Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI khẳng định "Đổi mớicăn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đạihóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN VĂN LONG
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN HẢI HẬU TỈNH NAM
ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI- 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN VĂN LONG
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN HẢI HẬU TỈNH NAM ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 01 14
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Kim Long
HÀ NỘI- 2015
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Với những tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể các thầy giáo, cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, trang bị cho tôi hệ thống tri thức rất quý báu về khoa học quản lý giáo dục, những phương pháp nghiên cứu khoa học
Xin trân trọng cảm ơn ban giám hiệu trường Đại học Giáo dục, khoa Giáo dục học, khoa sau đại học Đại học Giáo dục, UBND huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định, Sở giáo dục và đào tạo Nam Định, Phòng GD&ĐT, các trường THCS huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định cùng bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuân lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành được luận văn
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Lê Kim Long
đã trực tiếp tận tình dạy bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Mặc dù cũng có nhiều cố gắng, nhưng trong luận văn này cũng khó tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết Kính mong sự góp ý, chỉ bảo của các quý thầy, cô cùng các bạn đồng nghiệp
Xin chân trọng cảm ơn
Hà Nội, 25 tháng 9 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Văn Long
Trang 4DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cơ sở vật chất Đại học
Giáo dục Giáo dục và đào tạo Giáo dục thường xuyên Học sinh
Kế hoạch tài chính Kinh tế - Xã hội Nhà xuất bản Quản lý giáo dục
Số lượng Trung bình
Tổ chức cán bộ Trung học cơ sở Trung học phổ thông
Uỷ ban nhân dân
Xã hội chủ nghĩa
Trang 5MỤC LỤC TrangLời cảm ơn
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN ĐỘI
NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ.
1.1 Về mặt lý luận:
1.1.1 Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.2 Những khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.1.3 Vị trí của giáo dục THCS trong sự nghiệp giáo dục
1.1.4 Tầm quan trọng của việc phát triển ĐNCB QL trường
THCS
1.2 Định hướng xây dựng phát triển đội ngũ CBQL trường THCS
huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định
1.2.1 Những định hướng để xây dựng phát triển đội ngũ CBQL
giáo dục trường THCS huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định
1.2.2 Nội dung 3 chuẩn và 23 tiêu chí đánh giá Chuẩn hiệu
trưởng THCS
Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ
TRƯỜNG THCS HUYỆN HẢI HẬU TỈNH NAM ĐỊNH
2.1 Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Hải Hậu
2.2 Sơ lược về các trường THCS huyện Hải Hậu
2.3 Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện Hải
iiiiiivivi16
6671416323234
3940
40414545
Trang 6Hậu-Nam Định.
2.3.1.Về số lượng, cơ cấu, độ tuổi
2.3.2 Về trình độ
2.3.3 Về thâm niên quản lý
2.3.4 Về phẩm chất, năng lực và mức độ hoàn thành nhiệm vụ
quản lý
2.3.5 Đánh giá chung về thực trạng đội ngũ CBQL trường THCS
huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định
2.4 Thực trạng việc phát triển đội ngũ CBQL trường THCS
huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định
2.4.1 Đánh giá nhận thức về tầm quan trọng và mức độ thực hiện
việc phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Hải Hậu tỉnh
Nam Định
2.4.2 Công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyên Hải
Hậu tỉnh Nam Định
Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
QUẢN LÝ TRƯỜNG THCS HUYỆN HẢI HẬU TỈNH NAM
ĐỊNH
3.1: Các nguyên tắc xây dựng biện pháp
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp và tính thực tiễn
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và tính khả thi
3.2 Các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện
Hải Hậu tỉnh nam định
3.2.1 Lập quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL và thực hiện tốt
quy hoạch cán bộ
3.2.2 Tổ chức tốt việc đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích tự đào
tạo CBQL và cán bộ kế cận
464747666868
72
7577
7777777778788189
Trang 73.2.3 Thực hiện tốt quy trình lựa chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại,
luân chuyển cán bộ quản lý
3.2.4 Thực hiện kịp thời, duy trì và bổ sung chế độ chính sách đối
với cán bộ giáo viên nói chung, cán bộ quản lý nói riêng
3.2.5 Phát triển theo cơ cấu trình độ, giới tính
3.2.6 Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá CBQL
theo bộ tiêu chuẩn khoa học phù hợp với chuẩn hiệu trưởng
THCS, công tác bảo vệ nội bộ chính trị
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp
3.4 Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp
3.4.1 Mục đích khảo nghiệm
3.4.2 Nội dung khảo nghiệm
3.4.3 Phương pháp khảo nghiệm
3.4.4 Kết quả khảo nghiệm
111112112112113114117120122
Trang 8Bảng 2.1: Quy mô học sinh và lớp học các trường THCS
huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định (Năm học 2014-2015)
Bảng 2.2: Xếp loại hạnh kiểm bậc THCS huyện Hải Hậu
Bảng 2.12 Kết quả đánh giá của Nhóm khách thể 1 về
việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà trường
Bảng 2.13 Kết quả đánh giá của Nhóm khách thể 2 về
việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà trường
Bảng 2.14 Kết quả đánh giá của Nhóm khách thể 3 về
Trang 9Bảng 2.16 Kết quả đánh giá của Nhóm khách thể 1 vềviệc thực hiện quy hoạch cán bộ quản lý
Bảng 2.17 Kết quả đánh giá của Nhóm khách thể 2 vềviệc thực hiện quy hoạch cán bộ quản lý
Bảng 2.18: Kết quả tổng hợp của cả 2 Nhóm khách thể vềviệc thực hiện biện pháp để xây dựng và phát triển độingũ nhà giáo và CBQL
Bảng 2.19: Tổng hợp ý kiến CBQL phòng Giáo dục vàĐào tạo về các biện pháp lập kế hoạch xây dựng pháttriển đội ngũ CBQL trường THCS
Bảng 3.1: Tổng hợp tính cấp thiết và tính khả thi của cácbiện pháp
Trang 10Sơ đồ 1.1: Hệ thống đối tượng quản lý của hiệu trưởng.
Sơ đồ 1.2: Nội dung phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
Sơ đồ 3.1: Mối liên hệ giữa các biện pháp
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Trong Luật giáo dục đã nêu vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản
lý giáo dục là: " Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc
tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục"
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI khẳng định "Đổi mớicăn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đạihóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế
quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục
là khâu then chốt" và "Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí,
phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xâydựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam" Nghị quyết
số 29- NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóaXI) đặt mục tiêu chung là “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chấtlượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộcxây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân Giáo dục conngười Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khảnăng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào;sống tốt và làm việc hiệu quả.”
