Nhóm giải pháp về giáo dụ c đào tạo

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh hà nam (Trang 76 - 82)

Giáo dục - đào tạo giữ vị trí, vai trò then chốt, quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực. Phát triển giáo dục - đào tạo là một chính sách quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam trong giai đoạn hiện nay và cả trong tương lai. Phát triển giáo dục - đào tạo nhằm mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, coi đây là cơ sở, nền tảng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực một cách toàn diện (văn hóa - xã hội, chuyên môn, nghiệp vụ và tri thức khoa học) đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, yêu cầu quan trọng nhất là nâng cao năng lực trí tuệ bởi trí tuệ là một trong những chỉ số quan trọng nhất của chất lượng nguồn nhân lực, nhất là trong thời đại cách mạng khoa học - công nghệ đang phát triển như vũ bão và nền kinh tế tri thức đang hình thành như một xu thế tất yếu. Bên cạnh đó, cần chú trọng công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho người lao động nhằm tạo ra những người lao động có đủ tài lẫn đức, có sức khỏe dồi dào và đời sống tinh thần phong phú, trong sáng, lành mạnh… Do đó, đối với Hà Nam hiện nay phải ưu tiên đầu tư cho giáo dục - đào tạo (từ giáo dục phổ thông đến giáo dục đại học, sau đại học, đào tạo nghề…).

Đối với giáo dục phổ thông: cần giữ vững và nâng cao kết quả phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục

mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; chất lượng giáo dục phổ thông tiếp tục được giữ vững ở thứ hạng cao, trong tốp 10 tỉnh dẫn đầu toàn quốc. Phấn đấu đến năm 2015 có 60% trường trung học cơ sở, 70% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia.

Đối với giáo dục đại học, sau đại học, đào tạo nghề: nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 50% (trong đó lao động đã qua đào tạo nghề đạt 45%).

Để thực hiện được nhiệm vụ trên tỉnh cần phải nâng cấp, mở rộng hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề theo hướng:

Thứ nhất, xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu, đảm bảo yêu cầu về chất lượng và tâm huyết với nghề. Muốn làm được điều đó, tỉnh cần có những chính sách tích cực, thỏa đáng đối với việc đào tạo và sử dụng đội ngũ giáo viên.

Đó là, tỉnh cần phải nâng cao mức sống và điều kiện làm việc cho giáo viên để họ có thể tập trung toàn bộ thời gian và trí tuệ cho sự nghiệp giáo dục. Trong thời kỳ kinh tế lạm phát hiện nay, đời sống của đội ngũ giáo viên cả nước nói chung và của Hà Nam nói riêng còn rất nhiều khó khăn nên người giáo viên không thể chuyên tâm vào công việc giáo dục dẫn tới ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó, cần nâng cao vị trí của người thầy trong xã hội trên cơ sở kế thừa và phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta. Cuối cùng, cần nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên.

Thứ hai, đổi mới công tác giáo dục - đào tạo mà cụ thể là đổi mới cả về nội dung và phương pháp.

Về mặt nội dung: Trong bối cảnh cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa hiện nay, nội dung giáo dục - đào tạo không chỉ gói gọn là giáo dục tri thức, chuyên môn nghề nghiệp nữa mà còn phải giáo dục những kiến thức về văn hóa, đạo đức, lối sống. Có nghĩa nội dung giáo dục - đào tạo phải đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện đức, trí, thể, mỹ. Bên cạnh đó, cũng cần gắn giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp, lý thuyết với thực hành nhằm tạo ra những người lao động có đầy đủ những năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

Về mặt phương pháp: Việc đổi mới phương pháp dạy và học trong

công tác giáo dục - đào tạo hiện nay là hết sức cần thiết không chỉ đối với Hà Nam mà còn đối với mọi địa phương trong cả nước nhằm nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo. Các phương pháp dạy học theo kiểu áp đặt của thầy đối với trò hiện nay không còn phù hợp bởi xã hội và con người luôn vận động, biến đổi nên tri thức cũng luôn luôn biến đổi. Và do đó, một con người không thể biết hết cũng như không thể truyền tải hết lượng kiến thức khổng lồ của nhân loại theo phương pháp truyền thống mà cần phải thay đổi phương pháp dạy học mới. Hiện nay, phương pháp giáo dục có hiệu quả nhất là phải phát huy tính tích cực, chủ động và tự giác của người học. Đồng thời, cũng cần quán triệt quan niệm học tập là một quá trình liên tục, trong suốt cuộc đời con người chứ không phải “học một lần cho cả đời”. Nếu không chịu học hỏi, làm mới, làm giàu tri thức cho mình thì con người (người lao động) rất khó đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mớ kiến thức cũ kỹ đã được học từ lâu. Phải liên tục cập nhật, tiếp thu tri thức mới thì người lao động mới không bị lạc hậu, mới có thể trở thành một nguồn lực quan trọng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh chóng đi đến thắng lợi. Bên cạnh đó, tỉnh cần tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong hoạt động giáo dục - đào tạo nhằm thu hút sự quan tâm chú ý của toàn xã hội đối với công tác giáo dục - đào tạo.

Thứ ba, bên cạnh công tác giáo dục - đào tạo nói chung, vấn đề đào tạo nghề cũng cần phải được đầu tư mở rộng nhằm tăng nhanh số lượng lao động có tay nghề tốt phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.

