3.2.4. Nhóm giải pháp về tạo động lực thúc đẩy việc phát triển nguồn nhân lực nhân lực
Ngoài các nhóm giải pháp đã nêu ở trên, để thúc đẩy việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉnh Hà Nam không thể không thực hiện nhóm giải pháp về tạo động lực thúc đẩy nguồn nhân lực phát triển. Động lực là yếu tố thúc đẩy con người hành động, là cái thôi thúc con người phải hoạt động để đạt một mục đích nào đó. Vì vậy, động lực để phát triển nguồn nhân lực phải là những yếu tố thúc đẩy các cá nhân và tổ chức tích cực tham gia vào việc phát triển nguồn nhân lực. Hay nói cách khác, mục đích của nhóm giải pháp về tạo động lực là nhằm kích thích tính tích cực của chủ thể trong việc phát triển nguồn nhân lực. Và để đạt được mục đích đó, tỉnh Hà Nam cần phải thực hiện các giải pháp cụ thể sau:
Một là, gắn phát triển với khai thác, sử dụng nguồn nhân lực
Để chủ trương phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đạt hiệu quả cao nhất, tỉnh Hà Nam cần kết hợp chặt chẽ giữa việc phát triển với việc khai thác, sử dụng nguồn nhân lực (tạo việc làm cho người lao động sau khi được đào tạo, khai thác triệt để, hợp lý, có hiệu quả lực lượng lao động đã qua đào tạo). Việc làm đối với người lao động không chỉ tạo ra của cải vật chất để nuôi sống con người mà còn đảm bảo sự
tồn tại, phát triển của cả xã hội. Mặt khác, thông qua quá trình lao động con người ngày càng phát triển sự khéo léo, kích thích tư duy sáng tạo, nâng cao năng lực nhận thức và năng lực chuyên môn để lao động tốt hơn. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định: “bảo đảm công ăn việc làm cho dân là một mục tiêu xã hội hàng đầu, không để thất nghiệp trở thành căn bệnh kinh niên. Nhà nước chú trọng đầu tư tạo việc làm, đồng thời tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế và người lao động. Tạo thêm chỗ làm việc và tự tạo việc làm. Khuyến khích các tổ chức và cá nhân cùng Nhà nước tổ chức tốt giới thiệu việc làm, đào tạo nghề nghiệp” [27, tr.39].
Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề việc làm đang là vấn đề bức xúc không chỉ riêng với tỉnh Hà Nam mà với tất cả các địa phương trong cả nước. Nó vừa là vấn đề kinh tế vừa là vấn đề xã hội. Nguồn nhân lực có phát huy được hay không trước hết phụ thuộc vào việc người lao động có việc làm hay không. Bằng mọi biện pháp tạo việc làm cho người lao động nhằm mục đích sử dụng hết nguồn nhân lực hiện có được coi là một nhiệm vụ cấp bách đối với tỉnh Hà Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Và để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, chính sách lao động và việc làm phải hướng vào việc khai thác triệt để, hợp lý, có hiệu quả nguồn lao động của tỉnh với phương châm là bảo đảm và tạo điều kiện cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm. Do đó, tỉnh phải tiến hành xã hội hóa công tác giải quyết việc làm; tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân và tổ chức mở rộng sản xuất, khôi phục, duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống; mở thêm nhiều ngành nghề mới, khuyến khích người lao động tự tạo và tìm việc làm; phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo, phát triển các trung tâm giới thiệu việc làm tạo cầu nối cho người lao động và đơn vị tuyển dụng; phát triển các loại hình cho vay vốn ưu đãi để phát triển và mở rộng sản xuất; đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Nói tóm lại, để chủ trương phát triển nguồn nhân lực đạt hiệu quả thì tỉnh Hà Nam cần gắn việc phát triển nguồn nhân lực với giải quyết việc làm bởi nếu người lao động được đào tạo mà không có việc làm thì sẽ rất khó thuyết phục người dân tham gia vào công tác đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực.
Hai là, bố trí, phân công lao động hợp lý để người lao động phát huy được những năng lực sở trường của mình.
