1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀINGUYÊN KHOÁNG SẢN RẮN Ở VIỆT NAM

84 1,2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 1,29 MB

Nội dung

Cụ thể như sau: - Trình Chính phủ các dự án luật và văn bản quy phạm pháp luật về tàinguyên khoáng sản; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩmquyền các văn bản quy p

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HN

KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ

ĐỀ TÀI

“CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN RẮN Ở VIỆT NAM”

Giảng viên hướng dẫn: PGS, TS Phan Huy Đường

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN RẮN Ở VIỆT NAM 6

1 Một số khái niệm: 6

2 Tiềm năng tài nguyên khoáng sản của Việt Nam 7

2.1 Nhóm khoáng sản năng lượng gồm có dầu khí, than khoáng, urani và địa nhiệt 8

2.2 Nhóm khoáng sản kim loại 11

2.3 Nhóm khoáng chất công nghiệp 12

2.4 Nhóm vật liệu xây dựng 16

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 23

1 Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản 23

1.1 Cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản rắn ở Trung ương 23

1.1.1 Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) 23

1.1.2 Tổng cục Địa chất và Khoáng sản (ĐC&KS) Việt Nam 24

1.1.3 Bộ Công thương, Bộ Xây dựng 28

1.1.4 Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản 29

1.2 Cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản rắn ở địa phương 30

1.2.1 Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 30 1.2.2 Sở Tài nguyên và Môi trường 31

1.2.3 Sở Công thương 33

1.2.4 Sở Xây dựng 33

1.2.5 Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã 34

1.2.6 Phòng Tài nguyên và Môi trường 35

2 Công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản hiện nay 35

2.1 Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) 35

2.2 Công tác điều tra thăm dò 38

2.3 Công tác lập quy hoạch, chiến lược 45

2.4 Công tác cấp phép hoạt động khoáng sản 45

2.5 Công tác thanh, kiểm tra hoạt động khoáng sản 46

3 Thành tựu và hạn chế của việc sử dụng khoáng sản rắn vào sự phát triển kinh tế đất nước 47

3.1 Đối với nhóm khoáng sản than: 48

3.2 Đối với nhóm khoáng sản phóng xạ: 50

3.3 Đối với nhóm khoáng sản kim loại: 51

3.4 Đối với nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường: 55

4 Những bất cập trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản rắn ở Việt Nam hiện nay 59

4.1 Những bất cập trong chính sách 59

4.2 Những bất cập trong tổ chức thực hiện 63

Trang 3

CHƯƠNG III: NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN RẮN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 71

1 Kiến nghị về quản lý vĩ mô 72

1.1 Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về khoáng sản 72 1.2 Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản 72 1.3 Đổi mới cơ chế, chính sách trong lĩnh vực khoáng sản 74 1.4 Phát triển công nghiệp khai khoáng 76

2 Kiến nghị về quản lý khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản rắn 76

3 Kiến nghị về bảo vệ môi trường, phục hồi môi trường 78

3.1 Bảo vệ môi trường trong khu vực khai thác khoáng sản 79 3.2 Bảo vệ môi trường ngoài khu vực khai thác và chế biến khoáng sản80 3.3 Bảo vệ môi trường khu vực sau khai thác 81

4 Kiến nghị về bảo vệ quyền lợi nhân dân vùng có khoáng sản khai thác82

5 Kiến nghị về chính sách tài chính 84

6 Kiến nghị về công khai minh bạch trong hoạt động khoáng sản rắn 85 KẾT LUẬN 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

Trang 4

MỞ ĐẦU

Trong hơn nửa thế kỷ qua nhu cầu về tài nguyên khoáng sản trên thế giới là rấtlớn, dẫn đến tình trạng khai thác và sử dụng cạn kiệt tài nguyên khoáng sản, để lạinhiều hậu quả nghiêm trọng về xã hội và môi trường ở vùng khai thác khoáng sản củanhiều nước trên thế giới Trước tình hình đó, nhiều quốc gia trên thế giới đã có nhữngđiều chỉnh chính sách và hoạt động quản lý nhắm khai thác và sử dụng hiệu quả nguồntài nguyên này đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong tương lai So với các nước trongkhu vực, Việt Nam được coi là nước có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú,với gần 5.000 mỏ và điểm quặng của khoảng 60 loại khoáng sản khác nhau Nhìnchung: Tài nguyên khoáng sản của Việt Nam đa dạng về chủng loại nhưng tiềm nănghạn chế Các loại khoáng sản có giá trị, được thị trường thế giới ưa chuộng thì nước takhông có nhiều (như vàng, bạc…) hoặc đã khai thác gần như cạn kiệt (như dầu mỏ,than) Những loại khoáng sản chúng ta có nhiều (như bauxite, ilminite, đất hiếm…)một mặt chưa được đánh giá một cách đầy đủ, mặt khác các loại khoáng sản này trênthế giới cũng có nhiều, nhu cầu tiêu thụ lại không cao, còn có thể sử dụng trong hàngtrăm năm tới

Sau khi Luật khoáng sản ra đời năm 1996, bên cạnh những đóng góp tích cựccho sự phát triển của kinh tế đất nước, công tác quản lý và khai thác khoáng sản ở Việtnam cũng đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế, tiêu cực đòi hỏi chúng ta phải có những thayđổi về cơ chế, chính sách để công tác quản lý nhà nước về khoáng sản được cải thiệngóp phần vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước được nhiều hơn nữa Chính vìvậy, ngày 25/4/2011 Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TW về địnhhướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìnđến 2030 Cùng với đó, ngày 22/12/2011, thủ tướng chính phủ đã ban hành nghị quyết103/ NQ – CP về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ và quyết định2427/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm2030

Như chúng ta đã biết Khoáng sản là loại tài nguyên không tái tạo và có số lượnghạn chế, vì vậy việc đánh giá, nhận định đúng tiềm năng, trữ lượng là vấn đề hết sức

Trang 5

quan trọng làm cơ sở định hướng chiến lược quản lý bảo vệ khai thác để sử dụng hợp

lý, tiết kiệm và có hiệu quả phục vụ cho phát triển bền vững kinh tế, an ninh quốcphòng của đất nước cả trước mắt và lâu dài Tình hình khai thác tài nguyên khoángsản của Việt nam trong thời gian vừa qua đã xảy ra nhiều trường hợp làm tác động xấutới môi trường, khai thác khoáng sản dưới dạng quặng thô quá nhiều Tất cả nhữngnhững hoạt động đã xảy ra trên thực tế và tạo áp lực bức xúc rất lớn lên hệ thống quản

lý và họat động của thị trường

Từ những lý do trên mà chúng em đã chọn bài tiểu luận với đề tài: “Công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam hiện nay”

Đề tài được trình bày theo 3 chương:

Chương I: Tổng quan về tài nguyên khoáng sản rắn ở Việt Nam

Chương II: Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản rắn ở Việt Nam hiện hay

Chương III: Những kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản rắn ở Việt Nam hiện nay

Đây là một đề tài hấp dẫn, mang tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay nêntrong quá trình tìm hiểu, xây dựng chúng em đã gặp không ít khó khắn, nhưng với sự

giúp đỡ tận tình của PGS.TS PHAN HUY ĐƯỜNG chúng em đã xây dựng và hoàn

thiện một đề tài hoàn chỉnh Tuy nhiên do thời gian ngắn và kiến thức bản thân cònnhiều hạn chế nên nội dung của đề tài này không tránh khỏi có những thiếu sót Kínhmong được thầy chỉ bảo góp ý để đề tài của chúng em được hoàn chỉnh hơn

Trang 6

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN RẮN Ở VIỆT NAM

1

Một số khái niệm:

- Khoáng sản là tài nguyên trong lòng đất, trên mặt đất dưới dạng những tích tụ tự

nhiên khoáng vật, khoáng chất có ích ở thể rắn, thể lỏng, thể khí, hiện tại hoặc sau này

có thể được khai thác Khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ mà sau này có thểđược khai thác lại, cũng là khoáng sản

- Điều tra cơ bản địa chất là hoạt động nghiên cứu, điều tra về cấu trúc, thành phần

vật chất, lịch sử phát sinh, phát triển vỏ Trái Đất và các điều kiện, quy luật sinh

khoáng liên quan

- Điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sảnlà việc đánh giá tổng quan tiềm năng tài nguyên khoáng sản trên cơ sở điều tra cơ bản địa chất, làm căn cứ khoa học cho việc định hướng các hoạt động khảo sát, thăm dò khoáng sản

- Khảo sát khoáng sản là hoạt động nghiên cứu tư liệu địa chất về tài nguyên khoáng

sản, khảo sát thực địa nhằm khoanh định khu vực có triển vọng để thăm dò khoáng sản

- Thăm dò khoáng sản là hoạt động nhằm tìm kiếm, phát hiện, xác định trữ lượng, chất

lượng khoáng sản, điều kiện kỹ thuật khai thác, kể cả việc lấy, thử nghiệm mẫu công nghệ và nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản

- Khai thác khoáng sản là hoạt động xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, sản xuất và các

hoạt động có liên quan trực tiếp nhằm thu khoáng sản

- Chế biến khoáng sản là hoạt động phân loại, làm giàu khoáng sản, hoạt động khác

nhằm làm tăng giá trị khoáng sản đã khai thác

Trang 7

2 Tiềm năng tài nguyên khoáng sản của Việt Nam

"Tài nguyên khoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chấttrong vỏ trái đất, mà ở điều kiện hiện tại con người có đủ khả năng lấy ra các nguyên

tố có ích hoặc sử dụng trực tiếp chúng trong đời sống hàng ngày"

Tài nguyên khoáng sản thường tập trung trong một khu vực gọi là mỏ khoángsản Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế củaloài người và khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản có tác động mạnh mẽ đến môitrường sống Một mặt, tài nguyên khoáng sản là nguồn vật chất để tạo nên các dạngvật chất có ích và của cải của con người Bên cạnh đó, việc khai thác tài nguyênkhoáng sản thường tạo ra các loại ô nhiễm như bụi, kim loại nặng, các hoá chất độc vàhơi khí độc (SO2, CO, CH4 v.v )

