Bài tập hoá học không chỉ củng cố nâng caokiến thức, vận dụng kiến thức mà còn là phương tiện tìm tòi, hình thành kiến thức mới.Rèn luyện tính tích cực, trí thông minh sáng tạo cho học s
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong quá trình dạy học ở trường phổ thông, nhiệm vụ quan trọng của giáo dục làphát triển tư duy cho học sinh ở mọi bộ môn, trong đó có bộ môn Hoá học Hoá học làmôn khoa học thực nghiệm và lý thuyết,vì thế bên cạnh việc nắm vững lý thuyết,người học cần phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo mọi vấn đề thông qua hoạt độngthực nghiệm, thực hành giải bài tập
Một trong những phương pháp dạy học tích cực đó là sử dụng bài tập hoá họctrong hoạt động dạy và học ở trường phổ thông Bài tập hoá học đóng vai trò vừa lànội dung vừa là phương tiện để chuyển tải kiến thức, phát triển tư duy và kỹ năng thựchành bộ môn một cách hiệu quả nhất Bài tập hoá học không chỉ củng cố nâng caokiến thức, vận dụng kiến thức mà còn là phương tiện tìm tòi, hình thành kiến thức mới.Rèn luyện tính tích cực, trí thông minh sáng tạo cho học sinh, giúp các em có hứng thúhọc tập, chính điều này đã làm cho bài tập hoá học ở trường phổ thông giữ một vai trò
quan trọng trong việc dạy và học hoá học, đặc biệt là sử dụng hệ thống bài tập để phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học.
Đã có nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu các vấn đề về bài tập hoá học vàcũng có nhiều công trình được áp dụng ở mức độ khác nhau Tuy nhiên hệ thống bàitập hoá học lớp 12 NC phần kim loại và việc nghiên cứu sử dụng chúng để phát huytính tích cực của học sinh vẫn còn là cái mới được nhiều giáo viên THPT quan tâm.Với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu xây dựng cho mình những tư liệu dạy học và sửdụng hiệu quả các bài tập hoá học nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trung học phổ
thông, tôi đã lựa chọn đề tài “Phát triển năng lực tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh qua hệ thống bài tập phần kim loại lớp 12 nâng cao THPT”
Đây là hệ thống bài tập tự luận và trắc nghiệm dùng để hình thành khái niệm
mới, củng cố, nâng cao kiến thức rèn kỹ năng tư duy logic và để kiểm tra, đánh giákiến thức của học sinh trên lớp
2 Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu các phương pháp dạy học tích cực áp dụng trong môn hóa học
- Nghiên cứu lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập tự luận và trắc nghiệm phần kimloại thuộc chương trình hoá học lớp 12 nâng cao và phương pháp sử dụng chúng theo
Trang 2hướng dạy học tích nhằm phát triển năng lực tư duy độc lập sáng tạo của HS góp phầnđổi mới và nâng cao chất lượng dạy học hoá học trong giai đoạn hiện nay.
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài về:
+ Hoạt động nhận thức
+ Tư duy và phát triển tư duy cho HS trong dạy học
+ Yêu cầu đổi mới PPDH
+ Dạy học hóa học theo hướng tích cực
+ Bài tập hóa học và vai trò của bài tập hóa học trong việc phát triển tư duy
- Nghiên cứu mục tiêu, nội dung chương trình và sách giáo khoa Hoá học lớp 12nâng cao
- Tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập tự luận và TNKQ phần kim loại, lớp 12nâng cao
- Nghiên cứu phương pháp sử dụng hệ thống bài tập trên trong việc phát triển tưduy độc lập sáng tạo cho HS nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
- Thực nghiệm sư phạm : kiểm định giá trị của hệ thống bài tập phần kim loại vàxác định hiệu quả của các đề xuất về phương pháp sử dụng chúng
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học ở trường THPT.
4.2 Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống bài tập hoá học phần kim loại lớp 12 nâng cao.
