1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hà Nam

22 791 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 194,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài Cùng với nhân loại, Việt Nam đang bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI - thế kỷ của nền văn minh hậu công nghiệp. Xu thế chung của thế giới hiện nay là chuyển từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên sang nền kinh tế dựa trên sức mạnh tri thức. Và trong bối cảnh đó, con người ngày càng khẳng định vai trò quan trọng, quyết định của mình. Phát triển nguồn nhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mọi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Đặc biệt, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta hiện nay thì vấn đề phát triển nguồn nhân lực càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, Hà Nam có một vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế. Là cửa ngõ thủ đô, có quốc lộ 1A và đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (con đường huyết mạch Bắc Nam) chạy qua, đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh phát triển kinh tế. Trước đây, Hà Nam là một tỉnh thuần nông, thu nhập của người dân chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. Do đó, để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho nhân dân toàn tỉnh thì phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với sự phát triển của đất nước, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Nam đang cố gắng từng bước đưa nền kinh tế của tỉnh đi lên bằng con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện nay, Hà Nam là một trong những tỉnh trọng điểm phát triển công nghiệp của cả nước với rất nhiều các khu công nghiệp lớn như: khu công nghiệp Đồng Văn I và II, khu công nghiệp Châu Sơn… Đây là một thuận lợi để tỉnh phát triển kinh tế, nâng cao mức sống cho người dân, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với lãnh đạo và nhân dân tỉnh Hà Nam, đặc biệt là vấn đề làm thế nào để có được nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 1 Là người con của Hà Nam đang theo học chuyên ngành triết học, thông qua đề tài này, tôi muốn góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu nguồn nhân lực ở Hà Nam và đề xuất những giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh nhà. Đó là lý do để tôi lựa chọn vấn đề “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hà Nam” làm đề tài luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa có tầm quan trọng đặc biệt trong đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì thế, đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của đông đảo các nhà lý luận. Trong những năm qua, xoay quanh vấn đề "Phát triển nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa" đã có khá nhiều công trình khoa học đề cập đến ở những phương diện khác nhau. * Bàn về công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Những công trình nghiên cứu dưới dạng sách: - Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa, Phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. - Ngô Đình Giao, Suy nghĩ về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (một số vấn đề lý luận và thực tiễn), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996. - Lê Cao Đoàn (chủ biên), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn - những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 2008. Các bài viết đăng trên Tạp chí chuyên ngành: - Lê Ngọc Anh, Quan điểm về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức - bước phát triển mới trong đường lối tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Đảng ta, Tạp chí Triết học, số 12 (2006). 2 - Trần Đắc Hiến, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam: một số vấn đề đặt ra và hướng giải quyết, Tạp chí Triết học, số 11 (2007). * Bàn về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực: Những công trình nghiên cứu dưới dạng sách: - Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm, Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta, Nxb Chính, trị quốc gia, Hà Nội, 1996. - Mai Quốc Chánh, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. - Đỗ Minh Cương, Bùi Thị Ngọc Loan, Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. - Bùi Thị Ngọc Lan, Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. - Đoàn Văn Khái, Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, 2005. Những công trình nghiên cứu dưới dạng (luận án, luận văn, bài báo): Các luận án: - Nguyễn Thị Tú Oanh, Phát huy nguồn lực thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án Tiến sĩ, 1999. - Hồ Anh Dũng, Khai thác một yếu tố cụ thể của lực lượng sản xuất là yếu tố con người trong lực lượng sản xuất và việc phát huy yếu tố đó ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ, 1998. Có thể thấy rằng trong các luận án trên, các tác giả đặc biệt đi sâu khai thác yếu tố con người - yếu tố động nhất của lực lượng sản xuất. 3 Các luận văn: - Hà Thị Lan Phương, Phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh Yên Bái thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Triết học, 2005. - Trịnh Ngọc Dương, Phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Kon Tum, Luận văn Thạc sỹ Triết học, 2006. - Đỗ Thị Xuân Kim, Phát huy nguồn lực con người trong lĩnh vực công nghiệp ở tỉnh Phú Yên hiện nay, Luận văn Thạc sỹ, 2009. Các bài viết đăng trên Tạp chí chuyên ngành: - Nguyễn Văn Sơn, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế tri thức, Tạp chí Triết học, số 9 (2007). - Nguyễn Thành Trung, Vai trò của con người và vấn đề phát huy nguồn lực con người trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học, số 7 (2008). - Hoàng Đình Cúc, Vấn đề con người trong học thuyết Mác và phương hướng, giải pháp phát triển con người cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Triết học, số 8 (2008). Tóm lại, những công trình nghiên cứu trên có giá trị lịch sử nhất định. Đó là nguồn tài liệu quan trọng để tác giả luận văn nghiên cứu, kế thừa. Tuy nhiên, thực tiễn luôn vận động, biến đổi và phát triển nên mọi kết luận, tổng kết vẫn cần được bổ sung, phát triển. Hơn nữa, các công trình, luận án, luận văn và các bài viết được đề cập ở trên chủ yếu nghiên cứu vai trò của con người và vấn đề phát huy nguồn lực con người - một yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu vấn đề phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hà Nam dưới dạng một luận văn khoa học. 