1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH THÁI BÌNH

25 775 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 136,5 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---NGUYỄN THỊ THANH HOA PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH THÁI BÌNH Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 TÓM TẮ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-NGUYỄN THỊ THANH HOA

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH

THÁI BÌNH

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị

Mã số: 60 31 01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM VĂN DŨNG

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Nông nghiệp là ngành sản xuất cơ bản của xã hội đáp ứngnhững sản phẩm thiết yếu cho đời sống xã hội, cung cấp nguyên liệuđầu vào cho các ngành khác trong nền kinh tế

Trong những năm qua, Thái Bình với 90% dân cư sống ởnông thôn và 58,49% lao động nông nghiệp, đã đạt được những thànhtích quan trọng trong việc sản xuất nông nghiệp như giải quyết công

ăn việc làm, tăng thu nhập, tăng giá trị sản xuất nông nghiệp gópphần nâng cao đời sống nhân dân, làm thay đổi diện mạo nông thôn,phát triển kinh tế, xã hội

Tuy nhiên, nếu xem xét ở góc độ bền vững thì phát triểnnông nghiệp của tỉnh Thái Bình đang có nhiều vấn đề bức xúc đặt ra

Sản xuất nông nghiệp đã và đang có dấu hiệu gây tác độngtiêu cực đến môi trường như làm giảm đa dạng sinh học, suy thoái tàinguyên, chưa có bước đột phá phát triển nông nghiệp, chưa thật sựchú ý phát triển theo chiều sâu, chưa chú ý đến vấn đề môi trườngcũng như vấn đề xã hội trong nông nghiệp và nông thôn Đứng trướcnhững khó khăn và thách thức đó thì việc xây dựng một nền nôngnghiệp phát triển theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Bình có ý nghĩa lý

luận và thực tiễn quan trọng Vì những lý do trên nên đề tài “Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Bình” được

chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Phát triển bền vững nói chung và phát triển nông nghiệp theohướng bền vững nói riêng là một vấn đề khoa học được đề cập ở những

Trang 3

khía cạnh khác nhau, qua tìm hiểu tác giả thấy có một số công trình khoahọc nổi bật sau:

- Phát triển bền vững ở Việt Nam – thành tựu, cơ hội, tháchthức và triển vọng của Nguyễn Quang Thái Ngô Thắng Lợi (2007),Nxb Lao động – xã hội Đề tài đã đề cập đến phát triển bền vững nóichung ở Việt Nam chưa nêu cụ thể về phát triển nông nghiệp bềnvững ở một địa phương nhất định

- Công nghiệp hóa từ nông nghiệp, lý luận thực tiễn và triển vọng

áp dụng ở Việt Nam của Đặng Kim Sơn, Nxb Nông nghiệp, 2007 Trongcông trình của tác giả Đặng Kim Sơn thì phát triển nông nghiệp được tiếpcận từ lý thuyết phát triển nông nghiệp, kinh nghiệm của một số nước vàtriển vọng của Việt Nam chưa đi sâu phân tích ở góc độ phát triển bềnvững nông nghiệp

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ởViệt Nam - Con đường và bước đi của Nguyễn Kế Tuấn (2006), NxbChính trị Quốc gia, Hà Nội thì phát triển nông nghiệp bền vững đượctác giả tiếp cận chủ yếu dưới góc độ đánh giá tác động của việc pháttriển nền nông nghiệp bền vững đối với nền kinh tế

- Nông nghiệp Việt Nam trong phát triển bền vững (2004),Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, do Nguyễn Từ chủ biên Đây làcuốn sách có nhiều bài viết có giá trị bàn về vị trí và vai trò củangành nông nghiệp trong sự phát triển kinh tế bền vững chung củađất nước

- Đề tài “phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam - thựctrạng và giải pháp” Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đặng Thị Tố Tâm lạinghiên cứu sâu về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn,sản xuất hàng hóa

Trang 4

Ngoài ra có nhiều công trình nghiên cứu nhưng chỉ ở dạngnhững bài báo đăng trên các báo, tạp chí, những báo cáo trong cáchội thảo khoa học.