5 Giả thuyết khoa học
Nếu tuyển chọn và xây dựng được hệ thống bài tập hóa học đa dạng có chất lượngcao và khai thác một cách có hiệu quả trong quá trình dạy học thì sẽ phát triển tư duy,trí thông minh, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, nâng cao chấtlượng dạy học hóa học
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các văn bản, Chỉ thị của Đảng, Nhà nước và của Bộ Giáo dục và Đàotạo có liên quan đến đề tài
- Nghiên cứu các tài liệu về lý luận dạy học, tâm lý học, giáo dục học và các tàiliệu liên quan đến đề tài
- Nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa hoá học THPT đặc biệt là chương
Trang 3trình hoá học lớp 12 nâng cao phần kim loại.
6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Thăm dò trao đổi ý kiến với các chuyên gia
- Thực nghiệm sư phạm.
6.3 Phương pháp thống kê toán học: Xử lý, phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm.
7 Điểm mới của đề tài
- Tuyển chọn và xây dựng hệ thống gồm 439 câu hỏi lý thuyết, bài tập minh hoạ vàbài tập vận dụng rất đa dạng, phong phú làm cơ sở cho việc dạy học phần kim loại lớp
12 nâng cao
- Đề xuất 6 phương hướng sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần kim loại nhằmgây hứng thú, phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh trong quá trình dạyhọc hóa học ở trường THPT và hướng dẫn học sinh tự học
8 Cấu trúc của đề tài
Phần 1 Mở đầu
Phần 2 Nội dung
Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2 Tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập hóa học phần kim loại lớp 12nâng cao ở trường THPT và sử dụng bài tập hóa học nhằm phát huy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo của học sinh
Chương 3 Thực nghiệm sư phạm
Phần 3 Kết luận
Trang 4Năng lực nhận thức được thể hiện chủ yếu ở các mặt sau đây:
- Mặt nhận thức: Nhanh biết, nhanh hiểu, nhanh nhớ, biết suy xét và tìm ra những quyluật trong các hiện tượng một cách nhanh chóng
- Khả năng tưởng tượng: Có óc tưởng tượng phong phú, hình dung ra được những hìnhảnh và nội dung theo những điểm người khác mô tả
- Mặt hoạt động: Sự nhanh trí, tháo vát, linh hoạt, sáng tạo
- Mặt phẩm chất: Có óc tò mò, lòng say mê, hứng thú làm việc
1.1.1.1 Nhận thức cảm tính: Là giai đoạn đầu tiên của quá trình tâm lý, phản ánh
những thuộc tính bên ngoài của sự vật và hiện tượng thông qua tri giác của các giácquan Quá trình nhận thức được khởi đầu bằng cảm giác, nó phản ánh các thuộc tínhriêng lẻ của sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan của conngười Cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết, là kết quả của sự chuyển hoánhững năng lượng kích thích từ bên ngoài thành yếu tố ý thức Ở mức độ cao hơn, trigiác phản ánh tương đối toàn vẹn sự vật, hiện tượng khi sự vật đó đang tác động trựctiếp vào các giác quan con người theo một cấu trúc nhất định
1.1.1.2 Nhận thức lý tính: Là hình thức cơ bản của tư duy tưởng tượng, là quá trình
tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ bên trong có tính quyluật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết
1.1.2 Sự phát triển năng lực nhận thức cho học sinh
1.1.2.1 Năng lực nhận thức và biểu hiệu của nó
Năng lực nhận thức là năng lực trí tuệ của con người được biểu hiện dướinhiều góc độ khác nhau, trong đó trí tuệ là biểu thị cho năng lực nhận thức của con
Trang 5người, cho thấy khả năng nhận thức, tưởng tượng, phân tích và sáng tạo của conngười
1.1.2.2 Sự phát triển năng lực nhận thức cho học sinh
Nghiên cứu quá trình nhận thức và sự phát triển năng lực nhận thức ta có một
số khái quát sau:
- Việc phát triển năng lực nhận thức thực chất là hình thành, phát triển năng lực tư duylinh hoạt, sáng tạo được thể hiện bước đầu qua việc giải các bài toán nhận thức và vậndụng nó vào thực tiễn một cách chủ động, độc lập ở các mức độ rất khác nhau
