Phát triển nguồn nhân lự c yếu tố cơ bản bảo đảm cho sự thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh hà nam (Trang 30 - 38)

thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Ngày nay, phát triển bền vững được xác định là chiến lược ưu tiên hàng đầu của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Và một trong những cơ sở quan trọng nhất để thực hiện chiến lược phát triển đó là nguồn nhân lực. Lịch sử phát triển xã hội đã chứng minh, trong mọi giai đoạn, con người luôn là yếu tố đóng vai trò quyết định sự phát triển của xã hội. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã khẳng định rằng: sự phát triển của xã hội không phải do bất kỳ một lực lượng siêu nhiên nào mà chính con người đã sáng tạo nên lịch sử của mình - lịch sử xã hội loài người. Nhận thức rõ vai trò to lớn của nguồn nhân lực trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, Đảng cộng sản Việt Nam luôn nhấn mạnh đến vai trò của con người, coi con người là nguồn lực nội sinh quan trọng nhất cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Sự thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi cần phải có các nguồn lực cần thiết như: vốn, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, cơ sở vật chất - kỹ thuật, nguồn nhân lực… Các nguồn lực này có quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng tham gia vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng

mức độ tác động của chúng đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa không giống nhau, trong đó nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định.

Để thấy rõ vai trò quyết định của nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải đặt nó trong quan hệ so sánh với các nguồn lực khác. Đồng thời, phải đặt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hiện nay - bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang phát triển như vũ bão; lao động trí tuệ ngày càng gia tăng và trở thành yêu cầu khách quan, xu thế phổ biến của nhân loại; khi công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa mà cốt lõi là hiện đại hóa lực lượng sản xuất. Bên cạnh đó, cần phải đặt công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay. Với cách tiếp cận như vậy, vai trò quyết định của nguồn nhân lực đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa được biểu hiện ở những điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, trong quan hệ so sánh với các nguồn lực khác, nguồn lực con người là chủ thể trực tiếp, quyết định toàn bộ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các nguồn lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đều quan trọng và cần thiết. Song, bản thân các nguồn lực khác tự nó không thể tham gia vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng chỉ có ý nghĩa đối với sự phát triển xã hội và thực sự trở thành nguồn lực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa khi được kết hợp với sức lực và trí tuệ của con người, thông qua sự tác động, khai thác hợp lý của con người. Trong thực tế, kinh nghiệm của nhiều nước và thực tiễn của chính Việt Nam đã cho thấy sự thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa phụ thuộc chủ yếu vào việc hoạch định đường lối, chính sách cũng như tổ chức thực hiện (phụ thuộc vào năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người). Như vậy, có thể nói nguồn nhân lực là yếu tố tất yếu, không thể thay thế được trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thứ hai, bản thân con người vừa là khách thể được khai thác triệt để trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vừa là đối tượng duy nhất mà chính quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải hướng vào phục vụ.

Con người là khách thể của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là toàn bộ những năng lực, phẩm chất sinh lý - tâm lý - xã hội của con người được phản ánh qua các yếu tố cơ bản là thể lực, trí lực và tâm lực sẽ được khai thác triệt để, có hiệu quả cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong điều kiện cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ như hiện nay, lao động trí tuệ đang trở thành xu thế phổ biến thì cái cần được tập trung khai thác ở con người cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa chính là tiềm năng trí tuệ. Vì vậy, việc nuôi dưỡng, phát triển, khai thác, sử dụng có hiệu quả sức lao động, nhất là trí lực trở thành yêu cầu cấp bách và quan trọng hàng đầu trong toàn bộ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Con người là đối tượng duy nhất mà quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải hướng vào phục vụ. Do vậy, tư tưởng cơ bản chỉ đạo toàn bộ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì con người. Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người phải được hưởng thụ ngay những thành quả mà công nghiệp hóa, hiện đại hóa đem lại để nâng cao chất lượng con người, phát triển nguồn nhân lực chứ không phải đợi đến khi thực hiện xong công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới đầu tư trở lại cho con người.

