1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh hà nam

107 786 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 572 KB

Nội dung

Cùng với nhân loại, Việt Nam đang bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI thế kỷ của nền văn minh hậu công nghiệp. Xu thế chung của thế giới hiện nay là chuyển từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên sang nền kinh tế dựa trên sức mạnh tri thức. Và trong bối cảnh đó, con người ngày càng khẳng định vai trò quan trọng, quyết định của mình. Để rút ngắn khoảng cách tụt hậu và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, Đảng và Nhà nước ta chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phát triển đất nước. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải có nguồn nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và hợp lý về cơ cấu. Có thể nói, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà chúng ta đang tiến hành có thành công hay không đều phụ thuộc vào chính bản thân con người Việt Nam. Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, cần cù và sáng tạo trong lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nổi bật đó, nguồn nhân lực của nước ta vẫn còn một số hạn chế, bất cập như: chưa được đào tạo phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn công việc, thiếu tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động chưa cao, nghĩa là chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực có một vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảng ta đã khẳng định nguồn lực con người là nguồn lực cơ bản, có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển bền vững của xã hội. Là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, Hà Nam có một vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế. Là cửa ngõ thủ đô, có quốc lộ 1A và đường cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình (con đường huyết mạch Bắc Nam) chạy qua, đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh phát triển kinh tế. Trước đây, Hà Nam là một tỉnh thuần nông, thu nhập của người dân chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. Do đó, để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho nhân dân toàn tỉnh thì phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với sự phát triển của đất nước, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Nam đang cố gắng từng bước đưa nền kinh tế của tỉnh đi lên bằng con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện nay, Hà Nam là một trong những tỉnh trọng điểm phát triển công nghiệp của cả nước với rất nhiều các khu công nghiệp lớn như: khu công nghiệp Đồng Văn I và II, khu công nghiệp Châu Sơn… Đây là một thuận lợi để tỉnh phát triển kinh tế, nâng cao mức sống cho người dân, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với lãnh đạo và nhân dân tỉnh Hà Nam, đặc biệt là vấn đề làm thế nào để có được nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Là người con của Hà Nam đang theo học chuyên ngành Triết học, thông qua đề tài này, tôi muốn góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu nguồn nhân lực ở Hà Nam và đề xuất những giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh nhà. Đó là lý do để tôi lựa chọn vấn đề “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hà Nam” làm đề tài luận văn của mình.

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với nhân loại, Việt Nam đang bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI - thế kỷ của nền văn minh hậu công nghiệp. Xu thế chung của thế giới hiện nay là chuyển từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên sang nền kinh tế dựa trên sức mạnh tri thức. Và trong bối cảnh đó, con người ngày càng khẳng định vai trò quan trọng, quyết định của mình. Để rút ngắn khoảng cách tụt hậu và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, Đảng và Nhà nước ta chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phát triển đất nước. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải có nguồn nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và hợp lý về cơ cấu. Có thể nói, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà chúng ta đang tiến hành có thành công hay không đều phụ thuộc vào chính bản thân con người Việt Nam. Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, có khả năng tiếp thu khoa học - kỹ thuật, cần cù và sáng tạo trong lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nổi bật đó, nguồn nhân lực của nước ta vẫn còn một số hạn chế, bất cập như: chưa được đào tạo phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn công việc, thiếu tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động chưa cao, nghĩa là chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực có một vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảng ta đã khẳng định nguồn lực con người là nguồn lực cơ bản, có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển bền vững của xã hội. Là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, Hà Nam có một vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế. Là cửa ngõ thủ đô, có quốc lộ 1A và đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (con đường huyết mạch Bắc Nam) chạy qua, đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh phát triển kinh tế. Trước đây, Hà Nam là một tỉnh thuần nông, thu nhập của người dân chủ yếu từ sản xuất nông 1 nghiệp. Do đó, để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho nhân dân toàn tỉnh thì phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với sự phát triển của đất nước, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Nam đang cố gắng từng bước đưa nền kinh tế của tỉnh đi lên bằng con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện nay, Hà Nam là một trong những tỉnh trọng điểm phát triển công nghiệp của cả nước với rất nhiều các khu công nghiệp lớn như: khu công nghiệp Đồng Văn I và II, khu công nghiệp Châu Sơn… Đây là một thuận lợi để tỉnh phát triển kinh tế, nâng cao mức sống cho người dân, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với lãnh đạo và nhân dân tỉnh Hà Nam, đặc biệt là vấn đề làm thế nào để có được nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Là người con của Hà Nam đang theo học chuyên ngành Triết học, thông qua đề tài này, tôi muốn góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu nguồn nhân lực ở Hà Nam và đề xuất những giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh nhà. Đó là lý do để tôi lựa chọn vấn đề “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hà Nam” làm đề tài luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa có tầm quan trọng đặc biệt trong đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì thế, đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của đông đảo các nhà lý luận. Trong những năm qua, xoay quanh vấn đề "Phát triển nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa" đã có khá nhiều công trình khoa học đề cập đến ở những phương diện khác nhau. * Bàn về công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Những công trình nghiên cứu dưới dạng sách: - Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa, Phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị 2 quốc gia, Hà Nội, 1998. Trong cuốn sách này, các tác giả đã nêu bật lên xu hướng phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc và miền núi là phải phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Ngô Đình Giao, Suy nghĩ về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (một số vấn đề lý luận và thực tiễn), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996. Ở cuốn sách này, tác giả đã bàn đến khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tính tất yếu để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta cả về mặt lý luận và thực tiễn. - Lê Cao Đoàn (chủ biên), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn - những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 2008. Trong đó, tác giả đã trình bày một số mô hình công nghiệp hóa trên thế giới, đặc biệt là mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa “thần kỳ” ở các nước Đông Á (tiêu biểu là Nhật Bản và Trung Quốc). Phần sau, tác giả chủ yếu đề cập đến vấn đề phát triển và công nghiệp hóa thế hệ thứ nhất ở Việt Nam cũng như quá trình phát triển kinh tế và công nghiệp hóa thế hệ thứ hai - công nghiệp hóa trong quá trình đổi mới kinh tế. Các bài viết đăng trên Tạp chí chuyên ngành: - Lê Ngọc Anh, Quan điểm về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức - bước phát triển mới trong đường lối tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Đảng ta, Tạp chí Triết học, số 12 (2006). Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra những luận chứng để làm rõ chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức là bước phát triển mới trong nhận thức của Đảng ta về đường lối tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức sẽ một mặt thúc đẩy nền kinh tế phát triển cao, một mặt thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. 3 - Trần Đắc Hiến, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam: một số vấn đề đặt ra và hướng giải quyết, Tạp chí Triết học, số 11 (2007). Trong bài viết này, tác giả đã phân tích một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những biện pháp cần thiết để giải quyết, khắc phục những vấn đề nảy sinh nhằm nâng cao hiệu quả của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. * Bàn về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực: Những công trình nghiên cứu dưới dạng sách: - Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm, Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. Cuốn sách giới thiệu khái quát về vai trò của nguồn nhân lực ở một số nước trên thế giới dưới tác động của giáo dục - đào tạo. Đồng thời, nêu bật vai trò của giáo dục - đào tạo trong việc phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam. - Mai Quốc Chánh, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. Trong đó, tác giả đã trình bày vai trò của nguồn nhân lực - yếu tố động nhất, cách mạng nhất của lực lượng sản xuất đối với sự phát triển xã hội. Từ đó chỉ ra tầm quan trọng của nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Đỗ Minh Cương, Bùi Thị Ngọc Loan, Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. Trong đó, cuốn sách đã làm rõ quan điểm, định hướng chiến lược và giải pháp chủ yếu cho việc phát triển năng lực giáo dục bậc cao ở nước ta trong thời kỳ mới. - Bùi Thị Ngọc