Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nhân lực. Một quốc gia, một địa phương muốn phát triển bền vững thì luôn phải chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên và tạo ra môi trường xã hội thuận lợi nhất để con người phát huy tối đa năng lực của mình cũng như được hưởng thụ nhiều nhất kết quả lao động, sáng tạo của họ. Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường tự nhiên và xã hội đối với phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉnh Hà Nam cần phải thực hiện nhiều giải pháp mang tính đồng bộ nhằm mục tiêu hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường; nâng cao nhận thức cộng đồng nhằm mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ nguồn nước, hệ sinh thái và cảnh quan; tạo môi trường xã hội lành mạnh, kích thích được tính năng động, sáng tạo của người lao động, đảm bảo công bằng xã hội.
Là một tỉnh đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên tốc độ đô thị hóa của Hà Nam khá nhanh. Trong khi đó, sự phát triển kinh tế và đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật còn nhiều hạn chế đã gây sức ép lớn đối với môi trường tự nhiên của tỉnh. Trong giai đoạn hiện nay, khó khăn, vướng mắc lớn nhất đối với tỉnh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa chính là vấn đề làm sao gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Đây là một vấn đề có tính chất sống còn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội cũng
như đối với thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Hà Nam. Hiện nay, môi trường tự nhiên của Hà Nam đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm không khí. Cụ thể: các khu vực khai thác, chế biến khoáng sản, khu vực sản xuất xi măng, khu vực có các phương tiện giao thông với mật độ lớn như: La Mát - Kiện Khê, Bút Sơn, thị trấn Đồng Văn, Hòa Mạc, cầu Phủ Lý… hàm lượng bụi đều vượt 1,2 - 4,6 lần so với TCVN 5937 - 2005. Nguyên nhân gây ô nhiễm là do hoạt động của các phương tiện tham gia giao thông với mật độ cao, hoạt động sản xuất của các nhà máy trong và ngoài khu công nghiệp; 8 nhà máy sản xuất xi măng đang hoạt động, 9 lò gạch Tuynen, 219 lò gạch thủ công, khoảng 175 cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản… Tải lượng nồng độ phát thải của một số chất trong năm: bụi khoảng 31.300 tấn/năm, CO khoảng 8.400 tấn/năm, NOx khoảng 7.300 tấn/năm, VOC khoảng 600 tấn/năm… Cùng với ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước cũng là vấn đề gây bức xúc trong quá trình phát triển của tỉnh Hà Nam. Hiện tại, môi trường nước mặt tại sông Đáy, sông Nhuệ, sông Châu Giang đều có các chỉ tiêu như: COD, amoni, nitrit tại các điểm quan trắc vượt tiêu chuẩn cho phép (amoni vượt 194 lần so với tiêu chuẩn TCVN 5942 - 2005, cột A). Nguyên nhân là do lượng nước thải từ Hà Nội chưa được xử lý đổ thẳng ra lưu vực sông Đáy, sông Nhuệ ngày càng tăng về lưu lượng và nồng độ các chất (khoảng gần 700.000 m3/ng.đ năm 2010). Bên cạnh đó, hoạt động sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và y tế trên địa bàn tỉnh cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Từ thực trạng trên đối với môi trường tự nhiên, nếu xét theo quan điểm bền vững thì phải bao gồm cả an ninh môi trường (môi trường không bị ô nhiễm, không bị thoái hóa và có khả năng tái sinh). Do đó, để có được một môi trường sống trong đó con người và tự nhiên gắn kết hài hòa với nhau, bảo vệ lẫn nhau thì tỉnh Hà Nam cần thực hiện một loạt các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên như sau:
Một là, phải xử lý nghiêm các cơ cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường. Đồng thời, cần xây dựng được một đội ngũ cán bộ, chuyên gia về bảo vệ môi trường có trình độ cao.