Tài nguyên khoáng sản được phân loại theo nhiều cách:

Theo dạng tồn tại: Rắn, khí (khí đốt, Acgon, He), lỏng (Hg, dầu, nước khoáng)

Theo nguồn gốc: Nội sinh (sinh ra trong lòng trái đất), ngoại sinh (sinh ra trên

bề mặt trái đất)

Theo thành phần hoá học: Khoáng sản kim loại (kim loại đen, kim loại màu,kim loại quý hiếm), khoáng sản phi kim (vật liệu khoáng, đá quý, vật liệu xây dựng),khoáng sản cháy (than, dầu, khí đốt, đá cháy)

Nằm ở khu vực Đông Nam Châu Á, Việt Nam là nước có nguồn tài nguyênkhoáng sản phong phú, đa dạng, là nguồn nguyên liệu, tiềm năng quí của quốc gia.Việt Nam có vị trí địa chất, địa lý độc đáo, là nơi giao cắt của hai vành đai sinhkhoáng lớn Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, là nước nhiệt đới gió mùa phát triểnmạnh các quá trình phong hoá thuận lợi cho sự hình thành khoáng sản Qua 65 nămnghiên cứu điều tra cơ bản và tìm kiếm khoáng sản của các nhà địa chất Việt Namcùng với các kết qủa nghiên cứu của các nhà địa chất Pháp từ trước Cách mạng tháng

8 đến nay chúng ta đã phát hiện trên đất nước ta có gần 5.000 điểm mỏ và tụ khoáng

Trang 8

của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau từ các khoáng sản năng lượng, kim loại đếnkhoáng chất công nghiệp và vật liệu xây dựng

Có thể chia khoáng sản ở Việt Nam thành 4 nhóm như sau:

2.1 Nhóm khoáng sản năng lượng gồm có dầu khí, than khoáng, urani và địa nhiệt

2.1.1 Về dầu khí: Việt Nam có tiềm năng dầu khí đáng kể Tiềm năng và trữ lượng

dầu khí có khả năng thu hồi của các bể trầm tích Đệ tam của Việt Nam khoảng 4,300

tỷ tấn dầu quy đổi, trong đó trữ lượng phát hiện là 1,208 tỷ tấn và trữ lượng dầu khí cókhả năng thương mại là 814,7 triệu tấn dầu quy đổi

Dầu khí đã được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 1970, nhưng chỉ sau năm 1984,ngành công nghiệp dầu khí mới thực sự có bước đi vững chắc, ngày càng góp nhiềuvào việc tăng trưởng xuất khẩu của cả nước Dầu khí được tập trung ở các bể trầm tíchSông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay, Thổ Chu, Phú Khánh, Tư Chính, VũngMây, Trường Sa Đến nay, đã có 37 Hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết giữaPetro Vietnam và các đối tác nước ngoài nhằm thăm dò, khai thác dầu khí ở thềm lụcđịa Việt Nam Tổng diện tích các lô đã được ký hợp đồng thăm dò vào khoảng250.000 km2, chiếm 50% tổng diện tích thềm lục địa Việt Nam Qua kết quả thăm dòcho thấy: Bể Sông Hồng chủ yếu là khí Bể Cửu Long chủ yếu phát hiện dầu Hai bểcòn lại là Nam Côn Sơn và Malay- Thổ Chu phát hiện cả dầu và khí Bể Phú Khánh

và Tư Chính - Vũng Mây mới chỉ dự báo triển vọng trên cơ sở nghiên cứu cấu trúc địachất

Trong những năm gần đây, sản lượng khai thác dầu và khí đều tăng cao, năm 1999 đãkhai thác 15,2 triệu tấn dầu và 1.439 triệu m3 khí Tính đến cuối năm 1999 đã khaithác được 82 triệu tấn dầu và 3.900 triệu m3 khí 100% số dầu khai thác được dùng đểxuất khẩu

Tháng 6 năm 2000, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông quaLuật Dầu khí sửa đổi Cùng với Luật Đầu tư nước ngoài cũng được thông qua vào thờigian trên và với những điều kiện địa chất thuận lợi, Việt Nam bắt đầu có vị trí xứngđáng thu hút sự chú ý của các công ty dầu khí lớn trên thế giới để cùng hợp tác pháttriển và mở rộng hoạt động của mình

Trang 9

2.1.2 Than Than ở Việt Nam được hình thành ở 8 thời kỳ khác nhau: Devon giữa và

muộn; Carbon sớm và giữa; Permi muộn; Trias giữa; Trias muộn; Jura sớm; Neogen

và Đệ tứ Chỉ có than được hình thành ở Trias muộn và Neogen là có giá trị kinh tếcao nhất Than có giá trị kinh tế được tập trung ở Triasic muộn và được tập trung chủyếu ở bể than Quảng Ninh thành các vùng như: Cẩm Phả, Dương Huy, Hòn Gai, Uông

Bí, Bảo Đài chiếm 90% trữ lượng, bể than Sông Đà ở miền Bắc và bể than Nông Sơn

ở miền Trung Việt Nam Tổng trữ lượng ước tính của than Triasic muộn là 6,6 tỷ tấn

Than khoáng Việt Nam là nước có tiềm năng về than khoáng các loại Than

biến chất thấp (lignit - á bitum) ở phần lục địa trong bể than sông Hồng tính đến chiều sâu 1700m có tài nguyên trữ lượng đạt 36,960 tỷ tấn Nếu tính đến độ sâu 3500m thì

dự báo tổng tài nguyên than đạt đến 210 tỷ tấn

Than biến chất trung bình (bitum) đã được phát hiện ở Thái Nguyên, vùng sông Đà vàvùng Nghệ Tĩnh với trữ lượng không lớn, chỉ đạt tổng tài nguyên gần 80 triệu tấn

Than biến chất cao (anthracit) phân bố chủ yếu ở các bể than Quảng Ninh,

Thái Nguyên, sông Đà, Nông Sơn với tổng tài nguyên đạt trên 18 tỷ tấn Bể thanQuảng Ninh là lớn nhất với trữ lượng đạt trên 3 tỷ tấn Bể than Quảng Ninh đã đượckhai thác từ hơn 100 năm nay phục vụ tốt cho các nhu cầu trong nước và xuất khẩu

Bể than Antraxit Quảng Ninh: Nằm về phía Đông Bắc Việt Nam, kéo dài từ

Phả Lại qua Đông Triều đến Hòn Gai- Cẩm Phả - Mông Dương- Cái Bầu- Vạn Hoadài khoảng 130 Km, rộng từ 10 đến 30 Km, có tổng trữ lượng khoảng 10,5 tỉ tấn,trong đó: tính đến mức cao -300m là 3,5 tỉ tấn đã được tìm kiếm thăm dò tương đốichi tiết, là đối tượng cho thiết kế và khai thác hiện nay, tính đến mức cao -1000m cótrữ lượng dự báo khoảng 7 tỉ tấn đang được đầu tư tìm kiếm thăm dò Than AntraxitQuảng Ninh có chất lượng tốt, phân bố gần các cảng biển, đầu mối giao thông rấtthuận lợi cho khai thác và tiêu thụ sản phẩm Than Antraxit Quảng Ninh đã được triềuđình nhà Nguyễn khai thác từ năm 1820 và người Pháp khai thác từ năm 1888-1955

Từ năm 1955 đến nay do chính phủ Việt Nam quản lý và khai thác Than AntraxitViệt Nam đã nổi tiếng thế giới với tên thương mại 'Hòngay Antraxit'

Bể than Đồng bằng sông Hồng: Nằm trọn trong vùng đồng bằng châu thổ

sông Hồng, có đỉnh là Việt Trì và cạnh đáy là đường bờ biển kéo dài từ Ninh Bình đến

Trang 10

Hải Phòng, thuộc các tỉnh thành phố: Thía Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng,Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Sơn Tây, Hà Nam, Phủ Lý, Phúc Yên, Vĩnh Yên và dựkiến còn kéo dài ra vùng thềm lục địa của biển Đông Việt Nam Với diện tích khoảng

3500 Km2, với tổng trữ lượng dự báo khoảng 210 tỷ tấn Khu vực Khoái Châu vớidiện tích 80Km2 đã được tìm kiếm thăm dò với trữ lượng khoảng 1,5 tỷ tấn, trong đókhu vực Binh Minh, với diện tích 25Km2 đã được thăm dò sơ bộ với trữ lượng 500triệu tấn hiện đang được tập trung nghiên cứu công nghệ khai thác để mở mỏ đầu tiên.Các vỉa than thường được phân bố ở độ sâu -100 đến -3500m và có khả năng còn sâuhơn nữa Than thuộc loại Ábitum B (Subbituminous B), rất thích hợp với công nghệnhiệt điện, xi măng, luyện thép và hoá chất

Các mỏ than vùng Nội địa: Có trữ lượng khoảng 400 triệu tấn, phân bố ở

nhiều tỉnh, gồm nhiều chủng loại than: Than nâu-lửa dài (mỏ than Na Dương, mỏ thanĐồng Giao); than bán Antraxit ( mỏ than Núi Hồng, mỏ than Khánh Hoà, mỏ thanNông Sơn); than mỡ ( mỏ than Làng Cẩm, mỏ than Phấn Mễ, mỏ than Khe Bố) , cónhiều mỏ than hiện đang được khai thác

Các mỏ than Bùn: Phân bố ở hầu khắp 3 miền: Bắc, Trung, Nam của Việt

Nam, nhưng chủ yếu tập trung ở miền Nam Việt Nam, đây là loại than có độ tro cao,nhiệt lượng thấp, ở một số khu vực có thể khai thác làm nhiên liệu, còn lại chủ yếu sẽđược sử dụng làm phân bón phục vụ nông nghiệp Tổng trữ lượng than bùn trong cảnước dự kiến có khoảng 7 tỉ mét khối

Urani Ở Việt Nam đã phát hiện nhiều tụ khoáng urani ở Đông Bắc Bộ, Trung

Trung Bộ và Tây Nguyên Tổng tài nguyên urani ở Việt Nam được dự báo trên218.000 tấn U308 có thể là nguồn nguyên liệu khoáng cho các nhà máy điện hạt nhântrong tương lai

Địa nhiệt Việt Nam có nhiều nguồn nước nóng, ở phần đất liền có 264 nguồn

có nhiệt độ là 30 độ C trở lên Các nguồn nước nóng chủ yếu được phân bố ở TâyBắc, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên với hơn 70 nguồn có nhiệt độ tương đối cao (từ

Trang 11

41 đến 60 độ C), 36 nguồn có nhiệt độ rất cao (từ61 – 100 độ C) và 64 nguồn nước ấm(30 – 40 độ C).