Để thực hiện tốt các nội dung trong Nghị quyết cũng như đạt đượcMục tiêu của giáo dục “ Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện,
có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lýtưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhâncách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệpxây dựng và bảo vệ tổ quốc.”, đồng thời đạt được mục tiêu của chiến lượcgiáo dục đến năm 2020 Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là cầnphát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các nhà trường, các địa phương
Giáo dục huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định nói chung và giáo dục trunghọc cơ sở huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định nói riêng trong những năm gần
Trang 12đây đã có những bước phát triển cả về quy mô và chất lượng, đội ngũ cán
bộ quản lý các trường trung học cơ sở huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định đãđáp ứng được những yêu cầu cơ bản về công tác quản lý giáo dục, nâng caochất lượng giáo dục đào tạo ở địa phương, góp phần nâng cao dân trí, đàotạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, thúc đẩy sự phát triển KT-XH ở địaphương Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập của nước ta, thời kỳ công nghiệphoá hiện đại hoá, hội nhập quốc tế, thời kỳ phát triển về công nghệ thôngtin, kinh tế tri thức thì giáo dục huyện Hải Hậu nói chung và giáo dục trunghọc cơ sở nói riêng vẫn còn những hạn chế, bất cập
Có nhiều nguyên nhân gây nên những hạn chế, bất cập nêu trên, mộttrong những nguyên nhân chủ yếu và quan trọng là công tác quản lý giáo dụcnói chung và quản lý cấp trung học cơ sở nói riêng còn bộc lộ những yếukém: Đội ngũ cán bộ quản lý chưa đồng bộ, còn hạn chế trong việc tiếp cậnvới khoa học công nghệ hiện đại như ứng dụng công nghệ thông tin vào quản
lý trường học; công tác quy hoạch, luôn chuyển, điều động, bổ nhiệm CBQLcòn thụ động, chưa có tính kế thừa và phát triển; công tác quản lý giáo dục ởmột bộ phận CBQL chưa xứng tầm với vị thế và thế mạnh của huyện, chưađáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, đổi mới đất nước
Để khắc phục những tồn tại hạn chế nêu trên, cần thiết phải có nhữnggiải pháp mang tính chiến lược và biện pháp cụ thể để phát triển đội ngũCBQL giáo dục đồng bộ, có chất lượng góp phần nâng cao hiệu quả côngtác quản lý giáo dục, và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho họcsinh
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn đó, chúng tôi nghiên cứu đề
tài “Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trung học cơ sở huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định", với hy vọng góp phần giải quyết những bất cập, hạn chế
trong QLGD, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục THCS huyệnHải Hậu tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay
2- Mục đích nghiên cứu.
Trang 13Đề tài nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản
lý THCS huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định bằng các biện pháp phát triển đội
ngũ cán bộ quản lý bậc THCS áp dụng cho huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định
3- Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Phân tích cơ sở lý luận về quản lý, quản lý giáo dục về phát triểnđội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định
- Khảo sát và đánh giá thực trạng đội ngũ quản lý giáo dục trườngTHCS huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định;
- Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trườngtrường THCS huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mớigiáo dục trong giai đoạn hiện nay
Nghiên cứu áp dụng cơ sở lý luận của quản lý giáo dục để phát triểnđội ngũ cán bộ quản lý THCS huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định
3.2 Khảo sát thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý THCS huyện Hải
Hậu tỉnh Nam Định và phân tích nguyên nhân của thực trạng theo chuẩnhiệu trưởng
3.3 Đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
trường THCS huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định
4- Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
4.1 Khách thể nghiên cứu
Đội ngũ cán bộ quản lý THCS huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện HảiHậu tỉnh Nam Định
5- Phạm vi nghiên cứu.
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trung học phổ thông có thể tiếp cậntrên nhiều góc độ khác nhau (tâm lý học quản lý, giáo dục học, kinh tế họcgiáo dục, xã hội học ); song để phù hợp với chuyên nghành đào tạo nênphạm vi nghiên cứu của luận văn xin được tiếp cận dưới góc độ quản lý
Trang 14giáo dục Điều này có nghĩa chỉ đi sâu nghiên cứu và đề xuất các biện phápquản lý để xây dựng và phát triển đội ngũ quản lý giáo dục trường THCStại địa bàn huyện Hải Hậu phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của huyện.
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng đội ngũ cán bộ quản lýTHCS huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định từ năm 2010 đến năm 2015
6 Câu hỏi nghiên cứu
Làm thế nào để áp dụng lý luận quản lý giáo dục để phát triển độingũ cán bộ quản lý giáo dục trong nhà trường THCS đáp ứng yêu cầu đổimới trên cơ sở chuẩn hiệu trưởng đã được ban hành?
7 Giả thuyết khoa học.
Công tác quản lý THCS huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định hiện naychưa phát huy được hiệu quả do đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS cầnđược phát triển theo hướng đổi mới và chuẩn hóa sẽ góp phần nâng caochất lượng giáo dục THCS ở huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định
8 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
8.1 Ý nghĩa lý luận.
Góp phần vào lý luận quản lý đội ngũ cán bộ quản lý THCS với cơ
sở khoa học là xây dựng một số phương pháp quản lý hiệu qủa cho hoạtđộng này
8.2 Ý nghĩa thực tiễn.
Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng cho công tác quản lý pháttriển đội ngũ cán bộ quản lý THCS không chỉ cho địa bàn huyện Hải Hậu
mà cả trong Tỉnh Nam Định và trong cả nước
9 Phương pháp nghiên cứu.
9.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
Sưu tầm, nghiên cứu tài liệu, văn bản để phân tích, vận dụng các quanđiểm lý luận liên quan đến công tác quản lý; nghiên cứu chức năng, nhiệm vụcủa trung học phổ thông, quản lý nhân lực, quản lý trường nhằm phát triển đội
Trang 15ngũ quản lý giáo dục trường trung học cơ sở Hải Hậu trước yêu cầu đổi mớigiáo dục.
9.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Đánh giá thực trạng và kết quả của các giải pháp qua điều tra bằngbảng hỏi gồm các câu hỏi đóng/mở về vấn đề phát triển đội ngũ cán bộquản lý trường THCS huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định Đối tượng khảo sátgồm: đội ngũ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS; giáo viêngiỏi, tổ trưởng chuyên môn các trường; chuyên viên, CBQL phòngGD&ĐT
10 Cấu trúc của Luận văn.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo vàPhụ lục, Luận văn dự kiến được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
THCS
Chương 2: Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý THCS huyện Hải Hậu
tỉnh Nam Định
Chương 3: Các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý THCS
huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định
Trang 16CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ.
