Về chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh hà nam (Trang 42 - 50)

Chất lượng nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định sức mạnh của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng. Chất lượng nguồn nhân lực được cấu thành bởi nhiều yếu tố như: sức khỏe, trình độ giáo dục, đào tạo về văn hóa và chuyên môn nghề nghiệp, trình độ học vấn, năng lực sáng tạo, khả năng thích ứng, kỹ năng lao động, văn hóa lao động, đạo đức, tình cảm, tư tưởng…Khái quát lại, chất lượng nguồn nhân lực thể hiện qua: thể lực, trí lực và tâm lực.

Về thể lực:

Cũng giống như cả nước, tầm vóc và thể lực của người Hà Nam trong những năm gần đây đã được cải thiện. Chiều cao, cân nặng và tuổi thọ trung bình của người dân đã tăng lên. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới năm tuổi bị suy dinh dưỡng đã giảm xuống còn 19% (năm 2010) và tỉnh đang cố gắng đến năm 2015 sẽ giảm xuống chỉ còn 15%.

Bảng 2.3. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng qua các năm

Đơn vị tính: %

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng

21,5 21 20,4 19,7 19

Nguồn: Tỉnh ủy Hà Nam (2010), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII.

Để đạt được kết quả như vậy là do Đảng bộ và nhân dân Hà Nam đã thực hiện đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Và thành tựu dễ nhận thấy đó là thu nhập bình

Bảng 2.4. GDP bình quân đầu người của Hà Nam qua các năm

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

GDP bình quân đầu người 6,6 7,88 11,31 13,73 16,43 Nguồn: Tỉnh ủy Hà Nam (2010), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII.

Hà Nam đang phấn đấu đến năm 2015, GDP bình quân đầu người của tỉnh tăng lên 40,15 triệu đồng. Thu nhập của người dân tăng tạo điều kiện chăm lo tốt hơn tới vấn đề dinh dưỡng cho trẻ em. Bên cạnh đó, Hà Nam rất chú trọng và làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo với nhận thức xóa đói giảm nghèo là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh chủ trương xã hội hóa công tác xóa đói giảm nghèo nhằm đảm bảo 5 nhu cầu cơ bản (ăn, ở, chữa bệnh, đi học, tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản) và đã thu được kết quả bước đầu là tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 14,24% (năm 2005) xuống còn 7% (năm 2010). Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế: theo dõi, giám sát, kịp thời xử lý dịch bệnh, không để xảy ra dịch bệnh lớn trên địa bàn tỉnh. Mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở được kiện toàn; chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân được nâng lên. Thực hiện tốt việc cử luân phiên cán bộ tuyến trên xuống tuyến dưới giúp đỡ về chuyên môn nghiệp vụ. Quản lý y tế tư nhân, quản lý thị trường thuốc chữa bệnh đảm bảo đúng quy định. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu ở các trạm y tế xã, phường được chú trọng. Toàn tỉnh có 102/116 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, 81% trạm y tế xã có bác sỹ. Cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế từ tuyến tỉnh đến cơ sở được chú trọng đầu tư. Công tác xã hội hóa y tế đạt kết quả tích cực. Thực hiện hiệu quả công tác dân số, duy trì mức sinh thay thế và xu thế giảm sinh; chất lượng dân số từng bước được cải thiện.

Chất lượng nguồn nhân lực được phản ánh chủ yếu qua sức mạnh trí tuệ, đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng nguồn nhân lực. Sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ đòi hỏi người lao động phải có trình độ học vấn cơ bản, trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng lao động tốt để có khả năng tiếp thu và áp dụng khoa học - công nghệ mới vào nghiên cứu và sản xuất; làm việc chủ động, linh hoạt và sáng tạo, sử dụng được các công cụ, phương tiện lao động tiên tiến, hiện đại.

Hà Nam là vùng quê giàu truyền thống hiếu học và nhìn chung người Hà Nam có tư chất thông minh, sáng tạo, có khả năng tiếp thu và vận dụng khoa học - kỹ thuật, thích ứng nhanh với môi trường sống cũng như môi trường làm việc. Trong lịch sử cũng như hiện tại, có rất nhiều người con của Hà Nam đỗ đạt và giữ những vị trí quan trọng, chủ chốt trong các ngành, lĩnh vực của cả nước. Trong giai đoạn hiện nay, những thành quả phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nam cũng như cả nước cùng với chủ trương coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu của Đảng đã tạo điều kiện thuận lợi để Hà Nam phát triển công tác giáo dục - đào tạo. Kinh tế phát triển, cơ sở vật chất - kỹ thuật được đầu tư xây dựng, kết hợp với truyền thống hiếu học và những tư chất sẵn có của con người Hà Nam đã làm cho Hà Nam trở thành một trong những tỉnh có kết quả giáo dục - đào tạo đứng đầu cả nước. Trình độ văn hóa, mặt bằng dân trí của Hà Nam luôn được đánh giá cao so với nhiều địa phương trong cả nước. Cụ thể: Hà Nam đã hoàn thành tốt mục tiêu Chương trình quốc gia về giáo dục - đào tạo. Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở được giữ vững, phổ cập giáo dục trung học phổ thông đang được triển khai tích cực. Các kỳ thi: tốt nghiệp trung học phổ thông, đại học, cao đẳng, học sinh giỏi quốc gia liên tục đạt kết quả cao và luôn là một trong 10 tỉnh dẫn đầu toàn quốc. Trong nhiều năm liền các trường: Trung học phổ thông: Chuyên Biên Hòa, Duy Tiên A, Phủ Lý A luôn