Lan, Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. Cuốn sách đã tập trung làm rõ trí tuệ, nguồn lực trí tuệ, vai trò, đặc điểm, thực trạng phát huy và xu hướng phát triển của nguồn lực trí tuệ Việt Nam - bộ phận tinh hoa trong nguồn nhân lực Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những phương hướng và giải pháp 4 chủ yếu nhằm phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - Đoàn Văn Khái, Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, 2005. Trong công trình này tác giả đã luận giải khái niệm nguồn lực con người và vai trò quyết định của nguồn lực con người trong quan hệ so sánh với các nguồn lực khác đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tác giả cũng nêu ra những năng lực, phẩm chất cần có của người lao động mà quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi, cũng như các giải pháp nhằm phát triển và khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những công trình nghiên cứu dưới dạng (luận án, luận văn, bài báo): Các luận án: - Nguyễn Thị Tú Oanh, Phát huy nguồn lực thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, luận án tiến sĩ, 1999. Trong Luận án này, tác giả đã làm rõ vai trò của nguồn lực thanh niên trên cơ sở phân tích những yêu cầu và nhiệm vụ của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ đó, đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm phát huy và phát triển nguồn nhân lực thanh niên đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - Hồ Anh Dũng, Khai thác một yếu tố cụ thể của lực lượng sản xuất là yếu tố con người trong lực lượng sản xuất và việc phát huy yếu tố đó ở nước ta hiện nay, luận án tiến sĩ, 1998. Trong đó, tác giả đã trình bày vấn đề con người trong nội dung của lực lượng sản xuất, phân tích đặc điểm của người lao động Việt Nam và đề xuất một số giải pháp để phát huy yếu tố con người. Có thể thấy rằng trong các luận án trên, các tác giả đặc biệt đi sâu khai thác yếu tố con người - yếu tố động nhất của lực lượng sản xuất. Các luận văn: - Lê Thị Mai, Phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bến Tre, luận văn thạc sĩ, 2005. Với công trình này, tác giả đã làm rõ khái niệm nguồn lực con người và vai trò quyết 5 định của nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bến Tre. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra thực trạng nguồn nhân lực tỉnh Bến Tre trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như đề xuất những giải pháp chủ yếu để phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bến Tre thời kỳ mới. - Hà Thị Lan Phương, Phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh Yên Bái thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, luận văn thạc sĩ Triết học, 2005. Tác giả đã phân tích thực trạng vấn đề phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh Yên Bái thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trên cơ sở đó, tác giả đã phát hiện những vấn đề nảy sinh và đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Yên Bái. - Trịnh Ngọc Dương, Phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Kon Tum, luận văn thạc sỹ Triết học, 2006. Trong luận văn, tác giả đã trình bày khái niệm nguồn nhân lực và vai trò của nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở tỉnh Kon Tum. Đồng thời, tác giả phân tích thực trạng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở Kon Tum. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra một số phương hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở tỉnh Kon Tum. - Đỗ Thị Xuân Kim, Phát huy nguồn lực con người trong lĩnh vực công nghiệp ở tỉnh Phú Yên hiện nay, luận văn thạc sỹ, 2009. Trong luận văn, tác giả đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát huy nguồn lực con người trong lĩnh vực công nghiệp ở tỉnh Phú Yên. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy nguồn lực con người để phát triển công nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Phú Yên. Các bài viết đăng trên Tạp chí chuyên ngành: - Nguyễn Văn Sơn, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế tri thức, Tạp chí Triết học, số 9 (2007). Bài viết này đã trình bày một cách khái quát vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển bền vững. Trên cơ sở phân 6 tích một số mặt tích cực và hạn chế của nguồn nhân lực về mặt số lượng và chất lượng ở nước ta hiện nay, tác giả đã đề xuất và luận chứng một số giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế tri thức. - Nguyễn Thành Trung, Vai trò của con người và vấn đề phát huy nguồn lực con người trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học, số 7 (2008). Với bài viết này, tác giả đã làm rõ vai trò của con người đối với sự phát triển xã hội. Trên cơ sở chỉ ra những hạn chế về mặt chất lượng cũng như những vấn đề còn tồn tại trong việc khai thác nguồn lực con người, tác giả đã phân tích một số biện pháp nâng cao chất lượng nguồn lực con người và cơ chế phát huy nguồn lực con người trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay. - Hoàng Đình Cúc, Vấn đề con người trong học thuyết Mác và phương hướng, giải pháp phát triển con người cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Triết học, số 8 (2008). Trong bài này, tác giả đã luận giải học thuyết Mác về con người. Trên cơ sở đó, tác giả