- Việc hình thành và phát triển năng lực nhận thức được thực hiện thường xuyên, liêntục, thống nhất và có hệ thống, được thực hiện thông qua việc rèn luyện óc quan sát,phát triển trí nhớ và tưởng tượng, trau dồi ngôn ngữ, nắm vững kiến thức, kĩ năng kĩxảo đó là việc làm đặc biệt quan trọng đối với học sinh Những yếu tố này ảnhhưởng rất lớn đến quá trình hình thành và phát triển năng lực nhận thức của học sinh
1.1.2.3 Những nguyên tắc sư phạm cần đảm bảo để nâng cao tính tích cực nhận thức cho học sinh
Vấn đề phát huy năng lực hoạt động độc lập, tích cực của HS trong dạy học nóichung, DHHH nói riêng từ lâu đã được các nhà lí luận dạy học cũng như GV ở trườngphổ thông đặc biệt quan tâm Nguyên tắc dạy học phát huy tính tích cực, chủ động,sáng tạo của HS được xây dựng dựa trên vai trò của HS (HS là chủ thể của hoạt độnghọc, quyết định chất lượng giáo dục) và xuất phát từ bản chất hoạt động nhận thức của
HS Như vậy muốn nâng cao tính tích cực nhận thức của HS cần đảm bảo một sốnguyên tắc:
Nguyên tắc 1: Phải biết kế thừa, phát hiện những mặt tích cực của PPDH truyền
thống đồng thời tiếp thu và vận dụng một số PPDH mới phù hợp với điều kiện, hoàncảnh và đối tượng
Nguyên tắc 2: Phải duy trì nhịp độ khẩn trương của việc nghiên cứu tài liệu, kiến
thức đã lĩnh hội sẽ được củng cố khi nghiên cứu kiến thức mới Cần chú ý: Logic trìnhbày của SGK; Cách đặt vấn đề nghiên cứu có đòi hỏi sự khái quát hóa; Quá trình luyệntập các kỹ năng, nêu ra định nghĩa, phân loại sự kiện; Hệ thống bài tập, câu hỏi có sựvận dụng tri thức đã thu nhận được; Sự ghi nhớ, rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo
Trang 6Nguyên tắc 3: Dạy học không chỉ hướng vào việc cung cấp kiến thức lý thuyết
mà quan trong hơn cần hình thành năng lực hoạt động trí tuệ, hình thành các phẩmchất tư duy và hình thành phương pháp hoạt động
Nguyên tắc 4: Trong dạy học phải tích cực quan tâm tới sự lĩnh hội kiến thức của
tất cả các đối tượng HS (khá giỏi, trung bình, yếu, kém) chỉ đạo hoạt động trí tuệ của
HS theo năng lực của bản thân làm cho HS tư duy tích cực để vượt chướng ngại, nhậnthức bằng hoạt động tự lập, độc lập
1.2 Tư duy và phát triển tư duy trong dạy học hoá học
1.2.1 Khái niệm tư duy
Tư duy là sự nhận thức khái quát gián tiếp các sự vật và hiện tượng trongnhững dấu hiệu, những thuộc tính chung và bản chất của chúng Tư duy còn là sự nhậnthức sáng tạo những sự vật, hiện tượng mới, riêng lẻ của hiện thực trên cơ sở nhữngkiến thức khái quát hoá đã thu nhận được
1.2.2 Đặc điểm của tư duy
Đặc điểm quan trọng của tư duy là tính có vấn đề, tức là trong hoàn cảnh có vấn
đề tư duy được nẩy sinh Tư duy có liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ và được phản ánh rõbằng ngôn ngữ.Thông qua tư duy con người phải hiểu biết được những cái không trựctiếp cảm giác được, hiểu biết được đặc điểm bên trong bản chất mà những giác quankhông phản ánh được
1.2.3 Những phẩm chất của tư duy
Những công trình nghiên cứu về tâm lí học và giáo dục đã khẳng định rằng: sựphát triển tư duy nói chung được đặc trưng bởi sự tích luỹ các thao tác tư duy thànhthạo vững chắc của con người Những phẩm chất của tư duy là: Tính định hướng, tínhlinh hoạt, tính mềm dẻo, tính độc lập và tính khái quát
1.2.4 Những thao tác tư duy và phương pháp hình thành phán đoán mới
1.2.4.1 Khái niệm
Khái niệm là một tư tưởng phản ánh những dấu hiệu bản chất khác biệt (riêng biệt) của
sự vật hiện tượng
1.2.4.2 Phán đoán:
Trang 7Phán đoán là sự tìm hiểu tri thức về mối quan hệ giữa các khái niệm, sự phốihợp giữa các khái niệm, thực hiện theo một qui tắc, qui luật bên trong.Nếu khái niệmđược biểu diễn bằng một từ hay bằng một cụm từ riêng biệt thì phán đoán bao giờcũng được biểu diễn dưới dạng một câu ngữ pháp.Trong thao tác tư duy người ta luônluôn phải chứng minh để khẳng định hoặc phủ định, phải bác bỏ các luận điểm khácnhau để tiếp cận chân lí Tuân thủ các nguyên tắc logic trong phán đoán sẽ tạo đượchiệu quả cao.
1.2.4.3 Hình thành phán đoán mới ( Suylí)
Hình thức suy nghĩ liên hệ các phán đoán với nhau để tạo một phán đoán mới
gọi là suy lí
1.2.5 Hình thành và phát triển tư duy hoá học cho học sinh THPT
- Phát triển tư duy cho học sinh trước hết giúp các em nắm vững kiến thức hoáhọc cơ bản, biết vận dụng kiến thức đó vào việc giải bài tập, thực hành, nhờ đó kiếnthức mà học sinh thu nhận trở nên vững chắc, sinh động hơn Học sinh chỉ thực sự lĩnhhội tri thức khi tư duy pháp triển Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh biết phântích, tổng hợp, khái quát tài liệu có nội dung liên quan, từ đó rút ra những kết luận cầnthiết
1.3 Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học
1.3.1 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghịquyết Trung ương 4 khóa VII (1 - 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12 -1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12 - 1998), được cụ thể hóa trong cácchỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15 (4 - 1999)
Luật Giáo dục , điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm củatừng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụngkiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập chohọc sinh" Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy học là hướng tới hoạt động học tập chủđộng, chống lại thói quen học tập thụ động
1.3.2 Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học hoá học
Trang 8Từ thực tế của ngành giáo dục, cùng với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự
phát triển đất nước chúng ta đang tiến hành đổi mới phương pháp dạy học chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, chủ động của HS, coi học sinh là chủ thể nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học Nguyên tắc này đã được nghiên cứu,
phát triển mạnh mẽ trên thế giới và được xác định là một trong những phương hướngcải cách giáo dục phổ thông Việt Nam Những tư tưởng, quan điểm, những tiếp cậnmới thể hiện nguyên tắc trên đã được nghiên cứu, áp dụng trong dạy học các môn học
và được coi là phương pháp dạy học tích cực
Những quan điểm, những tiếp cận mới dùng làm cơ sở cho việc đổi mớiphương pháp dạy học hoá học:
1.3.2.1 Dạy học lấy học sinh làm trung tâm
1.3.2.2 Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hoá người học ( Dạy học tích cực)
1.3.3 Một số phương pháp dạy học tích cực
1.3.3.1 Phương pháp vấn đáp: là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để
học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên; qua đóhọc sinh lĩnh hội được nội dung bài học
1.3.3.2 Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề : Trong một xã hội đang phát triển
nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gắt thì phát hiện sớm và giải quyết hợp lýnhững vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực đảm bảo sự thành công trongcuộc sống Vì vậy, tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn
đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng khôngchỉ có ý nghĩa ở tầm phương pháp dạy học mà phải được đặt như một mục tiêu giáodục và đào tạo.Có thể phân biệt bốn mức trình độ đặt và giải quyết vấn đề:
Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề Học sinh thực hiện cách giải
quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên Giáo viên đánh giá kết quả làm việc củahọc sinh
Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề Học
sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần Giáo viên