Ngoài ra nhờ khoan thăm dò, khai thác dầu khí chúng ta cũng phát hiện được nhiềunguồn nước nóng ở dưới sâu thuộc Bể Sông Hồng và Bể Cửu Long Tiềm năng địanhiệt của Việt Nam không lớn nhưng có thể coi là nguồn năng lượng bổ sung cho cácnguồn năng lượng truyền thống phục vụ cho nhu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoáđất nước

2.2 Nhóm khoáng sản kim loại

Việt Nam có nhiều loại như sắt, mangan, crôm, titan, đồng, chì, kẽm, cobalt,nickel, nhôm, thiếc, vonfram, bismut, molybden, lithi, đất hiếm, vàng, bạc, platin,tantal-niobi v.v Trong số khoáng sản kim loại kể trên có các loại tài nguyên trữlượng lớn tầm cỡ thế giới như bauxit (quặng nhôm), đất hiếm, titan, wolfram, crôm…

Bauxit có 2 loại chủ yếu là diaspor và gibsit.

- Diaspor có nguồn gốc trầm tích phân bố ở Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn,

Hải Dương và Nghệ An với tài nguyên trữ lượng không lớn chỉ đạt gần 200 triệu tấn

- Gibsit có nguồn gốc phong hoá từ đá bazan, phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên

với trữ lượng đạt gần 2,1 tỷ tấn (Sở Địa chất Mỹ năm 2010 đã công bố sách hàng hoákhoáng sản thế giới và xếp bauxit Việt nam đứng hàng thứ 3 thế giới sau Guinea 7,4

tỷ tấn và Australia 6,2 tỷ tấn) Hiện bauxit đang được khai thác thử nghiệm để sảnxuất alumina ở Tân Rai, Lâm Đồng và Nhân Cơ, Đăk Nông

Đất hiếm ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở Tây Bắc Bộ với tổng tài nguyên trữ

lượng đạt gần 10 triệu tấn đứng thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc (36 triệu tấn) và

Mỹ (13 triệu tấn) Quặng đất hiếm ở Việt Nam chưa được khai thác sử dụng

Quặng titan (Ilmenit) ở Việt nam có 3 loại: quặng gốc trong đá xâm nhập

mafic, quặng trong vỏ phong hoá và quặng sa khoáng ven biển.Quặng titan gốc trong đá xâm nhập mafic ở Cây Châm, Phú Lương Thái Nguyên cótrữ lượng 4,83 triệu tấn ilmenit và tài nguyên đạt 15 triệu tấn đang được khai thác

Quặng ilmenit trong vỏ phong hoá và sa khoáng ở các huyện Phú Lương và

Đại Từ Thái Nguyên với tài nguyên dự báo đạt 2,5 triệu tấn.Quặng titan sa khoáng ven biển phân bố rải rác từ Móng Cái đến Vũng Tàu Đặc biệt

ở một số diện tích ven biển tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu có

Trang 12

tiềm năng lớn, tài nguyên dự báo đạt hàng trăm triệu tấn Ngoài khoáng vật ilmenit,còn có các khoáng vật có giá trị kinh tế kỹ thuật là zircon và monazit Một số mỏilmenit ở Hà Tĩnh, Bình Định, Bình Thuận… đã được khai thác và xuất khẩu.

Quặng Wolfram tập trung chủ yếu ở tụ khoáng Đá Liền, Đại Từ, Thái

Nguyên Công ty Tiberon Minerals đã tiến hành thăm dò xác định tài nguyên và trữlượng đạt 110,2 triệu tấn quặng chứa 227.500 tấn WO3; 8,5 triệu tấn CàF2, 191.800tấn Cu, 20,8 tấn Au và 107.000 tấn Bi Đây là vùng quặng rất đáng được quan tâm chú

ý vì có tài nguyên dự báo đáng kể

Quặng crôm sa khoáng có giá trị kinh tế kỹ thuật được tìm thấy ở Cổ Định,

Nông Cống Thanh Hoá với trữ lượng 22 triệu tấn đang được khai thác Đi kèm crômcòn có trữ lượng đáng kể của Nickel và Cobal cần được nghiên cứu sử dụng

2.3 Nhóm khoáng chất công nghiệp

Việt Nam có nhiều loại khoáng chất công nghiệp như apatit, phosphorit, baryt,fluorit, pyrit, serpentin, than bùn, sét gốm sứ, magnesit, dolomit, felspat, kaolin,pyrophylit, quartzit, cát thuỷ tinh, disthen, silimanit, sét dẻo chịu lửa, diatomit,graphit, talc, atbest, muscovit, vermiculit, bentonit, thạch anh tinh thể Các khoángchất công nghiệp ở Việt Nam đã được đánh giá và nhiều mỏ đã được khai thác phục

vụ cho các ngành nông, công nghiệp Các mỏ lớn đáng chú ý là apatit, baryt vàgraphit

Apatit phân bố dọc bờ phải sông Hồng, từ biên giới Việt Trung ở phía Bắc đến

vùng Văn Bàn, dài trên 100 Km, rộng trung bình 1 Km, được đánh giá có tài nguyênđến độ sâu 100m, là 2,5 tỷ tấn và trữ lượng đã được thăm dò đạt 900 triệu tấn Dảitrầm tích chứa quặng apatit thuộc hệ tầng Cam Đường kéo dài theo phương TB-ĐNvới chiều dài gần 100 km , chiều rộng trung bình 1 km, ở trung tâm mỏ phình to đến 3

km Tổng trữ lượng 1.669 triệu tấn apatit với chất lượng chia ra làm 4 loại: 36-41%;20-36%; 16-20% và thấp hơn 16% P2O5

Baryt phân bố chủ yếu ở miền Bắc Việt Nam, thường đi kèm với quặng Pb-Zn

và đất hiếm Tổng tài nguyên dự báo đạt 25 triệu tấn (trong tụ khoáng Đông Pao, LaiChâu có 4 triệu tấn)

Graphit có ở Lào Cai, Yên Bái và Quảng Ngãi với tổng tài nguyên và trữ

lượng đạt gần 20 triệu tấn

Trang 13

Sắt Cho đến nay trên lãnh thổ Việt Nam đã ghi nhận được hơn 300 mỏ và

điểm quặng sắt, chủ yếu tập trung ở phía bắc như: Yên Bái, Cao Bằng, Thái Nguyên,

Hà Giang, Hà Tĩnh So sánh với bảng phân loại trữ lượng hiện đang được sử dụng ởmột số nước đang phát triển và phát triển trong khu vực, Việt Nam có 2 mỏ thuộc loạitrữ lượng trung bình là Thạch Khê và Quý Xa Mỏ sắt Thạch Khê là mỏ có trữ lượnglớn nhất đã được thăm dò Mỏ nằm ven biển, cách Hà Tĩnh 7 km Qua phân tích hoáhọc cho thấy kết quả như sau: Fe= 61,35%; Mn= 0,207%; SiO2= 5,4%; Al2O3=1,79%; CaO= 0,86%; MgO= 1,20%; TiO2= 0,27%; P= 0,04% và S= 0,148% Trữlượng của mỏ Thạch Khê là 544 triệu tấn Mỏ có thể được khai thác lộ thiên với chiềusâu đến –120m so với mặt nước biển

Mỏ sắt lớn thứ hai ở Việt Nam là mỏ sắt Quý Xa với trữ lượng 119 triệu tấn Mỏ nằm

ở bờ phải Sông Hồng thuộc tỉnh Lào Cai Phân tích hoá học cho kết quả như sau:

Fe-54 đến 55%; Mn- 3%; SiO2- 1,7%; Al2O3- 1,7 đến 3%%; CaO- 0,25% và S- 0,025%

Bauxit Các mỏ và điểm quặng bauxit Việt Nam phân bố chủ yếu ở đông Bắc

Bắc Bộ và phía nam Xét về nguồn gốc, quặng bauxit thuộc 2 loại chính là trầm tích(một số bị biến chất) và phong hoá laterit từ đá bazan

Các mỏ thuộc nguồn gốc trầm tích phân bố ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang,Hải Dương, Nghệ An Trong số này cụm mỏ ở Lạng Sơn có quy mô trữ lượng lớn,chất lượng tốt và có giá trị công nghiệp Cụm mỏ Lạng Sơn có 36 mỏ và điểm quặngchủ yếu thuộc loại eluvi- deluvi Bauxit có thành phần khoáng vật chủ yếu là diaspor(60-70%), bơmit (20-30%) và ít gipxsit Tinh quặng bauxit có hàm lượng Al2O3=44,65-58,84%; SiO2= 6,4-19,2%; Fe2O3= 21,32-27,35%; TiO2= 2-4,5% Tổng trữlượng ước tính khoảng vài trăm triệu tấn

Các mỏ bauxit phong hoá từ đá bazan tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Nam như ĐakLak, Lâm Đồng, Kon Tum, Quảng Ngãi Tổng diện tích chứa bauxit lên đến gần20.000 km2 Quặng bauxit nguyên khai thường có chất lượng thấp Hàm lượngAl2O3= 35-39%; SiO2= 5-10%; Fe2O3= 25-29%; TiO2= 4-9% Sau tuyển rửa giữ lạinhững hạt >1mm, hàm lượng đạt Al2O3= 45-47%; SiO2= 1,6-5,1%; Fe2O3= 17,1-22,3% TiO2= 2,6-3% Thành phần khoáng vật chủ yếu gồm gipxit, gơtit, caolin vàilmenit Các mỏ bauxit phong hoá từ đá bazan có trữ lượng và tài nguyên khoảng 2,3

tỷ tấn Tài nguyên dự báo đạt khoảng 6,7 tỷ tấn

Trang 14

Bauxit Việt Nam có hai loại nguồn gốc : Bauxit có nguồn gốc trầm tích và Bauxit cónguồn gốc phong hoá (Bauxit laterit).