đã phân tích, làm rõ phương hướng chung về phát triển con người mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định trong công cuộc đổi mới đất nước và đề xuất một số giải pháp để phát triển con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tóm lại, những công trình nghiên cứu trên có giá trị lịch sử nhất định. Đó là nguồn tài liệu quan trọng để tác giả luận văn nghiên cứu, kế thừa. Tuy nhiên, thực tiễn luôn vận động, biến đổi và phát triển nên mọi kết luận, tổng kết vẫn cần được bổ sung, phát triển. Hơn nữa, các công trình, luận án, luận văn và các bài viết được đề cập ở trên chủ yếu nghiên cứu vai trò của con người và vấn đề phát huy nguồn lực con người - một yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu vấn đề phát triển nguồn nhân 7 lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hà Nam dưới dạng một luận văn khoa học. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn Trên cơ sở phân tích, làm rõ thực trạng nguồn nhân lực ở tỉnh Hà Nam hiện nay, luận văn đề xuất một số phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nam trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là: - Thứ nhất, luận giải, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về nguồn nhân lực và vai trò của nó trong sự phát triển xã hội nói chung cũng như đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng. - Thứ hai, phân tích, làm rõ ưu điểm, hạn chế của nguồn nhân lực ở Hà Nam hiện nay và nguyên nhân của tình hình; chỉ ra những đòi hỏi mà quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang đặt ra đối với việc phát triển nguồn nhân lực ở Hà Nam. - Thứ ba, nêu và phân tích một số phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hà Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn Vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Hà Nam hiện nay 4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Hà Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong mối quan hệ với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh và với nguồn nhân lực của cả nước. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận 8 Luận văn dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin (chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử), tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề con người; các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nguồn lực con người. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, thống kê, điều tra, khảo sát, kết hợp lôgíc với lịch sử, với tinh thần lý luận kết hợp với thực tiễn trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật. 6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn - Luận văn góp phần làm rõ thêm vai trò của yếu tố con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; những đòi hỏi của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với việc phát triển nguồn nhân lực ở Hà Nam hiện nay. - Đánh giá tổng quát thực trạng nguồn nhân lực ở tỉnh Hà Nam hiện nay. - Nêu ra những phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hà Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 6 tiết. Chương 1: Phát triển nguồn nhân lực với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nam. Chương 2: Thực trạng nguồn nhân lực và những vấn đề đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực ở Hà Nam hiện nay. Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nam. 9 Chương 1 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VỚI CÔNG CUỘC CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở HÀ NAM 1.1. Một số vấn đề về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nam 1.1.1. Vài nét khái quát về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội ở Hà Nam Trong giai đoạn hiện nay, tỉnh Hà Nam chủ trương phát triển kinh tế bằng con đường đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhưng để công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công thì tỉnh phải có chiến lược phát triển nguồn nhân lực một cách hợp lý, bởi nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện tại, Hà Nam có nhiều yếu tố tác động, ảnh hưởng đến công tác phát triển nguồn nhân lực như: Một là, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên và các yếu tố văn hóa, truyền thống, lịch sử của Hà Nam. Hà Nam nằm ở tọa độ địa lý trên 20 0 vĩ độ Bắc và giữa 105 0 - 110 0 kinh độ Đông, phía Tây - Nam châu thổ sông Hồng, trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ. Tỉnh Hà Nam cách trung tâm Hà Nội hơn 50 km (là cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội), phía Bắc giáp với Hà Nội, phía Đông giáp với Hưng Yên và Thái Bình, phía Nam giáp với Nam Định và Ninh Bình, phía Tây giáp với Hòa Bình. Vị trí địa lý này tạo rất nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tỉnh Hà Nam bao gồm 6 đơn vị hành chính cấp huyện và thành phố: thành phố Phủ Lý (tỉnh lỵ của tỉnh), huyện Duy Tiên, huyện Kim Bảng, huyện Lý Nhân, huyện Thanh Liêm, huyện Bình Lục. Nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc - Nam, trên địa bàn tỉnh có quốc lộ 1A, đường cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình và đường sắt Bắc 10 [...]