Trong nền kinh tế thị trường cùng với quá trình mở cửa, xu thế hội nhập khu vực hóa, toàn cầu hóa sự cạnh tranh trên thị trường hàng hóa ngày càng gay gắt.
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với chất lượng sản phẩm 4
1.1 Chất lượng sản phẩm 4
1.2 Quản lý nhà nước đối với chất lượng sản phẩm 5
1.2.1 Khái niệm quản lý chất lượng 5
1.2.2 Khái niệm quản lý nhà nước đối với chất lượng sản phẩm 5
1.2.3 Đặc điểm quản lý nhà nước đối với chất lượng sản phẩm 6
1.2.4 Mục tiêu của quản lý nhà nước đối với chất lượng sản phẩm 7
1.2.5 Vai trò quản lý nhà nước đối với chất lượng sản phẩm 7
1.2.6 Một số hoạt động trong quản lý chất lượng sản phẩm của nhà nước: 8
1.2.7 Những công cụ quản lý nhà nước đối với chất lượng sản phẩm 9
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với chất lượng sản phẩm ở Việt Nam 11
2.1 Thực trạng chất lượng sản phẩm ở Việt Nam 11
2.2 Thực trạng quản lý nhà nước đối với chất lượng sản phẩm 13
2.2.1 Thực trạng thực hiện mục tiêu quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm 13
2.2.2 Thực trạng thực hiện các hoạt động trong quản lý chất lượng sản phẩm của nhà nước 14
2.2.3 Thực trạng công cụ và sử dụng công cụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm 19
Trang 22.3 Đánh giá thực trạng 22
2.3.1 Những điểm đạt được 22
2.3.2 Những tồn tại trong hoạt động quản lý nhà nước đối với chất lượng sản phẩm tại Việt Nam 23
Chương 3: Một số định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với chất lượng sản phẩm tại Việt Nam 25
3.1 Phương hướng quan điểm quản lý nhà nước đối với chất lượng sản phẩm 25
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với chất lượng sản phẩm 26
3.2.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đối với chất lượng sản phẩm 26
3.2.2 Hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chất lượng 26
3.2.3 Giải pháp về phối hợp các cơ quan quản lý 28
3.2.4 Giải pháp đối với các doanh nghiệp 29
3.2.5 Giải pháp đối với người tiêu dùng 30
3.3 Một số kiến nghị 30
3.3.1 Về phía nhà nước 31
3.3.2 Về phía doanh nghiệp 31
3.3.3 Về phía người tiêu dùng 32
KẾT LUẬN 33
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường cùng với quá trình mở cửa, xu thế hộinhập khu vực hóa, toàn cầu hóa sự cạnh tranh trên thị trường hàng hóa ngàycàng gay gắt Các doanh nghiệp luôn phải đối đầu với những thử thách tolớn như: sức ép từ hàng hóa nhập khẩu, từ phía người tiêu dùng trong vàngoài nước Môi trường kinh doanh mới mẻ, đầy biến động, cung thườngxuyên vượt cầu, hàng rào thuế quan dần được xóa bỏ Trước tình hình đógiải pháp tất yếu cho các doanh nghiệp là cần quan tâm đúng mức tới vấn đềchất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm
Mục tiêu của các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường hàng hóaluôn là tối ưu hóa lợi nhuận và khẳng định được vị thế của mình trên thịtrường Tuy nhiên do nguồn lực của mỗi doanh nghiệp là khác nhau dẫn đếntình trạng doanh nghiệp không thể đạt được các mục tiêu cùng một lúc Bởivậy một số doanh nghiệp đã bất chấp tất cả chạy theo lợi nhuận, không quantâm đến những tác hại do hàng hóa, dịch vụ cung ứng không đạt chất lượngtheo quy định Đứng trước tình trạng đó buộc các cơ quan chức năng phảican thiệp
Trong đường lối của Đảng và Nhà nước đã chỉ rõ con người là yếu tốthen chốt và quyết định sự nghiệp phát triển của đất nước chính vì vậy việcbảo vệ sức khỏe con người là vô cùng quan trọng Đảng và Nhà nước ta đã
có sự quan tâm đúng mức tới công tác quản lý chất lượng sản phẩm hànghóa, dịch vụ
Với những lý do đó em đã lựa chọn đề tài "Hoàn thiện quản lý nhà
nước về chất lượng sản phẩm ở Việt Nam"
Trang 4Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với chất
lượng sản phẩm1.1 Chất lượng sản phẩm
Tùy theo đối tượng sử dụng,thuật ngữ “chất lượng” có ý nghĩa khácnhau Người sản xuất coi chất lượng là điều họ phải làm để đáp ứng các quyđịnh và yêu cầu do khách hàng đặt ra,để được khách hàng chấp nhận Chấtlượng được so sánh với đối thủ cạnh tranh và di kèm theo các chi phí,giá cả
Do con người và nền văn hóa trên thế giới khác nhau,nên cách hiểu của họ
về chất lượng và đảm bảo chất lượng cũng khác nhau
Nói như vậy không phải chất lượng là một khái niệm quá trừu tượngđến mức người ta không thể đi đến một cách diễn giải tương đối thống nhất,mặc dù sẽ còn luôn luôn thay đổi
Theo tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) thì: “Chất lượng là mức
độ thỏa mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu Yêu cầu cónghĩa là những nhu cầu hay mong đợi được nêu ra hay tiềm ẩn”