Bauxit có nguồn gốc trầm tích: Phân bố chủ yếu ở các tỉnh Bắc Việt Nam như HàGiang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Nghệ An có trữ lượng khoảng 400 triệu tấn, phân bốrải rác ở nhiều tỉnh

Bauxit laterit: Phân bố chủ yếu ở các tỉnh Nam Việt Nam như ĐăkNông, Đăklăk, GiaRai, Kon Tum, Lâm Đồng, Bình Dương, Quảng Ngãi

Tổng trữ lượng quặng Bauxit nguyên khai ở Việt Nam khoảng 8 tỉ tấn, trong đó chủyếu quặng Bauxit laterit

Bauxit vùng ĐăkNông có trữ lượng khoảng 5 tỉ tấn đã được tìm kiếm đánh giá và mộtphần đã được thăm dò, hiện tại đang tiến hành nghiên cứu để khai thác, luyện Alumin

Thiếc Ở Việt Nam, khoáng hoá thiếc và vonfram có liên quan với granitoid

Mezozoi và Kainozoi Bốn khu vực chứa thiếc chính là Piaoac và Tam Đảo ở miềnBắc, Quỳ Hợp ở miền Trung và Đa Chay, Đà Lạt ở miền Nam Khu vực Piaoac, cáchCao Bằng 42 km về phía tây và cách Hà Nội khoảng 338 km về phía bắc Khu vựcPiaoac được xác định là có trữ lượng quặng sa khoáng có thể khai thác được là 23nghìn tấn SnO2 và 1,5 nghìn tấn WO3

Khu vực Tam Đảo cách Hà Nội 130 km về phía bắc Đây là vùng có diện tích khoảng1.500 km2 kéo dài theo hướng hướng tây bắc- đông nam Tổng trữ lượng ước tính là13.582 tấn SnO2 với hàm lượng 273 g SnO2/m3 Những kết quả thăm dò cho thấytiềm năng sơ bộ của khu vực Tam Đảo là đầy hứa hẹn với thiếc, vonfam và cácnguyên tố hợp khác như bitmut và berili Trữ lượng quặng gốc ở khu vực Tam Đảo là45.000 tấn Sn, 45.000 tấn WO3; 17.000 tấn Be và 30.000 tấn Bi

Khu vực Quỳ Hợp nằm ở phần phía tây của tỉnh Nghệ Tĩnh, cách Hà Nội 250 km vềphía nam Vùng này có trữ lượng tổng cộng là 36.000 tấn cassiterite Trữ lượng quặnggốc ước tính của khu mỏ tổng cộng là 2.065 tấn thiếc

Vùng Đa Chay nằm cách Đà Lạt khoảng 30 km về phía đông bắc Trữ lượng ước tínhcủa vùng này là 40,000 tấn Sn và 20.000 tấn WO3

Vàng Vàng là một trong những khoáng sản có diện phân bố rộng nhất Việt

Nam, có nhiều nguồn gốc và quặng hoá khác nhau Vàng tập trung chủ yếu ở phần rìavùng trũng Sông hiến (Pắc Lạng, Nà Pái), dọc theo các đứt gãy sâu sông Hồng, sông

Trang 15

Đà, sông Mã, hoặc ở phần rìa các khối nâng Hoà Bình (mỏ Kim Bôi), Kon Tum (mỏBồng Miêu, Trà Năng, Suối Ty).

- Vàng sa khoáng có liên quan chặt chẽ với các thành tạo trầm tích sông, suối Trữlượng dao động từ 200-400 kg mỗi mỏ Hàm lượng trung bình khoảng 0,31-2,95g/m3 Cho đến nay đã phát hiện khoảng 150 mỏ và điểm quặng Trữ lượng ước tính5.000 kg và dự báo 11.000 kg

- Vàng gốc phát triển chủ yếu trong một số kiểu thành hệ khoáng hoá như: thạch vàng (mỏ Bồ Cu- Thái Nguyên); Thạch anh- sunfua-vàng (Pắc Lạng, Trà Năng, BồngMiêu); vàng- bạc (Nà Pái, Xà Khía) Hàm lượng trung bình ở các mỏ từ vài g/t đếnhàng chục g/t

anh Vàng cộng sinh: đây là nguồn tài nguyên khá quan trọng, hiện nay đã phát hiện vàngcộng sinh với antimon, đồng, thiếc, chì, kẽm song có ý nghĩa kinh tế hơn cả là vàngtrong mỏ đồng Sinh Quyền với trữ lượng gần 35 tấn và hàm lượng trung bìnhAu=0,46-0,55 g/t

Đất hiếm Việt Nam có nguồn tài nguyên đất hiếm rất dồi dào, phân bố chủ

yếu ở miền Tây Bắc, gồm các vùng Nậm Xe, Đông Pao, Mường Hum và Yên Bái.Hàm lượng TR2O3=1,14-14,6% Tổng trữ lượng 11 triệu tấn và dự báo là 22 triệu tấn

Cát thuỷ tinh Các mỏ cát thuỷ tinh được phân bố dọc bờ biển với tổng trữ

lượng 750 triệu tấn với hàm lượng SiO2 rất cao và hàm lượng Fe2O3 thấp

2.4 Nhóm vật liệu xây dựng

Việt Nam có nhiều mỏ vật liệu xây dựng: sét gạch ngói, sét xi măng, puzzolan,cát sỏi, đá vôi, đá hoa trắng, đá ốp lát, đá ong Các mỏ vật liệu xây dựng đã và đangđược khai thác phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước

Nguồn tài nguyên đá xây dựng rất phong phú bao gồm các loại đá magma(granit, xienit, diorit, gabrro, andezits, bazan, riolit), đá trầm tích (đá vôi, dolomit) và

đá biến chất (đá phiến, quăczit) Đá magma phân bố chủ yếu ở miền Trung và miềnNam, chất lượng tốt, điều kiện giao thông thuận lợi Đá trầm tích phân bố nhiều ởmiền Bắc và Bắc Trung bộ, chất lượng tốt, mỏ lộ thiên Đá biến chất phân bố ở cácvùng núi cao ở phía bắc và miền Trung Tổng trữ lượng đá xây dựng 41.800 triệu m3

Đá vôi xi măng là một trong những tài nguyên dồi dào của Việt Nam, phân bố rộngkhắp suốt từ Bắc chí Nam, song tập trung chủ yếu từ Quảng Bình trở ra phía bắc Diện

Trang 16

tích chứa đá vôi gần 30.000 km2 với 96 mỏ, khu vực đã được tìm kiếm và thăm dò.Trong đó có 28 mỏ có trữ lượng lớn (trữ lượng > 100 triệu tấn/1 mỏ); 17 mỏ vừa (trữlượng 20- 100 triệu tấn/1 mỏ) và 54 mỏ nhỏ (trữ lượng < 20 triệu tấn/1 mỏ).

Ngoài các loại khoáng sản kể trên, nước ta còn phát hiện nhóm đá quý ruby,saphia, peridot, kaolin, secpentin, graphit, bentonit… nhưng trữ lượng không lớn.Riêng ruby ở Yên Bái và Nghệ An có chất lượng cao được thế giới đánh giá đạt chấtlượng quốc tế, tương đương với ruby nổi tiếng của Myanmar

Điểm qua về tiềm năng khoáng sản của đất nước ta kể trên, nếu so sánh với cácnước ở trong khu vực Đông Nam Á và thế giới, thì thấy rằng: nước ta tuy có diện tíchđất liền không lớn, nhưng có vị trí địa chất, địa lý thuận lợi cho sự sinh thành và pháttriển khoáng sản Với nguồn tài nguyên khoáng sản đã biết thì có thể xếp nước ta vàohàng các nước có tiềm năng khoáng sản đáng kể

Bảng tổng hợp hiện trạng tài nguyên khoáng sản đã điều tra thăm dò ở

Phân bổ

Bauxit laterit Triệu tấn 6.500 672,09 Tây Nguyên

Châu

Lai Châu

miền TrungCát thủy tinh Triệu tấn 1.028 301 Ven biển miền

Trung

Đá vôi Triệu tấn Rất lớn 10.692

Chủ yếu ở miềnBắc và BắcTrung Bộ

Trang 17

Đá hoa trắng Triệu tấn

Triệu m3

2000300

1000100

Yên Bái, Nghệ

An, TuyênQuang

Quảng Ninh,Thái Nguyên vàĐồng Bằngsông Hồng

Đá ốp lát

granit Triệu m

ở nhiều tìnhNước khoáng

Tuyên Quang,Nghệ An, CaoBằng

Bắc Cạn, TuyênQuang, TháiNguyên

Trang 18

ở nhiều tỉnhKaolin

Chủ yếu trong

mỏ đất hiếm ởLai Châu

Trang 19

Tuy nhiên cần phải chú ý các đặc điểm sau:

Trang 20

1 Việt Nam không có tiềm năng lớn về các khoáng sản năng lượng Dầu khíchỉ đảm bảo khai thác được khoảng 30 năm nữa, do vậy cần tăng cường tìm kiếmthăm dò để tăng trữ lượng phục vụ lâu dài Than biến chất cao (Anthracit) với trữlượng đã được đánh giá đạt nhiều tỷ tấn cần phải khai thác sâu hàng trăm mét và hơnnữa mới bảo đảm cho nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước Than biến chất thấp ởdưới sâu đồng bằng sông Hồng tuy dự báo có tài nguyên lớn đến vài trăm tỷ tấn nhưng

ở độ sâu hàng ngàn mét dưới lòng đất, điều kiện khai thác cực kỳ khó khăn và phứctạp cả về công nghệ, cả về an sinh xã hội và môi trường Tiềm năng urani và địa nhiệtkhông đáng kể và chưa được thăm dò đánh giá trữ lượng

