Môitrường đào tạo

Xét riêng một nhà trường, thì chủ thể quản lý gồm có: chủ thể bên trong,chủ thể bên trên và chủ thể bên ngoài

chủ thể bên trên và chủ thể bên ngoài Chủ thể quản lý bên trong trường là BanGiám hiệu (Hiệu trưởng, Hiệu phó CM); và các Tổ trưởng CM Đối tượng quản

lí gồm có 3 nhóm: nhóm nhân tố cơ bản cấu thành trí thức bao gồm: mục tiêu

GD, nội dung GD, phương pháp GD; nhóm nhân tố động lực bao gồm Thầy

NT

P N

Trang 25

và Trò, Thầy là lực lượng đào tạo, Trò là đối tượng đào tạo; và nhóm nhân tốgắn kết: gồm hình thức đào tạo, điều kiện đào tạo, môi trường đào tạo, bộmáy đào tạo, quy chế đào tạo.

Như vậy, quản lí nhà trường thực chất là tác động có định hướng, có kếhoạch của chủ thế quản lí lên tất cả các nguồn lực nhằm đẩy mạnh hoạt độngcủa nhà trường theo nguyên lí GD nhằm đạt mục tiêu GD Do vậy, công tácquản lí GD nói chung, quản lí nhà trường nói riêng, gồm có quản lí hoạt độngtrong nhà trường và quản lí các quan hệ giữa nhà trường và xã hội

1.2.4 Phát triển đội ngũ giáo viên

1.2.4.1 Phát triển

Trong Triết học, theo phép biện chứng duy vật Phát triển là khái niệmdùng để “Khái quát quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phứctạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn” Trong quá trình phát triển “sự vật,hiện tượng chuyển hóa sang chất mới, cao hơn, phức tạp hơn; làm cho cơ cấu tổchức, phương thức vận động và chức năng của sự vật ngày càng hoàn thiệnhơn” Do đó phát triển được hiểu là “sự thay đổi, chuyển biến tạo ra cái mới theohướng tích cực, tốt hơn”

1.2.4.2 Phát triển đội ngũ giáo viên

Phát triển đội ngũ giáo viên trong giáo dục chính là xây dựng và pháttriển một tổ chức những người gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH,

có phẩm chất đạo đức trong sáng, lành mạnh, năng lực chuyên môn vữngvàng, có ý chí kiên định trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, biết gìngiữ và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc đồng thời có khả năng tiếp thu nềnvăn hoá tiến bộ của nhân loại Phát triển đội ngũ giáo viên có nghĩa là làm choĐNGV có sự thay đổi số lượng, cơ cấu và chất lượng ĐNGV; thực chất là có sựthay đổi ĐNGV về cả “lượng” và “chất” đáp ứng nhu cầu vừa tăng qui mô vừanâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong giai đoạn mới

Trang 26

1.3 Phát triển đội ngũ giáo viên THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.

1.3.1 Đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay

Trong Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã banhành Nghị quyết số 29-NQ/TW với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáodục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điềukiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu của đổi mới lần này là: Tạochuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đápứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu họctập của nhân dân Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và pháthuy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu

Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả [2]

Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt,quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xãhội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đạihóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đàotạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc Phấn đấu đếnnăm 2020, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực

Mục tiêu cụ thể đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông hiệnnay:

- Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lựccông dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp chohọc sinh

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng,truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thựchành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học,khuyến khích học tập suốt đời

Trang 27

- Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạnsau năm 2015 Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9)

có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trunghọc cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giaiđoạn học sau phổ thông có chất lượng Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục,thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020

- Phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độgiáo dục trung học phổ thông và tương đương

1.3.2 Vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên THPT

1.3.2.1 Đội ngũ giáo viên THPT

Theo Luật giáo dục nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam “Giáoviên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổthông ,giáo dục nghề nghiệp” [32]

Theo Điều 30- Chương IV của Điều lệ trường trung học do Bộ giáo dục

và Đào tạo ban hành thì giáo viên trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy,giáo dục trong nhà trường gồm Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, giáo viên bộmôn, giáo viên phụ trách Đoàn (đối với trường THPT) [5]