Đối với các quyết định, chất lượng được hiểu là tính hiệuquả,tính khoa học và tính hiện thực mà quyết định đem lại cho nhà quản lý
và cho những ai bị nó tác động
Ngày nay, người ta thường nói đến chất lượng tổng hợp baogồm chất lượng sản phẩm,chất lượng dịch vụ sau khi bán và chi phí bỏ ra đểđạt được mức chất lượng đó.Quan niệm này đặt chất lượn sản phẩm trongmối quan hệ chặt chẽ với chất lượng dịch vụ, chất lượng của các điều kiệngiao hàng và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực
Theo Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa thì: “Chất lượng sảnphẩm, hàng hóa là mức độ của các đặc tính của sản phẩm,hàng hóa đáp ứngyêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng,quy chuẩn kỹ thuật tương ứng”
Tữ những điểm hội tụ chung có thể đưa ra định nghĩa sau vềchất lượng sản phẩm: “Chất lượng sản phẩm là các thuộc tính có giá trị củasản phẩm mà nhờ đó sản phẩm được ưa thích,đắt giá và ngược lại”
Trang 51.2 Quản lý nhà nước đối với chất lượng sản phẩm
1.2.1 Khái niệm quản lý chất lượng
Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng được gọi là quản
lý chất lượng Hiện nay tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về quản lý chấtlượng sản phẩm
Theo GOST 15467 – 70 “Quản lý chất lượng là xây dựng, đảmbảo và duy trì mức chất lượng tất yếu của sản phẩm khi thiết kế, chế tạo, lưuthông và tiêu dùng”
Tổ chức Tiêu chuẩn chất lượng quốc tế (ISO) thì cho: “Quản lýchất lượng là một tập hợp những hoạt động của chức năng quản lý chungnhằm xác định chính sách chất lượng, mục đích trách nhiệm và thực hiệnchúng bằng những phương tiện như lập kế hoạch, điều khiển chất lượng,đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thốngchất lượng”
Có thể rút ra định nghĩa chung về quản lý chất lượng như sau: “Quản
lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa là hoạt động của một tổ chức nhằm địnhhướng phát triển, nâng cao và kiểm soát chất lượng sản phẩm hàng hóa”
Thực chất của hoạt động quản lý chất lượng là chất lượng côngtác quản lý
1.2.2 Khái niệm quản lý nhà nước đối với chất lượng sản phẩm
Để nghiên cứu khái niệm quản lý nhà nước đối với chất lượng sảnphẩm, trước hết cần làm rõ khái niệm quản lý nhà nước
Theo giáo trình Quản lý Hành chính nhà nước : “Quản lý nhà nước là
sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với cácquá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triểncác mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện các chức năng vànhiệm vụ của nhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốcXHCN”
Trang 6Trên cơ sở khái niệm quản lý nhà nước ta có thể đưa một sốkhái niệm của quản lý nhà nước đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhưsau:
“Quản lý nhà nước đối với chất lượng hàng hóa là bảo đảm sựkiểm soát cần thiết của nhà nước đối với chất lượng hàng hóa trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu; kịp thòi uốn nắn các sai sót vàngăn chặn hậu quả gây thiệt hại tài sản nhà nước, quyền lợi và uy tín quốcgia, quyền lợi và sức khỏe của nhân dân do hàng hóa không đảm bảo chấtlượng gây ra”
Quản lý nhà nước về chất lượng là hoạt động tổng hợp mangtính kỹ thuật, kinh tế và xã hội, có mục tiêu, biến đổi theo thời gian thôngqua các cơ chế, chính sách và hệ thống tổ chức
Quản lý nhà nước đối với chất lượng sản phẩm là quá trình nhànước sử dụng trong phạm vi quyền lực của mình tác động có tổ chức và điềuchỉnh vào các quan hệ nảy sinh trong hoạt động về chất lượng sản phẩmnhằm đảm bảo cung cấp những hàng hóa, sản phẩm có chất lượng theo đúngquy định của pháp luật và tiêu chuẩn
“Quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa là hoạtđộng của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm định hướng phát triển, nângcao và kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa đáp ứng các mục tiêu kinhtế-xã hội trong từng thời kì”
Quản lý nhà nước đối với chất lượng sản phẩm là một quá trình
đi từ việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; tuyên truyền,phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về chất lượng sản phẩm đến việc tổchức bộ máy thực hiện cũng như thanh tra, kiểm tra việc chấp hành phápluật về chất lượng sản phẩm
1.2.3 Đặc điểm quản lý nhà nước đối với chất lượng sản phẩm
Từ khái niệm nêu trên ta có thể đưa ra một số đặc điểm riêng của quản
lý nhà nước đối với chất lượng sản phẩm như sau:
Nhà nước là chủ thể tổ chức và quản lý các hoạt động chất lượng sảnphẩm trong nền kinh tế thị trường
Trang 7 Pháp luật là cơ sở và là công cụ quản lý hàng đầu Pháp luật phải mangtính thống nhất, đồng bộ và hoàn chỉnh.
