Hoạt động mua bán thông qua cách thức đấu thầu với mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử xã hội loài người.
Trang 1MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 2
I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẤU THẦU 2
1 Khái niệm đấu thầu 2
2 Vai trò và tầm quan trọng của đấu thầu 2
3 Hình thức đấu thầu 5
4 Các phương thức đấu thầu 6
II QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤU THẦU 8
1 Khái niệm quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu 8
2 Sự cần thiết phải có quản lý nhà nước về đấu thầu 8
3.Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu 11
4 Hình thức quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu 15
PHẦN II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 16
I TÌNH HÌNH CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 16
1 Quá trình hình thành và phát triển hoạt động đấu thầu ở Việt Nam 16
2 Những kết quả đã đạt được 18
3 Những hạn chế còn tồn tại 25
II QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU Ở VIỆT NAM 28
III ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QLNN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU Ở VIỆT NAM 30
1 Những ưu điểm 30
2 Những hạn chế và nguyên nhân 32
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU Ở VIỆT NAM 34
I HOÀN CHỈNH HỆ THỐNG VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU 34
II XÂY DỰNG VÀ HOÀN CHỈNH CÁC CÔNG CỤ ĐĂNG TẢI THÔNG TIN 34
III NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TRỰC TIẾP THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐẤU THẦU 35
IV TIẾN HÀNH KIỂM TRA THANH TRA THƯỜNG XUYÊN CÔNG TÁC THỰC HIỆN ĐẤU THẦU 35
KẾT LUẬN 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Hoạt động mua bán thông qua cách thức đấu thầu với mục đích nâng caohiệu quả sử dụng vốn đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử xã hội loài người.Cho đến nay đấu thầu ngày càng khẳng định được những ưu điểm và trởthành một hoạt động phổ biến mang tính chuyên nghiệp cao ở hầu hết cácnước trên thế giới.Từ khi nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, nền kinh tế
mở cửa với thế giới thì đấu thầu cũng xuất hiện và ngày càng đóng vai tròquan trọng Đấu thầu giúp người mua và người bán gặp nhau và trở thànhnhững người mua và bán ngày một thông thái hơn, giúp phát triển các ngànhsản xuất theo hướng chuyên môn hóa sâu và hợp tác hóa rộng Bên cạnh đó,hoạt động đấu thầu góp phần tạo động lực cho sự phát triển nhờ tăng cường
sự công khai, minh bach, công bằng, hiệu quả và thúc đẩy cạnh tranh các hoạtđộng mua sắm bằng nguồn vốn của Nhà nước cho các công trình công cộng.Đấu thầu còn giúp cho chính phủ quản lý chi tiêu, sử dụng nguồn vốn của nhànước có hiệu quả, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và chia sẻ kiến thức giữacác quốc gia
Tuy có vai trò quan trọng như vậy nhưng do hoạt động đấu thầu ở nước
ta còn non trẻ, hệ thống văn bản luật về đấu thầu mới ra đời và chưa hoànthiện nên không thể tránh khỏi những hạn chế, bất cập còn tồn tại Để hoạtđộng đấu thầu phát triển và hoàn thiện hơn, phát huy tốt hơn vai trò quantrọng của mình thì vai trò của Nhà nước là rất quan trọng Chính vì lý do trên
mà em lựa chọn đề tài “ Hoàn thiện quản lý nhà nước trong hoạt động đấu
thầu ở Việt Nam”.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của đề tài bao gồm các nội dungsau:
- Phần I: Cơ sở lý luận của đề tài
- Phần II: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu ở ViệtNam hiện nay
- Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước tronghoạt động đấu thầu ở Việt Nam
Do trình độ và thời gian có hạn nên để tài không tránh khỏi những saisót Vì vậy em rất mong sự chỉ bảo của quý thầy cô để bài làm của em hoànthiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn Th.s Bùi Thị Hồng Việt đã tận tình hướngdẫn giúp em hoàn thành đề án này!
Hà nội, ngày 14 tháng 12 năm 2010
Trang 3PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.
I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẤU THẦU.
1 Khái niệm đấu thầu.
Đấu thầu là một hình thức kinh doanh dựa vào tính chất cạnh tranh côngkhai của thị trường, không có cạnh tranh thì không có đấu thầu và cũng khôngcần đến đấu thầu Có thể nói đấu thầu là phương thức giao dich đặc biệt.Trong một vụ kinh doanh mua bán hay xây dựng các công trình dân sự có liênquan đến nhiều người, nhiều bên khác nhau thì người ta thường áp dụng hoặcbắt buộc phải áp dụng hình thức đấu thầu cạnh tranh công khai
Từ khi đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, nền kinh tế mở cửa sovới thế giới thì bắt đầu xuất hiện khái niệm đấu thầu Theo định nghĩa vềthuật ngữ “đấu thầu” trong Luật Đấu thầu của Việt Nam thì đó là quá trình lựachọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầuthuộc các dự án sử dụng vốn nhà nước Kết quả của sự lựa chọn là có hợpđồng được ký kết với các điều khoản quy định chi tiết trách nhiệm của haibên Một bên là nhà thầu phải thực hiện các nhiệm vụ như nêu trong hồ sơmời thầu (có thể là dịch vụ tư vấn, cung cấp hàng hoá hoặc chịu trách nhiệmxây dựng một công trình ), một bên là chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát,kiểm tra, nghiệm thu và thanh toán tiền Như vậy thực chất của quá trình đấuthầu ở Việt Nam đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước là một quá trìnhmua sắm- quá trình chi tiêu, sử dụng tiền của Nhà nước Đấu thầu là bắt buộcđối với các hoạt động mua sắm sử dụng vốn do nhà nước quản lý
2 Vai trò và tầm quan trọng của đấu thầu.
2.1 Vai trò của đấu thầu
* Đối với bên mời thầu- người mua thì đấu thầu mang lại những lợi ích
sau:
- Tiếp cận với các nhà cung cấp mới, tiềm năng Bằng việc tổ chức cáccuộc thi cho nhiều nhà thầu tham gia thì bên mời thầu có cơ hội phát hiện ranhững nhà cung cấp mới trên thị trường
- Phát hiện ra sản phẩm thay thế Những nhà thầu tham gia đấu thầu cóthể đưa ra những sản phẩm khác nhau xong vẫn cùng mục đích sử dụng Nhưvậy, bên mời thầu sẽ biết đến các sản phẩm mới này và có quyết định phù hợpcho việc mua sắm của mình
- Giá mua hợp lý nhất Các nhà thầu khi tham gia đấu thầu đều mongmuốn trúng thầu vì vậy họ cạnh tranh với nhau về chất lượng lẫn giá cả
Trang 4Chính sự cạnh tranh này làm cho bên mời thầu lựa chọn được những sảnphẩm hợp lý nhất xét từ góc độ mối quan hệ giá cả- chất lượng.