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn Trên cơ sở phân tích, làm rõ thực trạng nguồn nhân lực ở tỉnh Hà Nam hiện nay, luận văn đề xuất một số phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nam trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là: - Thứ nhất, luận giải, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về nguồn nhân lực và vai trò của nó trong sự phát triển xã hội nói chung cũng như đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng. - Thứ hai, phân tích, làm rõ ưu điểm, hạn chế của nguồn nhân lực ở Hà Nam hiện nay và nguyên nhân của tình hình; chỉ ra những đòi hỏi mà quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang đặt ra đối với việc phát triển nguồn nhân lực ở Hà Nam. - Thứ ba, nêu và phân tích một số phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hà Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn Vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Hà Nam hiện nay 4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Hà Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong mối quan hệ với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh và với nguồn nhân lực của cả nước. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin (chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử), tư tưởng Hồ 5 Chí Minh về vấn đề con người; các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nguồn lực con người. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, thống kê, điều tra, khảo sát, kết hợp lôgíc với lịch sử, với tinh thần lý luận kết hợp với thực tiễn trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật. 6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn - Luận văn góp phần làm rõ thêm vai trò của yếu tố con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; những đòi hỏi của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với việc phát triển nguồn nhân lực ở Hà Nam hiện nay. - Đánh giá tổng quát thực trạng nguồn nhân lực ở tỉnh Hà Nam hiện nay. - Nêu ra những phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hà Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 6 tiết: Chương 1: Phát triển nguồn nhân lực với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nam. Chương 2: Thực trạng nguồn nhân lực và những vấn đề đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực ở Hà Nam hiện nay. Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nam. 6 Chương 1 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VỚI CÔNG CUỘC CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở HÀ NAM Trong chương này tác giả tập trung giải quyết hai vấn đề (được chia thành hai tiết): 1.1. Một số vấn đề về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nam Để đảm bảo mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả đi vào hai nội dung (hai tiểu tiết): 1.1.1. Vài nét khái quát về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội ở Hà Nam Luận văn đã đề cập, nhấn mạnh một số đặc điểm lớn có tính đặc thù của tỉnh Hà Nam như: vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử truyền thống có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến việc phát triển nguồn nhân lực của tỉnh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 1.1.2. Những quan điểm cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nam Thứ nhất, tác giả tập trung làm rõ về khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thứ hai, tác giả đề cập đến phương hướng, mục tiêu tổng quát của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Thứ ba, mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nam. Thứ tư, những quan điểm cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nam: - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh Hà Nam, thu hút triệt để mọi nguồn lực cho sự phát triển. 7 - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa lấy việc phát huy nguồn nhân lực làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển bền vững Và đối với Hà Nam hiện nay, để công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển bền vững thì cần phải đảm bảo các mục tiêu cụ thể sau: + Cơ cấu kinh tế trong công nghiệp hóa phải đảm bảo mục tiêu lâu dài, trong đó, đặc biệt chú trọng cơ cấu ngành kinh tế. Trước mắt cần tập trung xây dựng cơ cấu ngành kinh tế: công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. + Tăng trưởng của công nghiệp hóa phải bền vững (tăng trưởng phải gắn với phát triển cả về số lượng và chất lượng). + Công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa. + Công nghiệp hóa phải gắn với việc giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, tiến bộ xã hội, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. + Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải đảm bảo giữ vững môi trường sinh thái. Để đạt được mục tiêu trên phải có nguồn nhân lực đảm bảo, vì thế phát triển nguồn nhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng đối với Hà Nam hiện nay. 1.2. Tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nam 1.2.1. Quan niệm về phát triển nguồn nhân lực 1.2.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực Tác giả đã đề cập đến nhiều quan niệm về nguồn nhân lực của nhiều tác giả khác nhau. Nhưng tựu chung lại, qua một số cách tiếp cận về nguồn lực con người và về nguồn nhân lực, dưới dạng tổng quát ta có thể hiểu nguồn nhân lực là phạm trù dùng để chỉ số dân, cơ cấu dân số, đặc biệt là chất lượng dân số với tất cả những năng lực, phẩm chất 8 và tổng thể các tiềm năng của con người làm nên sức mạnh của nó trong sự phát triển xã hội. 1.2.1.2. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực Xung quanh vấn đề phát triển nguồn nhân lực cũng có nhiều quan niệm khác nhau. Nhưng xét một cách khái quát nhất, phát triển nguồn nhân lực chính là quá trình tạo lập, gia tăng và sử dụng năng lực toàn diện con người vì sự tiến bộ kinh tế - xã hội và sự hoàn thiện bản thân mỗi con người. Việc phát triển nguồn nhân lực được biểu hiện cụ thể như sau: Thứ nhất, phải gia tăng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (biểu hiện thông qua các yếu tố: thể lực, trí lực và tâm lực của người lao động). Thứ hai, gia tăng số lượng người lao động phù hợp với nhu cầu cung ứng nguồn lao động trong mỗi giai đoạn. Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực là phải đạt được cơ cấu dân số và lao động hợp lý (tức là phải đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng). 1.2.2. Phát triển nguồn nhân lực - yếu tố cơ bản bảo đảm cho sự thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trong đó, tác giả đã chỉ ra vai trò quyết định của nguồn nhân lực đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Một là, trong quan hệ so sánh với các nguồn lực khác thì nguồn nhân lực là chủ thể trực tiếp, quyết định toàn bộ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hai là, bản thân con người vừa là khách thể được khai thác triệt để trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vừa là đối tượng duy nhất mà chính quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải hướng vào phục vụ. Ba là, nguồn nhân lực mà cốt lõi là trí tuệ của con người có tiềm năng vô tận. 9 Bốn là, trí tuệ con người có sức mạnh vô cùng to lớn một khi nó được vật thể hóa, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Tác giả cũng chỉ ra vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa quyết định của nguồn nhân lực và vấn đề phát triển nguồn nhân lực đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, nguồn nhân lực chỉ thực hiện được vai trò quyết định khi nó đáp ứng được những yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (chất lượng cao, số lượng dồi dào, cơ cấu hợp lý). 10 [...]... thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hà Nam phải có chiến lược phát triển nguồn nhân lực hữu hiệu đáp ứng được những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặt ra 2.2 Những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với việc phát triển nguồn nhân lực ở Hà Nam hiện nay Xuất phát từ tầm quan trọng của nguồn nhân lực và thực trạng nguồn nhân lực của tỉnh. .. mặt đòi hỏi nguồn nhân lực phải đáp ứng những yêu cầu mà nó đặt ra, mặt khác, công nghiệp hóa, hiện đại hóa lại mở ra những cơ hội, khả năng, điều kiện để con người phát triển và hoàn thiện bản thân Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nam không nằm ngoài mối quan hệ biện chứng đó 15 Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở HÀ NAM Từ thực... trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với việc phát triển nguồn nhân lực, luận văn đã chỉ ra những vấn đề cấp bách đang đặt ra đối với việc phát triển nguồn nhân lực ở Hà Nam như sau: 14 2.2.1 Phải nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải được thực hiện toàn diện trên cả ba phương diện: thể lực, trí lực. .. TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở HÀ NAM HIỆN NAY Từ những đặc điểm riêng của quê hương Hà Nam, tác giả đã nghiên cứu và làm rõ thực trạng nguồn nhân lực của tỉnh cũng như chỉ ra những đòi hỏi mà quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặt ra đối với nguồn nhân lực của tỉnh Hà Nam hiện nay 2.1 Thực trạng nguồn nhân lực ở Hà Nam 2.1.1 Về số lượng nguồn nhân lực. .. đề đặt ra ở chương 2, trong chương 3, tác giả đã đưa ra bốn phương hướng và bốn nhóm giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hà Nam 3.1 Những phương hướng cơ bản 3.1.1 Phát triển nguồn nhân lực theo hướng toàn diện, bền vững đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh kinh tế thị trường, cách mạng khoa học - công nghệ... nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nam hiện nay là vấn đề có nội dung lớn, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau Quá trình tìm kiếm những mô hình, giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nam vẫn đang đòi hỏi các nhà lý luận, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý của cả nước cũng như của Hà Nam tìm... tỉnh Hà Nam Thứ nhất, phát triển nguồn nhân lực phải đảm bảo phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thứ hai, phát triển nguồn nhân lực phải đảm bảo phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực phải đảm bảo phù hợp với việc phát triển ngành nghề, mở mang sản xuất của tỉnh 16 Thứ tư, phát triển nguồn nhân lực phải gắn với khai thác có... Phát triển nguồn nhân lực theo hướng toàn diện về số lượng, chất lượng và cơ cấu Thứ hai, phát triển nguồn nhân lực theo hướng bền vững Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh kinh tế thị trường, cách mạng khoa học - công nghệ và hội nhập quốc tế 3.1.2 Phát triển nguồn nhân lực phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm tình hình tỉnh Hà Nam Thứ nhất, phát. .. thần cho nhân dân, tỉnh Hà Nam không thể không tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa Để công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công đòi hỏi phải có sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố, nhiều điều kiện, nhiều nguồn lực như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, công nghệ, nguồn nhân lực trong đó, nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định Thật vậy, trong quan hệ so sánh với các nguồn lực khác thì nguồn nhân lực là... trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Bởi vì các nguồn lực khác tự nó không thể tham gia vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng chỉ có ý nghĩa đối với sự phát triển xã hội và thực sự trở thành nguồn lực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa khi được kết hợp với sức lực và trí tuệ của con người Mặt khác, bản thân con người cũng là khách thể được khai thác triệt để trong quá trình công nghiệp . hiểu nguồn nhân lực ở Hà Nam và đề xuất những giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh nhà. Đó là lý do để tôi lựa chọn vấn đề Phát triển nguồn nhân. triển nguồn nhân lực ở tỉnh Hà Nam hiện nay 4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Hà Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện. trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; những đòi hỏi của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với việc phát triển nguồn nhân lực ở Hà Nam hiện nay. - Đánh giá tổng quát thực trạng nguồn nhân lực ở tỉnh

Ngày đăng: 13/04/2015, 16:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w