ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QLNN TRONG HOẠT

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước trong hoạt động đấu thầu ở Việt Nam (Trang 32 - 36)

ĐỘNG ĐẤU THẦU Ở VIỆT NAM.

1. Những ưu điểm

Một là: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu từng bước được hoàn thiện và thống nhất. Sự ra đời của Luật đấu thầu là tiền đề quan trọng trong việc thống nhất các quy định vê đấu thầu. Luật và các văn bản hướng dẫn về quy trình đấu thầu đã thể hiện một cách rõ ràng, thống nhất và chuẩn hóa về thủ tục, thời gian trong hoạt động đấu thầu, quy định chi tiết về lập, thẩm định phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu. Đặc biệt, nguyên tắc phân cấp được thể hiện rõ bằng việc nâng cao quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư, từ đó tạo điều kiện tiết kiệm thời gian trong đấu thầu, đảm bảo tiến độ chung của toàn bộ dự án đầu tư. Theo đó, vai trò của chủ đầu tư đã được thay đổi căn bản trong quá trình quản lý, điều hành và quyết định các nội dung trong quá trình triển khai dự án. Quy định về đảm bảo cạnh tranh với nội dung và lộ trình cụ thể đã tạo cơ sở pháp lý chống khép kín trong đấu thầu, tạo sự công bằng và cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động đấu thầu.

Việc ban hành Nghị định 85/2009/NĐ-CP về hướng dẫn về đấu thầu chung cho cả Luật Đấu thầu và Luật Xây dựng cho thấy quyết tâm của Chính phủ trong việc chuẩn hóa các quy định về đấu thầu trong một hệ thống thống nhất. Việc hoàn thiện và thống nhất hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu góp phần tạo điều kiện cho các cơ quan trực tiếp thực hiện đấu thầu yên tâm hơn trong việc thực thi chính sách, các cơ quan quản lý cũng giảm thiểu được việc hướng dẫn xử lý các tình huống phát sinh do có sự khác nhau, thiếu đồng bộ giữa các văn bản quy phạm pháp luật.

Hai là: sự phân cấp đi đôi với bồi dưỡng, đào tạo được tăng cường. Những đơn vị tổ chức đấu thầu mua sắm sẽ hiểu rõ mình cần gì, mua sắm hàng hóa nào sẽ đạt hiệu quả nên cần thiết phải phân cấp để tạo sự chủ động trong hoạt động đấu thầu mua sắm. Tuy nhiên trình độ của các đơn vị mua sắm trên cả nước không phải là đồng đều nên để sự phân cấp phát huy được hiệu quả thì cần thiết phải tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ của các cán bộ trực tiếp thực hiện việc đấu thầu mua sắm. Với mục tiêu đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã và đang phối hợp với các Bộ ngành và địa phương tổ chức được nhiều khóa đấu thầu trong cả nước.

Ba là: hoạt động thanh tra, kiểm tra đã được chú trọng và triển khai trên diện rộng. Trong những năm gần đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức nhiều đoàn kiểm tra các dự án thực hiện đấu thầu theo Luật Đấu thầu thuộc các lĩnh vực điện, dầu khí, thuốc, giao thông, thủy điện...ở các thành phố lớn.

Hoạt động kiểm tra này đã góp phần làm cho hoạt động đấu thầu minh bạch và hiệu quả hơn. Việc quan tâm giám sát của các Bộ ngành và địa phương đã góp phần không nhỏ trong việc phát hiện các tồn tại bất cập cần tiếp tục xử lý và tạo sức ép đáng kể giúp việc triển khai thực hiện đúng Luật Đấu thầu.

Bốn là: các chế tài cho xử lý vi phạm đã được cụ thể hóa và tạo thuận lợi cho xử lý và ngăn ngừa vi phạm. Điều 12 của Luật Đấu thầu quy định về hành vi bị cấm trong đấu thầu cùng hướng dẫn tại chương XI Nghị định 58/2008/NĐ-CP. Các quy định này giúp công tác thanh tra kiểm tra về đấu thầu có cơ sở pháp lý cần thiết trong việc xem xét và xử lý các hành vi vi phạm. Đồng thời các tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia các hoạt động đấu thầu tuân thủ các quy định của Luật Đấu thầu, thực hiện các công việc cẩn trọng hơn.