2 Việt Nam có nhiều khoáng sản kim loại nhưng trữ lượng không nhiều Rấtnhiều khoáng sản kim loại (vàng, bạc, đồng, chì , kẽm, thiếc v.v ) thế giới rất cầntrong khi trữ lượng không có nhiều, chỉ khai thác mấy chục năm nữa sẽ cạn kiệt thìViệt Nam cũng có ít, không đảm bảo tiêu dùng trong nước Một số ít khoáng sản kimloại như bauxit, đất hiếm, ilmenit ta có nhiều, thế giới cũng có nhiều, song nhu cầuhàng năm không lớn, hàng trăm năm nữa mới cạn kiệt, nên chúng không là nhữngkhoáng sản "nóng", khoáng sản cạnh tranh để phát triển, lại càng không thể xem làcứu cánh của nền kinh tế Việt Nam

Trữ lượng bauxit trên thế giới là 27 tỷ tấn và với sản lượng khai thác hàng nămtrên 200 triệu tấn thì phải 135 năm nữa mới hết bauxitĐất hiếm trên thế giới có trữ lượng đạt 99 triệu tấn, nhu cầu hàng năm chỉ cần 125.000tấn thì 700 năm nữa mới cạn kiệt loại khoáng sản nàyThế giới có nhiều quặng titan với tổng tài nguyên đạt hơn 2 tỷ tấn, trong đó trữ lượngđạt 730 triệu tấn Hàng năm thế giới chỉ tiêu thụ hơn 6 triệu tấn, như vậy 128 năm nữamới hết quặng titan

3 Việt Nam có nhiều loại khoáng chất công nghiệp và vật liệu xây dựng phục

vụ tốt cho phát triển kinh tế của đất nước và có thể xuất khẩu Tuy nhiên chúng khôngphải là khoáng sản có giá trị kinh tế cao và trên thế giới cũng có nhiều đủ dùng trongnhiều năm nữa

4 Việt Nam chưa phát hiện được kim cương - loại khoáng sản quý có giá trịkinh tế kỹ thuật cao Các nhà địa chất đã phát hiện ở Việt Nam có Ruby chất lượng

Trang 21

cao, nhưng trữ lượng chưa rõ, các loại đá qúy khác cũng chưa được phát hiện nhiều.Thực tế nhóm đá quý được phát hiện ở Việt Nam chưa đóng góp gì đáng kể cho pháttriển kinh tế đất nước.

Phân tích sâu về đặc điểm tiềm năng tài nguyên khoáng sản của Việt Namtrong bối cảnh chung về tài nguyên khoáng sản của khu vực và thế giới cho ta thấy rõtuy Việt Nam là nước có nhiều loại khoáng sản nhưng trữ lượng hầu hết các loạikhông nhiều Một số loại khoáng sản như bauxit, đất hiếm, ilmenit ta có tài nguyên trữlượng tầm cỡ thế giới thì thế giới cũng có nhiều và không có nhu cầu tiêu thụ lớn.Điều đó có nghĩa là loại khoáng sản thế giới cần thì ta lại không có, mà loại khoángsản ta có nhiều thì thế giới lại không cần nhiều, không có nhu cầu lớn Đây là điều cầnphải được quan tâm nghiên cứu đánh giá khách quan giữa cung và cầu để có chiếnlược sử dụng tài nguyên khoáng sản đúng đắn, hợp lý, phục vụ cho phát triển kinh tếcủa đất nước Nếu chỉ dựa đơn giản vào một số khoáng sản có tài nguyên trữ lượngnhiều, đứng thứ hạng cao trên thế giới như bauxit, đất hiếm, ilmenit mà đánh giá quácao vai trò của chúng trong phát triển kinh tế của đất nước sẽ là một sai lầm phải trảgiá

Để góp phần xây dựng và phát triển kinh tế thực hiện CNH, HĐH đất nướctrong những năm tới cần đẩy mạnh điều tra, khảo sát, đánh giá các loại khoáng sản màthế giới và trong nước rất cần, trữ lượng của chúng đang dần cạn kiệt như đầu khí,than, vàng, bạc, đồng, chì, kẽm, thiếc…

Một số loại khoáng sản thế giới và trong nước có nhiều trong khi không có nhucầu tiêu thụ lớn như bauxit, đất hiếm, ilmenit thì lúc này chưa cần thiết đầu tư thămdò

Khoáng sản là loại tài nguyên không tái tạo được và có số lượng hạn chế tronglòng đất do đó cần có chiến lược quản lý bảo vệ khai thác để sử dụng hợp lý tiết kiệm

và có hiệu quả phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, an ninhquốc phòng của đất nước

Trang 22

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1 Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản

1.1 Cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản rắn ở Trung ương.

1.1.1 Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT).

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ TN&MT trong lĩnh vực quản lý nhànước về khoáng sản rắn được quy định cụ thể tại Điều 2 của Nghị định số 25/2008/NĐ-

CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

và cơ cấu tổ chức của Bộ TN&MT và Điều 3 Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27tháng 12 năm 2005 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản Cụ thể như sau:

- Trình Chính phủ các dự án luật và văn bản quy phạm pháp luật về tàinguyên khoáng sản; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩmquyền các văn bản quy phạm pháp luật về điều tra cơ bản địa chất về tài nguyênkhoáng sản, quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản;

- Xây dựng và chỉ đạo, kiểm tra thực hiện quy hoạch, kế hoạch điều tra cơ bảnđịa chất về tài nguyên khoáng sản trong phạm vi cả nước sau khi được Thủ tướngChính phủ phê duyệt;

- Xác định khu vực có tài nguyên khoáng sản đã được điều tra, đánh giá; khoanhđịnh khu vực có khoáng sản độc hại, thông báo cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan biết để quản lý, bảo vệ;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan quyết định việc khai thác và cấpgiấy phép khai thác tại khu vực có dự án đầu tư công trình quan trọng quốc gia hoặccông trình quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội,Thủ tướng Chính phủ đã được điều tra, đánh giá về tài nguyên khoáng sản hoặc chưađược điều tra, đánh giá mà phát hiện có khoáng sản;

- Tổ chức thực hiện điều tra cơ bản về địa chất khoáng sản; quy định việc lập,thẩm định đề án khảo sát, thăm dò khoáng sản, nội dung dự án điều tra cơ bản địa chất

Trang 23

về tài nguyên khoáng sản; tổ chức thẩm định các đề án khảo sát, thăm dò khoáng sảntheo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện việc đăng ký, thu thập và tổng hợp kếtquả điều tra cơ bản địa chất, điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, tìnhhình quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản và địa chất trên phạm vi cả nước theoquy định của pháp luật;

- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, ban hành theothẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách, thuế, phí,

lệ phí, các nguồn thu khác và các hình thức ưu đãi liên quan đến thăm dò, khai thác vàbảo vệ tài nguyên khoáng sản;

- Cấp, gia hạn, thu hồi, cho phép trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản, chophép chuyển nhượng, cho phép tiếp tục thực hiện quyền hoạt động khoáng sản;

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản, hướng dẫn, kiểm tra; thanhtra, kiểm tra các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, hoạtđộng khoáng sản và quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản; giải quyết các tranh chấp,khiếu nại, tố cáo về hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản vàhoạt động khoáng sản;

- Thường trực Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản

1.1.2 Bộ Công thương, Bộ Xây dựng.

Khoản 3, Khoản 4 Điều 55 của Luật Khoáng sản và Điều 4 Nghị định 160/2005/NĐ-CP quy định thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về công nghiệp khaithác, chế biến khoáng sản trong đó có khoáng sản rắn của Bộ Công nghiệp (nay là BộCông Thương) và Bộ Xây dựng như sau:

- Trình Chính phủ chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về thăm dò, khaithác, chế biến và sử dụng khoáng sản thuộc phạm vi được phân công quản lý; chỉ đạo

và kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt;

- Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu vực đấu thầu thăm dò, khai tháckhoáng sản ;

- Ban hành các quy định về tiêu chuẩn, quy trình, công nghệ khai thác, chế biếnkhoáng sản;

Trang 24

- Tổ chức thẩm định các dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản thuộc lĩnhvực công nghiệp vật liệu xây dựng theo phân cấp của Chính phủ;

- Ban hành danh mục, điều kiện và tiêu chuẩn khoáng sản xuất khẩu, khoáng sảnhạn chế xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;

1.1.3 Tổng cục Địa chất và Khoáng sản (ĐC&KS) Việt Nam.

Tổng cục Địa chất và Khoáng sản là cơ quan trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môitrường, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trườngquản lý nhà nước và thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về địa chất và khoáng sản;thực hiện các dịch vụ công theo quy định của pháp luật Chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn Tổng cục Địa chất và Khoáng sản được quy định tại Quyết định số 26/2011/QĐ-TTg ngày 4 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, như sau:

1 Trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo thẩm quyềnhoặc để Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trình cơ quan nhà nước có thẩmquyền:

a) Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghịquyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ, dự thảoquyết định của Thủ tướng Chính phủ; dự thảo thông tư, thông tư liên tịch về địa chất

và khoáng sản;

b) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm;chương trình, dự án, đề án và công trình quan trọng quốc gia về địa chất và khoángsản; chính sách bảo vệ quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản đượckhai thác;

c) Quy chuẩn kỹ thuật, định mức, đơn giá trong điều tra cơ bản địa chất vềkhoáng sản, thăm dò khoáng sản;

d) Phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; tiêu chíkhoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản; nguyên tắc, điềukiện, thủ tục đấu giá quyền khai thác khoáng sản

2 Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kếhoạch, chương trình, đề án, dự án về địa chất và khoáng sản sau khi được cơ quan nhà

Trang 25

nước có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.