Sự quản lý của Nhà nước đối với chất lượng sản phẩm đòi hỏi có một bộmáy quản lý đồng bộ, thực hiện có hiệu quả và hiệu lực
Đối tượng quản lý của Nhà nước là các sản phẩm của tổ chức, trong đóbao gồm hàng hóa, dịch vụ hoặc quá trình Đối tượng của quá trình quản
lý này rất rộng,đa dạng, phức tạp và luôn luôn biến động, đòi hỏi cácphương thức quản lý phải thay đổi một cách tương ứng
1.2.4 Mục tiêu của quản lý nhà nước đối với chất lượng sản phẩm
Mục tiêu quản lý chất lượng sản phẩm của Nhà nước Việt Nam là:
“Đảm bảo nâng cao chất lượng hàng hóa, hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo
vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh vàngười tiêu dùng; sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động,bảo vệ môi trường; thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ; tăng cườngnăng lực quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác kĩ thuật,kinh tế và thương mại quốc tế”
Sau đây là một số mục tiêu quản lý chất lượng sản phẩm của nhà nướcđến năm 2015:
Cải thiện môi trường pháp lý về tiêu chuẩn hóa
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đáp ứng yêu cầusản xuất kinh doanh và quản lý nhà nước trong các lĩnh vực trọngđiểm của nền kinh tế quốc dân và các đối tượng xuất nhập khẩu chính
Chú trọng hài hòa các tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam với tiêuchuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc tế một cách thích hợp, đẩy mạnh việcquảng bá và áp dụng các tiêu chuẩn hài hòa đối với các doanh nghiệptrong các lĩnh vực ưu tiên
Phổ biến và sử dụng tiêu chuẩn quốc gia tại các cơ quan tổ chức,doanh nghiệp, người tiêu dùng trong quản lý nhà nước, mua sắm,thương mại, sản xuất và cung cấp dịch vụ
Tham gia tích cực có trọng điểm vào hoạt động quản lý chất lượngquốc tế và khu vực, đặc biệt là các công việc kĩ thuật, thông qua việctham gia là thành viên đầy đủ trong các ban kĩ thuật tiêu chuẩn thuộclĩnh vực ưu tiên quốc gia
Trang 8 Giáo dục đào tạo nâng cao nhận thức, trình độ và kĩ năng hoạt độngtrong quản lý chất lượng.
Tăng cường hoạt động cho cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng
1.2.5 Vai trò quản lý nhà nước đối với chất lượng sản phẩm
Vai trò của quản lý nhà nước đối với chất lượng sản phẩm, trước hếtphải là vai trò định hướng và bảo đảm cho hoạt động chất lượng có tác độngtích cực đối với sự phát triển kinh tế Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triểnkinh tế phải dựa vào đẩy mạnh xuất khẩu, mà muốn đẩy mạnh xuất khẩuphỉa dựa vào tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ.Muốn tăng cường khả năng cạnh tranh thì phải nâng cao được năng suất vàchất lượng Sản phẩm hàng hóa Việt Nam phải có chất lượng mang tầmquốc tế và khu vực Với định hướng này, nhà nước tạo điệu kiện để doanhnghiệp cải tạo, đổi mới hệ thống công nghệ sản xuất, trang thiết bị đo lường,kiểm nghiệm để đáp ứng đòi hỏi của thị trường Cũng từ đòi hỏi của thịtrường, không chỉ sản phẩm, hàng hóa phải đảm bảo yêu cầu chất lượng màbản thân hệ thống quản lý sản xuất các sản phẩm, hàng hóa đó cũng phảiđảm bảo chất lượng Đó chính là quá trình xây dựng và chứng nhận hệ thốngquản lý chất lượng Do được định hướng và hỗ trợ từ nhà nước nên hoạtđộng này phát triển khá nhanh, có đóng góp tích cực cho hoạt động của cácdoanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu
Quản lý nhà nước với chất lượng sản phẩm góp phần đảm bảo lợi íchquốc gia dân tộc Thông qua hệ thống pháp luật, nhà nước đảm bảo hànghóa, sản phẩm, nguyên vật liệu… nhập khẩu vào Việt Nam phải đủ điều kiện
về vệ sinh an toàn cho người tiêu dùng, an toàn cho môi trường tự nhiên và
xã hội
Nói tóm lại, vai trò của quản lý Nhà nước về quản lý sản phẩm
là hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước Việc đổi mớiquản lý nhà nước đối với chất lượng sản phẩm nhằm mục đích làm cho hoạtđộng này hoàn thiện hơn, góp phần tạo bước đột phá về năng suất, chấtlượng và hiệu quả của nền kinh tế
1.2.6 Một số hoạt động trong quản lý chất lượng sản phẩm của nhà nước:
Để thực hiện được các mục tiêu nói trên, Nhà nước cần có các giảipháp, hoạt động cụ thể như: Ban hành và áp dụng tiêu chuẩn chất lượng
Trang 9hàng hóa; Kiểm tra và chứng nhận chất lượng hàng hóa, áp dụng và chứngnhận hệ thống quản lý chất lượng; công nhận năng lực kỹ thuật và quản lýcủa các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chất lượng thanh tra và xử lý các
vi phạm về chất lượng Những biện pháp quản lý của nhà nước về chấtlượng này được thể hiện trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chấtlượng Điều đó phù hợp với xu hướng chung của quản lý nhà nước bằngpháp luật
1 Hoạch định chiến lược chất lượng: Các hoạt động nhằm thiết lập cácmục tiêu và yêu cầu đối với chất lượng và để thực hiện các yếu tố của hệthống chất lượng
2 Các hoạt động tổ chức và chỉ đạo thực hiện bao gồm:
Kiểm soát chất lượng: Bao gồm các kỹ thuật và các hoạt động tácnghiệp được sử dụng để thực hiện các yêu cầu chất lượng
Quản lý đảm bảo chất lượng: Mọi hoạt động có kế hoạch và có hệthống chất lượng được khẳng định để đem lại lòng tin thỏa mãn cácyêu cầu đối với chất lượng
Chứng nhận: Là việc đánh giá và xác nhận sự phù hợp của sản phẩm,quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ với tiêu chuẩn công bố áp dụng(gọi là chứng nhận hợp chuẩn) hoặc với quy chuẩn kỹ thuật (gọi làchứng nhận hợp quy)
Công nhận hệ thống quản lý chất lượng: Là hoạt động đánh giá và xácnhận năng lực của các tổ chức sau đây phù hợp với yêu cầu quy địnhtrong các tiêu chuẩn tương ứng:
Phòng thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Tổ chức giám định chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Tổ chức chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng
3 Hoạt động thanh tra, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa của nhànước: thành lập các bộ máy, tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chấtlượng sản phẩm, hàng hóa và xử lý các trường hợp vi phạm theo đúng quyđịnh của pháp luật
Trang 101.2.7 Những công cụ quản lý nhà nước đối với chất lượng sản phẩm
- Hệ thống pháp luật
Nhà nước thực hiện chức năng quản lý và điều hành xã hội đã sử dụngrất nhiều các công cụ khác nhau Cũng như mọi lĩnh vực khác, trong quản lýchất lượng sản phẩm công cụ chủ yếu và quan trọng nhất nhà nước sử dụng
là các văn bản quy phạm pháp luật Thể hiện qua Luật chất lượng sản phẩmhàng hóa được ban hành ngày 21/11/2007, Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kĩthuật, Pháp lệnh chất lượng hàng hóa Ngoài ra còn có hệ thống các văn bảndưới luật hoặc hướng dẫn thi hành như: Nghị định, quyết định, thông tư,công văn…liên quan đến chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng sảnphẩm
- Hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kĩ thuật
Bao gồm hệ thống chuẩn của Việt Nam, khu vực và quốc tế Đây làcăn cứ cho các cơ quan chức năng trong việc cấp chứng nhận đạt chuẩn haykhông đạt chuẩn Các tiêu chuẩn này đòi hỏi phải luôn được thay đổi phùhợp với từng giai đoạn lịch sử
- Các công cụ thống kê và báo cáo:
Các công cụ thống kê được sử dụng để tổng hợp số liệu về chủng loạihàng hóa, các loại hàng hóa đang lưu thông trên thị trường, những hàng hóanào đã đăng kí tiêu chuẩn, các cá nhân, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đãđăng kí tiêu chuẩn và quy chuẩn kĩ thuật…
Không chỉ thống kê các đối tượng chịu quản lý mà các cơ quan chứcnăng nhà nước còn có trách nhiệm thống kê chính các tổ chức chứng nhậnchất lượng sản phẩm; xác định tổng số tiêu chuẩn đã được công bố (tiêuchuẩn trong nước và tiêu chuẩn quốc tế)
Chế độ báo cáo được thực hiện hàng tuần, hàng tháng, hàng quý vàhàng năm Trong một số trường hợp đặc biệt mật độ báo cáo có thể nhiềuhơn
- Các công cụ kĩ thuật nghiệp vụ
Các công cụ này liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ của hoạt độngcấp chứng nhận chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quy định Đó là các
Trang 11máy móc, trang thiết bị, các công cụ đo đạc…Những công cụ này cũng phảiđảm bảo đạt tiêu chuẩn trong nước cũng như tiêu chuẩn quốc tế.