1.1 Về mặt lý luận:
1.1.1 Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu
Thuật ngữ " Quản lý" (tiếng Việt gốc Hán) lột tả được bản chất hoạtđộng này trong thực tiễn Nó gồm hai quá trình tích hợp vào nhau: Quátrình "Quản" gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái "ổn định"; quátrình "lý" gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới, đưa hệ vào thế "phát triển"
Ở Việt Nam, khoa học quản lý đã có những thành tựu đáng kể, gópphần nâng cao hiệu quả quản lý xã hội trong những điều kiện cụ thể tươngứng với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước Trong lĩnh vựcquản lý giáo dục ở Việt Nam những năm qua đã có nhiều công trình nghiêncứu về lý luận cũng như đề ra được các giải pháp quản lý có hiệu quả trongviệc phát triển giáo dục và đào tạo Ngoài ra, có nhiều đề tài đi sâu vàonghiên cứu thực trạng về số lượng, cơ cấu và xây dựng đội ngũ CBQLtrường trung học cơ sở trên địa bàn của một địa phương, như: Đề tài “Pháttriển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT tỉnh Thái Bình trong giai đoạnhiện nay” do Phạm Thị lý - học viên K9 nghiên cứu, PGS.TS Đặng QuốcBảo hướng dẫn; Đề tài “Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPTtỉnh Vính Phúc” do Lê Quang Tuấn - học viên K9 nghiên cứu, PGS.TS HàNhật Thăng hướng dẫn; Đề tài “Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trườngTHCS huyện An lão thành phố hải Phòng tỉnh Vính Phúc trong giai đoạnhiện nay” do Nguyễn Cao Lan - học viên K9 nghiên cứu, GS.TS NguyễnThị Mỹ Lộc hướng dẫn; Đề tài “Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trườngTHPT tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay” do Đặng Thị Nhung - họcviên K12 nghiên cứu, PGS.TS Đặng Xuân Hải hướng dẫn
Qua đó, chung tôi nhận thấy việc phát triển đội ngũ CBQL trườngTHCS một cách đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về phẩm chất và năng lực đáp
Trang 17ứng được những đổi mới về giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay làvấn đề rất cần thiết ở mỗi địa phương Ở huyện Hải Hậu tỉnh Nam Địnhchưa có đề tài nghiên cứu khoa học nào đề cập đến vấn đề phát triển độingũ CBQL trường THCS theo Bộ Chuẩn hiệu trưởng THCS Vì vậy, việcnghiên cứu biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCShuyện Hải Hậu tỉnh Nam Định là rất cần thiết
1.1.2 Những khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.1.2.1 Khái niệm quản lý.
Có thể hiểu khái niệm quản lý theo nhiều quan niệm và cách tiếp cậnkhác nhau Qua nghiên cứu, ta có thể rút ra được những dấu hiệu chung chủyếu về bản chất của hoạt động quản lý là:
- Hoạt động quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm
xã hội, là sự tác động có hướng đích, có sự phối hợp nỗ lực của các cá nhânnhằm thực hiện mục tiêu đề ra với hiệu quả cao nhất, phù hợp với quy luậtkhách quan
- Hoạt động quản lý gồm hai thành phần chủ yếu là:
+ Chủ thể quản lý (ai quản lý): Chỉ có thể là con người hoặc một tổchức do con người cụ thể lập nên
+ Đối tượng quản lý (quản lý ai, quản lý cái gì, quản lý công việcgì): Đó có thể là người, tổ chức, vật chất hay sự việc
* Chức năng quản lý.
Chức năng quản lý là một thể thống nhất những hoạt động tất yếucủa chủ thể quản lý nảy sinh từ phân công, chuyên môn hoá trong hoạtđộng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu
Chức năng quản lý là một dạng hoạt động quản lý, thông qua đó chủthể quản lý tác động đến khách thể quản lý nhằm thực hiện một mục tiêuxác định
Quản lý phải thực hiện nhiều chức năng khác nhau, nhưng chúngđược liên kết hữu cơ trong một hệ thống nhất quán và có 4 chức năng cơ
Trang 18bản: Kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và có liên quan mật thiết vớinhau, đó là:
Chức năng lập kế hoạch: Bao gồm xác định được mục tiêu của tổchức, thiết lập chiến lược tổng thể để đạt được mục tiêu đó và phát triểnmột hệ thống thứ tự rõ ràng của kế họach để gắn kết và đan xen các hoạtđộng Cụ thể là:
- Xác định sứ mệnh, chức năng nhiệm vụ
- Dự báo, đánh giá triển vọng
- Xác định mục tiêu (xa và gần)
- Tính toán các nguồn lực, các giải pháp
Chức năng tổ chức (công việc và các nguồn lực): Là quá trình sắpxếp phân bổ công việc, quyền hành và nguồn lực cho các bộ phận, cácthành viên của tổ chức để họ có thể hoạt động và đạt được mục tiêu của tổchức một cách có hiệu quả Các nội dung của tổ chức là:
- Phân tích công việc bằng nhiệm vụ
- Lựa chọn người vào việc
- Phân bổ các nguồn lực khác
- Xây dựng cơ chế làm việc
Chức năng lãnh đạo (chỉ đạo): Là quá trình tác động đến các thànhviên của tổ chức, làm cho họ gắn kết, nhiệt tình, tự giác và nỗ lực phấn đấuđạt được mục tiêu của tổ chức Chức năng lãnh đạo gồm các nội dung sau:
Trang 19+ Xác định tiêu chí (chuẩn mực, đạo đức).
+ Sử dụng phương pháp phù hợp, thu thập thông tin
+ Phân tích thông tin và đánh giá
+ Sử dụng kết quả đánh giá sao cho có lợi
Các chức năng quản lý làm nên bản chất quản lý Nó nâng cao hiệuquả hoạt động của bộ máy và là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của tổ chức
1.1.2.2 Khái niệm quản lý giáo dục, quản lý trường học
* Khái niệm quản lý giáo dục
Hiện nay ở nước ta các nhà nghiên cứu giáo dục cho rằng: quản lýgiáo dục là sự tác động có ý thức, có mục đích của chủ thể quản lý tớikhách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dụcđạt tới kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhất Hay: quản lý giáodục, quản lý trường học là một chuỗi tác động hợp lý (có hệ thống, cómục đích, có kết quả) mang tính sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thểgiáo viên và học sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhàtrường nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia mọi hoạtđộng của nhà trường, làm cho quá trình này vận hành một cách tối ưuđến việc hoàn thành các mục tiêu dự kiến
Quản lý giáo dục còn được biểu hiện một cách cụ thể là quản lý một hệthống giáo dục, một trường học, một cơ sở giáo dục có thể là trung tâm hướngnghiệp dạy nghề, tập hợp các cơ sở giáo dục trên địa bàn theo Đặng QuốcBảo; quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là: Hoạt động điều hành phốihợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theoyêu cầu phát triển xã hội [2, tr.1]
Mạng lưới nhà trường là một bộ phận kết cấu hạ tầng xã hội, do đóquản lý giáo dục là quản lý một loại quá trình kinh tế - xã hội đặc biệt nhằmthực hiện đồng bộ hài hoà sự phân hoá và xã hội hoá để tái sản xuất sức laođộng có kỹ thuật, phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội [2, tr.1]
Trang 20Quản lý giáo dục có thể được hiểu rõ hơn, theo Phạm Minh Hạcquản lý nhà trường, quản lý giáo dục nói chung là thực hiện đường lối giáodục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa Nhà trườngvận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêuđào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh [16, tr.34].