Như đã trình bày ở chương 2, ở Hà Nam hiện nay có một thực trạng là các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh đang thiếu lao động, đặc biệt là lao động đã qua đào tạo một cách trầm trọng nhưng lại có rất nhiều người ở độ tuổi lao động đang thất nghiệp vì chưa được đào tạo và các cơ sở dạy nghề lại gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh. Đây là một trở ngại lớn đối với chủ trương đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đưa Hà Nam từ một tỉnh thuần nông trở thành một tỉnh công nghiệp. Vì vậy, vấn đề cấp bách hiện nay là tỉnh phải phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà trước hết là cung cấp lao động đã qua đào tạo cho các khu công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Thêm một vấn đề hết sức quan trọng đặt ra cho tỉnh trong công tác đào tạo nghề hiện nay là phải tăng cường công tác hướng nghiệp dạy nghề trong các trường phổ thông. Tâm lý chung của học sinh và các gia đình đều muốn con em mình vào đại học, đi học nghề chỉ là lựa chọn, là giải pháp cuối cùng khi không thể đi học đại học. Đây chính là khó khăn lớn nhất đối với công tác tuyển sinh của các cơ sở dạy nghề ở Hà Nam, nhất là trong giai đoạn các trường đại học, cao đẳng… mọc lên như nấm sau mưa hiện nay. Vì vậy, cần phải có sự quan tâm của nhiều cấp, nhiều ngành trong công tác tuyên truyền giáo dục hướng nghiệp cho học sinh cũng như các bậc phụ huynh về việc học nghề. Đồng thời, cần chú trọng đến chế độ và chính sách đãi ngộ cũng như cơ hội phát triển đối với người học nghề và những lao động có tay nghề cao. Và cuối cùng, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo để thực hiện đào tạo theo địa chỉ, giải quyết việc làm cho người học sau khi ra trường nhằm thu hút người học. Đa dạng hóa các loại hình đào

tạo, chú trọng đào tạo nghề ngắn hạn, xây dựng đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm tạo nghề và nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp cho người lao động, phục vụ trực tiếp cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Thứ tư, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đội ngũ nhân lực chất lượng cao tập trung những người tinh túy nhất của nguồn nhân lực bao giờ cũng là hạt nhân quyết định sự phát triển và hưng thịnh của đất nước. Họ là những người trực tiếp sáng tạo, làm chủ và vận dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến. Vì vậy, mỗi quốc gia đều phải có chính sách ưu tiên trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay. Trong thời gian qua, mặc dù đã được quan tâm, chú ý phát triển song đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Hà Nam vẫn còn ít về số lượng và chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh cũng như của cả nước và cả trong tương quan so sánh với thị trường lao động quốc tế.

Nguồn nhân lực chất lượng cao được hình thành và phát triển thông qua quá trình đào tạo, tích lũy kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và thực tế sử dụng, đãi ngộ, trọng dụng. Đó là một quá trình liên tục cần được theo dõi chặt chẽ và ở mỗi giai đoạn cần có những giải pháp thích hợp. Tỉnh cần phải chú trọng đến khâu phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài bằng việc đầu tư thích đáng cho công tác giáo dục - đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tạo môi trường thuận lợi để người lao động phát triển được tài năng của mình. Bên cạnh đó, cần có giải pháp hữu hiệu để sử dụng, phát huy tài năng của đội ngũ nhân lực chất lượng cao thì kết quả đạt được trong quá trình đào tạo mới có hiệu quả (thu hút, trọng dụng nhân tài với những ưu đãi về chế độ tiền lương, thưởng, vị trí trong công việc, điều kiện môi trường làm việc…). Nói

cách khác, tỉnh phải có cơ chế chính sách hợp lý để giữ chân người lao động. Việc giữ chân đội ngũ nhân lực có chất lượng cao không thể thực hiện bằng các biện pháp hành chính mà phải bằng chế độ tiền lương, môi trường làm việc và tuân theo cơ chế thị trường.

Thứ năm, tăng cường đầu tư cho giáo dục - đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ giáo dục - đào tạo.

Sức mạnh của mỗi quốc gia trước hết nằm ở sức mạnh kinh tế - xã hội dựa trên cơ sở nền dân trí cao, chất lượng nguồn nhân lực ngày càng phát triển. Với ý nghĩa đó, có thể khẳng định tốc độ phát triển của mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào quy mô, chất lượng và hiệu quả của giáo dục - đào tạo. Song, bản thân lĩnh vực giáo dục - đào tạo không thể tự phát triển nếu không có sự đầu tư thích đáng của Nhà nước, các ban ngành, các tổ chức xã hội của người học và của nơi sử dụng nguồn nhân lực đã qua đào tạo, nghĩa là phải xã hội hóa cho giáo dục - đào tạo, trong đó nhà nước phải đóng vai trò chính. Đầu tư cho giáo dục - đào tạo là quá trình bỏ vốn nhằm tạo ra nguồn nhân lực có tri thức khoa học - công nghệ, có khả năng sáng tạo, phát minh sáng chế, có tay nghề, biết vận dụng kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động. Hiện nay, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ giáo dục - đào tạo ở Hà Nam tuy đã được cải thiện một bước nhưng so với yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ và chưa thực sự theo kịp với tốc độ phát triển tri thức của nhân loại.

Vì vậy, trong thời gian tới tỉnh cần tăng ngân sách đầu tư cho giáo dục - đào tạo từ 20 - 25%. Bên cạnh đó, phải thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư cho giáo dục - đào tạo. Xây dựng ý thức trách nhiệm và sự đóng góp vào sự nghiệp giáo dục - đào tạo cho nhân dân trong tỉnh. Cần thống nhất quan điểm: giáo dục - đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân chứ không phải chỉ là công việc của nhà nước hay một ban ngành nào, tất nhiên nhà nước vẫn

phải giữ vai trò chủ đạo. Làm được như vậy, sự nghiệp giáo dục - đào tạo của Hà Nam sẽ phát triển thêm một bước mới đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh hà nam (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w