Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đối với chất

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm ở Việt Nam (Trang 26 - 27)

trên cơ sở đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường xuất khẩu, đồng thời bảo vệ được lợi ích quốc gia và người tiêu dùng trong nước thông qua các biện pháp kiểm soát chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu.

• Đổi mới cơ quản lý chất lượng phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý kinh tế cũng như các tập quán quốc tế trong lĩnh vực quản lý chất lượng. Gắn đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động dịch vụ về chất lượng với việc tạo ra môi trường thuận lợi cho sản xuất. kinh doanh và hội nhập quốc tế của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trên nguyên tắc doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và mọi hoạt động của mình. • Bảo đảm tối đa quyền lợi người tiêu dùng thông qua cơ chế kiểm soát

chất lượng chặt chẽ, toàn diện kể cả các biện pháp mạnh từ phía Nhà nước đối với hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng.

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với chất lượng sảnphẩm phẩm

3.2.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đối với chất lượngsản phẩm sản phẩm

Nhà nước cần có một chính sách chất lượng hay Luật chất lượng và hệ thống văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành.

Luật chất lượng cần tạo được sự quan tâm của toàn xã hội đối với vấn đề chất lượng: từ nhà lãnh đạo chính trị, người quản lý sản xuất cho đến người tiêu dùng. Với sự quan tâm ấy, các nhà chính trị hoạch định chiến lược – chính sách, các nhà quản lý sản xuất sẽ nghiên cứu vấn đề cải tiến quản lý, đổi mới công nghệ, người tiêu dùng quan tâm đến quyền lợi của mình sẽ thúc đẩy việc cải tiến năng suất, chất lượng…; từ đó có sự nhất quán đồng bộ trong mọi hoạt động của quốc gia, hướng tới mục tiêu chung: nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống…Cùng với chính sách và cụ thể hóa chính sách, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật phải tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện.

Trong hoạt động quản lý, cần đổi mới phương thức kiểm tra Nhà nước đối với chất lượng hàng hóa nhằm tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời vẫn đảm bảo kiểm soát được chất lượng hàng hóa. Hoàn thiện các cơ chế công nhận theo các quy định trong các Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau của ILAC, APLAC, các chỉ dẫn của Tổ chức hợp tác công nhận khu vực Thái Bình Dương PAC và các tiêu chuẩn ISO.

Cải tiến cơ chế chứng nhận sản phẩm, chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống quản lý môi trường. Đổi mới cơ chế chứng nhận bắt buộc và tự nguyện theo các kiến nghị thống nhất trong ASEAN và APEC.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm ở Việt Nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w