là những trường nằm trong tốp đầu những trường có thí sinh đỗ đại học và cao đẳng cao nhất cả nước.

Tuy nhiên, có một thực tế khá mâu thuẫn là mặc dù trình độ văn hóa, trình độ dân trí của Hà Nam tương đối cao nhưng trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghề nghiệp của lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh Hà Nam lại rất thấp. Như ở phần cơ cấu trình độ người lao động của Hà Nam đã trình bày thì hiện tại mới chỉ có 35% lao động của tỉnh đã qua đào tạo, trong đó đào tạo nghề chiếm 30%.

Trước hết, về đội ngũ trí thức - lực lượng nòng cốt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nam thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao cả về số lượng và chất lượng. Tính đến năm 2010, số lượng lao động được đào tạo ở bậc cao đẳng, đại học của tỉnh chỉ chiếm 3,72%, số lao động có trình độ trên đại học còn ít ỏi hơn rất nhiều (chỉ có 0,06% tổng số lao động của tỉnh). Vậy, nguyên nhân do đâu mà một địa phương có trình độ văn hóa cao, có truyền thống hiếu học và nằm trong tốp những địa phương có số học sinh đỗ đại học cao trong cả nước lại rơi vào tình trạng như vậy? Nhìn vào thực tế có thể thấy rằng, mặc dù là một tỉnh đang có tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa rất mạnh với rất nhiều các khu công nghiệp lớn, trọng điểm của cả nước, kết hợp với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế - xã hội khá phát triển thì Hà Nam là một mảnh đất màu mỡ, là “miền đất hứa” cho những người có trình độ chuyên môn cao của Hà Nam và các địa phương khác. Nhưng thực tế hầu hết những người con của Hà Nam có trình độ cao, được đào tạo bài bản lại không quay trở lại quê nhà để làm việc mà tìm đến những thành phố lớn để lập nghiệp, đặc biệt là thủ đô Hà Nội. Tại sao vậy? Và câu trả lời là:

Một là, ở Hà Nam nếu làm việc trong khu vực nhà nước thì cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm còn theo kiểu “xin - cho”, chưa thực sự khách quan, chưa thật chú trọng đến trình độ của người lao động. Chế độ đãi ngộ, tiền

lương cũng chưa thỏa đáng, còn mang nặng tư tưởng “cào bằng” của cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp.

Hai là, nếu làm việc trong khu vực ngoài quốc doanh thì mặc dù quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Hà Nam đang diễn ra rất nhanh nhưng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thường cần nhiều lao động là công nhân có tay nghề chứ chưa cần nhiều chuyên gia, kỹ sư…có chuyên môn nghiệp vụ ở trình độ đại học và trên đại học. Bởi, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn Hà Nam hiện nay chủ yếu sản xuất, gia công các mặt hàng tiêu dùng như: may mặc, giầy da, chế biến lương thực, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ… Do đó, những người có chuyên môn cao không có môi trường làm việc và cũng khó tìm được công việc phù hợp với ngành nghề được đào tạo.

Ba là, do Hà Nam là cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội nên tạo

điều kiện rất thuận lợi cho người lao động Hà Nam di chuyển lên làm việc ở Hà Nội. Hà Nội là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội của cả nước với nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp, môi trường làm việc năng động, hiện đại, phát huy được khả năng và trình độ của người lao động.

Thứ hai, về đội ngũ công nhân: Tính đến năm 2010 mới chỉ có 30% lao động đã qua đào tạo nghề ở trình độ trung cấp, sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề. Số lượng lao động đã qua đào tạo nghề của tỉnh còn quá ít so với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu lao động của tỉnh trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hà Nam là địa phương nằm giáp ranh Thủ đô Hà Nội với nhiều thế mạnh trong phát triển các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thu hút đầu tư. Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về bổ sung quy hoạch các khu công nghiệp của Hà Nam đến 2010 vào mạng lưới các khu công nghiệp của cả nước, đến nay tỉnh Hà Nam có 8 khu công nghiệp với tổng diện tích là: 1.773,82 ha đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận (bao gồm: Khu công nghiệp Đồng Văn I và II, khu