3 Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về địa chất và khoáng sản; trả lời tổchức, cá nhân về chính sách, pháp luật về địa chất và khoáng sản

4 Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ và các văn bản thuộcphạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục; công bố tiêu chuẩn cơ sở ngành

5 Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trườngquyết định hoặc quyết định theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môitrường việc cấp, gia hạn, thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai tháckhoáng sản, Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu vànhập khẩu đối với mặt hàng tài nguyên, khoáng sản; việc chuyển nhượng quyền thăm

dò khoáng sản; việc trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai tháckhoáng sản; việc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khu vực khai tháckhoáng sản; việc phê duyệt đề án đóng cửa mỏ, quyết định đóng cửa mỏ khoáng sảntheo quy định của pháp luật

6 Về kinh tế địa chất và khoáng sản:

a) Tổ chức thực hiện quy định về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, về đấugiá quyền khai thác khoáng sản; quản lý hoạt động đấu giá quyền khai thác khoángsản theo quy định của pháp luật;

b) Theo dõi, tổng hợp hoạt động đầu tư thăm dò, khai thác khoáng sản, hoạtđộng chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản;

c) Tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về việc hoàn trả chi phí điều tra cơbản về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản

d) Phối hợp xây dựng quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí, lệphí khai thác, sử dụng dữ liệu về địa chất và khoáng sản; phí, lệ phí cấp giấy chứngnhận lưu hành tự do (CFS) sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu đối với mặthàng tài nguyên, khoáng sản

7 Về kiểm soát hoạt động khoáng sản và hoạt động điều tra cơ bản địa chất vềkhoáng sản:

Trang 26

a) Theo dõi, đánh giá, tổng hợp hoạt động khoáng sản trên phạm vi cả nước; đềxuất các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; theo dõi, kiểm tra việc tuân thủcác chính sách phát triển bền vững đối với hoạt động khoáng sản, chính sách bảo vệquyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác;

b) Tổ chức khoanh định trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để trìnhThủ tướng Chính phủ khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩmquyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, khu vực dự trữ tài nguyên khoángsản quốc gia, khu vực có khoáng sản phân tán nhỏ lẻ theo quy định của pháp luật; theodõi, kiểm tra việc khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sảnthuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; theo dõi; tổng hợp việckhoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt độngkhoáng sản theo quy định của pháp luật;

c) Giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra việc tuân thủ các quyđịnh của Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, các quyđịnh của pháp luật về khoáng sản đối với tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản; xử

lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi viphạm các quy định của pháp luật về khoáng sản;

d) Kiểm tra hoặc tham gia kiểm tra, kiến nghị xử lý các trường hợp vi phạm cácquy định về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai, tài nguyên nước và hạ tầng kỹ thuậttrong hoạt động khoáng sản

8 Tổ chức thẩm định, phê duyệt theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên vàMôi trường đề án, báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản trong quyhoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đề án, báo cáo kết quả điều trađịa chất về khoáng sản đối với các khu vực có dự án, công trình quan trọng quốc giathuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội hoặc dự án, công trìnhquan trọng thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Chính phủ, Thủ tướngChính phủ theo phân công của Bộ trưởng

9 Tổ chức thực hiện công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản

10 Tổ chức thực hiện việc đăng ký hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng

Trang 27

sản đối với các tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật; thống kê; kiểm kê trữlượng tài nguyên khoáng sản trên phạm vi cả nước.

11 Tổng hợp kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, tổ chức lưu trữ,quản lý, cung cấp thông tin, tài liệu và mẫu vật về khoáng sản theo quy định của phápluật

12 Xác nhận tính hợp pháp của tài liệu, mẫu vật địa chất và khoáng sản, cáckhoáng sản không phải hàng hóa được phép đưa ra nước ngoài

13 Biên tập, công bố, xuất bản và phát hành tài liệu, thông tin điều tra cơ bảnđịa chất về khoáng sản, các loại bản đồ địa chất quốc gia, các ấn phẩm khác về địachất và khoáng sản theo quy định của pháp luật

15 Tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học, ứng dụng, triển khai tiến bộ kỹthuật và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản

16 Thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản theochương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường

17 Tổ chức thực hiện các dịch vụ công về địa chất và khoáng sản theo quy địnhcủa pháp luật; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện cơ chế, chính sách bảo đảm cho hoạtđộng dịch vụ công trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản

18 Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chính

Trang 28

sách, chế độ đãi ngộ, thi đua, khen thưởng, kỷ luật; thực hành tiết kiệm, phòng, chốnglãng phí; phòng, chống tham nhũng trong Tổng cục; bồi dưỡng về chuyên môn,nghiệp vụ đối với công chức, viên chức thuộc Tổng cục; tham gia đào tạo, bồi dưỡng

về chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức, viên chức ngành tài nguyên và môitrường theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môitrường

19 Quản lý tài chính, tài sản được giao theo phân cấp của Bộ Tài nguyên vàMôi trường và quy định của pháp luật

20 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trườnggiao và theo quy định của pháp luật

1.1.4 Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản

Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản đặt tại Bộ Tài nguyên và Môi trường.Thành phần của Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản do Thủ tướng Chính phủquyết định Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản giúp Chính phủ thực hiện cácnhiệm vụ sau:

a) Thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo thăm dòkhoáng sản, trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn;

b) Thống kê trữ lượng khoáng sản, trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thôngthường và than bùn, để cung cấp cho các cơ quan liên quan lập quy hoạch thăm dò,khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản;

c) Thẩm định quy định về phân cấp trữ lượng khoáng sản và quy định về nộidung báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng khoáng sản để Bộ trưởng Bộ Tài nguyên vàMôi trường ban hành;

d) Xét duyệt, công nhận các chỉ tiêu tính trữ lượng khoáng sản

1.2 Cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản rắn ở địa phương

1.2.1 Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoáng sản rắn cho Uỷ ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi tắt là UBND tỉnh) được quy định

Trang 29

tại Điều 6, Nghị định số 160/2005/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Ban hành theo thẩm quyền văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhànước về quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản tạiđịa phương;

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ TN&MT, Kế hoạch và Đầu tư, Công nghiệp, Xâydựng, Quốc phòng, Công an, Văn hóa - Thông tin, Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, Giao thông vận tải, Tổng cục Du lịch khoanh định trình Thủ tướng Chính phủquyết định các khu vực cấm HĐKS theo quy định tại Điều 20 của Nghị định, khoanhđịnh và phê duyệt khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm HĐKS theo quy định tại Điều

21 của Nghị định số 160;

- Tổ chức lập và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch thăm

dò, khai thác, chế biến và sử dụng đối với các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấpgiấy phép quy định tại điểm b khoản l Điều 56 của Luật Khoáng sản;

- Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về khoáng sản;thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản, môi trường và tài nguyên thiênnhiên khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, trật tự xã hội tại các khuvực có khoáng sản;

- Phê duyệt trữ lượng trong báo cáo thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựngthông thường (VLXDTT) và than bùn;

- Cấp, gia hạn, thu hồi, cho phép trả lại giấy phép HĐKS, cho phép chuyểnnhượng, cho phép tiếp tục thực hiện quyền HĐKS trong trường hợp được thừa kế,theo thẩm quyền quy định tại điểm b khoản l Điều 56 của Luật Khoáng sản;

- Quyết định phê duyệt và công bố khu vực đấu thầu thăm dò, khai thác khoángsản làm VLXDTT và than bùn; khoáng sản ở các khu vực đã được điều tra, đánh giáhoặc thăm dò, phê duyệt trữ lượng không nằm trong quy hoạch thăm dò khai thác, chếbiến khoáng sản của cả nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặckhông thuộc diện dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia; tổ chức việc thực hiện đấuthầu theo quy định sau khi được phê duyệt;

- Chỉ đạo kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về khoáng sản tại địa

Trang 30

phương; giải quyết hoặc tham gia giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về hoạt độngkhoáng sản và xử lý các vi phạm pháp luật về khoáng sản tại địa phương theo thẩmquyền quy định tại Điều 57 của Luật Khoáng sản và pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

- Giải quyết việc giao đất, cho thuê đất để HĐKS tại địa phương theo quy địnhcủa pháp luật về đất đai

1.2.2 Sở Tài nguyên và Môi trường

Theo Thông tư số 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15/7/2008 của Liên Bộ:TN&MT, Nội Vụ, Sở TN&MT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, giúpUBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyênnước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ, biển

và hải đảo (đối với tỉnh có Biển và Hải đảo) trên địa bàn tỉnh theo quy định của phápluật Sở TN&MT chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBNDcấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của BộTN&MT Theo đó, Sở TN&MT có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1 Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hànhcủa Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về lĩnh vực tài nguyên và môi trường;

b) Dự thảo quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm; chương trình, đề án, dự án

về lĩnh vực tài nguyên và môi trường và các giải pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên vàmôi trường trên địa bàn;

c) Dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh đối với cấp trưởng, cấp phó các tổchức trực thuộc Sở và Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trườngquận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

2 Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp tỉnh về lĩnh vực tài nguyên và môi trường;

b) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể, tổ chức lại các phòng nghiệp

vụ, chi cục và đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; dự thảo quyết

Trang 31

định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của chi cục thuộc Sởtheo quy định của pháp luật;

c) Dự thảo các văn bản quy định cụ thể về quan hệ công tác giữa Sở Tài nguyên

và Môi trường với các Sở có liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thànhphố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện)

3 Hướng dẫn tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kếhoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và định mức kinh tế

- kỹ thuật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường được cơ quan nhà nước cấp trên cóthẩm quyền ban hành; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực tàinguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh

* Đối với tài nguyên khoáng sản:

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan khoanh định các khu vực cấm,tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, xác định các khu vực đấu thầu thăm dò, khai tháckhoáng sản thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đề xuất với Ủy ban nhândân cấp tỉnh các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản;

b) Tổ chức thẩm định đề án thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thôngthường và than bùn; tham gia xây dựng quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sửdụng các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân cấptỉnh;

c) Tổ chức thẩm định hồ sơ về việc cấp, gia hạn, thu hồi, trả lại giấy phép hoạtđộng khoáng sản, cho phép chuyển nhượng, cho phép tiếp tục thực hiện quyền hoạtđộng khoáng sản trong trường hợp được thừa kế và các đề án đóng cửa mỏ thuộc thẩmquyền quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;

d) Tổ chức thẩm định báo cáo thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thôngthường và than bùn thuộc thẩm quyền phê duyệt của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;

đ) Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động khoáng sản của các tổ chức, cá nhân;giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về hoạt động khoáng sản và xử lý hoặc kiếnnghị xử lý các vi phạm pháp luật về khoáng sản theo quy định của pháp luật;

e) Quản lý, lưu trữ và cung cấp thông tin, tư liệu về thăm dò khoáng sản làm vật

Trang 32

liệu xây dựng và than bùn; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã được phê duyệt

và định kỳ báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì tổ chức thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sảntrên địa bàn tỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ngành khai thác

mỏ và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh; kiểm tra việc thực hiện các biện phápbảo vệ môi trường, quy định an toàn trong khai thác mỏ và chế biến khoáng sản trênđịa bàn tỉnh