Vì thế ta có thể hiểu đội ngũ giáo viên THPT là tập hợp những giáo viênđược tổ chức thành một lực lượng có tổ chức có chung một lý tưởng, mục đích,nhiệm vụ đó là thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra cho lực lượng tổ chứcmình Họ làm theo một kế hoạch thống nhất và gắn bó với nhau thông qua lợiích về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ quy định của pháp luật

1.3.2.2.Chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên THPT :

Đội ngũ giáo viên trường THPT là những người có trình độ đại họchoặc sau đại học về chuyên môn giảng dạy và có chứng chỉ nghiệp vụ sưphạm

* Giáo viên THPT phải có những tiêu chuẩn:

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt

- Có năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục

Trang 28

- Có năng lực dạy học

- Có năng lực giáo dục

- Có năng lực hoạt động chính trị, xã hội

- Có năng lực phát triển nghề nghiệp

* Giáo viên THPT có chức năng nhiệm vụ:

- Giáo dục, giảng dạy theo đúng chương trình kế hoạch Soạn bài,chuẩn bị thí nghiệm, kiểm tra, đánh giá học sinh trong các hoạt động giáodục, tham gia các hoạt động giáo dục

- Rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng caochất lượng và hiệu quả giáo dục

- Thực hiện nghĩa vụ công dân, pháp luật của nhà nước và điều lệ củanhà trường

- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo

- Phối hợp với các đoàn thể, tổ chức xã hội trong các hoạt động giáo dục Lao động sư phạm của người giáo viên là một loại hình lao động đặcbiệt mang tính chất đặc thù của các loại hình lao động trí óc và lao động thểlực, đòi hỏi một sự tiêu hao cả năng lượng thần kinh, trí óc và lao động thểlực cơ bắp Tính chất đa dạng và phức tạp của các hoạt động sư phạm củangười GV đòi hỏi đội ngũ các nhà quản lý và bản thân người GV cần có cáckiến thức và kỹ năng cần thiết về tổ chức khoa học lao động sư phạm nhằmnâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động lao động sư phạm góp phầnnâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường Sản phẩm của loại hình lao độngđặc biệt này cũng rất đặc biệt: Đó là con người có nhân cách (Phẩm chất vànăng lực) đáp ứng yêu cầu của xã hội Vì vậy nhà giáo có vai trò hết sức quantrọng trong nhà trường và được xã hội tôn vinh

Trong lịch sử, dân tộc ta đã có truyền thống hiếu học, quý trọng nhân

tài, coi “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, lấy giáo dục làm cơ sở để chấn

hưng đất nước, vai trò của người thầy cũng được đánh giá rất cao, bên cạnh

đó truyền thống tôn sư trọng đạo luôn được giữ gìn và phát huy

Trang 29

- Để đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thời kỳ CNH- HĐH đất nước,người giáo viên phải có những phẩm chất sau:

Về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống: Chấp hành đường lối củaĐảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chínhtrị-xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân; luôn yêu nghề, gắn bó với nghề dạyhọc, chấp hành Luật giáo dục, Điều lệ, quy chế; quy định của ngành, có ýthức tổ chức kỷ luật tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất danh dự, uy tíncủa nhà giáo, sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh

Người giáo viên phải luôn thương yêu tôn trọng, đối xử công bằng vớihọc sinh giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt; luôn

có tinh thần đoàn kết, cộng tác với đồng nghiệp Có ý thức xây dựng tập thểtốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục; có lối sống lành mạnh, văn minh,phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực,làm việc khoa học

Về kiến thức: Phải làm chủ được kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạyhọc chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu

cơ bản, hiện đại, thực tiễn; thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹnăng và yêu cầu về trình độ được quy định trong môn học

Về kỹ năng sư phạm: Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng pháthuy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tựhọc, năng lực sang tạo và tư duy của học sinh

1.3.2.3 Vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên THPT

Đội ngũ giáo viên là nhân tố quan trọng quyết định sự nghiệp GD&ĐT.Nhà nước và nhân dân ta luôn đánh giá cao công lao của các thầy giáo, côgiáo của các nhà trường đối với việc đào tạo thế hệ trẻ Truyền thống tôn sưtrọng đạo luôn được giữ gìn và phát triển cùng với sự phát triển của lịch sửdân tộc

Đội ngũ giáo viên THPT có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng Họ là những người trực tiếp giảng dạy và giáo dục học sinh ở trường THPT, trang

Trang 30

bị kiến thức toàn diện, phát triển và hoàn thiện nhân cách cho học sinh.

Đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt của chương trình cải cách đổimới giáo dục là người tiếp tục thực hiện mục tiêu giáo dục là yếu tố quyếtđịnh chất lượng giáo dục Giáo viên THPT phải có trình độ đại học trở lên vềchuyên môn, phải có trình độ cao về khoa học, phải có năng lực tổ chức chohọc sinh nắm bắt việc chuyển giao và vận dụng những tiến bộ khoa học - kỹthuật vào cuộc sống hàng ngày làm cho nhà trường gắn liền với mọi hoạt độngkinh tế - xã hội phát huy vai trò trung tâm văn hoá khoa học kỹ thuật với địaphương, thông qua đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh

* Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII của Đảng cũng đã khẳng định

“Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục” [15, tr 38] “Giáo viên

là khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục và phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên cũng như đội ngũ quản lý giáo dục cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và năng lực chuyên môn nghiệp vụ”[15]

* Luật giáo dục nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở Điều 15

đã ghi rõ: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục” [32]

* Tác giả R.R.Singh trong cuốn “Nền giáo dục cho thế kỷ 21 Những

triển vọng của Châu Á- Thái Bình Dương” Đã viết: “Không có một hệ thống giáo dục nào có thể vươn cao quá tầm những giáo viên làm việc cho nó”.[33]

Với vai trò quan trọng như vậy buộc chúng ta phải phát triển đội ngũgiáo viên THPT để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục và xu thế hộinhập toàn cầu của đất nước ta hiện nay

Để phát triển đội ngũ giáo viên THPT thì việc tìm hiểu về họ về vị trí,vai trò và nhiệm vụ của họ là rất quan trọng, chính vì vậy chúng tôi tìm hiểuthêm Quan niệm của UNESCO về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của người giáoviên trong thời đại kinh tế tri thức

Trang 31

Trên thế giới hiện nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học côngnghệ, loài người đang bước vào thời đại phát triển kinh tế tri thức Thời đại

mà khối lượng tri thức trở thành yếu tố phát triển kinh tế-xã hội của mọi quốcgia Toàn xã hội là một xã hội học tập Khái niệm về học tập cũng có nhiềuthay đổi như báo cáo của hội đồng Quốc tế về “Giáo dục cho thế kỷ 21” của

UNESCO đã khẳng định: “Học để biết, học để làm việc, học để cùng chung sống với nhau và học để làm người ”.

Cùng với sự thay đổi đó vị trí, vai trò và các chức năng của nhà trườngnói chung và của đội ngũ giáo viên nói riêng có sự thay đổi lớn Người thầygiáo không chỉ làm nhiệm vụ truyền đạt kiến thức đơn thuần mà còn có nhiệm

vụ dạy cho người học cách học cách nghiên cứu cách xử lý tình huống có thểgặp phải trong cuộc sống Chính vì vậy chức năng của người thầy giáo trongthời đại mới là tổ chức, điều khiển các hoạt động giáo dục và dạy học hướngtới các mục tiêu hình thành nhân cách con người đáp ứng yêu cầu của xã hội.Theo tổng kết của hội nghị giáo dục thuộc UNESCO, hoạt động giáo dục củangười giáo viên đã có sự thay đổi theo các hướng sau:

- Đảm nhận nhiều các chức năng khác hơn so với trước, có trách nhiệmnặng hơn trong công việc lựa chọn nội dung dạy học và giáo dục

- Chuyển mạnh từ chỗ truyền thụ kiến thức sang tổ chức việc học củahọc sinh, sử dụng tối đa nguồn tri thức trong xã hội

- Yêu cầu sử dụng rộng rãi hơn những phương tiện dạy học hiện đại do

đó cần phải trang bị thêm các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết

- Yêu cầu thắt chặt hơn mối quan hệ với cha mẹ học sinh và cộng đồnggóp phần nâng cao chất lượng cuộc sống

- Yêu cầu giáo viên tham gia rộng rãi hơn các hoạt động trong và ngoàinhà trường

Trên cơ sở những thay đổi đó có thể chỉ ra các vai trò và năng lực kèmtheo từng vai trò đó của người giáo viên trong nền giáo dục hiện đại được thểhiện qua bảng sau:

Trang 32

Bảng 1.1 Vai trò và năng lực kèm theo từng vai trò

của người giáo viên trong nền giáo dục hiện đại

2 Là người điều

tra nghiên cứu

Tìm hiểu các vấn đề thực tiễn nảy sinh trong cộngđồng Thu thập thông tin, phân tích các sự việc vàcác vấn đề cần giải quyết

3 Là người thúc

đẩy học tập

Tạo các tình huống hoạt động có hiệu quả Đặt kếhoạch và tổ chức các hoạt động ngoài nhà trường.Xác định các chủ thể và hoạt động thích hợp, xâydựng các biểu đồ, đồ dùng dạy học có hiệu quả

5 Là người học

Thu thập và học tập cách trình bày thông tin thíchhợp cho học sinh và cộng đồng Sử dụng nguồn tàiliệu có thể được, duy trì và học tập suốt đời

hệ với các cơ sở công nghệ và kỹ thuật ở địa phương.Những thay đổi trên về vai trò của người giáo viên đòi hỏi phải pháttriển toàn diện ĐNGV, nâng cao chất lượng đào tạo - bồi dưỡng đội ngũ để cóhiệu quả trong sử dụng và phát triển nhà trường

Qua những điều trên ta có thể thấy rằng ĐNGV có nhiệm vụ, vai trò rấtquan trọng trong sự nghiệp GD&ĐT của mỗi quốc gia Vì vậy phát triển đội

Trang 33

ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay là rất quantrọng và cấp thiết.

1.3.3 Phát triển đội ngũ giáo viên THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông

Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 Hội nghị lần thứ 6 khóa XI đã

nêu: “Quản lý giáo dục, đào tạo còn nặng về hành chính, chưa phát huy tính

tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục và đào tạo, chưa tạo được động lực đổi mới từ bên trong của ngành giáo dục.”[2]

Trong Chương trình hành động của ngành Giáo dục thực hiện Chiếnlược phát triển Giáo dục Việt Nam 2011 - 2020 đã nêu 2 giai đoạn:

* Giai đoạn 1 (2013 - 2015)

Về phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục: “Triển khai quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp của đội ngũ theo yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp Hướng dẫn cơ sở tự xác định nhu cầu bồi dưỡng và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ ”

* Giai đoạn 2 (2016-2020)

Chương trình hành động nêu:

“Triển khai thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; tiếp tục thực hiện đổi mới giáo dục nghề nghiệp, đại học và một số nhiệm vụ của giai đoạn 1 với các điều chỉnh bổ sung; tập trung củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục; tiếp tục thực hiện đề án nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, tin học trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Tiếp tục thực hiện đề án quy hoạch phát triển nhân lực của các bộ, ngành, địa phương và đề án quy hoạch phát triển nhân lực ngành Giáo dục; tiếp tục thực hiện Chương trình phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm từ năm 2011 đến năm 2020 và đào tạo giáo viên phục vụ triển khai

Trang 34

chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015; đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng

Tham mưu Chính phủ, Quốc hội xây dựng Luật Nhà giáo Tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi về vật chất và tinh thần tạo động lực cho các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản

lý giáo dục về tư tưởng chính trị, đạo đức, trình độ đào tạo, năng lực nghề nghiệp Đổi mới cách xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo lại, chương trình bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Đổi mới cách thức tuyển dụng, đánh giá, sử dụng và bổ nhiệm nhà giáo, cán bộ giáo dục Rà soát và đưa ra khỏi ngành hoặc bố trí công việc khác đối với những người không đủ năng lực, phẩm chất ”[11]

Từ những yêu cầu trên đặt ra cho ngành giáo dục những vấn đề đổimới Ngành giáo dục cần thực hiện đổi mới mạnh mẽ từ mục tiêu, nội dung,chương trình đến việc kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục của tất cả cáccấp học, ngành học Đối với giáo dục phổ thông đòi hỏi sự đổi mới mạnh mẽhơn nữa đặc biệt là cấp THPT Để thực hiện việc đổi mới có hiệu quả thì cầnthực hiện đổi mới về tư duy quản lý và xây dựng được lộ trình đổi mới phùhợp và có tính khả thi