Hai là, tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường, tạo thành một phong trào rộng lớn trong nhân dân. Các cơ quan đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội tự giác thực hiện bảo vệ môi trường. Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục xây dựng thói quen, nếp sống và phong trào quần chúng bảo vệ môi trường. Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục của tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục. Tạo điều kiện và khuyến khích để người dân thường xuyên nhận được các thông tin về môi trường như một biện pháp cơ bản bảo vệ môi trường. Tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường. Động viên, hướng dẫn nhân dân thực hiện nếp sống sạch, hợp vệ sinh, giữ gìn vệ sinh công cộng. Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào quần chúng bảo vệ môi trường như phong trào Xanh - Sạch - Đẹp, Vườn - Ao - Chuồng (VAC), tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường,…
Ba là, tăng cường và đa dạng hóa các nguồn vốn cho bảo vệ môi
trường. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khi phê duyệt các quy hoạch, các dự án đầu tư, các công trình xây dựng cơ bản… cần phải xem xét, đánh giá kỹ tác động của chúng đối với môi trường tự nhiên của tỉnh.
Bốn là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh về công tác bảo vệ môi trường.
Tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường từ cấp tỉnh đến từng xã, phường: tạo điều kiện cần thiết về tổ chức, nhân lực, cơ sở vật chất - kỹ thuật để cơ quan này đủ sức thực hiện tốt chức năng quản lý môi trường, kết hợp chặt chẽ với việc tư vấn, hoạch định các chủ trương, chính sách về phát triển bền vững, sử dụng hợp lý các loại tài nguyên thiên nhiên.
Năm là, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững.
Bảo vệ môi trường phải được lồng ghép trong quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các dự án cần phải thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được cơ quan quản lý có thẩm quyền duyệt theo quy định.
Sáu là, áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến, khắc phục suy thoái môi trường, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ tiên tiến, lựa chọn các giải pháp khoa học xử lý môi trường phù hợp với các loại hình sản xuất và điều kiện của tỉnh. Có cơ chế phù hợp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xử lý môi trường ngay tại nguồn, đảm bảo tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.
Cùng với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội cũng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của con người. Con người dù muốn hay không, đều phải sống trong một môi trường xã hội nhất định. Môi trường xã hội thuận lợi là tổng thể các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, pháp luật, đạo đức, tâm lý, dư luận xã hội, phong tục, tập quán, gia đình… cho phép con người tự do phát triển và có thể cống hiến tối đa năng lực của mình cũng như được hưởng thụ nhiều nhất những gì họ xứng đáng được hưởng. Môi trường xã hội có ảnh hưởng đến tầm vóc, khả năng phản xạ, tâm sinh lý, khả năng phát triển trí tuệ, … của con người. Chính vì vậy, để phát triển nguồn nhân lực thì tỉnh phải tạo được một môi trường xã hội an bình, ổn định, lành mạnh để mọi người dân yên tâm sống và làm việc. Đồng thời, cần tạo điều kiện để mọi người dân được tự do phát triển toàn diện cá nhân trong khuôn khổ cho phép của pháp luật. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, xây dựng nông thôn mới, xây dựng xã hội học tập nhằm tạo ra dư luận xã hội đề cao việc học. Duy trì và phát triển các lễ hội truyền thống, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật giàu tính nhân văn và giáo dục như: lễ hội Tịch
Điền (Đọi Sơn - Duy Tiên), lễ hội Đền Trần Thương (Nhân Đạo - Lý Nhân), … tạo điều kiện cho người dân vui chơi sau những ngày làm việc căng thẳng. Khuyến khích các cơ quan, doanh nghiệp tạo ra một môi trường làm việc năng động, cởi mở, công bằng để người lao động phát huy được hết khả năng và nhiệt huyết của mình.
Như vậy, việc quan tâm xây dựng môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhằm mục tiêu phát triển toàn diện con người về thể lực, trí lực và tâm lực là một nhóm giải pháp quan trọng mà Đảng bộ và nhân dân Hà Nam phải