- Quản lý và tổ chức thực hiện các quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biếnkhoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng đã được phê duyệttrên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn các hoạt động thẩm định, đánh giá về: công nghệ khai thác, chếbiến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng; công nghệ sảnxuất vật liệu xây dựng; chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng;

Trang 33

- Tổ chức thẩm định các dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản làm vậtliệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng theo phân cấp của Chính phủ và phâncông của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;

- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, các quy định

về an toàn, vệ sinh lao động trong các hoạt động: khai thác, chế biến khoáng sản làmvật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng; sản xuất vật liệu xây dựng;

- Theo dõi, tổng hợp tình hình đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệuxây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng, tình hình sản xuất vật liệu xây dựng của các

tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh

1.2.5 Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã

Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; ñy ban nhân dân xã,phường, thị trấn có thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản theoquy định sau đây:

a) Thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, môi trường,

an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản; bảo đảm an ninh, trật tự xã hội tại cáckhu vực có khoáng sản;

b) Giải quyết theo thẩm quyền các thủ tục giao đất, cho thuê đất, sử dụng cơ sở

hạ tầng và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép thăm dò, khaithác, chế biến khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật;

c) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản; xử lý vi phạm theoquy định của pháp luật

1.2.6 Phòng Tài nguyên và Môi trường

Chức năng tham mưu của Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện tronglĩnh vực quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản cụ thể như sau:

- Trình UBND quận, huyện, thị xã các văn bản hướng dẫn cơ chế, chính sách,pháp luật, các quy định của UBND tỉnh, Sở Tài nguyên - Môi trường về lĩnh vực tàinguyên và môi trường trên địa bàn, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện sau khi đượcphê duyệt;

Trang 34

- Trình UBND quận, huyện, thị xã quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàngnăm và chương trình cải cách hành chính nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môitrường trên địa bàn; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;

- Tham mưu cho UBND quận, huyện, thị xã hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụngbảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường; phòng chống, khắc phục suy thoái,

ô nhiễm, sự cố môi trường, hậu quả thiên tai;

- Lập báo cáo thống kê, kiểm kê tài nguyên khoáng sản theo định kỳ, thu thập,quản lý lưu trữ tư liệu về tài nguyên và môi trường;

- Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trườngtheo quy định của pháp luật;

- Kiểm tra thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếunại tố cáo về công tác tài nguyên và môi trường trên địa bàn theo quy định của phápluật

2 Công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản hiện nay

2.1 Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (QPPL)

Từ khi thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường đến nay, công tác xây dựng vănbản QPPL tiếp tục được tăng cường Theo đó, Bộ đã ban hành theo thẩm quyền, xâydựng trình Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và phối hợp ban

hành theo thẩm quyền 25 văn bản, trong đó có: 01 Luật; 06 Nghị định của Chính phủ;

01 Quyết định và 05 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; ban hành theo thẩm quyền 01

Thông tư và 09 Quyết định; phối hợp ban hành 03 Thông tư liên tịch trong quản lý

nhà nước về khoáng sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổng kết tình hình 13 năm thi hành LuậtKhoáng sản; đánh giá tình hình thực hiện thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoángsản của các địa phương Ngày 09 tháng 3 năm 2012 Chính phủ đã ký Nghị định số15/2012/NĐ-CP về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản Ngoài

ra ngày 09/01/2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Chi thị số TTg về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khaithác chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản; đã xây dựng Quy chế đấu thầu thăm

Trang 35

02/CT-dò, khai thác khoáng sản; xây dựng cơ chế định giá mỏ; phối hợp với Bộ Tài chínhxây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn phương thức tính và thu hồi vốn thăm dòkhoáng sản của Nhà nước (thay thế Thông tư số 46/2002/TTLT-BTC-BCN).

Ngày 1/7/2011, Luật Khoáng sản (sửa đổi) được Kỳ họp thứ 8- Quốc hội khóaXII thông qua chính thức có hiệu lực thi hành, để thay thế Luật Khoáng sản năm 1996

và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản năm 2005; trong đó bổsung 48 điều mới hoàn toàn về nội dung và sửa đổi, bổ sung 38 điều của Luật Khoángsản năm 1996, đã mang tính cơ bản, toàn diện, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước vềkhoáng sản

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trưởng Ban soạn thảo Luật Khoángsản (sửa đổi) khẳng định: Luật Khoáng sản (sửa đổi) đã kế thừa và thể hiện được cácquan điểm của Đảng và Nhà nước đối với khoáng sản thời gian qua Qua đó, khoángsản được xác định là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, hầu hết không tái tạo nên phảiđược quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả, đáp ứng nhucầu phát triển bền vững kinh tế-xã hội trước mắt và lâu dài, bảo đảm an ninh-quốcphòng

Luật đã thể hiện rõ những quan điểm mới mang tính “đột phá” làm thay đổi cănbản công tác bảo vệ, quản lý, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản quốcgia; giải quyết được các vấn đề gây nhiều bức xúc và tranh luận trong công tác quản lýNhà nước về khoáng sản từ trước đến nay; đồng thời bãi bỏ các quy định bất cập, bổsung các quy định mới phù hợp hơn với thực tiễn Việc chi tiết hóa các vấn đề có đủ

cơ sở lý luận và thực tiễn ngay trong các điều khoản của Luật, giúp giảm số lượng cácvăn bản hướng dẫn dưới luật

Nếu như Luật Khoáng sản năm 1996 chỉ có 66 Điều thể hiện trong 12 Chương,thì Luật Khoáng sản (sửa đổi) lần này có 86 Điều thể hiện trong 11 Chương Trong

đó, Luật đã bổ sung thêm 48 Điều mới hoàn toàn về nội dung và sửa đổi, bổ sung 38Điều được giữ lại từ Luật cũ Bên cạnh việc bỏ đi 2 Chương của Luật 1996 là “Khảosát khoáng sản” và “Khen thưởng, xử phạt”, Luật sửa đổi đã kết cấu lại và bổ sung 6Chương mới Các Chương mới này tập trung vào các nhóm chiến lược, quy hoạch,bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; khu vực

Trang 36

khoáng sản; bảo vệ môi trường, sử dụng đất, nước, cơ sở hạ tầng trong hoạt độngkhoáng sản; tài chính và đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Cụ thể như điểm mới của Luật Khoáng sản (sửa đổi) là đã bổ sung quy định vềChiến lược khoáng sản (Điều 9), nhằm định hướng phát triển ngành công nghiệp khaikhoáng cũng như công tác lập quy hoạch khoáng sản, để khắc phục tình trạng chồngchéo trong công tác lập quy hoạch như hiện nay

Về quy định khu vực khoáng sản: Luật sửa đổi đã bổ sung cụ thể về tiêu chíxác định khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoángsản (Điều 28), khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia (Điều 29); bổ sung quy định vềkhu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ (Điều 27) làm cơ sở xác định thẩm quyền cấpgiấy phép hoạt động khoáng sản của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.Luật cũng đã quy định rõ điều kiện khu vực hoạt động khoáng sản phải là có khoángsản, đã được điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và được cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền khoanh định trong quy hoạch

Đặc biệt, điểm mới mang tính “đột phá” của Luật Khoáng sản (sửa đổi) là sựthay đổi cơ bản cơ chế quản lý khoáng sản thông qua các quy định về tài chính, phùhợp với nền kinh tế thị trường Xuất phát từ chế độ sở hữu toàn dân đối với khoángsản và quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân của Nhà nước, Luật quy định khoản thu khiNhà nước cấp quyền khai thác khoáng sản cho các tổ chức, cá nhân được gọi là “Tiềncấp quyền khai thác khoáng sản” (Điều 77) Đây chính là một phần lợi ích mà chủ sởhữu được hưởng khi giao quyền khai thác khoáng sản cho tổ chức, cá nhân

Điểm mới cơ bản nữa của Luật là về nguyên tắc, việc cấp quyền khai tháckhoáng sản phải thực hiện trên cơ sở đấu giá quyền khai thác khoáng sản, nhằm đảmbảo tính công khai, minh bạch, tăng thu cho ngân sách nhà nước (Điều 78) Tuy vậy,

có một số khu vực khoáng sản, loại khoáng sản khi cấp quyền khai thác không thểthông qua đấu giá Ví dụ như khoáng sản có tính chiến lược, khoáng sản ở khu vựcnhạy cảm về môi trường, về đảm bảo an ninh-quốc phòng, khu vực đã thăm dò trướcngày Luật có hiệu lực Để giải quyết vấn đề này, Luật đã quy định việc cấp quyền khaithác khoáng sản không thông qua đấu giá được tiến hành ở khu vực khoáng sản do

Trang 37

Thủ tướng Chính phủ quyết định, trên cơ sở các tiêu chí do Chính phủ quy định đểxem xét cụ thể.