và học sinh cùng đánh giá
Trang 9Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề Học sinh phát hiện và
xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp Học sinhthực hiện cách giải quyết vấn đề Giáo viên và học sinh cùng đánh giá
Mức 4 : Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc
cộng đồng, lựa chọn vấn đề giải quyết Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giá chấtlượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc
Trong dạy học theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, học sinh vừa nắm đượctri thức mới, vừa nắm được phương pháp lĩnh hội tri thức đó, phát triển tư duy tích
cực, sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh
1.3.3.3 Phương pháp hoạt động nhóm: Phương pháp này giúp các thành viên trong
nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhậnthức mới Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độhiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì Bài học trởthành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên
1.3.3.4 Phương pháp đóng vai: Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực
hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định
1.3.3.5 Phương pháp động não: Động não là phương pháp giúp học sinh trong một
thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó
1.3.4 Công nghệ thông tin với việc đổi mới phương pháp dạy học [ 19, 23]
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã quyết định lấy chủ đề năm học 2008
-2009 là "Năm học ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)" Chỉ thị số BGDĐT của Bộ GD & ĐT về năm học 2008-2009 cũng nêu rõ: "Đẩy mạnh một cáchhợp lí việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy vàhọc ở từng cấp học" Việc sử dụng CNTT vào dạy học có thể là một "phương pháp dạyhọc hiện đại" hoặc chỉ là "phương tiện dạy học" hay là "biện pháp kĩ thuật hỗ trợ chođổi mới phương pháp dạy học"
47/2008/CT-1.4 Bài tập hoá học
1.4.1 Ý nghĩa tác dụng của bài tập hoá học trong dạy học tích cực
Trong dạy học hoá học, bản thân bài tập hoá học đã được coi là phương pháp dạyhọc có hiệu quả cao trong việc rèn luyện kỹ năng hoá học Nó giữ vai trò quan trọng
Trang 10trong mọi quá trình dạy học hoá học Song tính tích cực của phương pháp này cònđược nâng cao hơn khi được sử dụng như là nguồn kiến thức để học sinh tìm tòi chứkhông phải để tái hiện kiến thức.
Với tính đa dạng của mình bài tập hoá học có tác dụng:
- Đối với học sinh, nó là phương pháp học tập tích cực, hiệu quả và giúp học sinh
nắm vững kiến thức hoá học, phát triển tư duy, hình thành kĩ năng, vận dụng kiến thứchoá học vào thực tiễn, từ đó làm giảm nhẹ sự nặng nề căng thẳng của khối lượng kiếnthức lý thuyết và gây hứng thú say mê học tập cho học sinh
- Đối với giáo viên, bài tập hoá học là phương tiện, là nguồn kiến thức giúp học
sinh hình thành khái niệm hoá học, tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinhtrong quá trình dạy học
Như vậy bài tập hoá học được coi như là một nhiệm vụ học tập cần giải quyết,giúp học sinh tìm tòi, nghiên cứu đi sâu vận dụng kiến thức hoá học một cách sáng tạo
từ đó giúp học sinh có năng lực phát hiện vấn đề - giải quyết vấn đề học tập hoặc thựctiễn đặt ra có liên quan đến hoá học
1.4.2 Phân loại bài tập hoá học
1.4.2.1 Dựa vào nội dung có thể phân bài tập hoá học thành 4 loại
* Bài tập định tính
* Bài tập định lượng
* Bài tập thực nghiệm
* Bài tập tổng hợp
1.4.2.2 Dựa vào hình thức thể hiện có thể phân bài tập hoá học thành 2 loại
* Bài tập trắc nghiệm khách quan: là loại bài tập hay câu hỏi có kèm theo câu trả lời
sẵn và yêu cầu học sinh suy nghĩ rồi dùng 1 ký hiệu đơn giản đã quy ước để trả lời.Các dạng bài tập trắc nghiệm khách quan:
Trang 11câu trả lời bằng ngôn ngữ của chính mình.