* Đối với nhà thầu- người bán thì đấu thầu mang lại những lợi ích sau:
- Tiếp cận với khách hàng mới Với việc tham gia đấu thầu thì nhà thầu
có cơ hội gặp gỡ với khách hàng mới để tìm hiểu nhu cầu mua sắm, đây làyếu tố quan trọng trong hoạt động nghiên cứu thị trường của nhà thầu
- Tiếp cận với đối thủ cạnh tranh Một cuộc đấu thầu có thể có rất nhiềunhà thầu tham gia và bên cạnh đó, cac điều kiện dự thầu của các nhà thầu nàylại được thông báo công khai Như vậy đấu thầu đã tạo ra cơ hội cho các nhàthầu gặp gỡ nhau, tìm hiểu điểm mạnh và hạn chế của những đối thủ cạnhtranh để hoàn thiện mình và tìm kiếm cơ hội hợp tác
- Tiếp cận với những quy định về đấu thầu của các cơ quan quản lý nhànước và các tổ chức quản lý vốn khác Đấu thầu là hoạt động mua bán theonhững quy định mang tính pháp luật, vì vậy khi tham gia đấu thầu các nhàthầu phải tìm hiểu nắm vững các quy định này
- Hoàn thiện sản phẩm Đứng trước yêu cầu mua sắm của bên mời thầu
về dịch vụ, công trình hay hàng hóa thì nhà thầu sẽ xác định xem sản phẩmcủa mình có đáp ứng được hay không Qua những lần không trúng thầu nhàthầu sẽ tìm được nguyên nhân thất bại để từ đó hoàn thiện sản phẩm về chấtlượng, giá cả, dịch vụ bán hàng
* Đối với nền kinh tế quốc dân
- Là một công cụ quan trọng của kinh tế thị trường, giúp người mua (bênmời thầu) và người bán (nhà thầu) gặp nhau thông qua cạnh tranh
- Phát triển các ngành sản xuất theo hướng chuyên môn hoá sâu và hợptác hoá rộng đồng thời phát triển thị trường đấu thầu Thông qua đấu thầu đãphát triển được thị trường người bán, nhiều doanh nghiệp nhà thầu lớn mạnh,nhiều doanh nghiệp được thành lập mới hoặc đặt chân vào thị trường đấuthầu, kích thích thị trường trong nước phát triển chống được sự độc quyền tựnhiên Các chủ đầu tư, bên mời thầu cũng được tăng cường về năng lực, họ cóthêm kiến thức, thông tin và trở thành những người mua ngày một thông tháihơn Bên cạnh đó, hoạt động đấu thầu góp phần tạo động lực cho sự phát triểnnhờ tăng cường sự công khai, minh bach, công bằng, hiệu quả và thúc đẩycạnh tranh các hoạt động mua sắm bằng nguồn vốn của Nhà nước cho cáccông trình công cộng
- Là một công cụ quan trọng giúp các chính phủ quản lý chi tiêu, sử dụngcác nguồn vốn của Nhà nước sao cho có hiệu quả và chống thất thoát, lãngphí Đó là những khoản tiền được chi dùng cho đầu tư phát triển mà có sựtham gia của các tổ chức nhà nước, doanh nghiệp nhà nước ở một mức độ nào
đó, cũng như cho mục tiêu duy trì các hoạt động của bộ máy Nhà nước
Trang 5- Cùng với pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí, pháp luật vềtham phòng- chống tham nhũng tạo thành công cụ hữu hiệu để chống lại cáchành vi gian lận, tham nhũng và lãng phí trong việc chi tiêu các nguồn tiềncủa Nhà nước, góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội nhờ thực hiệncác hoạt động mua sắm công theo đúng luật pháp của Nhà nước.
- Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm giữacác quốc gia, các tổ chức phát triển với các quốc gia đang phát triển Hoạtđộng đấu thầu không chỉ diễn ra trong phạm vi hẹp mà được diễn ra trên toànthế giới Các nhà thầu danh tiếng trên thế giới- họ là những người sẵn sàng và
có khả năng tham gia vào tất cả các hoạt động của các quốc gia, thông qua đó
họ sẵn sàng chuyển giao công nghệ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm
- Việc chi tiêu, sử dụng tiền của Nhà nước thông qua đấu thầu sẽ giúpcác cơ quan quan lý có điều kiện xem xét, quản lý và đánh giá một cách minhbạch các khoản chi tiêu do quá trình đấu thầu phải tuân thủ các quy trình chặtchẽ với sự tham gia của nhiều bên
- Tạo điều kiện để thúc đẩy tiến trình đổi mới nền kinh tế từ cơ chế tậptrung bao cấp, cơ chế “xin”, “cho” sang cơ chế cạnh tranh
- Thực hiện dân chủ hóa nền kinh tế, khắc phục những nhược điểm củanhững thủ tục hành chính nặng nề cản trở sự năng động, sáng tạo
2.2 Tầm quan trọng của đấu thầu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu- rộng vào nềnkinh tế Thế giới Điều đó càng khẳng định vai trò và tầm quan trọng của đấuthầu theo quy định của pháp luật Trước đây, chúng ta đã bắt đầu xây dựngchính sách đấu thầu từ các Quyết định và chỉ hạn định trong lĩnh vực xây lắphoặc mua sắm hàng hoá mà chưa có một hệ thống hoàn chỉnh, đến nay chúng
ta đã xây dựng và ban hành được Luật Đấu thầu quy định thống nhất cho cả 3lĩnh vực đấu thầu dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá và xây lắp Những quyđịnh đó được xây dựng trên cơ sở tiếp thu, chắt lọc các kiến thức, kinhnghiệm các quy định về đấu thầu của các tổ chức quốc tế, các quốc gia nhằmđảm bảo cho quy định của pháp luật về đấu thầu của Việt Nam phù hợp vớihoàn cảnh, điều kiện phát triển kinh tế- xã hội và dân trí của Việt Nam Tuyvậy, trong quá trình phát triển, những quy định đó sẽ ngày càng được điềuchỉnh cho phù hợp với thông lệ quốc tế song thích hợp với điều kiện trongnước Trong bối cảnh đó, hoạt động đấu thầu có tầm quan trọng nhất địnhtrong quá trình toàn cầu hoá Cụ thể như sau:
- Thứ nhất, bên cạnh việc chúng ta là thành viên của Diễn đàn Hợp tác
Kinh tế khu vực Châu á Thái Bình Dương (APEC) và cũng đã chính thức trởthành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nên Luật Đấu
Trang 6thầu của Việt Nam ra đời thay thế cho quy chế đấu thầu trước đây cho phépcông tác tổ chức đấu thầu của Việt Nam dễ dàng hơn khi họ tổ chức đấu thầuquốc tế Và do đó các nhà thầu Việt Nam cũng đỡ tốn công sức khi tham dựcác gói thầu quốc tế do các nước thành viên của APEC, WTO tổ chức, vìnhững quy định đó ngày càng phù hợp hơn với các quy định đấu thầu của cácnước thành viên APEC, WTO Ngược lại, các nhà thầu quốc tế là thành viêncủa các tổ chức APEC, WTO cũng thuận lợi hơn khi họ tham dự đấu thầuquốc tế các gói thầu do Việt Nam mời thầu.