Để bảo vệ quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khaithác, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa “Nhà nước-Người dân-Doanh nghiệp”, Điều 5 củaLuật Khoáng sản (sửa đổi) đã quy định rõ hơn trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khaithác khoáng sản đối với địa phương nơi có khoáng sản được khai thác Như hỗ trợ đầu

tư nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng kỹ thuật sử dụng trong khai thác khoáng sản vàxây dựng những công trình phúc lợi; kết hợp khai thác với xây dựng hạ tầng kỹ thuật,bảo vệ và phục hồi môi trường Luật còn quy định nếu tổ chức, cá nhân khai tháckhoáng sản gây thiệt hại đến hạ tầng kỹ thuật thì tùy theo mức độ thiệt hại phải cótrách nhiệm sửa chữa, duy tu xây mới hoặc bồi thường thỏa đáng; đồng thời ưu tiên sửdụng lao động là người địa phương vào hoạt động có liên quan đến việc khai tháckhoáng sản…

2.2 Công tác điều tra thăm dò

Để xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản cũng như xác định những yếu tố

kỹ thuật - công nghệ khai thác, khi tiến hành thăm dò phải tiến hành các công việcchính như: thi công các công trình địa chất (hào, giếng, khoan thăm dò v.v ) và cáccông tác nghiệp vụ khác Kết quả của hoạt động thăm dò là cơ sở quan trọng để thựchiện các công việc tiếp theo cho giai đoạn nghiên cứu khả thi, thiết kế khai tháckhoáng sản Tuy nhiên, thăm dò khoáng sản có các đặc điểm: mức đầu tư tương đốilớn, không thể thực hiện trong thời gian ngắn; tính rủi ro cao, nhất là đối với khoángsản kim loại phân bố trong các cấu trúc địa chất phức tạp Công tác điều tra khoángsản phải tuân thủ trình tự từ sơ bộ đến chi tiết, từ diện đến điểm, từ trên mặt đến phầnsâu Phải tuân thủ, khoáng sản phân bố trong lòng đất, không thể nhìn nhận được hoặcxác định chúng bằng các phương pháp đơn giản;Là thành tạo của tự nhiên hình thànhdưới sự chi phối của nhiều yếu tố, quá trình nội sinh, ngoại sinh rất phức tạp xảy ratrong lòng đất trong thời gian hàng triệu, hàng tỉ năm; Công tác diều tra, thăm dòkhoáng sản đòi hỏi kinh phí lớn nhưng có tính rủi ro cao Do vậy, phải điều tra từngbước, lựa chọn đúng đắn đối tượng, diện tích hợp lý và xác định hợp lý mức độ đầu tưthăm dò

Trang 38

Từ sau năm 1975, công tác khảo sát địa chất và tìm kiếm thăm dò các điểm mỏ,khoáng sản mới được triển khai trên quy mô toàn lãnh thổ Việt Nam Đến nay đã lậpbản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1/500.000 và 1/200.000 phủ toàn bộ diện tích lãnhthổ và gần 70% được đo vẽ lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1/50.000 Công tác điều tra cơbản đã phát hiện thêm nhiều vùng, điểm mỏ có triển vọng Tuy nhiên công tác điều trathăm dò chưa đi trước một bước theo yêu cầu kinh tế xã hội Công tác điều tra, đánhgiá khoáng sản chủ yếu ở phần trên mặt hoặc đến độ sâu 50 – 100m, một số khoángsản chưa được đánh giá tiềm năng, nhiều loại khoáng sản mới được điều tra ở mức độ

sơ bộ Kết quả điều tra thăm dò một số trường hợp độ tin cậy còn thấp, cơ sở dữ liệuchưa được cập nhật và hệ thống hoá…

Khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, là một trong những nguồn lực quantrọng để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Trong nhữngnăm qua, ngành công nghiệp khai khoáng đã có bước phát triển cung cấp nguyên liệucho nhiều lĩnh vực sản xuất, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước và góp phầntích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Tuy nhiên, thời gian gần đây hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng

và xuất khẩu khoáng sản đã có một số diễn biến phức tạp Tình trạng khai thác một sốloại khoáng sản như: Vàng sa khoáng, quặng sắt, titan, đá hoa trắng, cát xây dựngchưa phù hợp nhu cầu thực tế Số lượng giấy phép khai thác, chế biến khoáng sảnđược cấp gia tăng lớn, trong khi việc đầu tư các dự án chế biến sâu ít được quan tâm.Trừ một số loại khoáng sản như: Dầu khí, than đá, đồng, đá vôi xi măng có công nghệkhai thác ở trình độ tương đối hiện đại, còn lại các khoáng sản khác được khai thác vàchế biến bằng công nghệ cũ, lạc hậu Tình trạng vi phạm quy định về an toàn lao động

và bảo vệ môi trường còn khá phổ biến Hoạt động khai thác khoáng sản trái phép vẫncòn tồn tại ở nhiều địa phương, tập trung chủ yếu vào một số loại khoáng sản như:Than đá, vàng, titan, thiếc, chì, kẽm, sắt, mangan, cát xây dựng Việc xuất khẩu lậukhoáng sản và gian lận thương mại có biểu hiện gia tăng, chưa kiểm soát được đã gâymất trật tự an ninh xã hội và gây bức xúc trong nhân dân Hiệu quả công tác tuyêntruyền, phổ biến giáo dục pháp luật về khoáng sản còn hạn chế; công tác thanh tra,kiểm tra hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản chưa được quan tâm đúng mức

Trang 39

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên một phần là do yếu kém trong quản lýnhà nước về khoáng sản, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng ở trung ương và địaphương còn thiếu chặt chẽ Việc xử lý những vi phạm trong thăm dò, khai thác, chếbiến khoáng sản còn thiếu nghiêm minh.

Nhằm chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò,khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản, thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/

TW ngày 25 tháng 4 năm 2011 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược khoángsản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và triển khaiLuật Khoáng sản 2010, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

Khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, là một trong những nguồn lực quantrọng để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Trong nhữngnăm qua, ngành công nghiệp khai khoáng đã có bước phát triển cung cấp nguyên liệucho nhiều lĩnh vực sản xuất, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước và góp phầntích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Tuy nhiên, thời gian gần đây hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng

và xuất khẩu khoáng sản đã có một số diễn biến phức tạp Tình trạng khai thác một sốloại khoáng sản như: Vàng sa khoáng, quặng sắt, titan, đá hoa trắng, cát xây dựngchưa phù hợp nhu cầu thực tế Số lượng giấy phép khai thác, chế biến khoáng sảnđược cấp gia tăng lớn, trong khi việc đầu tư các dự án chế biến sâu ít được quan tâm.Trừ một số loại khoáng sản như: Dầu khí, than đá, đồng, đá vôi xi măng có công nghệkhai thác ở trình độ tương đối hiện đại, còn lại các khoáng sản khác được khai thác vàchế biến bằng công nghệ cũ, lạc hậu Tình trạng vi phạm quy định về an toàn lao động

và bảo vệ môi trường còn khá phổ biến Hoạt động khai thác khoáng sản trái phép vẫncòn tồn tại ở nhiều địa phương, tập trung chủ yếu vào một số loại khoáng sản như:Than đá, vàng, titan, thiếc, chì, kẽm, sắt, mangan, cát xây dựng Việc xuất khẩu lậukhoáng sản và gian lận thương mại có biểu hiện gia tăng, chưa kiểm soát được đã gâymất trật tự an ninh xã hội và gây bức xúc trong nhân dân Hiệu quả công tác tuyêntruyền, phổ biến giáo dục pháp luật về khoáng sản còn hạn chế; công tác thanh tra,kiểm tra hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản chưa được quan tâm đúng mức

Trang 40

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên một phần là do yếu kém trong quản lýnhà nước về khoáng sản, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng ở trung ương và địaphương còn thiếu chặt chẽ Việc xử lý những vi phạm trong thăm dò, khai thác, chếbiến khoáng sản còn thiếu nghiêm minh.

Nhằm chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò,khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản, thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/

TW ngày 25 tháng 4 năm 2011 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược khoángsản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và triển khaiLuật Khoáng sản 2010, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

1 Khoáng sản là tài nguyên không tái tạo phải được quản lý, bảo vệ, khai thác,

sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả Công tác điều tra cơ bản, đánh giá khoáng sảnphải đi trước một bước để làm rõ tiềm năng, giá trị phục vụ cho việc lập quy hoạch, kếhoạch sử dụng trong từng thời kỳ

2 Thăm dò, khai thác khoáng sản phải tính đến nhu cầu trước mắt cũng như lâudài của đất nước nhằm đạt hiệu quả kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm an ninh - quốcphòng, bảo vệ môi trường, cảnh quan, di tích lịch sử, văn hóa; khai thác khoáng sảnnhất thiết phải gắn với chế biến sâu, sử dụng phù hợp với tiềm năng, giá trị của từngloại khoáng sản

3 Chế biến khoáng sản phải sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môitrường, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao Các dự án khai thác, chế biến khoángsản chỉ được xem xét cấp phép khi đã có dự án đầu tư và được Hội đồng thẩm địnhcủa các Bộ Công Thương, Xây dựng và Ủy ban nhân dân các địa phương thẩm địnhtheo thẩm quyền, dự án phải áp dụng công nghệ chế biến tiên tiến và tăng hiệu quả sửdụng tài nguyên Đối với những khoáng sản chưa có công nghệ chế biến hiện đại, bảođảm hiệu quả thì kiên quyết dừng lại chưa khai thác

4 Việc xuất khẩu khoáng sản phải tuân thủ theo quy định của Chính phủ,không xuất khẩu khoáng sản thô

5 Quy hoạch khoáng sản của cả nước phải phù hợp với Chiến lược khoáng sảntrong từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; quy hoạch thăm dò, khai thác,

Ngày đăng: 25/01/2016, 18:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. Báo cáo nghiên cứu đánh giá “Thực trạng về quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản Việt Nam” của Tổng hội địa chất Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng về quản lý khai thác và sử dụng tàinguyên khoáng sản Việt Nam
1. Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010 và Luật Khoáng sản (sửa đổi) ngày 1/7/2011 Khác
2. Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản Khác
3. Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 Khác
4. Nghị quyết 103/ NQ – CP ngày 22/12/2011 của thủ tướng chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ chính trị Khác
5. Chỉ thị 02/CT-TTg ngày 09/01/2012 của thủ tướng chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản Khác
6. Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011 phê duyệt chiến lược khoáng sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Khác
7. Quyết định số 26/2011/QĐ-TTg ngày 4 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Tổng cục Địa chất và Khoáng sản trực thuộc bộ tài nguyên môi trường Khác
8. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, 2010. Báo cáo đánh giá quá trình thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản 2015 và đề xuất điều chỉnh quy hoạch Khác
10. Quyết định 116/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản đến năm 2015,11 . Quyết định số 06 /2006/QĐ-BTNMT ngày 07/06/2006 Khác
12. Sáng kiến minh bạch công nghiệp khai thác (EITI – Extractive Industries Transparency Initiative) do cựu Thủ tướng Anh Tony Blair giới thiệu tại Hội nghị thưởng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tại Johanesburg Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w