Chủ thể quản lý giáo dục (xét theo ngành dọc chuyên môn) là:
- Các cấp quản lý từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (là cơ quan thay mặtNhà nước quản lý), Sở Giáo dục và Đào tạo, đến phòng Giáo dục và cuốicùng là Hiệu trưởng các Nhà trường- Chủ thể quản lý trực tiếp sự vận hànhtrong hệ thống Giáo dục
- Đối tượng của quản lý giáo dục là đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhânviên trong hệ thống giáo dục quốc dân
Chủ thể quản lý giáo dục xét theo phân cấp quản lý theo địa bàn vàlãnh thổ là:
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, SởGiáo dục và Đào tạo (là cơ quan thay mặt ủy ban nhân dân các cấp quản lýNhà nước về Giáo dục và Đào tạo tại địa phương đến Phòng Giáo dục vàhiệu trưởng các nhà trường
- Đối tượng của quản lý giáo dục ở đây là đội ngũ cán bộ, giáo viên,nhân viên và học sinh trong hệ thống giáo dục của địa phương
- Chủ thể quản lý giáo dục trong phạm vi Nhà trường là Hiệu trưởng.Đối tượng ở đây là cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trong Nhà trường
Tóm lại: Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điềuhành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế
hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội và có hai chức năng tổng quát,gồm: chức năng ổn định duy trì quá trình đào tạo đáp ứng yêu cầu hiệnhành của nền kinh tế - xã hội; chức năng đổi mới phát triển quá trình đàotạo đón đầu khoa học - kỹ thuật
Trang 21Từ chức năng tổng quát trên, quản lý giáo dục cũng phải gắn bó vớibốn chức năng cụ thể như: Kế hoạch hoá; Tổ chức; Chỉ huy, điều hành;Kiểm tra:
* Khái niệm quản lý trường học
Trường học là một tổ chức giáo dục cơ sở, trực tiếp làm công tác đàotạo thực hiện việc giáo dục toàn diện đối với thế hệ trẻ Thành tích tậptrung nhất của trường học là chất lượng và hiệu quả giáo dục, được thể hiện
ở sự tiến bộ của học sinh, ở việc đạt mục tiêu giáo dục ở nhà trường Quản
lý nhà trường là yếu tố rất cơ bản và hết sức quan trọng, nhằm đảm bảo tổchức tốt các hoạt động giáo dục toàn diện trong nhà trường
Trong chừng mực nhất định, quản lý nhà trường chính là quản lýgiáo dục (theo Phạm Minh Hạc) Cụ thể hơn: việc quản lý nhà trường phổthông là quản lý hoạt động dạy học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từtrạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục[13, tr.34]
Thực chất của quản lý quá trình dạy học, giáo dục là: Tổ chức chỉđạo, điều hành, việc dạy của thầy và hoạt động của trò, đồng thời quản lýnhững điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, thiết bị cho dạy và học, nhằm đạtđược mục đích giáo dục đào tạo Quá trình giáo dục đào tạo trong nhàtrường có thể coi là một hệ thống gồm các thành tố cơ bản: Nội dung, mụctiêu, phương pháp, người dạy (thầy), người học (trò), cơ sở vật chất, môitrường nhà trường, môi trường sư phạm, môi trường xã hội, các mối quan
hệ, thông tin quá trình này được vận hành đồng bộ trong sự kết hợp chặtchẽ các thành tố chủ yếu với nhau trong môi trường nhà trường và môitrường xã hội, sơ đồ dưới đây phản ánh mối quan hệ các thành tố:
Trang 22Sơ đồ 1.1: Hệ thống đối tượng quản lý của Hiệu trưởng
- Môi trường sư phạm (MTSP)
- Môi trường xã hội (MTXH)
PP ND
Thầy Trò
QL DH
Trang 23Có thể tóm lại hoạt động quản lý ở trường trung học phổ thông cómục tiêu kép là:
- Hoàn thiện kiến thức phổ thông cho học sinh để các em có đủ nănglực tiếp tục học lên (đại học, cao đẳng hoặc học nghề), trong đó chú trọngtrang bị cho học sinh năng lực thích ứng với sự biến đổi xã hội
- Chuẩn bị điều kiện cho một bộ phận không nhỏ học sinh có thể hoànhập vào thị trường lao động để mưu sinh và tiếp tục chuẩn bị để học lên
và học tập suốt đời
Tóm lại: Quản lý nhà trường thực chất là những tác động của chủ thểquản lý vào quá trình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và họcsinh, với sự hỗ trợ của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triểntoàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường
1.1.2.3 Khái niệm đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS
* Khái niệm đội ngũ
Đội ngũ là tập hợp một số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệpthành một lực lượng Ví dụ: Đội ngũ giáo viên, đội ngũ thanh niên trẻ
* Đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS
Đội ngũ cán bộ trường THCS gồm: Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng
- Trong luật giáo dục, tại điều 54 quy định: "1 Hiệu trưởng là ngườichịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhànước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận; 2 Hiệu trưởng các trường thuộc
hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản
lý trường học" [22,tr.46]
- Theo điều lệ trường trung học: "1 Trường trung học có một hiệutrưởng và từ 1 đến 3 phó hiệu trưởng theo nhiệm kỳ 5 năm Thời gian đảmnhiệm những chức vụ này là không quá hai nhiệm kỳ ở một trường trunghọc; 2 Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng phải là giáo viên đạt trình độ chuẩnquy định, đã dạy ít nhất 5 năm ở cấp trung học hoặc ở cấp học cao hơn Cóphẩn chất chính trị và đạo đức tốt; có trình độ chuyên môn vững vàng; có
Trang 24năng lực quản lý được bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ quản lý giáo dục, cósức khoẻ, được tập thể giáo viên, nhân viên tín nhiệm" [3,tr.12]
Đội ngũ cán bộ quản lý trường học có vị trí quyết định sự thành bạicủa quá trình giáo dục, đào tạo; chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấptrên về tổ chức chỉ đạo, điều hành toàn bộ các hoạt động của nhà trường đểthực hiện có hiệu quả các mục tiêu giáo dục đặt ra
1.1.3 Vị trí của giáo dục THCS trong sự nghiệp giáo dục
1.1.3.1 Vị trí của giáo dục THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Theo luật giáo dục năm 2005, hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáodục chính quy và giáo dục thường xuyên
* Theo quy định tại điều 2, Điều lệ trường trung học thì: "Trườngtrung học là cơ sở giáo dục của cấp trung học, cấp học nối tiếp ngành họctiểu học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm hoàn chỉnh học vấn phổthông Trường trung học có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng" [3,tr.5]
THCS là cấp học giữa của ngành học phổ thông, là cầu nối giữa cấptiểu học và cấp THPT Như vậy THCS có vai trò hết sức quan trọng giúphọc sinh củng cố được kiến thức tiểu học và tiếp thu những tri thức ban đầu
để tiếp tục học lên THPT hoặc phân luồng tiếp tục học trung cấp chuyênnghiệp, trung cấp nghề, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồidưỡng nhân tài cho địa phương và cho đất nước
1.1.3.2 Mục tiêu của giáo dục THCS
Theo quy định tại Điều 27, Luật giáo dục: "Mục tiêu của giáo dụcphổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất,thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năngđộng và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủnghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinhtiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc".[22,tr.17]
Trang 25Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kếtquả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và nhữnghiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung họcphổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động" [22,tr.21].