Các công trình nghiên cứu, các bài viết, tham luận trên đều

đề cập đến phát triển nông nghiệp bền vững ở các góc độ khác nhau.Đối với tỉnh Thái Bình, nghiên cứu phát triển nông nghiệp theohướng bền vững trong thời kỳ đổi mới đất nước chưa có một côngtrình nào đề cập đầy đủ, toàn diện và hệ thống Do vậy, đây là một đềtài độc lập, đề cập một cách đầy đủ hệ thống về phát triển nôngnghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Bình Các công trình, tàiliệu trên là cơ sở để tác giả kế thừa có chọn lọc trong quá trình làmluận văn, đồng thời trên cơ sở các tư liệu, tài liệu về phát triển nôngnghiệp của tỉnh Thái Bình để làm rõ sự phát triển nông nghiệp bềnvững ở tỉnh Thái Bình

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích của luận văn:

Trên cơ sở hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về pháttriển nông nghiệp bền vững, luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạngtình hình phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình và đưa ra các giảipháp để phát triển nông nghiệp của địa phương theo hướng bền vữngtrong thời gian tới

- Nhiệm vụ của luận văn:

+ Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về phát triển bền vững,phát triển bền vững nông nghiệp từ góc độ lý luận và thực tiễn

+ Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững

ở một số địa phương

Trang 5

+ Phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ởtỉnh Thái Bình và những vấn đề đặt ra.

+ Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệptheo hướng bền vững ở Thái Bình trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: là ngành sản xuất nông nghiệp vàcác yếu tố có liên quan đến phát triển nông nghiệp theo hướng bềnvững ở tỉnh Thái Bình

- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu phát triển nôngnghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Bình dưới góc độ kinh tếchính trị

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu sản xuất nông nghiệp TháiBình từ năm 2000 đến nay và đề xuất các giải pháp đến năm 2020

- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu sản xuất nôngnghiệp theo nghĩa hẹp trên địa bàn tỉnh Thái Bình

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp trừu tượng hóa khoa học

- Phương pháp phân tích tổng hợp

- Phương pháp thống kê so sánh

- Phương pháp lôgic – lịch sử

6 Những đóng góp mới của luận văn

- Hệ thống hoá được những vấn đề lý luận về phát triển nông

nghiệp theo hướng bền vững trong bối cảnh mới của đất nước và thếgiới

- Khái quát kinh nghiệm phát triển nền nông nghiệp theohướng bền vững của một số tỉnh Trên cơ sở đó, luận văn rút ra bàihọc kinh nghiệm cho tỉnh Thái Bình

Trang 6

- Phân tích thực trạng về việc phát triển nông nghiệp theohướng bền vững ở tỉnh Thái Bình chỉ ra những mặt đạt được, nhữngmặt hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế đó

- Đánh giá vai trò của nền nông nghiệp theo hướng bền vữngđối với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và nâng caochất lượng cuộc sống cho dân cư nông thôn

- Đưa ra các quan điểm, các giải pháp để phát triển nền nôngnghiệp bền vững ở tỉnh Thái Bình trong thời gian tới

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tàigồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nôngnghiệp bền vững

Chương 2: Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bềnvững ở tỉnh Thái Bình thời gian qua

Chương 3: Quan điểm, giải pháp tiếp tục phát triển nôngnghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Bình

Trang 7

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

1.1 Khái luận chung về phát triển nông nghiệp bền vững

1.1.1 Những khái niệm cơ bản

1.1.1.1 Phát triển bền vững

Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển tổchức ở Rio de Jenerio (Braxin) năm 1992 đã đưa ra khái niệm “Pháttriển bền vững là sự phát triển nhanh đáp ứng những yêu cầu hiện tại

mà không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ maisau”

Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về PTBV tổ chức ởJohannesburg (cộng hòa Nam Phi) năm 2002 đã bổ sung và hoànchỉnh khái niệm về phát triển bền vững: “Phát triển bền vững là quátrình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa bamặt của sự phát triển”

Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về PTBV đã được kếttinh và phản ánh đầy đủ nhất trong Chương trình nghị sự 21 của ViệtNam: “Mục tiêu tổng quát của PTBV là đạt được sự đầy đủ về vậtchất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của công dân

và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa của con người và tự nhiên;phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa được ba mặt làphát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường”

Từ những cơ sở lý luận nên trên, tác giả cho rằng: Phát triểnbền vững có nội dung lớn và phong phú, không chỉ hàm nghĩa pháttriển kinh tế bền vững mà còn bao hàm nội dung phát triển xã hội bềnvững và gắn kết chặt chẽ với bảo vệ môi trường sinh thái

Trang 8

1.1.1.2 Phát triển nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp là một quá trình không phải trongtrạng thái tĩnh Quá trình thay đổi của nền nông nghiệp chỉ sự tácđộng của quy luật thị trường, chính sách can thiệp vào nền nôngnghiệp của chính phủ, nhận thức và ứng xử của người sản xuất vàngười tiêu dùng về các sản phẩm và dịch vụ tạo ra trong lĩnh vựccông nghiệp Nền nông nghiệp phát triển là kết quả của quá trình pháttriển nông nghiệp