- Bộ máy quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm
Bao gồm các cán bộ, công nhân viên chức làm việc trong các ngành
có liên quan tới hoạt động chất lượng sản phẩm và công tác quản lý chấtlượng sản phẩm Đội ngũ này phải đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyênmôn nghiệp vụ, phải luôn nỗ lực hướng tới sự hoàn thiện của sản phẩm
Đây là công cụ đắc lực thực hiện những quy định của pháp luật và đưapháp luật đi vào thực tiễn Họ không chỉ làm công tác chuyên môn mà còn là
cơ quan tư vấn cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng hiêu rõ về tầm quantrọng trong công tác đảm bảo chất lượng sản phẩm
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với chất lượng
sản phẩm ở Việt Nam2.1 Thực trạng chất lượng sản phẩm ở Việt Nam
Từ sau đổi mới nền kinh tế nước ta đã có những sự phát triển rất lớn đặc biệt là với chính sách mở cửa nền kinh tế và phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hộichủ nghĩa đã tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng cho các doanh nghiệp Đã có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, một số doanhnghiệp đã có sản phẩm xuất sang nước ngoài Việc áp dụng bộ tiêu chuẩnchất lượng ISO 9000 đã được triển khai và một số doanh nghiệp đã đạt đượcchứng nhận tiêu chuẩn này Rất nhiều doanh nghiệp đã sản xuất được sảnphẩm có chất lượng cao không kém hàng ngoại nhập có danh tiếng trongnước và ngoài nước, khả năng cạnh tranh với hàng ngoại nhập cao Rấtnhiều đơn đặt hàng đã được ký kết với các doanh nghiệp nước ta để sản xuấthàng xuất khẩu
Tuy vậy, đó chỉ là những thành tựu còn khiêm tốn và bên cạnh đó cònnhiều hạn chế làm cho các sản phẩm do các doanh nghiệp ta sản xuất chưa
có sức cạnh tranh cao, chất lượng sản phẩm còn kém, giá thành cao mà cóthể nói là do các nguyên nhân như: máy móc, công nghệ thiết bị, trình độ taynghề của công nhân, trình độ quản lý, chất lượng nguyên vật liệu Không ít
Trang 12sản phẩm hàng hóa ở một số thị trường có sức mua lớn lại bị hàng nhậpkhẩu chiếm lĩnh Số lượng các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng caocòn nhỏ.
Nạn gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng không đảm bảochất lượng còn phổ biến và rất khó kiểm soát gây thiệt hại không nhỏ choNhà nước, người sản xuất và người tiêu dùng Đặc biệt vấn đề không đảmbảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng các công trình giao thông xâydựng trong thời gian gần đây đang trực tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe, tínhmạng và đời sống nhân dân Theo thống kế từ Cục Quản lý thị trường (Bộcông thương) mỗi ngày trên cả nước xảy ra 166 vụ liên quan hàng lậu, hànggiả, trung bình một tháng có khoảng trên 5000 vụ liên quan đến hàng cấm,hàng giả, hàng kém chất lượng bị xử lý Hàng hóa gian lận thương mại chủyếu là thuốc lá ngoại, rượu ngoại, hàng điện tử, hóa mỹ phẩm, quầnáo Thậm chí tem chống hàng giả cũng bị làm nhái, làm giả
Một vấn đề nổi cộm gây nhiều chú ý là sữa có nhiễm melamine Sữa làmột mặt hàng ngày càng trở nên cần thiết không chỉ đối với trẻ nhỏ mà cảcác lứa tuổi khác Sự việc sữa nhiễm melamine đã làm tâm lý người tiêudùng hoang mang khi dùng các sản phẩm này Melamine là một loại hóachất hữu cơ, thường được dùng rộng rãi trong sản xuất đồ nhựa, đồ dùng giađình, bảng trắng, phân bón…Vì lợi nhuận người ta đã thêm melamine vàotrong sữa làm nồng độ đạm (nitrogen) ở trong sữa đạt tiêu chuẩn Melamine
đã được tổ chức Lương nông thế giới và tổ chức Y tế thế giới khuyến cáokhông được đưa vào thực phẩm Trên thực tế chưa có một nghiên cứu cụ thểnào về tác hại của chất melamine đối với con người nhưng thực tiễn hơn
50000 trẻ em Trung Quốc bị vôi hóa cơ quan tiết niệu và sạn thận khôngkhỏi khiến người tiêu dùng bàng hoàng, lo lắng
Ngày 12/12/2008, Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 38/2008/QĐ-BYT
về “Quy định mức giới hạn tối đa của melamine nhiễm chéo trong thựcphẩm” như sau:
Thực phẩm dành cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi không vượt quá1,0mg/kg thực phẩm (≤ 1,0ppm)
Các loại thực phẩm khác không vượt quá 2,5mg/kg thực phẩm(≤2,5ppm)
Giới hạn này sẽ được thay đổi khi có cơ sở khoa học về độc tính củamelamine và các chất liên quan được Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chứcNông lương Liên hợp quốc (FAO) công bố bổ sung
Những hành vi tiêu cực này không chỉ làm ảnh hưởng tới hoạt động sảnxuất kinh doanh của các doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc, tạo sự cạnh tranhkhông lành mạnh trên thị trường, mà nguy hại hơn chúng còn chứa nhiều tácnhân gây bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng Ngay cả
Trang 13mặt hàng rau, mặt hàng không thể thiếu được trong mỗi bữa ăn của ngườidân thì chất lượng cũng đáng lo ngại.