- Thứ hai, với các tổ chức quốc tế lớn như Ngân hàng Thế giới (WB),
Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB), Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản(JBIC), việc thông qua Luật Đấu thầu của Việt Nam đảm bảo việc mua sắmcông của nước ta tiến sát hơn với những quy định của các tổ chức này Việcđấu thầu đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu của các tổ chức này càng làm tăng uytín và tạo niềm tin của các tổ chức đó đối với Việt Nam Quá trình đấu thầucàng ngày càng được minh bạch hơn, công bằng hơn, hiệu quả hơn là cơ sở đểthu hút ngày càng nhiều các khoản tín dụng ưu đãi và cả các nguồn tài trợkhông hoàn lại cho công cuộc phát triển đất nước của các tổ chức trên
Thực tế, trong nhiều năm qua, WB, ADB và JBIC đã không ngừng tăngcường hỗ trợ quá trình cải cách và đổi mới của Việt Nam bằng cả vật chất và
tư vấn luật pháp làm cho công tác đấu thầu của Việt Nam ngày càng hiệu quảhơn, minh bạch hơn và do đó tăng được lòng tin của Thế giới vào tiến trìnhđổi mới và cải cách của Việt Nam Điều này dòi hỏi việc xây dựng, hoànthiện Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng như việc phổbiến truyền, nghiên cứu, học tập để quán triệt và thi hành tốt Luật Đấu thầu làmột đòi hỏi cấp thiết
3 Hình thức đấu thầu
-Đấu thầu rộng rãi: Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu không hạn
chế số lượng nhà thầu tham gia Bên mời thầu phải thông báo công khai vềcác điều kiện, thời gian dự thầu trên các phương tiện thông tin đại chúngtrước khi phát hành hồ sơ mời thầu Đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếuđược áp dụng trong đấu thầu và là hình thức lựa chọn nhà thầu có tính cạnhtranh cao nhất
-Đấu thầu hạn chế: Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời
thầu mời một số nhà thầu (tối thiểu là 5) có đủ năng lực tham dự Danh sáchnhà thầu tham dự phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyềnchấp thuận Hình thức này thường áp dụng với những gói thầu phức tạp vềmặt kỹ thuật, lớn về quy mô hoặc điều kiện thực hiện khó khăn
-Chỉ định thầu: Chỉ định thầu là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp
ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng
Trang 7-Chào hàng cạnh tranh: Hình thức này được áp dụng cho những gói thầu
mua sắm hàng hóa có giá trị dưới 2 tỷ đồng Mỗi gói thầu phải có ít nhất 3chào hàng của 3 nhà thầu khác nhau trên cơ sở yêu cầu chào hàng của Bênmời thầu Việc gửi chào hàng có thể được thực hiện bằng cách gửi trực tiếp,bằng fax, bằng đường bưu điện hoặc bằng các phương tiện khác Gói thầu ápdụng hình thức này thường có sản phẩm cụ thể, đơn vị trúng thầu thường làđơn vị đưa ra giá có giá trị thấp nhất, không thương thảo về giá
-Mua sắm trực tiếp: Được áp dụng trong trường hợp bổ sung hợp đồng
cũ đã thực hiện xong (dưới một năm) hoặc hợp đồng đang thực hiện với điềukiện chủ đầu tư có nhu cầu tăng thêm số lượng hàng hóa hoặc khối lượngcông việc mà trước đó đã được tiến hành đấu thầu, nhưng phải đảm bảokhông được vượt mức giá hoặc đơn giá trong hợp đồng đã ký trước đó Trướckhi ký hợp đồng, nhà thầu phải chứng minh có đủ năng lực về kỹ thuật và tàichính để thực hiện gói thầu
-Tự thực hiện: Hình thức này chỉ được áp dụng đối với các gói thầu mà
chủ đầu tư có đủ năng lực thực hiện trên cơ sở tuân thủ quy định Quy chếQuản lý đầu tư và xây dựng Các gói thầu có đặc điểm giá trị nhỏ và có tínhđặc thù nên không có nhà thầu quan tâm, thời gian thực hiện gián đoạn; tínhrủi ro cao hay phải thực hiện gấp,
-Mua sắm đặc biệt: Hình thức này được áp dụng đối với các ngành hết
sức đặc biệt mà nếu không có những quy định riêng thì không thể đấu thầuđược
4 Các phương thức đấu thầu
Theo Luật Đấu thầu ở Việt Nam thì có ba phương thức đấu thầu:
4.1 Đấu thầu một túi hồ sơ
Phương thức đấu thầu một túi hồ sơ được áp dụng đối với hình thức đấuthầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp,gói thầu EPC Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất
về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu Việc mở thầu được tiến hànhmột lần
4.2 Đấu thầu hai túi hồ sơ
Là phương thức mà nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về giátrong từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm Túi hồ sơ đề xuất kỹ thuật
sẽ được xem xét trước để đánh giá Các nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật từ 70%trở lên sẽ được mở tiếp túi hồ sơ đề xuất về giá để đánh giá Phương thức nàychỉ được áp dụng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn
4.3 Đấu thầu hai giai đoạn
Phương thức này áp dụng cho những trường hợp sau:
Trang 8* Các gói thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp có giá từ 500 tỷ đồng trởlên.