1.1.1.3 Phát triển nông nghiệp bền vững

Theo tổ chức lương thực và Nông nghiệp (FAO, 1992) địnhnghĩa: Phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình quản lý và duy trì

sự thay đổi về tổ chức, kỹ thuật ngày càng tăng của con người vềnông phẩm và dịch vụ vừa đáp ứng nhu cầu của mai sau

Ở nước ta, vấn đề PTNNBV là một trong những nội dungđược đề cập ở quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 củaThủ tương chính phủ về “Định hướng phát triển ở Việt Nam”Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam chỉ rõ: “Phát triển nôngnghiệp bền vững là quá trình sản xuất ngày càng nhiều hàng hóa theoyêu cầu của thị trường, phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, bảotồn và phát triển được các nguồn tài nguyên như đất, nước, khôngkhí, rừng và đa dạng sinh học [24, tr.10]

Các định nghĩa trên đã đề cập đến những giác độ khác nhau,rất lý thú và sâu sắc về phát triển nông nghiệp bền vững Tuy nhiên

để làm tốt các mục tiêu đó không phải là chuyện dễ dàng Với cáchtiếp cận trên, tác giả luận văn có thể đưa ra quan niệm về PTNNBV ởtỉnh Thái Bình như sau:

Trang 9

Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Bình

là quá trình Đảng bộ, chính quyền, các cơ quan, ban ngành chứcnăng, các thành phần kinh tế và nhân dân nhận thức và vận dụng cácquy luật khách quan, đường lối của Đảng, chính sách phát triển kinh

tế của Nhà nước vào thực tiễn nền nông nghiệp Thái Bình nhằm đảmbảo nông nghiệp tăng trưởng nhanh, bền vững và ổn định, phân phốicông bằng sản phẩm và tài nguyên nông nghiệp, sử dụng hợp lý tàinguyên thiên nhiên, làm tăng sự công bằng giữa các thế hệ và hoànthiện chất lượng cuộc sống

1.1.2 Tiêu chí phát triển bền vững trong nông nghiệp

1.1.2.1 Tiêu chí bền vững về kinh tế nông nghiệp

Một là, bảo đảm nhịp độ tăng trưởng liên tục, ổn định và hiệu

quả

Hai là, áp dụng cơ giới hóa, ứng dụng khoa học, công nghệ

vào sản xuất, chế biến nông sản, nhất là công nghệ sinh học

Ba là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bốn là, Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực

1.1.2.2 Tiêu chí bền vững về xã hội

Tiêu chí phát triển bền vững về xã hội trong nông nghiệpphải tạo điều kiện cho mọi người, nhất là những người trong hoàncảnh khó khăn đều có cơ hội tiếp cận công bằng các dịch vụ cơ bản

về giáo dục, y tế, thông tin…mang tính an sinh xã hội luôn giữ mộtvai trò rất quan trọng trong việc thực hiện công bằng xã hội ở nước tahiện nay

1.1.2.3 Tiêu chí bền vững về môi trường trong nông nghiệp Thứ nhất, khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên

hiện có để thỏa mãn nhu cầu con người

Trang 10

Thứ hai, giữ gìn và bảo tồn chất lượng tài nguyên thiên nhiên

cho các thế hệ mai sau

Thư ba, ngăn chặn ô nhiễm, lạm dụng hóa chất trong sản

xuất nông nghiệp

1.1.3 Điều kiện phát triển nông nghiệp bền vững

1.1.3.1 Môi trường kinh tế vĩ mô

Để phát triển bền vững phải tạo lập môi trường vĩ mô thuậnlợi cho phát triển nông nghiệp như ổn định hệ thống chính trị, xã hội,tạo lập môi trường pháp lý, bảo vệ được lợi ích chính đáng của nôngdân, xây dựng môi trường văn hóa giáo dục phù hợp với yêu cầu pháttriển KT - XH; củng cố, mở rộng quan hệ hữu nghị với các nước

1.1.3.2 Các nguồn lực cơ bản

Nguồn lực tự nhiên

Nguồn lực về cơ sở vật chất kỹ thuật

Nguồn lực về con người

1.1.3.3 Vai trò quản lý của nhà nước

Nhà nước định hướng cho nông nghiệp phát triển theo hướngCNH, HĐH

Nhà nước tạo điều kiện tốt nhất để nông nghiệp phát triểnnhư việc xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp…

1.2 Kinh nghiệm một số địa phương trong phát triển nông nghiệp bền vững

1.2.1 Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh

Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo chiều sâu trên cơ sởứng dụng tích cực các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới tiên tiến…

Trang 11

Mục tiêu phát triển nông nghiệp của Bắc Ninh đến năm 2020

đó là, bên cạnh việc bảo vệ an ninh lương thực, tập trung xây dựngcác khu nông nghiệp công nghệ cao với quy mô khoảng 200 ha…