Từ những số liệu trên có thể kết luận về thực trạng chất lượng sảnphẩm, hàng hóa trong thời gian qua:
Nhiều hàng hóa nội chưa thực sự thích ứng với yêu cầu tiêu dùng cả vềchất lượng, mẫu mã, giá thành; không ít sản phẩm hàng hóa ở một sốthị trường có sức mua lớn lại bị hàng nhập khẩu chiếm lĩnh Số lượngcác mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao còn nhỏ, chủng loạiđơn điệu, khả năng cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp cònthấp
Nạn gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng không đảm bảochất lượng còn phổ biến và rất khó kiểm soát gây thiệt hại không nhỏcho Nhà nước, người sản xuất và người tiêu dùng Đặc biệt vấn đềkhông đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng các côngtrình giao thông, xây dựng…trong thời gian gần đây đang ảnh hưởngtrực tiếp tới sức khỏe, tính mạng và chất lượng cuộc sống của ngườidân, gây bức xúc cho toàn xã hội Trong khi đó các biện pháp chế tàiđối với hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng lại chưa đủ mạnh,kém tác dụng răn đe phòng ngừa
Qua thực tiễn về hàng hóa lưu thông trên thị trường cho thấy kiểm soátchất lượng phải là kiểm soát hệ thống từ khâu nguyên vật liệu sản xuất, vậnchuyển và lưu thông đến người tiêu dùng, tránh như hiện nay quản lý chấtlượng hàng hóa của chúng ta đang cắt khúc, thiếu thông tin hệ thống, mỗi cơquan chỉ chịu trách nhiệm một phần quá trình quản lý chất lượng hàng hóa
2.2 Thực trạng quản lý nhà nước đối với chất lượng sản phẩm
2.2.1 Thực trạng thực hiện mục tiêu quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm
Phong trào chất lượng sản phẩm ở các nước trong khu vực như NhậtBản, Singapo, Ấn Độ đã hình thành và phát triển từ hàng chục năm nay ỞViệt Nam mới khởi xướng phong trào này từ năm 1996 với quy mô hạn hẹp.Tuy vậy là nước đi sau nếu biết rút kinh nghiệm, tiếp thu những thành tựucủa các nước đi trước thì việc nhân rộng và đẩy nhanh phong trào này làhoàn toàn khả thi Cùng với việc thực hiện các mục tiêu đã đưa ra về quản lýnhà nước trong lĩnh vực chất lượng sản phẩm hàng hóa Bộ Khoa học vàcông nghệ đã trình Thủ tướng Chính phủ chương trình quốc gia về "Nângcao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam
Trang 14đến năm 2020" Chương trình xác định các mục tiêu chính là: xây dựng và
áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật, các hệ thống quản lý, môhình công cụ cải tiến năng suất và chất lượng, tạo môi trường nguồn lực cầnthiết để nâng cao năng suất và chất lượng trong doanh nghiệp nói riêng vànền kinh tế nói chung Tạo bước đột phá về năng suất và chất lượng của cácsản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Khi Việt Nam chính thức ra nhập WTO, nghĩa vụ của chúng ta phảithực thi Hiệp định hàng rào kĩ thuật trong thương mại TBT, hệ thống vănbản pháp luật về quản lý tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm hàng hóa cầnnhanh chóng hoàn thiện theo hướng hài hòa với thông lệ quốc tế Bởi vậynăm 2007 là năm đánh dấu bước tiến mới khi Luật chất lượng sản phẩmhàng hóa đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóaXII, kì họp thứ 2 thông qua ngày 21/11/2007 và có hiệu lực từ ngày1/7/2008 Bên cạnh đó còn một số văn bản liên quan đến các vấn đề quyđịnh trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa như: Luật tiêu chuẩn vàquy chuẩn kĩ thuật ngày 29/6/2006; Quyết định số 50/2006/QĐ-TTg ngày7/3/2006 của Thủ tướng chính phủ quy định về việc ban hành Danh mục sảnphẩm, hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng, trong đó có phân công tráchnhiệm kiểm tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các Bộ quản lýchuyên ngành theo từng lĩnh vực cụ thể; Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ khoa học và công nghệ về việc ban hànhquy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy
Cùng với việc ban hành các văn bản quy phạm pháp Luật trong thờigian qua nước ta cũng tích cực tham gia các hoạt động đảm bảo chất lượngsản phẩm hàng hóa mang tầm quốc tế, kí kết các thỏa thuận liên quan đếncông tác quản lý chất lượng với các quốc gia trong khu vực Cụ thể Tổngcục tiêu chuẩn đo lường chất lượng với vai trò đại diện Việt Nam tham giavào ban lãnh đạo chủ chốt của một số tổ chức quốc tế và khu vực lớn như:thành viên hội đồng ISO, chủ tịch APO 2000, chủ tịch ASEAN-ACCSQ2002 Gần đây chúng ta đã hợp tác quản lý chất lượng hàng hóa với TrungQuốc, Việt Nam và Trung Quốc đã kí nhưng hiệp định chung về phụ tùng xemáy và mũ bảo hiểm, đây là những sản phẩm bắt buộc phải công nhận,chứng nhận Bên cạnh đó Việt Nam cũng đã có một số văn công nhận chấtlượng (thuộc Bộ khoa học và công nghệ) đã được Hoa Kỳ và Hồng Kôngchấp nhận là một tổ chức công nhận và chứng nhận các tổ chức khác Ngày22/9/2010 vừa qua tại trụ sở Bộ khoa học và công nghệ đã diễn ra lễ kí kếtgiữa Tổng cục đo lường chất lượng và viện tiêu chuẩn Plestine nhằm tăngcường hợp tác song phương giữa hai quốc gia trong lĩnh vực Tiêu chuẩnhóa, Đo lường và Đánh giá sự phù hợp với mục đích trao đổi và học tập lẫnnhau
Trang 15Để nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác quản lý chất lượngTổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã tổ chức các khóa đào tạo như:
"Kỹ năng quản lý và điều hành cho cán bộ lãnh đạo từ cấp phó trưởng phòngtrở lên", "Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 trong các cơquan hành chính nhà nước" cho các cán bộ thuộc Sở ban ngành của tỉnh PhúThọ và Nam Định được tổ chức vào 11/2010 mang đến cho học viên nhữngphân tích về những yêu cầu đăc thù của hệ thống quản lý chất lượng theotiêu chuẩn TCVN 9001:2008 trong cơ quan hành chính nhà nước
2.2.2 Thực trạng thực hiện các hoạt động trong quản lý chất lượng sản phẩm của nhà nước
a) Thực trạng hoạch định chiến lược của cơ quan nhà nước đối với chấtlượng sản phẩm
Khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, nghĩa vụ của
ta phải thực thi Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại TBT, hệ thốngvăn bản pháp luật về quản lý tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa cầnnhanh chóng hoàn thiện theo hướng hài hòa với thông lệ quốc tế Hoạt độngquản lý tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa đứng trước nhiều cơ hội,thuận lợi trong tự do hóa thương mại nhưng đồng thời cũng chịu nhiều tháchthức lớn lao, phải ngăn chặn sản phẩm, hàng hóa kém chất lượng, không antoàn để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, người sản xuất và quyền lợi chungquốc gia Do đó quốc hội khóa XI đã thông qua Luật tiêu chuẩn và quychuẩn kỹ thuật và Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật chất lượng sảnphẩm, hàng hóa tạo nền tảng và hành lang pháp lý đầy đủ cho việc quản lýtiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa Theo đó hoạt động quản lý nhànước về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa sẽ được đổi mới theohướng thống nhất đầu mối quản lý, làm rõ đối tượng và cơ quan kiểm trachất lượng hàng hóa trong các khâu sản xuất, xuất nhập khẩu, trên thị trườngtrong quá trình sử dụng Bên cạnh đó các văn bản pháp luật cũng khuyếnkhích tối đa tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp Nhà nước chỉtập trung quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa từ thị trường thay vì từ nơisản xuất như trước đây Hoạt động đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hóađược xã hội hóa khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia
Một ví dụ điển hình trong năm 2008 là hoạt động quản lý chất lượngsản phẩm mũ bảo hiểm
Thực hiện chủ trương bắt buộc đội mũ bảo hiểm của Chính phủ, BộKhoa học và công nghệ cũng với cơ quan hữu quan thuộc các Bộ, ngành có
Trang 16liên quan triển khai các hoạt động quản lý chất lượng mũ bảo hiểm sản xuấttrong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường bao gồm:
Xây dựng văn bản quản lý chất lượng mũ bảo hiểm
Tổ chức triển khai thực hiện và tổ chức kiểm tra, giám sát
Tuyên truyền phổ biến văn bản quản lý, kết quả thực hiện đến cơquan, tổ chức liên quan và người tiêu dùng
Về hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật vềquản lý chất lượng mũ bảo hiểm, ngay từ năm 2001, Bộ khoa học và côngnghệ đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo tinh thần Pháp lệnhchất lượng hàng hóa năm 1999, cụ thể như sau:
Quyết định 51/2001/QĐ-BKHCNMT ngày 08/10/2001 về việc bắtbuộc công bố phù hợp tiêu chuẩn TCVN 5756:2001 đối với mũ bảohiểm sản xuất trong nước