* Các gói thầu mua sắm hàng hóa có tính chất lựa chọn công nghệ thiết
bị toàn bộ, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật hoặc gói thầu xây lắp đặc biệtphức tạp
* Dự án thực hiện theo Hợp đồng chìa khóa trao tay
Phương thức đấu thầu hai giai đoạn được thực hiện như sau:
- Giai đoạn sơ tuyển lựa chọn nhà thầu
+ Tùy theo quy mô, tính chất gói thầu, chủ đầu tư thông báo mời thầutrên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc gửi thư mời thầu Chủ đầu tư
có trách nhiệm cung cấp cho các nhà thầu tham dự hồ sơ mời dự thầu baogồm các thông tin sơ bộ về gói thầu và các nội dung chính của hồ sơ mời dựthầu Nhà thầu tham dự sơ tuyển phải nộp hồ sơ dự thầu kèm theo bảo lãnh dựthầu nhằm bảo đảm nhà thầu đã qua giai đoạn sơ tuyển phải tham dự đấuthầu Mức bảo lãnh dự thầu do chủ đầu tư quyết định nhưng không vượt quá1% giá gói thầu
+ Tiêu chuẩn đánh giá ở vòng sơ tuyển bao gồm:
* Năng lực kỹ thuật
* Năng lực tài chính
* Kinh nghiệm
- Giai đoạn đấu thầu
+ Chủ đầu tư cung cấp hồ sơ mời đấu thầu cho các nhà thầu được lựachọn vào giai đoạn đấu thầu Nhà thầu tham dự đấu thầu phải nộp hồ sơ đấuthầu kèm theo bảo lãnh đấu thầu nhằm đảm bảo nhà thầu đàm phán ký kếthợp đồng sau khi được tuyên bố trúng thầu Mức bảo lãnh dự thầu do chủ đầu
tư quyết định nhưng không vượt quá 3% giá gói thầu
+ Tiêu chuẩn đánh giá ở vòng đấu thầu bao gồm:
* Khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ
* Tiến độ thực hiện
* Giá dự thầu
* Các điều kiện khác của nhà thầu đề xuất nhằm đạt mục tiêu đầu tư và
hiệu quả cho dự án
Nhà thầu được lựa chọn là nhà thầu có giá dự thầu hợp lý và mang lạihiệu quả cao nhất cho dự án
Trang 9II QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤU THẦU
1 Khái niệm quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu
Quản lý nhà nước về đấu thầu là sự tác động có tổ chức và bằng phápquyền của Nhà nước đối với hoạt động đấu thầu nhằm làm cho hoạt động đấuthầu diễn ra hiệu quả, công bằng, minh bạch và kinh tế nhằm góp phần thựchiện những mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước
2 Sự cần thiết phải có quản lý nhà nước về đấu thầu.
2.1 Đảm bảo cạnh tranh công bằng.
Công tác đấu thầu muốn đạt được hiệu quả cần phải đảm bảo được quyluật cạnh tranh theo cơ chế thị trường Có cạnh tranh thì mới có động lực đểsáng tạo, cải tiến, kích thích người mua (bên mời thầu) đưa ra các yêu cầu phùhợp (thể hiện trong hồ sơ mời thầu) và người bán (nhà thầu) cạnh tranh vớinhau để giành được hợp đồng (bán được hàng) với giá bán cạnh tranh songvẫn bảo đảm chất lượng của hàng hoá, công trình, dịch vụ
Một nguyên tắc cơ bản để bảo đảm được cạnh tranh trong đấu thầu đó làviệc tạo ra sự ”mâu thuẫn lợi ích” hay ”xung đột lợi ích” Xung đột lợi íchtrong đấu thầu có thể hiểu một cách nôm na rằng CĐT, BMT luôn mongmuốn ”nhanh, bền, tốt, rẻ” trong khi đó, nhà thầu thì luôn muốn "làm ít,hưởng nhiều” và có nhiều hợp đồng Tuy vậy, do hoạt động đấu thầu là việcchi dùng tiền nhà nước nên việc mong muốn của các chủ thể tuy là chínhđáng song không thể tuỳ tiện mà cần theo quy định Như vậy, khi có sự xungđột lợi ích giữa các bên sẽ tạo ra động lực cạnh tranh giữa CĐT, BMT và cácnhà thầu để đạt được sự cân bằng về lợi ích thì cuộc đấu thầu sẽ diễn ra vàhàng hoá, dịch vụ, công trình được cung cấp sẽ bảo đảm về chất lượng Bêncạnh đó, giữa các nhà thầu cũng phải có sự cạnh tranh để giành lấy được hợpđồng và đó sẽ là điều kiện để kích thích các nhà thầu phát huy sáng tạo, cảitiến biện pháp thi công, cải tiến công nghệ
Vai trò của cạnh tranh quan trọng như vậy nhưng trong thực tế tình trạngcạnh tranh không lành mạnh, không đảm bảo sự công bằng giữa các nhà thầudiễn ra phổ biến đòi hỏi phải có sự tham gia của cơ quan nhà nước Với việcban hành Luật Đấu thầu, cơ quan quản lý đã góp phần hạn chế tình trạng trên,đặc biệt khi quy định về các hành vi bị cấm trong đấu thầu (điều 12 Luật Đấuthầu), về việc phân chia công việc đấu thầu thành các gói thầu phải tính đếnkhả năng cạnh tranh (điều 6 và điều 18 Luật Đấu thầu), việc đăng tải thôngtin(điều 5 Luật đấu thầu), tạo cơ sở pháp lý đảm bảo quyền lợi chính đángcho các bên tham gia hoạt động đấu thầu, đảm bảo cho việc cạnh tranh côngbằng, hiệu quả, nâng cao hiệu quả kinh tế
Trang 102.2 Đảm bảo công khai, minh bạch trong đấu thầu.
Công khai, minh bạch trong đấu thầu vừa là một trong những mục tiêu,vừa là một trong những yêu cầu cần quán triệt Hoạt động đấu thầu chỉ có thểđạt được khi có sự quản lý giám sát của nhà nước bằng việc đưa ra các quyđịnh, luật lệ, và bằng quyền lực tối cao của mình tiến hành công việc kiểm tragiám sát
Công khai trong đấu thầu có thể hiểu là sự không ”che đậy, dấu giếm”,không bí mật vì lợi ích của một cá nhân hoặc tổ chức nào đó mà cần thể hiện,bày tỏ các nội dung thông tin theo quy định cho mọi người liên quan hoặc cóquan tâm được biết
Nội dung công khai cần thể hiện trên khía cạnh thông tin, bao gồm cácyêu cầu về gói thầu được thể hiện trong hồ sơ mời thầu(HSMT) bảo đảm thểhiện rõ ràng, dễ hiểu, tránh đa nghĩa Theo đó, tất cả những nội không bị bắtbuộc dùng trong HSMT mới được coi là yêu cầu, ngoài HSMT không thểđược coi là yêu cầu và nhà thầu thực hiện các nội dung công việc ngoàiHSMT Kể cả tiêu chuẩn đánh giá (tổng hợp đến chi tiết) đều phải được thểhiện rõ ràng, minh bạch trong HSMT, quá trình xét thầu không được thêmbớt, bổ sung
Các thông tin liên quan tới việc tham dự thầu, tổ chức các cuộc thầu,thông tin về dự án, thông tin về trao thầu đều phải được thông báo côngkhai rộng rãi theo quy định
2.3 Đảm bảo công bằng trong đấu thầu.