Thực tiễn phát triển sản xuất nông nghiệp của Bắc Ninh tớinay đã đạt được những thành tựu quan trọng đặt cơ sở tiền đề đẩymạnh quy mô sản xuất theo hướng chất lượng cao

1.2.2 Kinh nghiệm của tỉnh An Giang

Thứ nhất, thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo chiến lược

xây dựng cơ cấu kinh tế toàn diện và ổn định…

Thứ hai, An Giang hướng đến mô hình GAP với chương

trình ba tăng, ba giảm (tăng năng suất lúa, tăng chất lượng lúa gạo,tăng hiệu quả kinh tế; giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng thuốctrừ sau, giảm lượng phân đạm)

Thứ ba, cấp tín dụng cho người nghèo và hỗ trợ vốn cho

nông dân sản xuất với các chính sách ưu đãi

Thứ tư, An Giang xây dựng mô hình liên kết bốn nhà (Nhà

nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp)

1.2.3 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Bình

Một là, xác định đúng đắn mối quan hệ giữa công nghiệp và

nông nghiệp trong quá trình CNH, HĐH và phát triển KT - XH củaThái Bình

Hai là, phát triển nông nghiệp gắn với việc bảo vệ tài nguyên

môi trường

Ba là, phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn liền với vấn đề

xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của dân cư vùng nông thôn

Bốn là, để có sự kết cấu “bốn nhà” trong sản xuất chế biến,

tiêu thụ

Trang 12

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG

BỀN VỮNG Ở TỈNH THÁI BÌNH 2.1 Giới thiệu khái quát về tình hình kinh tế, xã hội ở tỉnh Thái Bình

2.1.1 Điều kiện tự nhiên và xã hội

Thái Bình là một tỉnh ven biển thuộc khu vực đồng bằng châuthổ sông Hồng, ba bề giáp sông lớn, một bề giáp biển đông, khí hậu ônhòa, đất đai màu mỡ

Thái Bình là một tỉnh có mật độ dân số cao so với các tỉnhtrong cả nước (1.155 người/km2) Đến năm 2012, dân số Thái Bình là1.786.500 người, số trong độ tuổi lao động là 1.052.000 người(chiếm 58,9%) tổng dân số, trong đó số dân và số lao động nôngnghiệp chiếm tỷ trọng lớn (90% dân số và 58,46% lao động nôngnghiệp)

2.1.2 Tiềm năng cho phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh Thái Bình

Diện tích đất tự nhiên toàn Tỉnh là 154.351 ha trong đó: Đấtnông nghiệp là 103.955 ha, đất lâm nghiệp có rừng là 2.500 ha, đấtchuyên dùng là 25.978 ha, đất thổ cư là 12.445 ha và đất chưa sửdụng, sông ngòi là 9.431 ha

Thái Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Nhiệt

độ trung bình hàng năm từ 23 – 240C

Tiềm năng và nguồn lợi thủy sản Thái Bình được xem là mộtthế mạnh của Tỉnh với ba thủy vực khác nhau: nước ngọt, nước lợ vànước mặn

Trang 13

tuyến đường chính, các đường đều có thể nối tiếp với quốc lộ, khaithông và dễ dàng đi các huyện trong tỉnh

Tài nguyên khoáng sản ở Thái Bình rất phong phú với trữlượng tương đối lớn, có một số loại tài nguyên chất lượng tốt, giá trịkinh tế cao là nguồn nguyên liệu để phát triển công nghiệp như khíđốt, sét chịu lửa, cao lanh, nước khoáng…

2.1.3 Đặc điểm dân cư và các nguồn lực xã hội khác

Tính đến năm 2012 dân số Thái Bình là 1.786.500 người,trong đó dân số nông thôn là 90%, dân số thành thị 10%, bình quânmỗi hộ gia đình có 3,75 người Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên hiệnnay là 8,4%/năm Số người trong độ tuổi lao động là 1.052.200 ngườitrong đó lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp chiếm 58,49%[13, tr.17] Lao động qua đào tạo chiếm 23,5% (công nhân kỹ thuật

và nghiệp vụ 13,5%, trung cấp53,5%, cao đẳng, đại học và trên đạihọc 4,5%)…

2.2 Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Bình trong những năm qua

2.2.1 Tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình

2.2.1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Giai đoạn 2006 - 2012 tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơnnăm trước cụ thể: năm 2006 là 12,85%; năm 2007 là 14,36%; năm

2008 là 15,07%; năm 2009 là 14,5%; đặc biệt năm 2010 là 17,0%,năm 2011 là 15,7%, năm 2012 là 16,1%

2.2.1.5 Tình hình sử dụng đất đai, áp dụng cơ giới hóa, khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

Ngày đăng: 13/04/2015, 16:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w