Thứ ba, trong hệ thống các nguồn lực của sự phát triển xã hội thì nguồn lực con người (nguồn nhân lực) mà cốt lõi là trí tuệ có tiềm năng vô tận. Tính vô tận của tiềm năng trí tuệ thể hiện trên phạm vi cộng đồng, nhân loại và được phản ánh qua đặc trưng nổi bật của nó là năng lực sáng tạo. Chính nhờ năng lực sáng tạo này mà tri thức của loài người phát triển như một quá trình vô tận cả về số lượng và chất lượng. Tính vô tận của trí tuệ con người biểu hiện ở chỗ nó có khả năng không chỉ tái sinh và tự sản sinh về mặt sinh học mà còn tự đổi

mới không ngừng, phát triển về chất trong con người nếu biết chăm lo, bồi dưỡng và khai thác hợp lý. Nhờ vậy, con người từng bước làm chủ tự nhiên, ngày càng khám phá ra những tài nguyên thiên nhiên mới hoặc sáng tạo ra những nguồn tài nguyên vốn không có sẵn trong tự nhiên. Bằng trí tuệ và lao động của mình, con người đã liên tiếp chế tạo ra các thế hệ công cụ sản xuất mới nhằm tác động vào tự nhiên có hiệu quả hơn. Chính sự phát triển không ngừng của công cụ sản xuất đã đưa xã hội loài người chuyển qua các nền văn minh từ thấp lên cao, tự nó đã nói lên tính vô tận của trí tuệ con người.

Thứ tư, trí tuệ của con người có sức mạnh vô cùng to lớn một khi nó được vật thể hóa, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Bằng chính sức mạnh trí tuệ của mình, con người đã tạo ra những biến đổi thần kỳ trong lịch sử phát triển của nhân loại. Với ý nghĩa đó, Alvin Toffler đã xếp quyền lực trí tuệ ở vị trí hàng đầu trong tất cả các loại quyền lực đã có trong lịch sử. Trong điều kiện hiện nay, trí tuệ đã thực sự trở thành nền tảng sức mạnh của mỗi quốc gia và được coi là tài nguyên của mọi tài nguyên. Điều này đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải đặc biệt quan tâm đến đội ngũ lao động chất lượng cao, không ngừng nâng cao năng lực trí tuệ và trình độ chuyên môn nghề nghiệp cho người lao động.

Nói tóm lại, nguồn nhân lực là nguồn lực nội tại, cơ bản, tất yếu giữ vị trí trung tâm trong hệ thống các nguồn lực của sự phát triển xã hội; là chủ thể trực tiếp, hiện thực, quyết định toàn bộ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là khách thể cần được khai thác triệt để trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời cũng là đối tượng được thụ hưởng những thành quả của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do đó, có thể khẳng định nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản đảm bảo cho sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đối với Hà Nam - một trong những tỉnh trọng điểm phát triển công nghiệp của cả nước, là cửa ngõ thủ đô nên cơ hội phát triển kinh tế - xã hội

của tỉnh là rất lớn. Thế nhưng, Hà Nam lại vốn là một tỉnh thuần nông, hơn nữa lại mới tách tỉnh (năm 1997 tách từ tỉnh Nam Hà thành hai tỉnh: Nam Định và Hà Nam) nên cơ sở vật chất - kỹ thuật của tỉnh còn nhiều yếu kém, thiếu đồng bộ, tài nguyên thiên nhiên không phong phú, đa dạng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, tỉnh đang thiếu lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cao một cách trầm trọng. Chính vì vậy, vai trò của nguồn nhân lực và vấn đề phát triển nguồn nhân lực càng có tầm quan trọng và quyết định hơn đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tuy nhiên, nguồn nhân lực chỉ thực hiện được vai trò quyết định khi nó đáp ứng được những yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cụ thể, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi nguồn nhân lực phải có chất lượng cao, số lượng dồi dào, cơ cấu hợp lý. Sở dĩ có thể khẳng định như vậy vì:

Một là, về số lượng nguồn nhân lực: Để nguồn nhân lực thực hiện được vai trò quyết định đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì bên cạnh chất lượng, nguồn nhân lực phải đảm bảo được về mặt số lượng. Tức là phải đảm bảo đáp ứng đủ số lượng lao động theo yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Số lượng nguồn nhân lực được phản ánh qua quy mô dân số, lực lượng lao động và tốc độ gia tăng dân số trong một thời kỳ nhất định. Quy mô dân số đông, lực lượng lao động dồi dào là sức mạnh, là yếu tố cơ bản để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, đủ về số lượng không có nghĩa là chỉ đếm trên đầu số mà phải đảm bảo đủ về số lượng và đáp ứng được về mặt chất lượng.