... toàn bộ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì con người Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người phải được hưởng thụ ngay những thành quả mà công nghiệp hóa, hiện đại hóa đem lại để nâng cao chất lượng con người, phát triển nguồn nhân lực chứ không phải đợi đến khi thực hiện xong công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới đầu tư trở lại cho con người... nghề nghiệp để đáp ứng được đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn thiếu nhiều… Chính vì vậy, phát triển nguồn nhân lực trở thành nhiệm vụ cơ bản, cấp bách đối với tỉnh Hà Nam trước yêu cầu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề phát triển nguồn nhân lực đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Hà Nam đã có những chủ trương phát triển nguồn. .. tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ, hạ tầng kinh tế - xã hội khá phát triển của Hà Nam là những yếu tố tích cực cần được khai thác, phát huy và khắc phục, hạn chế những yếu tố tiêu cực để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh 1.1.2 Những quan điểm cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nam 16 Công nghiệp hóa là bước đi tất yếu đối với... tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa Do vậy, để đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời gian tới đòi hỏi cơ cấu nguồn nhân lực phải thích ứng với cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội cả về ngành, lĩnh vực, vùng miền cũng như về trình độ chuyên môn của lực lượng lao động Như vậy, vai trò quyết định của nguồn nhân lực đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa chỉ trở... tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh Hà Nam, thu hút triệt để mọi nguồn lực cho sự phát triển Cũng giống như quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nam muốn giành được thắng lợi 19 thì cần phải khai thác, tận dụng mọi nguồn lực của tỉnh Hà Nam có rất nhiều tiềm năng và lợi thế để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa (vị trí địa lý, điều kiện... tiến hành công nghiệp hóa để phát triển đất nước Tuy nhiên, do tác động của yếu tố thời đại và do điều kiện cụ thể của đất nước, công nghiệp hóa ở Việt Nam hiện nay phải gắn liền với hiện đại hóa để tận dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại nhằm rút ngắn quá trình phát triển Vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là gì? Xem xét công nghiệp hóa trong mối quan hệ với hiện đại hóa, . .. hưởng những thành quả của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa Do đó, có thể khẳng định nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản đảm bảo cho sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đối với Hà Nam - một trong những tỉnh trọng điểm phát triển công nghiệp của cả nước, là cửa ngõ thủ đô nên cơ hội phát triển kinh tế - xã hội 33 của tỉnh là rất lớn Thế nhưng, Hà Nam lại vốn là một tỉnh. .. Nam hiện nay 1.2 Tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nam 1.2.1 Quan niệm về phát triển nguồn nhân lực 1.2.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực Ngày nay, trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, vấn đề nguồn lực để phát triển đất nước được đặc biệt quan tâm nghiên cứu Việc xác định được các nguồn lực và vai trò của các nguồn lực đối với quá trình phát triển. .. trở thành hiện thực khi người lao động có những 35 năng lực, phẩm chất cần thiết đáp ứng được những đòi hỏi mà quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặt ra, đồng thời nguồn nhân lực phải đủ về số lượng và có cơ cấu hợp lý Vậy mà, hiện tại nguồn nhân lực ở Việt Nam nói chung và đặc biệt ở tỉnh Hà Nam nói riêng vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu nói trên Nhìn chung, nguồn nhân lực ở tỉnh Hà Nam còn... với các nguồn lực khác, nguồn lực con người là chủ thể trực tiếp, quyết định toàn bộ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Các nguồn lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đều quan trọng và cần thiết Song, bản thân các nguồn lực khác tự nó không thể tham gia vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng chỉ có ý nghĩa đối với sự phát triển xã hội và thực sự trở thành nguồn lực của quá . giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nam. 9 Chương 1 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VỚI CÔNG CUỘC CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở HÀ NAM 1.1. Một. 1: Phát triển nguồn nhân lực với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nam. Chương 2: Thực trạng nguồn nhân lực và những vấn đề đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực ở Hà Nam hiện. hiểu nguồn nhân lực ở Hà Nam và đề xuất những giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh nhà. Đó là lý do để tôi lựa chọn vấn đề Phát triển nguồn

Ngày đăng: 21/07/2014, 09:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Ngọc Anh (2006), “Quan điểm về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức - bước phát triển mới trong đường lối tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Đảng ta”, Tạp chí Triết học, (12) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan điểm về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức - bước phát triển mới trong đường lối tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Đảng ta”, "Tạp chí Triết học
Tác giả: Lê Ngọc Anh