Quyết định 52/2001/QĐ-BKHCNMT ngày 08/10/2001 quy định cácdoanh nghiệp nhập khẩu phải thực hiện kiểm tra từng lô hàng nhậpkhẩu
Quyết định số 29/2004/QĐ-BKHCNMT ngày 27/10/2004 về việcquản lý chất lượng mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thôngtrên mô tô và xe gắn máy
Theo quy định này các doanh nghiệp sản xuất trong nước phảithực hiện công bố phù hợp các tiêu chuẩn tại các Chi cục Tiêu chuẩn đolường chất lượng tỉnh thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thựchiện gắn dấu CS (dấu công bố hợp chuẩn) lên mũ trước khi đưa ra lưuthông trên thị trường
Doanh nghiệp nhập khẩu mũ bảo hiểm thực hiện kiểm tra lại tạicác Trung tâm kỹ thuật 1,2,3 trực thuộc Tổng cục, mũ đạt chất lượngnhập khẩu được gắn tem “đã kiểm tra” do các trung tâm kiểm tra cấp
b) Thực trạng tổ chức và chỉ đạo thực hiện quản lý nhà nước đối với chấtlượng sản phẩm trong thời gian qua
- Về kiểm soát chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu
Cơ chế kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu được áp dụng chủ yếu trongthời gian qua là phương thức kiểm tra hàng hóa theo lô, lô hàng đạt tiêuchuẩn nhập khẩu sẽ được Hải quan xem xét cho thông quan Ngoài ra để tạo
sự linh hoạt trong kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu, tránhlãng phí thời gian và chi phí của doanh nghiệp và của các cơ quan kiểm tra,các chế độ kiểm tra khác nhau cũng đã được áp dụng như: chế độ miễn kiểmtra và chế độ kiểm tra giảm
Trang 17Mặc dù phương thức kiểm tra chất lượng hàng hóa theo lô vẫn làphương thức cũ song không thể không công nhận hiệu quả nhất định của cơchế hoạt động này trong việc góp phần tăng cường kiểm soát hàng trăm loạihàng hóa nhập khẩu nhằm đảm bảo an toàn, vệ sinh và môi trường Cơ chếkiểm tra có sự phối hợp tốt giữa cơ quan kiểm tra với các cơ quan như Hảiquan, thuế vụ đã giúp phát hiện và xử lý những vi phạm về chất lượng hợpđồng hoặc gian lận thương mại và đã thu hồi tiết kiệm hàng trăm tỷ đồngcho Ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên cũng bộc lộ những nhược điểm: phương thức kiểm tra theo
lô trong chừng mực nhất định đã gây ra sự hạn chế đối với việc thông quanhàng hóa xuất nhập khẩu cả về thời gian và chi phí cho kiểm tra
Nhiều phương thức kiểm tra được đế ra nhưng trên thực tế một sốphương thức không được triển khai hoặc không thể triển khai được do thiếu
sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng
- Về đảm bảo chất lượng tại các cơ sở (Doanh nghiệp)
Cơ chế quản lý chất lượng tại các doanh nghiệp vẫn còn mang phongcách truyền thống Quan niệm mới về quản lý chất lượng được biết đến như
mô hình quản lý chất lượng tổng hợp còn chưa được phổ biến và chấp nhậnrộng rãi tại các doanh nghiệp Hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp áp dụng
bộ tiêu chuẩn ISO 9000 như một giải pháp để tạo khả năng cạnh tranh chosản phẩm của họ trên thị trường, chủ yếu vẫn là nhằm đáp ứng yêu cầu củakhách hàng chứ chưa phải xuất phát từ đòi hỏi nội tại sự phát triển
Khi có chủ trương của Chính phủ từ ngày 15/12/2007 bắt buộc đội mũbảo hiểm khi đi mô tô, xe máy, nhu cầu về mũ bảo hiểm trước thời điểm này
là rất lớn nên chỉ trong một thời gian ngắn số lượng các doanh nghiệp trongnước sản xuất đã tăng lên nhanh chóng từ khoảng 30 doanh nghiệp năm
2001, đến tháng 12/2007 đã có 125 doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm thựchiện công bố hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn với tổng sản lượng hơn 25 triệu
mũ, hơn 70 doanh nghiệp nhập khẩu mũ bảo hiểm với tổng lượng nhập hơn1,2 triệu mũ
Tuy nhiên đến tháng 10/2008 nhu cầu về mũ bảo hiểm chững lại sốlượng doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm giảm nhiều chỉ còn 82 doanhnghiệp sản lượng sản xuất chỉ còn khoảng 30% so với năm 2007 Theothống kê ngày 10/11/2008 thực hiện quản lý chất lượng theo QCVN 2:2008/BKHCN đã có 51 doanh nghiệp đăng kí chứng nhận hợp quy tại các tổ chứcchứng nhận được chỉ định Doanh nghiệp đã đăng ký chứng nhận hợp quy làcác doanh nghiệp có sản lượng lớn, chiếm hơn 80% sản lượng sản xuất trongnước Doanh nghiệp nào đến ngày 15/11/2008 chưa thực hiện chứng nhậnhợp quy sẽ không được cung cấp mũ bảo hiểm ra thị trường
- Về chứng nhận chất lượng