Hai là, về chất lượng nguồn nhân lực: Yếu tố quan trọng hàng đầu của nguồn nhân lực là trí tuệ bởi “tất cả những gì thúc đẩy con người hành động đều tất nhiên phải thông qua đầu óc của họ” [54, tr.409], tức là phải thông qua trí tuệ. Trình độ trí tuệ phản ánh qua trình độ học vấn và năng lực sáng tạo. Nó biểu hiện ở khả năng áp dụng những thành tựu khoa học để sáng chế ra

những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; ở sự nhạy bén, linh hoạt và làm chủ được những kỹ thuật, công nghệ hiện đại; ở kỹ năng lao động, năng lực hoạch định chính sách, quản lý sản xuất kinh doanh… Và để có được những năng lực này, ngoài tư chất ban đầu thì vai trò chủ yếu thuộc về giáo dục - đào tạo. Bởi giáo dục - đào tạo là phương tiện hữu hiệu nhất để phát triển trí tuệ và trang bị chuyên môn, nghiệp vụ, khơi dậy sức sáng tạo của người lao động.

Bên cạnh sức mạnh trí tuệ, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng khó có thể thành công nếu không có những con người (người lao động) có sức khỏe tốt, yêu nước, ham học hỏi, cần cù lao động và sáng tạo; có tinh thần hợp tác, có tính tự giác, có ý chí, nghị lực, tôn trọng pháp luật và kỷ luật, biết kết hợp hài hòa yếu tố truyền thống và hiện đại… Có thể nói, sự yếu kém về trí tuệ, thể lực, sự ích kỷ, hẹp hòi, thờ ơ trước cuộc sống sẽ là lực cản nguy hại đến tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, việc đẩy mạnh giáo dục - đào tạo (trong đó, đặc biệt chú trọng giáo dục một cách toàn diện đức, trí, thể, mỹ cho người lao động) là một việc làm cần thiết và cấp bách.

Ba là, về cơ cấu nguồn nhân lực: Cơ cấu nguồn nhân lực được phản ánh thông qua cơ cấu dân cư, cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế - xã hội, cơ cấu lao động đã qua đào tạo trong các lĩnh vực kinh tế. Trong bối cảnh hiện nay, để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi cơ cấu nguồn nhân lực phải đảm bảo sự phù hợp. Nếu cơ cấu nguồn nhân lực không hợp lý sẽ tạo ra rất nhiều khó khăn và lãng phí lớn trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do vậy, để đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời gian tới đòi hỏi cơ cấu nguồn nhân lực phải thích ứng với cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội cả về ngành, lĩnh vực, vùng miền cũng như về trình độ chuyên môn của lực lượng lao động.

Như vậy, vai trò quyết định của nguồn nhân lực đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa chỉ trở thành hiện thực khi người lao động có những

năng lực, phẩm chất cần thiết đáp ứng được những đòi hỏi mà quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặt ra, đồng thời nguồn nhân lực phải đủ về số lượng và có cơ cấu hợp lý. Vậy mà, hiện tại nguồn nhân lực ở Việt Nam nói chung và đặc biệt ở tỉnh Hà Nam nói riêng vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu nói trên. Nhìn chung, nguồn nhân lực ở tỉnh Hà Nam còn nhiều bất cập, hạn chế, đó là chất lượng thấp, cơ cấu chưa hợp lý, số lượng lao động có trình độ chuyên môn nghề nghiệp để đáp ứng được đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn thiếu nhiều… Chính vì vậy, phát triển nguồn nhân lực trở thành nhiệm vụ cơ bản, cấp bách đối với tỉnh Hà Nam trước yêu cầu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề phát triển nguồn nhân lực đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Hà Nam đã có những chủ trương phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Cụ thể: Tỉnh đã triển khai quy hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2020, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, nhân cách, phẩm chất đạo đức, lối sống, kiến thức, kỹ năng. “Chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học giỏi, lao động có tay nghề cao” [71, tr.25].

* *

*

Tóm lại, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình biến đổi có tính cách mạng trong phương thức sản xuất, trong kết cấu kinh tế và rộng hơn là trong nền kinh tế - xã hội, dẫn tới bước chuyển từ xã hội nông nghiệp lạc hậu sang xã hội công nghiệp hiện đại. Có thể khẳng định, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là bước đi tất yếu đối với mọi quốc gia nói chung, trong đó có Việt Nam chúng ta.

Trong giai đoạn hiện nay, đối với việc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và với tỉnh Hà Nam nói riêng, nguồn nhân lực được xem là một trong những nhân tố cơ bản, giữ vai trò quyết định sự thành công của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, nguồn nhân lực chỉ thực hiện được vai trò quyết định khi nó đáp ứng được những yêu cầu mà quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi (về số lượng, chất lượng, cơ cấu). Do đó, chỉ khi nào chúng ta phát triển được nguồn nhân lực với đội ngũ những người lao động đông đảo có thể lực, trí lực, tâm

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh hà nam (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w