Trong đấu thầu phải hết sức tôn trọng quyền lợi của các bên có liênquan Mọi thành viên từ chủ đầu tư đến các nhà thầu, các tổ chức tư vấn đượcthuê thực hiện một phần công việc của đấu thầu đều bình đẳng với nhau Vaitrò của họ trong hoạt động đấu thầu là rất lớn Mỗi bên có quyền và tráchnhiệm của riêng mình Do mỗi bên có những quyền và lợi ích nhất định nênnhững hành vi gian lận, không lành mạnh rất có thể xảy ra nhằm tư lợi vềmình Các chủ thể tham gia hoạt động đấu thầu chỉ có thể yên tâm khi có một
cơ quan quyền lực, không vì mục tiêu lợi nhuận đứng ra giám sát thị trườngnhằm hạn chế tối đa những hành vi tiêu cực, tạo ra khuôn khổ pháp lý để cácbên làm theo Chủ đầu tư không được phép cho rằng mình là người có quyềncao nhất muốn làm gì thì làm, muốn cho ai trúng thầu thì cho Nhà thầukhông được lợi dụng quan hệ thân thiết, hoặc những tác động vật chất đối vớicác thành viên tổ chuyên gia đấu thầu để làm sai lệch kết quả đấu thầu theohướng có lợi cho mình Người có thẩm quyền phê duyệt các nội dung quantrọng trong đấu thầu phải thực hiện theo quy định mà không thể dùng ảnhhưởng cá nhân để phê duyệt tạo thuận lợi cho một hoặc một số cá nhân, tổchức có lợi ích liên quan Còn đối với chủ đầu tư phải có trách nhiệm lập
Trang 11HSMT bảo đảm công bằng, không được tạo lợi thế cho một hoặc một số cánhân, hạn chế sự tham gia của các nhà thầu khác Khi HSMT đã được phêduyệt thì CĐT, BMT, tổ chuyên gia phải thực hiện theo đúng các nội dungnêu trong HSMT, không được thiên vị, đối xử bất công với bất kỳ nhà thầunào Ngoài ra, mọi thông tin liên quan đến quá trình tổ chức đấu thầu đều phảiđược công khai theo quy định đến tất các nhà thầu để có cơ hội tiếp cận nhưnhau trong quá trình tham gia đấu thầu.
2.4 Đảm bảo hiệu quả của công tác đấu thầu.
Hiệu quả của công tác đấu thầu chính là việc sử dụng một cách có hiệunguồn tiền của Nhà nước Việc sử dụng các nguồn tiền của Nhà nước có thểmang lại hiệu quả ngắn hạn cho dự án và hiệu quả dài hạn về kinh tế - xã hội.Hiệu quả ngắn hạn là các gói thầu đều được thực hiện bảo đảm chấtlượng trong phạm vi nguồn ngân sách dự kiến sẽ bảo đảm được tính khả thicủa dự án
Hiệu quả dài hạn về mặt kinh tế có thể dễ dàng nhìn nhận và đánh giáthông qua chất lượng hàng hoá, công trình, dịch vụ ứng với số tiền bỏ ra vàchính các công trình, nhà máy, dịch vụ, các chính sách được tạo lập sẽ cótác động tạo ra các nguồn thu mới, các giá trị thặng dư cho đất nước Hiệuquả xã hội có thể nhìn nhận qua các khía cạnh như tạo thêm nhiều công ănviệc làm, nâng cao mức sống dân cư, tạo diện mạo mới cho bộ mặt kinh tếcủa đất nước thông qua các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đượcnâng cấp, cải thiện sẽ là những động lực để thu hút đầu tư nước ngoài, tạomôi trường thông thoáng cho các hoạt động đầu tư- kinh doanh
Khi không có sự can thiệp của Nhà nước thì hiệu quả khó mà đạt đượckhi mỗi chủ thể tham gia đấu thầu theo cách của riêng mình và tìm cách để tưlợi cho mình Không có những quy định mang tính pháp lý hoạt động đấuthầu sẽ diễn ra lộn xộn, gây thất thoát lãng phí tài sản của nhà nước, ảnhhưởng tới hiệu quả hoạt động của nền kinh tế
2.5 Phòng, chống tham nhũng trong đấu thầu
Mục tiêu tiếp theo của đấu thầu là loại trừ tham nhũng Đây là mục tiêuvừa có tính lâu dài, vừa có tính cấp bách trước mắt vì Việt nam đã ký vàocông ước quốc tế về chống tham nhũng Có thể nói rằng, tham nhũng là mộttrong những căn bệnh dễ có nguy cơ nảy sinh trong quá trình mua sắm công
vì công quỹ, tài sản là của Nhà nước, của chung, thuộc sở hữu toàn dân, đặcbiệt trong lĩnh vực xây lắp, xây dựng giao thông, lĩnh vực mua sắm công cólượng vốn đầu tư thường rất lớn
Tham nhũng có thể xẩy ra trong đấu thầu dưới nhiều hình thức khácnhau, có thể kể đến các hành vi tham nhũng như:
Trang 12- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, cố ý làm trái pháp luật dẫnđến có hành động sai trong việc quyết định trúng thầu, ký hợp đồng để đượchưởng bổng lộc từ nhà thầu;
- Nhũng nhiễu, đòi hỏi các thứ có giá trị từ tổ chức, cá nhân có liên quanđến quá trình đấu thầu, và do đó có hành động làm sai lệch kết quả đấu thâu
- Rút ruột công trình, sử dụng các vật tư, nguyên liệu không đúng vớicam kết trong hồ sơ dự thầu và trong hợp đồng đã ký kết làm giảm chấtlượng, tuổi thọ của công trình
Vì vậy, muốn hoạt động đấu thầu diễn ra hiệu quả thì cần thiết phải có sựquản lý và giám sát hoạt động đấu thầu của cơ quan nhà nước để loại trừ thamnhũng:
Thứ nhất, công khai các thông tin về đấu thầu, các yêu cầu, điều kiện,
tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu trong HSMtT
Thứ hai, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về đấu thầu nhằm phát
hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi tham nhũng;
Thứ ba, xử lý nghiêm theo đúng quy định của luật pháp những hành vi
tham nhũng
2.6 Đảm bảo cho quá trình hội nhập kinh tế.