Bên cạnh vấn đề gắn phát triển với khai thác, sử dụng nguồn nhân lực, một vấn đề quan trọng nữa để tỉnh Hà Nam phát triển nguồn nhân lực là phải phân công lao động một cách hợp lý để người lao động phát huy tốt nhất năng lực của mình. Người lao động chỉ có thể phát huy tốt nhất năng lực của mình khi họ được làm việc đúng chuyên môn sở trường, sở thích và có môi trường làm việc thuận lợi. Và để đạt được mục tiêu trên thì tỉnh Hà Nam cần giải quyết tốt các vấn đề sau:
Phải có chính sách tuyển dụng và sử dụng lao động gắn với cơ chế thị trường có sự quản lý, hướng dẫn của Nhà nước. Kinh tế thị trường là môi trường thuận lợi để kích thích tính tích cực, năng động, sáng tạo của người lao động. Cơ chế kinh tế này cho phép phát huy triệt để tiềm năng và sức sáng tạo của nguồn nhân lực, tạo ra điều kiện và môi trường thuận lợi để người lao động tự do lựa chọn công việc và cống hiến khả năng của bản thân. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, để phát huy tốt nhất năng lực của người lao động đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hà Nam cần thực hiện việc tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực theo cơ chế thị trường có sự quản lý, hướng dẫn của Nhà nước. Phải thực hiện chế độ thi tuyển nghiêm túc, khách quan, khoa học (đặc biệt là đối với lao động có chuyên môn kỹ thuật, đội ngũ cán bộ công chức nhà nước) với những nội dung và mức độ yêu cầu khác nhau tùy theo từng loại lao động. Chế độ thi tuyển chặt chẽ, khách quan sẽ tạo ra sự cạnh tranh, do đó, cho phép lựa chọn được những người lao động có khả
năng đáp ứng tốt các yêu cầu của công việc và thúc đẩy việc người lao động nâng cao trình độ của bản thân. Đồng thời, phải đa dạng hóa các loại hình tuyển dụng và sử dụng lao động như: tuyển dụng chính thức vào biên chế, tuyển dụng theo hợp đồng và tuyển dụng theo công việc cụ thể. Việc lựa chọn hình thức tuyển dụng phù hợp với trình độ, khả năng của người lao động và yêu cầu của công việc cụ thể sẽ tạo điều kiện cho người lao động cống hiến hết khả năng của mình cho công việc, làm cho năng suất lao động và hiệu quả phát triển kinh tế tăng cao.
Bên cạnh đó, phải có chính sách tuyển dụng và sử dụng lao động chung cho mọi thành phần kinh tế, mọi doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu tư liệu sản xuất nhằm đảm bảo quyền dân chủ, bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp. Có chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, khai thác triệt để lao động trí tuệ và bảo đảm sự phù hợp, chính xác trong tuyển dụng, đánh giá, sắp xếp và đề bạt cán bộ. Có như vậy, người lao động mới có điều kiện làm công việc phù hợp với chuyên môn và trình độ của mình, giúp họ cống hiến hết khả năng cho công việc, đồng thời, tạo động lực để họ tích cực, tự giác trau dồi tri thức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng tốt hơn cho công việc.
Ba là, ưu tiên trọng dụng những người được đào tạo chuyên môn cơ bản.
Thu hút và trọng dụng nhân tài, đội ngũ lao động có trình độ cao, khai thác chất xám của các chuyên gia, nhà khoa học… được xem là một giải pháp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, lãnh đạo tỉnh Hà Nam rất chú trọng đến các chính sách ưu tiên, khuyến khích lao động có trình độ chuyên môn về công tác, làm việc tại tỉnh.
- Phải đảm bảo sự phù hợp, chính xác trong tuyển dụng, đánh giá, sắp xếp công việc cho người lao động, đảm bảo tính khách quan để người lao động được đào tạo chuyên môn cơ bản được trọng dụng, sắp xếp công việc
phù hợp. Tránh tình trạng “xin - cho”, ưu đãi, chiếu cố trong tuyển dụng lao động dẫn đến tình trạng người được đào tạo thì thất nghiệp còn người không có chuyên môn lại được trọng dụng.
- Ưu tiên tuyển dụng, tiếp nhận, bổ nhiệm những người có bằng cấp chuyên môn phù hợp với ngành nghề của các đơn vị cần tuyển đối với những người là giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, bác sỹ hoặc dược sỹ chuyên khoa cấp I, cấp II; bác sỹ nội trú, sinh viên hệ chính quy các trường đại học công lập tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc và loại khá được kết nạp Đảng trong quá trình học tập tại trường. Những người có trình độ được hưởng ưu đãi về chế độ tiền lương.
- Cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền cử đi đào tạo cao học, nghiên cứu sinh được hưởng 100% lương trong thời gian đi học, được hỗ trợ tiền học phí và nhiều chế độ ưu đãi khác.
Như vậy, để trọng dụng những người lao động được đào tạo chuyên môn cơ bản, tỉnh Hà Nam cần phải có chính sách tuyển dụng hợp lý, chính xác, chặt chẽ và có chế độ đãi ngộ thỏa đáng về vật chất - tinh thần và môi trường, điều kiện, phương tiện làm việc thuận lợi cho họ. Có như vậy mới tạo ra được động lực thúc đẩy người dân trong tỉnh chú ý đến việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và đào tạo nghề, từ đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bốn là, tạo ra được dư luận xã hội luôn đánh giá cao những người có học hành, có chuyên môn nghiệp vụ cao.
Dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân trước các vấn đề, sự kiện, hiện tượng có tính thời sự, hay nói cách khác, dư luận xã hội là sự phán xét, đánh giá của các giai cấp, tầng lớp, cộng đồng xã hội đối với các vấn đề mà họ quan tâm. Dư luận xã hội có vai trò điều hòa các mối quan hệ xã hội và hành vi của con người, đồng thời dư luận xã hội còn có vai trò giáo dục con người nhiều khi còn mạnh hơn cả biện pháp hành chính. Dư luận xã hội một
khi đã được hình thành thì nó tác động rất mạnh vào ý thức con người, chi phối ý thức của các cá nhân. Vì vậy, dư luận xã hội có thể động viên, khuyến khích những cá nhân có phẩm chất, năng lực mà cả xã hội nể trọng và những hành động tốt đẹp của cá nhân hay tổ chức hoặc phê phán, công kích những biểu hiện thiếu đạo đức của cá nhân hay nhóm người trong xã hội.
Người Việt Nam nói chung và người Hà Nam nói riêng từ xưa đến nay vẫn luôn đề cao yếu tố cộng đồng, rất coi trọng những đánh giá của xã hội đối với bản thân, thích được mọi người xung quanh khen ngợi, nể trọng. Do đó, để kích thích sự phát triển của nguồn nhân lực, tỉnh Hà Nam phải tạo ra được dư luận xã hội luôn quý trọng, đánh giá cao những người có tài, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao. Những khen thưởng kịp thời của các ban ngành, đoàn thể và sự tôn vinh của xã hội đối với những người có trình độ và những cống hiến của họ sẽ là động lực kích thích sự phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là về mặt chất lượng. Cần tiếp tục phát huy chủ trương tặng giấy khen và quà cho các em học sinh đỗ đạt cao trong các kỳ thi học sinh giỏi, các kỳ thi đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề ở các đơn vị, địa phương mà tỉnh đã làm trong mấy năm trở lại đây. Mặt khác, cần tăng cường phong trào khuyến học, đề cao, khích lệ và biểu dương truyền thống hiếu học của các gia đình, các dòng họ, các địa phương… Những việc làm này chính là sự động viên, khuyến khích có hiệu quả lớn để thúc đẩy nhân dân trong tỉnh nâng cao tinh thần học tập nhằm phát triển bản thân và góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh, của đất nước.
Năm là, giải quyết đúng đắn các quan hệ lợi ích.
Muốn thúc đẩy nguồn nhân lực phát triển thì một động lực quan trọng mà tỉnh Hà Nam phải thực hiện đó là giải quyết đúng đắn các quan hệ lợi ích cho người lao động. Đối với mỗi cá nhân hay đối với cả cộng đồng xã hội thì lợi ích cá nhân luôn có vai trò đặc biệt quan trọng, là động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy con người hoạt động, bởi vì “tất cả những gì mà con người đấu tranh để giành lấy đều dính liền với lợi ích của họ” [51, tr.109]. Do đó, cách giải
quyết quan hệ lợi ích như thế nào sẽ có tác dụng thúc đẩy hoặc triệt tiêu tính tích cực của con người.
Có nhiều loại lợi ích: lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng, lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, lợi ích trực tiếp và lợi ích gián tiếp… Trong đó, lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp và kích thích mạnh mẽ nhất tính tích cực của con người. Đã có một thời gian dài ở nước ta đề cao vai trò của lợi ích cộng đồng mà quên đi lợi ích cá nhân dẫn tới triệt tiêu tính tích cực, sáng tạo của người lao động. Phải thừa nhận rằng, trong thời kỳ đất nước có chiến tranh thì đề cao lợi ích cộng đồng sẽ rất phù hợp và có hiệu quả, nhưng sau khi đất nước hòa bình mà vẫn giữ quan niệm mọi người phải hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích cộng đồng sẽ không kích thích được tính tích cực, tự giác của người lao động, làm giảm hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, để kích thích tinh thần học tập nâng cao trình độ của các tầng lớp nhân dân, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát huy sức mạnh to lớn của đội ngũ trí thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thì chính sách tiền lương và các chế độ đãi ngộ khác phải phản ánh đúng giá trị sức lao động dựa trên nguyên tắc cơ bản là “lao động phức tạp phải có thu nhập cao hơn lao động giản đơn”. Những người lao động có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo cơ bản phải được trọng dụng và có thu nhập cao hơn những người lao động chưa qua đào tạo hoặc đào tạo không cơ bản, trình độ thấp. Có như vậy, mới tạo ra được động lực kích thích nguồn nhân lực của tỉnh phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời gian tới.
Sáu là, có cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị, cơ quan, tổ chức tăng cường phát triển nguồn nhân lực.
Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nam hiện nay là một vấn đề khó khăn, phức tạp, lâu dài nên nó đòi hỏi sự tham gia của các cấp, các ngành, các địa phương, cơ
quan, đoàn thể, đơn vị, tổ chức và mọi người dân. Vì vậy, để công tác phát triển nguồn nhân lực đạt hiệu quả cao, tỉnh cần phải xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị, cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân tích cực tham gia vào công tác phát triển nguồn nhân lực.
Thực hiện tốt việc xã hội hóa công tác phát triển nguồn nhân lực với phương châm nhà nước, doanh nghiệp, người lao động cùng tham gia. Xây