1.4 Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay

1.4.1 Quy hoạch đội ngũ giáo viên

Muốn phát triển ĐNGV trước hết phải định hình được đội ngũ Nghị

quyết Trung ương 3 khoá VIII đã khẳng định: “Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài” [15,

tr.82]

Quy hoạch là sự bố trí, sắp xếp toàn bộ theo một trình tự hợp lý trongtừng thời gian, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch dài hạn Quy hoạch được hiểutheo nghĩa chung nhất là bước cụ thể hoá chiến lược ở mức độ toàn hệ thống,

Trang 35

đó là kế hoạch mang tính tổng thể, thống nhất với chiến lược về mục đích,yêu cầu và là căn cứ để xây dựng kế hoạch.

Quy hoạch đội ngũ giáo viên là bản luận chứng khoa học về phát triểnđội ngũ đó để góp phần thực hiện các định hướng của địa phương và củachính nhà trường về công tác nhân sự, phục vụ việc xây dựng kế hoạch đàotạo và bồi dưỡng cán bộ, đồng thời làm nhiệm vụ điều khiển, điều chỉnh trongcông tác quản lý, chỉ đạo các cấp quản lý

Quy hoạch ĐNGV trường THPT là lập kế hoạch để đáp ứng nhữngnhu cầu hiện tại cũng như tương lai về ĐNGV của các trường THPT khi tínhđến cả những nhân tố bên trong và những nhân tố của môi trường bên ngoài

- Nội dung của quy hoạch ĐNGV trường THPT bao gồm:

+ Đánh giá thực trạng ĐNGV trường THPT;

+ Dự báo quy mô giáo viên: về số lượng, cơ cấu, chất lượng;

+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, chất lượng ĐNGVTHPT;

+ Xây dựng các biện pháp thực hiện quy hoạch

Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên chuyên ngành phải đảm bảođược yêu cầu về chuyên môn vừa phải đảm bảo yêu cầu về năng lực sư phạm,khuyến khích những giáo viên thật sự tâm huyết, trách nhiệm với nghề, cốnghiến tài năng cho sự nghiệp giáo dục đồng thời có cơ sở để thay thế những giáoviên, cán bộ quản lý không đủ phẩm chất, năng lực công tác Trên cơ sở đó xâydựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn chất lượng đội ngũ nhà giáo vàgiáo viên chuyên ngành

- Phải tổ chức điều tra, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ giáo viênchuyên ngành về tình hình tư tưởng, đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp

vụ, phương pháp giảng dạy,

- Hàng năm phải rà soát, bố trí, sắp xếp lại những giáo viên không đápứng yêu cầu của nhà trường bằng các giải pháp như: luân chuyển, đào tạo lại,bồi dưỡng nâng cao trình độ,

Trang 36

- Có kế hoạch chuẩn bị ĐNGV theo quy định của Bộ giáo dục

Tóm lại, việc quy hoạch ĐNGV phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trịcủa địa phương, của nhà trường, trên cơ sở phân tích đánh giá ĐNGV hiện có,

dự kiến khả năng phát triển quy mô của đội ngũ trong tương lai, xem xét khảnăng phát triển của ĐNGV hiện tại và tính đến khả năng bổ sung từ nguồnbên ngoài từ đó xây dựng kế hoạch tổng thể, xây dựng kế hoạch chi tiết chotừng giai đoạn cụ thể Quy hoạch ĐNGV cần làm rõ số lượng, chất lượng vềtrình độ chuyên môn - nghiệp vụ sư phạm, cơ cấu của từng bộ môn cụ thể vàtính đến quy hoạch chung cho nhà trường làm cơ sở cho việc quản lý, tổ chức,chỉ đạo trong từng giai đoạn phát triển của trường Tất cả hướng đến mụctiêu: đảm bảo đủ về số lượng, ổn định về chất lượng để thực hiện tốt kếhoạch, nội dung, đào tạo của nhà trường