công nghiệp Châu Sơn, Hòa Mạc, Ascendas - Protrade, ITAHAN, Liêm Cần - Thanh Bình, Liêm Phong). Bên cạnh các khu công nghiệp đó còn nhiều các cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp khác nằm rải rác trên địa bàn tỉnh. Và trong những năm qua, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã xây dựng cơ sở sản xuất tại các khu công nghiệp và cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh với nhu cầu khoảng 33.000 lao động. Tuy nhiên, số lao động đang làm việc trong khu vực này hiện mới dừng lại ở con số 17.500 người, trong đó có nhiều lao động ở các tỉnh khác đến. Trong số những lao động làm việc trong các khu công nghiệp ở Hà Nam chủ yếu vẫn là lao động phổ thông hoặc nếu có qua đào tạo cũng là do công ty tự đào tạo ngắn hạn sau khi tuyển. Rõ ràng là hiện nay các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở Hà Nam đang cần một số lượng lao động có tay nghề rất lớn. Nhưng có thể thấy, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo nghề của Hà Nam rất cao. Số lao động đã qua đào tạo nghề đang làm việc trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam hiện nay phần nhiều là từ các địa phương khác đến. Điều này dẫn đến tình trạng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Hà Nam đang thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực cả về số lượng và đặc biệt là về chất lượng, bởi năng lực chuyên môn, trình độ tay nghề, kỹ năng lao động của người lao động Hà Nam còn thấp, đa số chưa qua đào tạo nghề nên chưa đáp ứng được các yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là một khó khăn rất lớn đối với chủ trương đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Hà Nam.

Nguyên nhân chính của thực trạng hầu hết nguồn lao động của Hà Nam chưa được đào tạo nghề để đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là do vấn đề nhận thức của người dân. Đây có lẽ là điểm khác biệt giữa Hà Nam với các địa phương khác trong cả nước. Trong khi có nhiều địa phương có chất lượng nguồn nhân lực thấp (số lao động chưa qua đào tạo nghề cao) do mặt bằng trình độ văn hóa, dân trí thấp, cơ sở vật chất phục vụ

giáo dục - đào tạo còn nghèo nàn thì ở Hà Nam, mặt bằng văn hóa, dân trí cao, cơ sở vật chất phục vụ giáo dục - đào tạo rất được quan tâm chú trọng phát triển. Bên cạnh đó, con người Hà Nam giàu truyền thống hiếu học, giàu sức sáng tạo…nhưng số lao động có tay nghề và chuyên môn kỹ thuật cao của tỉnh vẫn rất thấp. Thực trạng này xuất phát từ nhận thức của đại đa số người dân Hà Nam rất coi trọng lao động trí óc, coi thường lao động chân tay. Là vùng quê có truyền thống hiếu học nên ai cũng muốn con em mình phải đỗ đạt cao, phải vào đại học để làm “ông này bà nọ”, không thì chí ít cũng phải ngồi bàn giấy thoát ly lao động chân tay cho nó nhàn hạ. Tư tưởng “phi đại học bất thành nhân” đã ăn sâu, bám rễ vào nếp nghĩ của con người Hà Nam, từ phụ huynh cho đến các em học sinh. Vì vậy, ai cũng cố gắng để được đi học đại học, bất kể trường gì, ngành gì và ra trường có khả năng tìm được việc làm hay không? Chỉ cần là “đại học”. Và học xong lại không muốn trở về quê hương làm việc mà đến những thành phố lớn, những địa phương có môi trường làm việc và điều kiện sinh sống tốt hơn. Tình hình này làm cho chất lượng nguồn nhân lực Hà Nam thấp.

Với nhận thức như thế nên việc thu hút học viên tại các cơ sở đào tạo nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đang là bài toán khó đối với Hà Nam. Đến nay, toàn tỉnh có 21 cơ sở dạy nghề, trong đó có 16 cơ sở dạy nghề của tỉnh, 5 cơ sở dạy nghề của Trung ương nhưng việc thu hút học viên vào học nghề tại các cơ sở này đang gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ như trường Cao đẳng Nghề Hà Nam là cơ sở đào tạo nghề được đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học tương đối đầy đủ, hiện đại với đội ngũ giáo viên đông đảo có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, nhà trường còn liên kết đào tạo, liên hệ và giới thiệu việc làm cho học viên sau khi ra trường nhưng công tác tuyển sinh của trường vẫn không đạt được chỉ tiêu đề ra. Trong khi đó lại có rất nhiều công ty đến nhà trường đề nghị giới thiệu lao động đã qua đào tạo. Như vậy, doanh nghiệp cần lao động có chuyên môn nghiệp vụ, có tay

nghề trong khi cơ sở dạy nghề lại gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh. Vấn đề này nếu không tìm cách tháo gỡ sẽ là một lực cản lớn đến tiến độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Hà Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về tâm lực:

Ngoài yếu tố thể lực và trí lực, quá trình lao động đòi hỏi người lao động còn phải có hàng loạt phẩm chất về đạo đức, những đức tính như cần cù,

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh hà nam (Trang 42 - 50)