Hiện nay nước ta đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tếthê giới và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như ASIAN, APEC, WTO,hoạt đấu thầu không chỉ liên quan đến các chủ thể trong nội bộ quốc gia màcòn có những tổ chức cá nhân nước ngoài, đòi hỏi phải có sự quản lý, giámsát chặt chẽ của cơ quan nhà nước nhằm tạo điều kiện cho hội nhập kinh tếmột cách có hiệu quả trên cơ sở vẫn đảm bảo những nguyên tắc, lợi ích,chuẩn mực của quốc gia
Tóm lại, do hoạt động đấu thầu luôn tồn tại những mâu thuẫn trái ngượcnhau, những hành vi tiêu cực gây ảnh hưởng tới hiệu quả việc sử dụng nguồnvốn nhà nước và hiệu quả của nền kinh tế nên cần thiết phải có một cơ quanquản lý có quyền lực là Nhà nước đứng ra để đảm bảo lợi ích cho các chủ thể,định hướng hoạt động của họ nhằm hướng về lợi ích chung của xã hội
3.Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu
-Ban hành, phổ biến hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách về đấu thầu
Các cơ quan quản lý nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
và chính sách về đấu thầu làm cơ sở pháp lý cho các chủ thể tham gia hoạt
động đấu thầu thực hiện như luật, công văn, nghị định hướng dẫn thi hành
luật, thông tư hướng dẫn đối với từng lĩnh vực đấu thầu cụ thể Các văn bản
Trang 13này phải được đăng tải rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng đảmbảo cho những ai có nhu cầu có thể dễ dàng tiếp cận.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức làm công tác đấu thầu: Trong
luật đấu thầu và các văn bản pháp lý, luật liên quan đã đề cập và quy địnhcông tác đào tạo trong hoạt động đấu thầu Đặc biệt theo Nghị định 85/2009/NĐ-CP (ban hành ngày 15/10/2009) của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn thihành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng thìcông tác đào tạo đấu thầu ngày càng có nhiệm vụ quan trọng Theo đó các cánhân tham gia hoạt động đấu thầu phải có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡngnghiệp vụ về đấu thầu, trừ các nhà thầu Các cơ sở tổ chức hoạt động đào tạo,bồi dưỡng đấu thầu phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyếtđịnh thành lập đối với cơ sở không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanhtheo quy định của pháp luật; có đội ngũ giảng viên về đấu thầu đáp ứng tiêuchuẩn theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu Điều kiện cấpchứng chỉ về đấu thầu: chứng chỉ được cấp cho các học viên tham gia đầy đủcác khóa học về đấu thầu và đạt yêu cầu sau khi kiểm tra, sát hạch Khóa học
về đấu thầu để cấp chứng phải được tổ chức từ 3 ngày trở lên Nhà nước cũngquy định trách nhiệm của cơ sở đào tạo về đấu thầu Cơ sở đào tạo đấu thầuphải chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo; cung cấp thông tin về cơ sở đàotạo của mình cho hệ thống cơ sở dữ liệu; thực hiện hoạt động đào tạo, bồidưỡng trên cơ sở chương trình khung về đào tạo đấu thầu và cấp chứng chỉđấu thầu cho học viên theo đúng quy định; lưu trữ hồ sơ về các khóa đào tạo,bồi dưỡng đấu thầu mà mình tổ chức theo quy định; định kỳ hàng năm báocáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ, ngành hoặc địa phương liên quan về tìnhhình hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đấu thầu để theo dõi, tổng hợp.Bộ Kếhoạch và Đầu tư có trách nhiệm tổ chức và quản lý các hoạt động đào tạo, bồidưỡng nghiệp vụ về đấu thầu theo quy định tại khoản 5 Điều 68 của Luật Đấuthầu, cụ thể như sau:Tổng hợp tình hình hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của các
cơ sở đào tạo thông qua báo cáo công tác đấu thầu của Bộ, ngành và địaphương, báo cáo của cơ sở đào tạo; Xây dựng và quản lý hệ thống dữ liệu các
cơ sở đào tạo về đấu thầu căn cứ thông tin do các cơ sở đào tạo cung cấp; Xâydựng và quản lý hệ thống dữ liệu chuyên gia đấu thầu; Quy định chương trìnhkhung về đào tạo đấu thầu, chứng chỉ, tiêu chuẩn giảng viên về đấu thầu vàviệc lưu trữ hồ sơ về các khoá đào tạo, bồi dưỡng đấu thầu; Tổ chức, hỗ trợcác hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu
- Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng các cơ quan khác ởTrung ương, Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ định mộtcấp phó trực tiếp chịu trách nhiệm về công tác đấu thầu trong phạm vi ngành,
địa phương mình Trong quá trình thực hiện Nghị định nếu có phát sinh
Trang 14vướng mắc phải trình Thủ tướng Chính phủ để xem xét quyết định Định kỳhàng năm các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác
ỏ Trung ương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, các doanh nghiệp do thủ tướngChính phủ quyết định thành lập phải gửi báo cáo tình hình thực hiện công tácđấu thầu về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chínhphủ
-Quản lý hệ thống thông tin về đấu thầu trên phạm vi cả nước bao gồm
tờ báo về đấu thầu, trang thông tin điện tử về đấu thầu và hệ thống mạng đấu
thầu quốc gia
Theo Nghị định 85/2009 nghị định mới nhất về hướng dẫn thi hành luậtđấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật xây dựng thì các Bộ, cơ quan ngang
Bộ, các cơ quan khác ở Trung ương và ủy ban nhân dân các cấp chịu tráchnhiệm cung cấp thông tin về các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu hiệnhành và các thông tin liên quan khác Chủ đầu tư, bên mời thầu cũng có tráchnhiệm cung cấp thông tin về kế hoạch đấu thầu, thông báo mời sơ tuyển, kếtquả sơ tuyển, thông báo mời thầu đối với đấu thầu rộng rãi, danh sách các nhàthầu được mời tham gia đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, thông tin xử lýpháp luật vi phạm về đấu thầu và các thông tin liên quan khác Ngoài ra cũngquy định rõ thời hạn cung cấp các thông tin đó Cục quản lý đấu thầu trựcthuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp vềmạng đấu thầu, báo đấu thầu