Với các mục tiêu như trên, giáo dục bậc THCS có chức năng trang bịcho thế hệ trẻ khả năng thích ứng và đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống,làm việc một cách khoa học Nhà trường THCS có nhiệm vụ chuẩn bị chothế hệ trẻ những tầm nhìn rộng rãi Khả năng sống và làm việc độc lập, tựchủ được phát triển đầy đủ về trí tuệ Giáo dục THCS xem xét việc trang bịkiến thức các môn học như một bộ phận của việc giúp cho học sinh bướcvào đời Hoạt động giáo dục - dạy học ở trường THCS phải tập trung vàoviệc trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản và kỹ năng để các em biết địnhhướng nghề nghiệp, tiếp tục học lên, sẵn sàng bước vào cuộc sống lao độnghoặc tiếp tục học và học suốt đời Những năng lực đó phải được hình thànhngay khi các em hoàn thành chương trình đào tạo ở trường THCS
1.1.3.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng và phó hiệu trưởng trường THCS
1.1.3.3.1 Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng.
- Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường
- Thực hiện các quyết định của hội đồng trường
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học
- Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công côngtác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công táckhen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của nhànước; quản lý hồ sơ tuyển dụng giáo viên, nhân viên
- Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổchức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, kýxác nhận hoàn thành chương trình tiểu học vào học bạ học sinh tiểu học
Trang 26(nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khenthưởng, kỷ luật học sinh theo quy định của bộ giáo dục & đào tạo
- Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường
- Thực hiện các chế độ khác của nhà nước đối với giáo viên, nhânviên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhàtrường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường
- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật
- Chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ các nhiệm vụ đựơc quyđịnh trong khoản 1 Điều này
1.1.3.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của phó hiệu trưởng
- Thực hiện và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về nhiệm vụ đượchiệu trưởng phân công
- Cùng với hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việcđược giao
- Thay mặt hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi đượchiệu trưởng uỷ quyền
- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật
Trong các nhiệm vụ và quyền hạn trên thì người quản lý giáo dụccần coi trọng nhiệm vụ “Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh, quản lýchuyên môn, phân công công tác; kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụcủa giáo viên, nhân viên” và nhiệm vụ “Quản lý và tổ chức giáo dục họcsinh” vì đó là nguồn lực của trường để đạt đến mục tiêu giáo dục
1.1.4 Tầm quan trọng của việc phát triển ĐNCB QL trường THCS
1.1.4.1 Những yêu cầu cơ bản đối với người CBQL trường THCS 1.1.4.1.1 Cơ sở phương pháp luận của công tác cán bộ
* Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ
Trang 27Trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đãđánh giá vai trò to lớn của người cán bộ Người nói: "Cán bộ là người đemchính sách của Đảng, của chính phủ để giải thích cho dân rõ và thi hành.Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho chính phủbiết rõ để đặt chính sách cho đúng" Người còn nhấn mạnh: "Cán bộ là cáigốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộtốt hay kém" Tốt hay kém ở đây chính là năng lực và phẩm chất của ngườicán bộ Người cán bộ phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mớihoàn thành nhiệm vụ, cốt lõi của đạo đức người cán bộ cách mạng là "cần,kiệm, liêm, chính, chí, công, vô, tư"
* Cơ sở pháp lý và quan điểm phát triển giáo dục - đào tạo và công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước.
- Tại Hội nghị Trung Ương 3 khoá VIII , Đảng ta đặt ra những yêucầu mới trong công tác cán bộ và xác định những phương hướng và giảipháp cụ thể nhằm thực hiện chiến lược cán bộ trong thời kỳ công nghiệphoá, hiện đại hoá Quan điểm này được thể hiện rõ trong văn kiện đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ VIII:
(1) Cán bộ Đảng viên trước hết là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, phải có
kế hoạch thường xuyên học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiếnthức và năng lực hoạt động thực tiễn
(2) Các tổ chức cơ sở Đảng phải thường xuyên giáo dục, rèn luyện,quản lý Đảng viên
(3) Toàn Đảng phải hết sức chăm lo xây dựng thật tốt đội ngũ cán
Trang 28(7) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ toàn diện cả về lý luận chính trị,phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn Quan tâmđào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý coi trọng cả taì và đức
- Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo 2001- 2010 được Thủ tướngChính phủ phê duyệt ngày 28/12/2001 tiếp tục khẳng định: “Giáo dục làquốc sách hàng đầu Phát triển giáo dục là nền tảng, nguồn nhân lực chấtlượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp côngnghiệp hóa - hiện đại hóa, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởngkinh tế nhanh và bền vững” [4, tr.20]
- Đại hội IX của Đảng đã xác định: " Phát triển giáo dục và đào tạo
là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơbản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững" [10,tr.14].Phát triển đội ngũ CBQL phải dựa trên cơ sở thế ổn định, là quá trình biếnđổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phứctạp Phát triển là làm cho số lượng và chất lượng vận động, biến đổi theohướng đi lên trong mối quan hệ hỗ trợ, bổ sung cho nhau tạo nên một hệthống bền vững
- Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ sáu khoá IX đã kếtluận, tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung Ương hai khoá VIII, xác định cácnhiệm vụ cụ thể và các giải pháp chủ yếu để thúc đẩy giáo dục và đào tạo,trong đó có nhiệm vụ "Tập trung chỉ đạo đổi mới nội dung chương trình,phương pháp giáo dục theo hướng chuẩn hoá , hiện đại hoá, tiếp cận vớitrình độ tiên tiến của khu vực và quốc tế, tăng cường thực hiện, gắn bó vớiđời sống xã hội, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của đất nước và địaphương, vùng miền
Đặc biệt chú trọng phát triển tài năng và phát huy tiềm năng của mọingười Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách tổ chức, phát hiện, đào tạo,bồi dưỡng, sử dụng nhân tài Xây dựng chương trình, nội dung và phương
Trang 29pháp dạy học và đội ngũ giáo viên tại các trường phổ thông chuyên, đào tạonghề kỹ thuật bậc cao Có chính sách tài chính và cơ chế quản lý thích hợpcho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhân tài" [8,tr.51].
- Nghị quyết Đại hội Ban chấp hành trung ương Đảng khoá X chỉ rõ:Tạo được chuyển biến cơ bản về phát triển giáo dục và đào tạo, cụ thể là:
+ Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chươngtrình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản
lý để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà
+ Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học
+ Hoàn chỉnh và ổn định lâu dài hệ thống giáo dục quốc dân
+ Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giáo dục và đàotạo
- Chỉ thị Số 40 CT/TW ngày 15- 6- 2004 của Ban Bí thư khoá IXnêu: “Trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳcông nghiệp hoá, hiện đại hoá, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
có những hạn chế, bất cập Số lượng giáo viên còn thiếu nhiều, đặc biệt ởcác vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Cơ cấu giáo viênđang mất cân đối giữa các môn học, bậc học, các vùng, miền Chất lượngchuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu
và truyền đạt lý thuyết, ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kỹnăng thực hành của người học; một bộ phận nhà giáo thiếu gương mẫutrong đạo dức, lối sống, nhân cách, chưa làm gương tốt cho học sinh, sinhviên Năng lực của của một bộ phận nàh giáo và cán bộ quản lý giáo dụccòn thấp Chế độ, chính sách còn bất hợp lý, chưa tạo được động lực đủmạnh để phát huy tiềm năng của đội ngũ này Tình hình trên đòi hỏi phảităng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cáchtoàn diện Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tínhchiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công Chiến lược phát triển giáodục 2001-2010 và chấn hưng đất nước
Trang 30Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáodục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơcấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống,lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúngđịnh hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đàotạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”
- Nghị quyết về Giáo dục (Số: 27/ 2004 QH11) được Quốc hội khoá
XI nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 6ngày 03/ 12/ 2004 nhấn mạnh 7 vấn đề giáo dục và đào tạo
Vấn đề cán bộ quản lý giáo dục, Nghị quyết chỉ rõ: “Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về chất lượng, đặc biệt coi trọng việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lương tâm trách nhiệm nghề nghiệp Hoàn thiện cơ chế chính sách về đào tạo, bồi dưỡng sử dụng cán bộ, và tạo điều kiện cho nhà giáo, cán bộ quản lý thường xuyên tự học tập cập nhật kiến thức nâng cao trình độ, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” [Nghị quyết Quốc hội khóa X].
Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Bí thư khóa XI nêu rõ địnhhướng phát triển nguồn nhân lực trong giáo dục đó là: Thực hiện chuẩn hóađội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo; tiến tới tất cả cácgiáo viên tiểu học, THCS, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghềnghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm; giáo viêncao đẳng, đại học có trình độ từ thạc sỹ trở lên và phải được đào tạo, bồidưỡng nghiệp vụ sư phạm; cán bộ quản lý giáo dục các cấp phải qua đàotạo về nghiệp vụ quản lý; đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phươngpháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyệncủa nhà giáo
* Quan điểm công tác cán bộ dưới góc độ lý luận quản lý giáo dục
Trang 31- Ở mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi vị trí công tác với những chức năngnhiệm vụ khác nhau, đòi hỏi ở những trình độ khác nhau về chuyên môn,
về phẩm chất và năng lực của người cán bộ quản lý
- Trong phạm vi trường THCS, chủ thể quản lý là hiệu trưởng, đốitượng quản lý là giáo viên, nhân viên và học sinh của nhà trường Chấtlượng giáo dục của nhà trường tốt hay xấu, cao hay thấp chủ yếu phụ thuộcvào đội ngũ cán bộ quản lý giỏi hay kém Một trong những điều kiện đểhiệu trưởng quản lý tốt mọi hoạt động của nhà trường là phải có nhân cáchnghề nghiệp, trong đó năng lực và phẩm chất là yếu tố hàng đầu
Đối với quan niệm về nhân cách nghề nghiệp: Mục tiêu quốc gia về:
“Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáodục giai đoạn 2005-2010 là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lýgiáo dục theo hướng chuẩn hoá, nâng cao chất lượng, bảo đảm đủ về sốlượng, đồng bộ về cơ cấu…" [5, tr.1] Trong đó: Giải pháp quốc gia vềnâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục
đặt ra yêu cầu: Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý theo hướng chuyên nghiệp hoá đội ngũ cán bộ quản
lý giáo dục các cấp [5, tr.4].
- Yêu cầu của sự phát triển xã hội và sự đổi mới giáo dục đòi hỏicán bộ quản lý phải có một nhân cách nghề nghiệp với các tiêu chuẩn mới
và như tấm gương sáng cho giáo viên học sinh noi theo
- Có nhiều định nghĩa khác nhau về nhân cách nghề nghiệp Theo
Mạc Văn Trang: Nhân cách nghề nghiệp là một con người với tư cách một thành viên của xã hội, là chủ thể có ý thức, có những phẩm chất và năng lực hoạt động trong một nghề nghiệp nào đó, đem lại những sản phẩm (vật chất, tinh thần) có giá trị xã hội nhất định [29, tr.42].
Mỗi nghề đòi hỏi những đặc điểm nhân cách phù hợp với nó Mỗicấp trình độ đào tạo hoặc ở các vị trí lao động với các chức năng, nhiệm vụ
Trang 32khác nhau cũng đòi hỏi những đặc điểm nhân cách, những mức độ khácnhau của các yếu tố thuộc mỗi phẩm chất và năng lực.
- Trong phạm vi nhà trường, chủ thể quản lý là Hiệu trưởng Đốitượng quản lý là cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh của trường.Muốn quản lý tốt nhà trường, một trong những điều kiện chủ thể quản lý làphải có phẩm chất và năng lực phù hợp thường gọi nhân cách Nghề quản
lý giáo dục đòi hỏi nhà quản lý có nhân cách nghề nghiệp tương ứng Nhâncách như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: Mỗi thầy giáo, côgiáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo Người cán bộ quản lý
giáo dục không dừng ở vai trò một giáo viên mà họ là “con chim đầu đàn” của tập thể sư phạm Nhân cách người quản lý giáo dục sao cho phải “vừa hồng, vừa chuyên” như Bác Hồ đã dạy.
1.1.4.1.2 Tiêu chuẩn nhân cách “nghề quản lý”
Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, đối với chuyên gia, nhà quản
lý, yêu cầu nhân cách nghề nghiệp như sau:
a) Về mặt phẩm chất
Cần có ó tình cảm công dân, trách nhiệm xã hội cao; có ý thức hành
vi pháp luật cao (nhất là những luật liên quan tới lĩnh vực hoạt động củamình); gắn bó, say mê, có trách nhiệm với nghề nghiệp, với nhiệm vụ, lĩnhvực phụ trách; tôn trọng và hợp tác với nhân viên, với công sự, đồngnghiệp, với các cấp quản lý; hiểu biết, tôn trọng, hợp tác được với kháchhàng, với các đối tác; có tính trung thực, tự phê bình, trách nhiệm cao; say
mê học tập, sáng tạo để phát triển và thích ứng với sự thay đổi của nghềnghiệp, hoàn cảnh và có nếp sống lành mạnh, nêu gương cho nhân viên
b) Về năng lực nghề nghiệp
Cần có hiểu biết sâu rộng, vững vàng về văn hoá, chính trị, xã hội…;
có kiến thức rộng, cơ bản, hiện đại về chuyên môn, nghiệp vụ; có tầm nhìnchiến lược và óc thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động; có khả năng cập nhậttri thức, thích ứng với những thay đổi của khoa học, công nghệ, diễn biến
Trang 33của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội…; có năng lực giao tiếp, tác phonglàm việc khoa học và thực tiễn; có kỹ năng tự học tập, tự hoàn thiện nhâncách…
Những tiêu chuẩn nhân cách nghề nghiệp trên đây là cơ sở để chúngtôi tìm hiểu, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp ở những chươngsau
c) Việc nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ quản lý giáo dục
Cán bộ quản lý giáo dục thường được trưởng thành từ đội ngũ giáoviên Họ vừa có phẩm chất, năng lực của nhà giáo, vừa có phẩm chất nhâncách mà nghề nghiệp quản lý đòi hỏi
Phẩm chất nhân cách người cán bộ quản lý giáo dục ngày càng đượcbồi đắp thông qua việc trau dồi các kiến thức, kỹ năng, thái độ Ba thành tốtrên tạo nên năng lực và phẩm chất người quản lý giáo dục và hiệu quả, chấtlượng hoạt động quản lý của đội ngũ CBQL
- Về kiến thức:
+ Kiến thức là thành tố cơ bản nhất Kiến thức chuyên môn vữngvàng là tiền đề đầu tiên đảm bảo hoạt động của người quản lý, khôngnhững trong giảng dạy mà là cơ sở thế mạnh để chỉ đạo chuyên môn dạy vàhọc có hiệu quả, đồng thời tạo ra uy tín với đồng nghiệp, học sinh Mặtkhác, người cán bộ quản lý chỉ được đào tạo thành thạo một hoặc haichuyên ngành nhưng họ phải học tập, nghiên cứu để nắm khái quát hệthống khoa học cơ bản các môn học trong nhà trường để có tầm bao quáthoạt động giảng dạy Tuy nhiên, để hoạt động có hiệu quả, cán bộ quản lýchỉ có kiến thức chuyên môn thì chưa đủ, họ cần phải nắm được các kiếnthức khác, như:
+ Kiến thức phổ thông về chính trị - kinh tế, văn hoá - xã hội Đây làvốn tri thức rất cần thiết giúp người cán bộ quản lý trường trung học phổthông có cơ sở nhận thức thế giới khách quan, phân tích thực tiễn, hiểu biếtcon người, hiểu biết về lịch sử, các vấn đề về văn hoá - xã hội Hệ thống
Trang 34kiến thức này không chỉ là kiến thức triết học, kiến thức pháp luật, đườnglối, quan điểm của Đảng mà còn là những hiểu biết về các giá trị đạo đứcnhân văn, giá trị nghệ thuật, các quan niệm thẩm mỹ hiện đại, đậm đà bảnsắc văn hoá dân tộc Một lượng kiến thức phổ thông về chính trị - xã hộitương đối mới ở nước ta hiện nay mà CBQL giáo dục cần nắm chắc là:
* Chủ trương đổi mới của Đảng Nền kinh tế chuyển từ cơ chế kế hoạch
hoá tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
* Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
* Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nhất là công nghệthông tin
* Chính sách mở cửa, hội nhập với khu vực và thế giới, xu thế toàncầu hoá và việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới
Nắm vững các đặc điểm trên là yêu cầu của sự phát triển đội ngũ Donhiều nguyên nhân khác nhau, lượng kiến thức mang tính chuyển đổi vàcập nhật trên chưa thấm nhuần trong đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục
+ Kiến thức nghiệp vụ sư phạm: là kiến thức tâm lý học, giáo dụchọc, phương pháp giảng dạy bộ môn, phương pháp giáo dục đạo đức chohọc sinh… Người Hiệu trưởng phải có những hiểu biết sâu về nghiệp vụ sưphạm, thể hiện là nhà giáo, nhà sư phạm mẫu mực
+ Kiến thức về nghiệp vụ quản lý giáo dục, quản lý nhà nước Baogồm kiến thức lý luận đại cương về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý hànhchính nhà nước, đặc biệt là những hiểu biết về mục tiêu, chức năng,phương pháp quản lý giáo dục Vốn kiến thức có tính chất cẩm nang nghềnghiệp về quản lý, giúp cho họ tổ chức điều hành bộ máy một cách khoahọc, đúng pháp luật và có hiệu quả theo chức trách, nhiệm vụ, quyền hạncủa mình
Mặc dù kiến thức là cơ sở cho hoạt động quản lý của đội ngũ cán bộquản lý, song bản thân kiến thức cũng không thể mang lại kết quả mong
Trang 35muốn nếu như người cán bộ quản lý không nắm được các kỹ năng cầnthiết.
Kỹ năng là thành tố quan trọng của năng lực người cán bộ quản lý.Thông qua kỹ năng, kiến thức và thái độ mới biến thành kết quả hoạt động
Có nhiều kỹ năng song ở đây chúng tôi chỉ xin nêu những kỹ năng cơ bảnnhất có tính chất quyết định hiệu quả quản lý, đó là: Kỹ năng nhận thức, kỹnăng thực hiện chức năng quản lý (còn gọi là kỹ năng kỹ thuật), kỹ năng raquyết định, kỹ năng nhân sự, kỹ năng thông tin
+ Kỹ năng nhận thức: Là khả năng nắm bắt được những nội dung cơbản nội dung mới trong chủ trương, trong sự việc, khả năng nhìn thấynhững vấn đề để giải quyết trong những sự việc đang diễn ra, khả năngphân tích tổng hợp, khái quát hoá, dự báo phán đoán để nâng cao nhận thức
và cách giải quyết của bản thân mình Đó còn là khả năng hiểu được lẫnnhau giữa các bộ phận Đặc biệt kỹ năng này nhấn mạnh năng lực quản lýtheo pháp luật của đội ngũ Hiệu trưởng, có thể nói: Nhận thức đúng thìhành động mới đúng
+ Kỹ năng thực hiện các chức năng QL: Đó là các kỹ năng về việclập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra
+ Kỹ năng ra quyết định: Hiệu trưởng trung học phổ thông phải cóbản lĩnh, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm Trong xu thế đẩymạnh phân cấp trách nhiệm hiện nay Nhà trường trung học phổ thông đòihỏi người quản lý phải có khả năng quyết sách đúng đắn kịp thời, giải
Trang 36quyết các vấn đề quan trọng hay vấn đề phát sinh Quyết định đòi hỏi phảisáng suốt và phục vụ lợi ích Nhà trường đồng thời phải hợp tình hợp lý.
+ Kỹ năng nhân sự (kỹ năng quan hệ giữa người với người) bao gồmkhả năng lãnh đạo và chỉ dẫn, động viên, xử lý xung đột và cùng làm việcvới mọi người Người quản lý có kỹ năng nhân sự giỏi là biết động viên,khuyến khích, thúc đẩy người dưới quyền tham gia vào quá trình ra quyếtđịnh (hiến kế) Đó là những người biết quý mến, tôn trọng người khác vàđược nhiều người tin tưởng quý mến Kỹ năng nhân sự còn biểu hiện ở sựgiao tiếp, khả năng nhận thông tin, khả năng biểu hiện ý tưởng, cảm xúc,thái độ, kỹ năng sử dụng công cụ giao tiếp cơ bản: Nói, viết, diễn đạt bằng
cử chỉ, ánh mắt (biểu cảm)
Kỹ năng thông tin để đáp ứng yêu cầu đổi mới GD nhà trường ngàycàng được trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại Việc sử dụng thànhthạo máy tính điện tử, các phương tiện đèn chiếu là yêu cầu gần như bắtbuộc đối với người quản lý Kỹ năng thông tin thành thạo giúp cho hoạtđộng quản lý mang tính khoa học, chính xác, kịp thời
- Về thái độ:
Hiệu quả hoạt động quản lý không chỉ phụ thuộc vào kiến thức kỹ năng
mà còn phụ thuộc vào giá trị niềm tin, sự trung thành, sự tận tuỵ, ý thức tựgiác của người cán bộ quản lý với công việc, với mọi người thái độ là sự thểhiện của đức độ và tài năng Thái độ phải có một thời gian dài mới được hìnhthành và củng cố
Thái độ còn thể hiện ở khả năng thích ứng, khả năng hoà đồng, khảnăng tập hợp quần chúng và ý thức tôn trọng đồng nghiệp, học sinh Thái
độ đòi hỏi ở người quản lý ý thức tự điều chỉnh tự bồi dưỡng rất nhiều Bởi
vì, theo từng giai đoạn phát triển xã hội, các kiến thức, kỹ năng và giá trịcũng thay đổi, cập nhật theo năm tháng Cũng giống như kiến thức và kỹnăng, thái độ phải được trau dồi và bồi dưỡng thường xuyên góp phần tạo
tiềm năng và uy tín cán bộ quản lý.