1.4.2 Tuyển chọn; bồi dưỡng; đào tạo; sử dụng đội ngũ giáo viên

1.4.2.1 Tuyển chọn giáo viên

Để có một đội ngũ giáo viên có đủ trình độ, năng lực thì việc tuyểnchọn đội ngũ giáo viên phải được tiến hành theo một trình tự nhất định, hợp

lý và khách quan

Tuyển chọn bao gồm hai bước: tuyển mộ và lựa chọn, trong đó tuyển mộ

là một tiến trình thu hút những người có khả năng từ nhiều nguồn khác nhau đếnđăng kí, nộp đơn xin việc làm, sau đó tập hợp danh sách lại xem xét trong số đó

ai là người hội tụ đủ các tiêu chuẩn theo yêu cầu rồi quyết định tuyển

Lựa chọn giáo viên là quá trình xem xét những người có đủ tiêu chuẩnlàm giáo viên theo qui định của ngành, của cấp học, của các nhà trường Căn cứvào Luật Giáo dục, Pháp lệnh công chức và nhu cầu sử dụng của nhà trường đểđưa ra các tiêu chuẩn lựa chọn giáo viên

Việc tuyển chọn đội ngũ giáo viên được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Nghiên cứu hồ sơ cá nhân, chú ý tới nguồn đào tạo thành tích

giảng dạy, công tác, học tập Qua nghiên cứu hồ sơ và qua tiếp xúc có thểđánh giá sơ bộ những nét cơ bản về giáo viên mình sẽ tuyển, từ đó đưa ra

Trang 37

quyết định lựa chọn hay không lựa chọn.

Bước 2: Thử thách: những người được duyệt hồ sơ, cần cho họ thử

việc Cử bộ phận phụ trách (gồm lãnh đạo, tổ trưởng, nhóm trưởng bộ môn,giáo viên có khá, giỏi bộ môn) để xem xét, đánh giá trình độ chuyên môn,năng lực sư phạm của giáo viên

Bước 3: Xem xét và tiếp nhận: thành lập hội đồng tư vấn xem xét và

kết luận, lập hồ sơ trình Sở giáo dục và đào tạo ra quyết định tuyển dụng

Thực tế cho thấy, hiệu quả của việc tuyển chọn giáo viên không chỉ phụthuộc vào việc tuyển chọn mà còn ở chỗ người đứng đầu đơn vị và các tổchức trong nhà trường có trách nhiệm: giúp đỡ họ thích ứng với nghề nghiệpthông qua các khâu bố trí công việc ban đầu

1.4.2.2 Bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ giáo viên

Đào tạo đội ngũ giáo viên là quá trình hoạt động có mục đích, có tổchức nhằm hình thành hệ thống kiến thức, nguồn lực sư phạm, thái độ nghềnghiệp theo những tiêu chuẩn của người giáo viên phù hợp với yêu cầu củangành và của cơ sở giáo dục (nhà trường)

Theo UNESCO, bồi dưỡng có ý nghĩa nâng cao trình độ nghề nghiệp.Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiếnthức hoặc kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầulao động nghề nghiệp

Xã hội luôn vận động và biến đổi không ngừng, do vậy nhà trườngcũng không ngừng thay đổi để phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội.Việc đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên của các trường phải đượcdiễn ra thường xuyên, liên tục và phải có kế hoạch dài hạn, nếu không sẽ

bị tụt hậu và bị đào thải

Việc đào tạo, bồi dưỡng có thể được thực hiện bằng nhiều phươngthức khác nhau để tạo điều kiện tốt nhất để tạo ra những giáo viên có chấtlượng cao đáp ứng với yêu cầu của nhà trường

Việc bồi dưỡng nhằm mục tiêu đạt chuẩn theo quy định của bậc

Trang 38

học, ngành học và để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Bên cạnh việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng tri thức, văn hóa,chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, người hiệu trưởng cũng cần phảicoi trọng việc bồi dưỡng tư tưởng, chính trị, đạo đức cho giáo viên để họ

có thể hoàn thiện mình hơn đáp ứng được yêu cầu của nhà trường và của

xã hội

1.4.2.3 Sử dụng đội ngũ giáo viên

Sử dụng đội ngũ giáo viên là sắp xếp, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm giáoviên và giao nhiệm vụ, gắn với chức danh cụ thể, nhằm phát huy khả nănghiện có của ĐNGV để vừa hoàn thành được mục tiêu của tổ chức và tạo ra sựđồng thuận trong cơ quan đơn vị, hạn chế sự bất mãn ít nhất

Để sử dụng ĐNGV có hiệu quả thì phải giao đúng người, đúng việc.Nếu bố trí sử dụng giáo viên hợp lý thì sẽ phát huy được những khả năng tiềm