Năm: 2006
2. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2002), Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2002
3. Hoàng Chí Bảo (1993), “Ảnh hưởng của văn hóa đối với việc phát huy nguồn lực con người”, Tạp chí Triết học, (1), tr.13-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của văn hóa đối với việc phát huy nguồn lực con người”, "Tạp chí Triết học
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Năm: 1993
4. Nguyễn Tuấn Bạt (2002), “Con người là tiền đề của nền kinh tế năng động”, Tạp chí Lý luận chính trị, (4), tr.14-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con người là tiền đề của nền kinh tế năng động”, "Tạp chí Lý luận chính trị
Tác giả: Nguyễn Tuấn Bạt
Năm: 2002
5. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2005), Niên giám thống kê lao động thương binh & xã hội năm 2004, Nxb. Lao động Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê lao động thương binh & xã hội năm 2004
Tác giả: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Nhà XB: Nxb. Lao động Xã hội
Năm: 2005
6. Mai Quốc Chánh (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tác giả: Mai Quốc Chánh
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 1999
7. Nguyễn Trọng Chuẩn (1990), “Góp vào vấn đề phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, (2), tr.12-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp vào vấn đề phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay”, "Tạp chí Triết học
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn
Năm: 1990
8. Nguyễn Trọng Chuẩn (1991), “Để cho khoa học và công nghệ trở thành sức thúc đẩy sự phát triển của đất nước ta”, Tạp chí Triết học, (2), tr.3-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để cho khoa học và công nghệ trở thành sức thúc đẩy sự phát triển của đất nước ta”, "Tạp chí Triết học
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn
Năm: 1991
9. Nguyễn Trọng Chuẩn (1994), “Nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Triết học, (3), tr.3-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước”, "Tạp chí Triết học
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn
Năm: 1994
10. Nguyễn Trọng Chuẩn (2005), “Để phát triển con người một cách bền vững”, Tạp chí Triết học, (1), tr.8-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để phát triển con người một cách bền vững”, "Tạp chí Triết học
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn
Năm: 2005
11. Chi cục Thống kê tỉnh Hà Nam (2010), Niên giám thống kê, Nxb. Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê
Tác giả: Chi cục Thống kê tỉnh Hà Nam
Nhà XB: Nxb. Thống kê
Năm: 2010
12. Hoàng Đình Cúc (2008), “Vấn đề con người trong học thuyết Mác và phương hướng, giải pháp phát triển con người cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, (8) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề con người trong học thuyết Mác và phương hướng, giải pháp phát triển con người cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay”, "Tạp chí Triết học
Tác giả: Hoàng Đình Cúc
Năm: 2008
13. Đỗ Minh Cương, Bùi Thị Ngọc Loan (2001), Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam
Tác giả: Đỗ Minh Cương, Bùi Thị Ngọc Loan
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2001
14. Hồ Anh Dũng (1994), “Để cho khoa học nhanh chóng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp ở nước ta”, Tạp chí Triết học, (2), tr.19-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để cho khoa học nhanh chóng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp ở nước ta”, "Tạp chí Triết học
Tác giả: Hồ Anh Dũng
Năm: 1994
15. Hồ Anh Dũng (1998), Khai thác một yếu tố cụ thể của lực lượng sản xuất là yếu tố con người trong lực lượng sản xuất và việc phát huy yếu tố đó ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khai thác một yếu tố cụ thể của lực lượng sản xuất là yếu tố con người trong lực lượng sản xuất và việc phát huy yếu tố đó ở nước ta hiện nay
Tác giả: Hồ Anh Dũng
Năm: 1998
16. Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực con người ở Việt Nam, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực con người ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Hữu Dũng
Nhà XB: Nxb. Lao động - Xã hội
Năm: 2003
17. Trịnh Ngọc Dương (2006), Phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Kon Tum, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Kon Tum
Tác giả: Trịnh Ngọc Dương
Năm: 2006
18. Đảng bộ tỉnh Hà Nam (2000), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVI, Hà Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVI
Tác giả: Đảng bộ tỉnh Hà Nam
Năm: 2000
19. Đảng bộ tỉnh Hà Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVII, Hà Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVII
Tác giả: Đảng bộ tỉnh Hà Nam
Năm: 2005
20. Đảng bộ tỉnh Hà Nam (2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVIII, Hà Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVIII
Tác giả: Đảng bộ tỉnh Hà Nam
Năm: 2010

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Dân số trung bình phân theo địa phương - Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh hà nam
Bảng 2.1 Dân số trung bình phân theo địa phương (Trang 39)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w