Trang 37Kiến thức, kỹ năng, thái độ - các thành tố tạo nên năng lực, phẩmchất người cán bộ quản lý, đồng thời cũng là điều kiện đem lại hiệu quảcho quản lý Các yếu tố trên cần được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và rènluyện, đó là xu thế phát triển về chất lượng cho từng cán bộ quản lý.
1.4.1.2 Những yêu cầu cơ bản đối với người CBQL trường THCS
Người CBQL trường THCS phải có phẩm chất và năng lực tốt.Ngoài những phẩm chất và năng lực, người cán bộ quản lý trường THCSphải có những kỹ năng cơ bản gắn chặt với chức năng quản lý ở trườngTHCS, có tính chất quyết định đến hiệu quả quản lý như: kỹ năng nhậnthức, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng nhân sự, kỹ năng kỹ thuật, kỹ năngthông tin
* Những yêu cầu về hiệu quả lao động của người CBQL trường THCS.
Toàn bộ phẩm chất của người CBQL trường THCS được thể hiện ởhiệu quả lao động Trong hoạt động quản lý, ngoài việc thực hiên chứctrách, nhiệm vụ của người quản lý như: Xây dựng kế hoạch, quản lý, tổchức thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục; người cán
bộ quản lý còn phải xây dựng được môi trường sư phạm lành mạnh
1.1.4.2.1 Yêu cầu đối với việc phát triển đội ngũ CBQL trường
- Những yêu cầu mới về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trườngTHCS là:
Trang 38+ Nền kinh tế đất nước chuyển sang cơ chế thị trường theo địnhhướng XHCN Cùng với sự hội nhập khu vực và quôc tế Cơ chế quản lýcủa giáo dục đào tạo không thể không tương thích với đặc điểm kinh tếmới.
+ Việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa đặt ra những yêu cầuquản lý mới đối với cán bộ quản lý trường THCS
+ Yêu cầu chuyên nghiệp hoá đội ngũ cán bộ cán bộ quản lý các cấp
- Hiện nay để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, những xuhướng mới trong quản lý giáo dục đang diễn ra là:
+ Phân cấp quản lý nâng cao tính chủ động tự chịu trách nhiệm của
các cơ sở giáo dục Người cán bộ quản lý các nhà trường cần mạnh dạn rứt
bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại thời bao cấp, vươn lên tự chủ về nhiều mặt (tựquản lý về tài chính, nhân sự…), muốn vậy họ phải là những con ngườivững vàng năng động chịu khó tìm tòi cải tiến
+ Thực hiện tốt các chức năng quản lý nhà nước của các cấp quản lý
và hoạt động tham gia giáo dục
+ Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý giáo dục.+ Tạo môi trường pháp lý thuận lợi để thực hiện thành công chươngtrình mới trên phạm vi cả nước Từng cán bộ quản lý phải nắm vững nhữngquy định của pháp luật, chủ trương của ngành để có biện pháp quản lý đơn
vị phù hợp
Tóm lại: Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS là
việc cần thiết và cấp bách, đây là đòi hỏi khách quan của sự nghiệp giáodục Những nội dung và mục tiêu trên đây là định hướng quan trọng củaĐảng, Chính phủ chỉ rõ cho toàn ngành giaó dục và đào tạo trước yêucầu đổi mới Đồng thời, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cũng là nâng caochất lượng cho từng cán bộ quản lý (cá nhân) và là sự phát triển đội ngũcán bộ quản lý (tổ chức), về mặt chất lượng, số lượng và cơ cấu, có thể nói
3 vấn đề: Quy mô, cơ cấu, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý có liên quan
Trang 39chặt chẽ và ràng buộc lẫn nhau trong việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lývững mạnh.
Theo chúng tôi nội dung phát triển đội ngũ cán bộ quản lý có thểbiểu diễn qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2: Nội dung Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
- Tiếp cận theo các chức năng quản lý, ta có thể nêu lên khái niệmtrong giáo dục và đào tạo như sau: Quản lý nhân lực là hoạt động của chủthể quản lý gồm tuyển chọn, sử dụng duy trì, động viên, phát triển, và tạođiều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên nhân viên làm việc có hiệu quả,nhằm đạt được những mục tiêu của tổ chức giáo dục và đào tạo (trường,ngành) đồng thời cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của họ ngày mộttốt hơn
Chất lượng
Cơ cấu Số lượng
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
Trang 40- Vai trò của quản lý nhân lực trong giáo dục và đào tạo rất quantrọng, quan trọng hơn bất cứ một lĩnh vực nào khác vì đây là lao động làm
ra sản phẩm đặc biệt vừa phải chặt chẽ có tính khoa học, nhưng lại phải tôntrọng sự sáng tạo và nghệ thuật của giáo viên
- Mục tiêu của quản lý nhân lực cần đạt được: tuyển chọn nhữngnhững người phù hợp với công việc, bố trí sắp xếp hợp lý; duy trì sự ổnđịnh; phát triển đội ngũ: bổ sung bồi dưỡng nâng cao và hoàn thiện độingũ; tạo ra môi trường làm việc tích cực, ít bất mãn
Công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổthông mà luận văn nghiên cứu về cơ bản cũng sử dụng khái niệm và xemxét các mục tiêu theo các chức năng của quản lý nhân lực trong giáo dục vàđào tạo nêu trên
Có thể nói, có nhiều hướng để hợp thành con đường phát triển độingũ cán bộ quản lý, xét về phương diện quản lý theo chúng tôi gồmnhững luồng chính sau đây:
- Thứ nhất: Có quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản
lý Đây là nội dung trọng yếu trong công tác cán bộ, đảm bảo công tác nàysớm đi vào nề nếp, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài Chủ động tíchcực phòng tránh nguy cơ đứt gẫy thiếu hụt cán bộ, khơi dậy tiềm năng tolớn của đội ngũ duy trì sự ổn định và cân bằng của đội ngũ cán bộ quản lý.Đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục để mọi cấp, mọi ngành cónhận thức đúng và tích cực chủ động xây dựng và phát triển đội ngũ ở cấptrường, cấp ngành đạt kết quả Vai trò của công tác quy hoạch là rất lớn tuynhiên quy hoạch cần gắn với đào tạo bồi dưỡng, giao việc Quy hoạch cầnthường xuyên được rà soát bổ sung
- Thứ hai: Lựa chọn bổ sung, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ quản
lý Công tác này sẽ bù đắp sự thiếu hụt bổ sung lực lượng cán bộ quản lýhiện tại cũng như trong tương lai Đồng thời, lựa chọn được các cán bộ