ẩn, vốn có của từng giáo viên Thực hiện tốt việc này đòi hỏi người quản lýcần:

- Hiểu rõ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, sở trường cũngnhư thế mạnh của từng giáo viên từ đó bố trí đúng người, đúng việc;

- Xem xét đến nguyện vọng của cá nhân và ý kiến thống nhất từ tổ bộmôn để quyết định;

- Gắn chặt nghĩa vụ và quyền lợi của giáo viên, đảm bảo công bằng vềđãi ngộ;

- Đảm bảo tính kế thừa để có sự ổn định trong một thời gian nhất địnhtránh sự xáo trộn quá lớn có thể gây trì trệ công việc ở một số bộ phận;

- Thực hiện thanh tra, kiểm tra thường xuyên để điều chỉnh việc bố trínếu cần và để đánh giá trình độ năng lực của đội ngũ

1.4.3 Đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên

Tác giả Nguyễn Đức Chính khi nghiên cứu về Đánh giá trong giáo dục đã

quan niệm: “Bất kỳ khâu nào của QLGD cũng cần tới đánh giá Không có đánh giá thì hệ thống QLGD sẽ trở thành một hệ thống một chiều Đây là một cơ chế

Trang 39

QLGD không khoa học và không hoàn thiện Khi có đánh giá, QLGD mới nhận được phản hồi, mới kịp thời phát hiện ra các vấn đề và giải quyết chúng Giáo dục là một hệ thống quản lý hai chiều kiểu khứ hồi Như vậy có thể nói đánh giá

là một nhân tố đảm bảo cho QLGD có tính khoa học và hoàn thiện” [9, tr 35].

Phát triển đội ngũ giáo viên được coi là một khâu của QLGD, vì thế màđánh giá đội ngũ giáo viên được xác định là một trong những nhiệm vụ rất quantrọng của người quản lý và đây cũng là một công việc không ít khó khăn đối vớingười quản lý Đánh giá đội ngũ giáo viên được hiểu là việc so sánh kết quả hoànthành công việc cá nhân được giao với các tiêu chuẩn hoặc mục đích đã xác địnhcho vị trí làm việc đó Kết quả thấp cần phải có kế hoạch bồi dưỡng hoặc cử đihọc nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, còn nếu đạt kết quả cao thì được đề nghịkhen thưởng, đề bạt

- Tiêu chuẩn chung: Đội ngũ giáo viên trường THPT phải có các tiêuchuẩn sau:

* Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt

* Đạt trình độ chuẩn về đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ

* Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp

* Lý lịch bản thân rõ ràng

- Yêu cầu đối với giáo viên trong giai đoạn hiện nay:

Theo Quy định về “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo

viên trung học phổ thông” (Ban hành kèm theo Thông tư số BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) bao gồm: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung

30/2009/TT-học phổ thông ; đánh giá, xếp loại giáo viên trung 30/2009/TT-học cơ sở, giáo viên trunghọc phổ thông theo Chuẩn nghề nghiệp, gồm 6 tiêu chuẩn với 25 tiêu chí [6]:

+ Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

Tiêu chí 1 Phẩm chất chính trị

Tiêu chí 2 Đạo đức nghề nghiệp

Tiêu chí 3 Ứng xử với học sinh

Trang 40

Tiêu chí 4 Ứng xử với đồng nghiệp

Tiêu chí 5 Lối sống, tác phong

+ Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục

Tiêu chí 6 Tìm hiểu đối tượng giáo dục

Tiêu chí 7 Tìm hiểu môi trường giáo dục

+Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học

Tiêu chí 8 Xây dựng kế hoạch dạy học

Tiêu chí 9 Đảm bảo kiến thức môn học

Tiêu chí 10 Đảm bảo chương trình môn học

Tiêu chí 11 Vận dụng các phương pháp dạy học

Tiêu chí 12 Sử dụng các phương tiện dạy học

Tiêu chí 13 Xây dựng môi trường học tập

Tiêu chí 14 Quản lý hồ sơ dạy học

Tiêu chí 15 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

+ Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục

Tiêu chí 16 Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục

Tiêu chí 17 Giáo dục qua môn học

Tiêu chí 18 Giáo dục qua các hoạt động giáo dục

Tiêu chí 19 Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng

Tiêu chí 20 Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổchức giáo dục

Tiêu chí 21 Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh

+ Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị, xã hội

Tiêu chí 22 Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng

Tiêu chí 23 Tham gia hoạt động chính trị, xã hội

+ Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp

Tiêu chí 24 Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện

Tiêu chí 25 Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục

Ngày đăng: 02/02/2016, 19:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Đặng Quốc Bảo - Đặng Bá Lãm - Nguyễn Lộc - Phạm Quang Sáng - Bùi Đức Thiệp (2010), Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục Việt nam. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dụcViệt nam
Tác giả: Đặng Quốc Bảo - Đặng Bá Lãm - Nguyễn Lộc - Phạm Quang Sáng - Bùi Đức Thiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
4. Đặng Quốc Bảo (2010), Những vấn đề cơ bản về lãnh đạo quản lý và vận dụng vào điều hành nhà trường. Tập bài giảng lớp Cao học Quản lý giáo dục Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản về lãnh đạo quản lý và vậndụng vào điều hành nhà trường
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 2010
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường trung học cơ sở, trườngtrung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nhà xuất bảnGiáo dục
Năm: 2011
7. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Đại cương khoa học quản lý. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương khoa họcquản lý
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2012
8. Nguyễn Đức Chính (2003), Chất lượng và quản lý chất lượng giáo dục đào tạo. Tập bài giảng lớp Cao học Quản lý giáo dục, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng và quản lý chất lượng giáo dụcđào tạo
Tác giả: Nguyễn Đức Chính
Năm: 2003
9. Nguyễn Đức Chính (2012), Đo lường và đánh giá trong giáo dục và dạy học.Tài liệu giảng dạy lớp Cao học QLGD, trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đo lường và đánh giá trong giáo dục và dạy học
Tác giả: Nguyễn Đức Chính
Năm: 2012
10. Nguyễn Đức Chính (2014), Kiểm tra đánh giá trong giáo dục. Tài liệu giảng dạy lớp Cao học QLGD, trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm tra đánh giá trong giáo dục
Tác giả: Nguyễn Đức Chính
Năm: 2014
12. C.Mác-Ph.Ăng ghen (1993), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác-Ph.Ăng ghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1993
13. Vũ Cao Đàm (2008), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học.Nhà xuất bản Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: Nhà xuất bản Thế giới
Năm: 2008
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lầnthứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 1996
15. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành trung ương khoá VIII . Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Banchấp hành trung ương khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Kết luận của Hội nghị lần thứ 6 ban chấp hành Trung ương khoá IX, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết luận của Hội nghị lần thứ 6 banchấp hành Trung ương khoá IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2002
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ X. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng toàn Quốc lầnthứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ XI. Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng toàn Quốc lầnthứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia
Năm: 2011
19. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trongthế kỷ XXI
Tác giả: Trần Khánh Đức
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
20. Nguyễn Minh Đường (2004), “Đánh giá chất lượng giáo dục và những điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục”. Một số ý kiến về chất lượng và hiệu quả giáo dục, kỷ yếu hội thảo khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá chất lượng giáo dục và nhữngđiều kiện nâng cao chất lượng giáo dục”". Một số ý kiến về chất lượng và hiệuquả giáo dục, kỷ yếu hội thảo khoa họ
Tác giả: Nguyễn Minh Đường
Năm: 2004
21. Phạm Minh Hạc (2005), Nguồn lực con người, yếu tố quyết định sự phát triển xã hội. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn lực con người, yếu tố quyết định sự pháttriển xã hội
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị Quốc gia
Năm: 2005
22. Nguyễn Trọng Hậu (2010), Đại cương khoa học quản lý giáo dục. Tập bài giảng lớp Cao học Quản lý giáo dục trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương khoa học quản lý giáo dục
Tác giả: Nguyễn Trọng Hậu
Năm: 2010
23. Đặng Xuân Hải – Nguyễn Sỹ Thư (2012), Quản lí giáo dục, quản lí nhà trường trong bối cảnh thay đổi. Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lí giáo dục, quản lí nhàtrường trong bối cảnh thay đổi
Tác giả: Đặng Xuân Hải – Nguyễn Sỹ Thư
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2012
24. Bùi Minh Hiền -Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo, Quản lý giáo dục. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục
Nhà XB: Nhàxuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w