- Hợp tác quốc tế về đấu thầu
Nhà nước quản lý các hoạt động đấu thầu có liên quan đến yếu tố nướcngoài, quy định về đấu thầu quốc tế, ưu đãi trong đấu thầu quốc tế, về đồngtiền dự thầu, ngôn ngữ trong đấu thầu, về quản lý nhà thầu nước ngoài
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định của Luật đấu thầu
và pháp luật có liên quan:
+ Các cơ quan có thẩm quyền tổ chức giải quyết tranh chấp về đấu thầu
theo thẩm quyền và đảm bảo thời gian theo quy định, tăng cường công tác
kiểm tra, thanh tra và giám sát chặt chẽ hoạt động đấu thầu trong phạm vi Bộ,ngành, địa phương để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm phápluật về đấu thầu (nếu có), chấp hành nghiêm túc quy định xử lý vi phạm vềđấu thầu; kịp thời kiểm điểm, xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức không thực hiệnhoặc thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật về đấu thầu và gửithông tin xử lý vi phạm về đấu thầu đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợptheo quy định
+Kiểm tra về đấu thầu
Trang 15Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tổ chức kiểm tra về đấu thầu trên phạm
vi cả nước Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quankhác ở Trung ương, địa phương, Ủy ban nhân dân các cấp kiểm tra về đấuthầu đối với các đơn vi thuộc phạm vi quản lý của mình và các dự án do mìnhquyết định đầu tư
Kiểm tra đấu thầu được tiến hành thường xuyên theo kế hoạch hoặc độtxuất (khi có vướng mắc, kiến nghị) theo quyết định của người có thẩm quyềncủa cơ quan kiểm tra
Nội dung kiểm tra đấu thầu bao gồm:
- Kiểm tra chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu, chứng chỉ liên quanđến trình độ của đội ngũ cán bộ, chuyên gia đấu thầu và các văn bản pháp lýliên quan tới quá trình lựa chọn nhà thầu
- Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch đấu thầu theo các nội dung sau đây:+ Cơ sở pháp lý
+ Nội dung của kế hoạch đấu thầu, tính hợp lý của việc phân chia các góithầu và hình thức lựa chọn nhà thầu áp dụng cho các gói thầu
+ Tiến độ thực hiện các gói thầu theo kế hoạch đấu thầu đã duyệt Việcđiều chỉnh kế hoạch đấu thầu (nếu có) và lý do điều chỉnh
+ Việc trình duyệt và phê duyệt kế hoạch đấu thầu
- Kiểm tra việc tổ chức lựa chọn nhà thầu để thực hiện các gói thầu theocác nội dung sau đây:
+ Sự tuân thủ theo cơ sở pháp lý được duyệt như kế hoạch đấu thầu, hồ
sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
+ Trình tự và thời gian thực hiện
- Phát hiện những tồn tại trong công tác đấu thầu và đề xuất biện phápkhắc phục
Sau khi kết thúc kiểm tra, phải có báo cáo kết quả kiểm tra Cơ quankiểm tra có trách nhiệm theo dõi việc khắc phục các tồn tại đã nêu trong kếtluận báo cáo kết quả kiểm tra Nội dung báo cáo kiểm tra bao gồm: cơ sởpháp lý, kết quả kiểm tra, nhận xét, kiến nghị
Các cơ quan có thẩm quyền tổ chức giải quyết tranh chấp về đấu thầu
theo thẩm quyền và đảm bảo thời gian theo quy định, tăng cường công tác
kiểm tra, thanh tra và giám sát chặt chẽ hoạt động đấu thầu trong phạm vi Bộ,ngành, địa phương để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm phápluật về đấu thầu (nếu có), chấp hành nghiêm túc quy định xử lý vi phạm vềđấu thầu; kịp thời kiểm điểm, xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức không thực hiệnhoặc thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật về đấu thầu và gửithông tin xử lý vi phạm về đấu thầu đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợptheo quy định
Trang 164 Hình thức quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu
Nhà nước thực hiện quản lý hoạt động về đấu thầu chủ yếu bằng phápluật
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường, vận động dưới sự chi phốicủa các quy luật kinh tế thị trường trong môi trường cạnh tranh vì mục tiêu lợinhuận Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, thực hiện sự quản lý của mìnhđối với xã hội nói chung, nền kinh tế quốc dân nói riêng chủ yếu bằng phápluật và theo pháp luật và hoạt động đấu thầu cũng không nằm ngoài sự quản
lý đó Với hình thức quản lý này, các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền nhưChính phủ, Thủ tưởng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bộ cơ quan ngang
bộ và UBND các cấp sẽ sử dụng các văn bản pháp quy, các quy định củamình để quản lý hoạt động liên quan đến công tác đấu thầu nhằm để hoạtđộng đấu thầu đi đúng hướng và kịp thời phát hiện các sai sót, vi phạm đểđiều chỉnh
Hình thức này có các ưu điểm là:
- Các quyết định đưa ra có tính thực thi cao bởi nó dựa trên cơ sở là hệthống các văn bản pháp quy mang tính bắt buộc đối với tất cả các thành viêntham gia
- Đảm bảo được sự chặt chẽ, công bằng của các chủ thể trước pháp luật.Thông qua việc áp dụng quy định hiện hành, các chủ thể đều cảm thấy côngbằng vì pháp luật được xây dựng trên nguyện vọng của số đông
- Với việc quản lý bằng pháp luật, tính rõ ràng, minh bạch và công khaiđược bảo đảm Đồng thời, giúp cơ quan quản lý dễ dàng phát hiện và xử lýcác sai phạm xảy ra trong hoạt động đấu thầu
xử lý tốt các tình huống Tổn thất xảy ra là điều không thể tránh khỏi
- Hình thức quản lý bằng pháp luật có tính ỳ rất cao do các thủ tục hànhchính rườm rà và sự lạc hậu của các văn bản pháp quy so với tình hình thực tế
từ đó làm giảm hiệu quả và tính sáng tạo của thị trường
- Hoạt động quản lý bằng pháp luật sẽ tiêu tốn một phần ngân sách nhànước bởi đây là hoạt động mang tính hành chính