1 4.2.3 Phân loại theo mục tiêu sử dụng
Có thể chia bài tập theo 2 loại: Bao gồm các bài tập dùng trong quá trình giáo
viên trực tiếp giảng dạy và các bài tập cho học sinh tự luyện tập thông qua các phươngtiện truyền tải thông tin mà không có sự xuất hiện trực tiếp của giáo viên
1.4.3 Những xu hướng phát triển của bài tập hóa học hiện nay
Hiện nay, bài tập hoá học được xây dựng theo các xu hướng:
- Loại bỏ những bài tập có nội dung kiến thức hoá học nghèo nàn, lạm dụng quánhiều các thao tác toán học và mang tính đánh đố học sinh như giải hệ nhiều ẩn, nhiềuphương trình, bất phương trình, phương trình bậc cao
- Loại bỏ những bài tập có nội dung lắt léo, giả định rắc rối phức tạp, xa rờihoặc sai với thực tiễn
- Tăng cường sử dụng các bài tập thực nghiệm hoặc bài tập có gắn bó trongthực tế
- Tăng cường sử dụng các bài tập theo hình thức trắc nghiệm khách quan, trong
đó các đáp án được chọn lựa kỹ càng Nội dung bài tập có kiến thức hoá học phongphú, sâu sắc Phần tính toán đơn giản, nhẹ nhàng
- Xây dựng hệ thống bài tập mới về hoá học với môi trường, đa dạng hoá cácloại hình bài tập như sử dụng sơ đồ, vẽ đồ thị, dùng hình vẽ hoặc lắp ráp các mô hìnhthí nghiệm đơn giản
- Xây dựng các bài tập có tác dụng rèn cho học sinh năng lực phát hiện và giảiquyết vấn đề đối với những vấn đề có liên quan đến vận dụng kiến thức hoá học vàocuộc sống
- Xây dựng và tăng cường sử dụng bài tập thực nghiệm định lượng
- Sử dụng bài tập hoá học theo hướng tích cực ( Mục 2.4)
- Sử dụng bài tập trong phát triển tự học của học sinh thông qua các hình thứcgiải đáp thắc mắc, phổ biến bài tập thông qua các phương tiện truyền thông nhưwebsite của trường phổ thông, website hướng dẫn giải bài tập môn Hoá học
1.4.4 Thực trạng việc dạy bài tập hoá học ở trường phổ thông hiện nay
Căn cứ số liệu điều tra và quá trình phỏng vấn giáo viên và học sinh tại trườngTHPT Bình Giang- Hải Dương chúng tôi nhận thấy:
Trang 12+ Việc dạy và học bài tập Hoá học hiện nay chủ yếu mang nặng tính đối phó,giáo viên chủ yếu hướng dẫn học sinh giải bài tập vì mục tiêu thi tốt nghiệp và thi đạihọc Học sinh chỉ giải bài tập Hoá học theo các khuôn mẫu nhất định, không có tínhsáng tạo trong giải bài tập Chủ yếu học để thi, thi gì học đấy Vì thế khi gặp các dạngbài tập đòi hỏi mức độ tư duy cao, yêu cầu các thao tác tư duy phức tạp thường các emkhông định hướng được phương án giải quyết cho từng bài tập cụ thể.
+ Do trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh Đại học, cao đẳng hiệnnay chủ yếu sử dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan nên đa số giáo viên và các
em học sinh chỉ chạy theo mục đích cuối cùng là kết quả trong kỳ thi (kết quả trướcmắt) mà không để ý đến mục tiêu cơ bản của dạy học là hình thành và phát triển tư
duy cho học sinh, từ đó vô tình biến các em thành những “cỗ máy giải bài tập”, làm
cho các em bị động trong giải quyết các vấn đề học tập hiện nay và xa hơn là bị độngtrong giải quyết các vấn đề các em sẽ gặp trong cuộc sống sau này