Trang 17PHẦN II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
I TÌNH HÌNH CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
1 Quá trình hình thành và phát triển hoạt động đấu thầu ở Việt Nam.
* 10/1/1989 Bộ xây dựng có thông tư số 3/ BXD_VKT hướng dẫn vềđấu thầu trong xây dựng
* 12/2/1990 quy chế đấu thầu trong xây dựng được ban hành kèm theoquyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng số 24/BXD_VKT
* 3/1994 Bộ Xây dựng đã ban hành “ Quy chế đấu thầu xây lắp” thay thếcho “ Quy chế đấu thầu trong xây dựng” trước đây Theo đó tất cả các côngtrình xây dựng thuộc sở hữu nhà nước phải thực hiện theo phương thức đấuthầu Phương thức chọn thầu và chỉ định thầu chỉ áp dụng cho các công trìnhthuộc bí mật quốc gia, nghiên cứu thử nghiệm, cần thực hiện cấp bách
* 16/4/1994 quyết định 183-TTg thì quy định về đấu thầu mới bao quátmọi lĩnh vực mua sắm Đây có thể coi là quy chế đấu thầu đầu tiên của ViệtNam Từ đó quy chế đấu thầu tiếp tục được bổ sung để phù hợp hơn với tìnhhình đất nước
* Quy chế đấu thầu lần 2 đã được ban hành kèm theo nghị định 43/1996/NĐ-CP và 93/1997/NĐ-CP bổ sung và hoàn thiện một số vướng mắc trongquy chế lần 1 Theo đó các doanh nghiệp 30% vốn nhà nước lựa chọn đối tácthực hiện dự án sẽ bắt buộc phải theo quy chế đấu thầu Các hội đồng xét thầutrước đây được thay thế bằng các tổ chuyên gia và lấy ý kiến của cơ quanchức năng Điều quan trọng là từ quy chế lần 2 này gói thầu đã trở thành mộtđối tượng quản lý của công tác đấu thầu
* Quy chế đấu thầu lần 3 được ban hành kèm theo nghị định88/19999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 và nghị định 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000giúp giải quyết một số vướng mắc trong thực tế, phù hợp hơn với đòi hỏi củathực tế Theo đó các thuật ngữ khá phong phú và được định nghĩa một cáchkhá đầy đủ Trình tự đấu thầu được tăng cường hơn Các quy định mang tínhđịnh lượng đã xuất hiện như quy định về các khoảng thời gian tối thiểu hoặctối đa cho các công đoạn, cho mỗi quy trình thực hiện đấu thầu Phương phápđánh giá được quy định rõ ràng và mang tính thuyết phục
* 29/11/2005 Luật đấu thầu được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thôngqua có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2006
Trang 18Luật đấu thầu gồm 6 chương với 77 điều Luật được kế thừa và pháttriển từ Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo các NĐ 88/CP, 14/CP và 66/CP
và từ dự thảo lần 10 Pháp lệnh đấu thầu được Chính phủ thông qua
Ngày 29/9/2006 Chính phủ ban hành Nghị định số 111/2006/NĐ-CP vềHướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luậtxây dựng
Mục tiêu hướng tới của Luật đấu thầu:
- Quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phù hợp
với các quy định của pháp luật có liên quan, đặc biệt là Luật phòng, chốngtham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch trong từng hoạt động đấuthầu, tăng cường sự phân cấp trong thực hiện, đơn giản thủ tục để đẩy nhanhtiến độ ở mọi khâu cũng như tạo điều kiện cho giám sát của cộng đồng
- Nhằm khắc phục các tồn tại hiện hữu lạm dụng các hình thức đấu thầukém cạnh tranh (như chỉ định thầu, đấu thầu hạn chế…), khắc phục tình trạngnhận thức sai về các nguồn tiền của Nhà nước, thiếu năng lực và kinh nghiệmtrong thực hiện đấu thầu, cũng như tình trạng quy định chồng chéo về đấuthầu
Một số điểm mới của Luật đấu thầu so với Quy chế đấu thầu:
- Chống các hoạt động khép kín trong đấu thầu dẫn đến hạn chế cạnh
tranh Tạo sự cạnh tranh trong đấu thầu có hiệu quả
- Chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá cao tạo sự công bằng hiệu quả.
Chất lượng đấu thầu tăng, tiết kiệm chi phí trong đấu thầu Như vậy, đòi hỏi
tổ chuyên gia đấu thầu phải am hiểu công tác đấu thầu, có đủ trình độ để thựchiện công tác đấu thầu : phải có chứng chỉ tham gia khóa học về đấu thầu
- Xử lý kiến nghị : Hình thành các tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp ra đời
để phục vụ công tác đấu thầu cho các đơn vị có nhu cầu Nhà thầu có quyềnkiến nghị với bên mời thầu, chủ đầu tư, người có thẩm quyền và có quyềnkhởi kiện ra tòa
- Xử lý vi phạm : thể hiện tại điều 12- Các hành vi bị cấm trong đấuthầu
- Phân cấp mạnh trong công tác đấu thầu Thể hiện ở chương IV –
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong đấu thầu
* 12/2007 Tờ báo về đấu thầu chính thức khai trương và phát hành sốđầu tiên
* Gần đây là Luật số 38/2009/QH12 sửa dổi một số điều liên quan đếnLuật đấu thầu
* Bộ Kế hoạch - đầu tư cho ra mắt trang web về đấu thầu
http://dauthau.mpi.gov.vn nhằm đáp ứng nhu cầu của chủ đầu tư, nhà thầu và
Trang 19các cơ quan quản lý và hiện nay chuyển sang trang webhttp://muasamcong.mpi.gov.vn
* 9/2010 Việc triển khai thí điểm đấu thầu qua mạng nhằm tạo ra sựcông khai, minh bạch, tăng cường tính cạnh tranh, góp phần tiết kiệm thờigian và chi phí trong quá trình đấu thầu Đây cũng là biểu hiện của quyết tâmphòng chống tham nhũng của Chính phủ Việt Nam Tuy nhiên, việc thực hiệnđấu thầu qua mạng cũng vấp phải một số khó khăn, đó là cơ sở hạ tầng thôngtin của Việt Nam chưa hoàn thiện, nhận thức về đấu thầu qua mạng chưa đầy
đủ do đây là vấn đề hết sức mới mẻ và kiến thức về lĩnh vực này còn yếu Vìvậy, trong thời gian tới, công việc đào tạo, tập huấn triển khai Thông tư 17 sẽđược thực hiện tích cực và rộng rãi trên cả nước
2 Những kết quả đã đạt được.
- Tính cạnh tranh trong đấu thầu được tăng cường
Trong Luật Đấu thầu, các điều kiện áp dụng các hình thức không phải làđấu thầu rộng rãi như: đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu so với Quy chế đấuthầu trước đây đã được quy định chặt chẽ hơn Do vậy tình hình áp dụng cáchình thức này đã được khả quan hơn và hợp lý hơn so với các năm trước quaviệc số lượng gói thầu và giá trị trúng thầu áp dụng đấu thầu hạn chế và chỉđịnh thầu đã được giảm đi Ngoài các gói thầu có giá trị nhỏ( dưới 500 triệuđồng đối với tư vấn, dưới 1 tỷ đồng đỗi với mua sắm hàng hóa xây lắp) ápdụng hình thức chỉ định thầu thì hầu hết các gói thầu có giá trị lớn đều đã ápdụng hình thức đấu thầu rộng rãi Hình thức đấu thầu hạn chế- hình thức tiềm
ẩn đấu thầu hình thức, quân xanh, quân đỏ đã hầu như không còn được ápdụng
- Thông tin về đấu thầu ngày càng minh bạch Việc tăng số trang, tăng
tần suất và số lượng phát hành Bản tin Thông tin đấu thầu giúp tăng cường tối
đa việc công khai hóa các thông tin về đấu thầu Bên cạnh đó trang thông tinđiện tử về đấu thầu cũng ngày càng phát huy tính hiệu quả, tạo thuận lợi chocác tổ chức cá nhân truy cập và tìm kiếm thông tin ở mọi lúc, mọi nơi
Với việc triển khai thí điểm đấu thầu qua mạng theo quy định tại thông
tư số 17/2010/TT-BKH (thông tư 17) ban hành ngày 22.7.2010 được hứa hẹn
sẽ tạo sự công khai minh bạch hơn, tiết kiệm được chi phí tổ chức đấu thầu,chi phí đi lại, thời gian tham gia đấu thầu,…Dự kiến đến năm 2015 sẽ thựchiện 15-20% số gói thầu đấu thầu qua mạng, góp phần tạo lòng tin cho cácnhà tài trợ như ngân hàng thế giới, hoặc các dự án ODA
Sau đây là số liệu Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống kê được về công tác đấu thầu năm 2008:
Các gói thầu sử dụng vốn nhà nước cho mục tiêu đầu tư phát triển.