Năm là:công khai hoá các thông tin về đấu thầu đã được tăng cường một bước.

Việc tăng trang, tăng tần suất và số lượng phát Báo Đấu thầu (20 trang, 5 kỳ/tuần, gần 5000 tờ/ngày) là một tín hiệu đáng mừng, giúp tăng cường tối đa việc công khai hóa các thông tin về đấu thầu. Bên cạnh đó, việc tăng số lượng và tần suất xuất bản đã đáp ứng tính kịp thời, rộng rãi đến các đối tượng có quan tâm tới công tác đấu thầu. Ngoài trụ sở chính của Báo Đấu thầu tại Hà Nội, với việc có thêm văn phòng đại diện của Báo Đấu thầu tại TP.Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho các nhà thầu không chỉ có được thông tin về đấu thầu trên cả nước mà còn dễ dàng tiếp cận thông tin đấu thầu tập trung của 2 thành phố lớn nhất của cả nước (có số lượng gói thầu được thực hiện nhiều nhất so với các địa phương khác). Nhờ vậy, công luận đánh giá khá cao vai trò của Báo vì đã thực sự trở thành công cụ quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đấu thầu. Báo Đấu thầu được phát hành hàng ngày (trừ thứ 7, chủ nhật) được công luận đánh giá rất cao, góp phần tăng cường công khai và minh bạch hóa thông tin về đấu thầu.

Song song với Báo Đấu thầu, trang thông tin điện tử về đấu thầu cũng luôn được cập nhật, tận dụng các ưu thế của mạng internet trong việc tạo thuận tiện cho các tổ chức, cá nhân truy cập và tìm kiếm thông tin ở mọi lúc, mọi nơi, đồng thời đây là kênh thông tin hữu ích cho cơ quản quản lý nhà nước về đấu thầu tiếp thu các góp ý đối với các văn bản quy phạm pháp luật trước khi ban hành. Ngoài ra, chuyên mục Đường dây nóng ra đời từ tháng 6/2008 và chính thức trở thành một chuyên mục rất được đông đảo độc giả quan tâm từ tháng 8/2008. Bộ phận tiếp nhận thông tin phản ánh từ khắp cả nước về những việc làm trái quy định, không phù hợp, làm khó nhà thầu. Từ những bài viết trên chuyên mục đường dây nóng, cơ quan chức năng vào cuộc yêu cầu các đơn vị bị phản ánh cần nghiêm túc thực hiện đúng Luật Đấu thầu. Có nhiều trường hợp v́ sai phạm đă rõ, chủ đầu tư bắt buộc phải gia hạn thời

gian phát hành HSMT, cắt cử người thường trực bán HSMT, hủy kết quả đấu thầu…

Sáu là: nguồn vốn của nhà nước được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả hơn. Việc thực hiện Luật Đấu thầu và nghị định 58/20008/NĐ-CP không chỉ giúp chủ đầu tư, bên mời thầu lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện gói thầu mà còn giúp tiết kiệm cho nhà nước hàng ngàn tỷ đồng. Phần tiết kiệm này chủ yếu từ hình thức đấu thầu rộng rãi.

2. Những hạn chế và nguyên nhân

-Hệ thống văn bản pháp luật vê đấu thầu còn chồng chéo và bất cập.

Qua 5 năm thực hiện Luật đấu thầu nhìn chung hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu ngày càng hoàn chỉnh và gần với thông lệ quốc tế. Các quy định về đấu thầu về sử dụng vốn nhà nước về cơ bản đã được thống nhất tạo thuận lợi cho triển khai thực hiện. Tuy nhiên qua quá trình thực hiện cho thấy vẫn còn một số nội dung khác liên quan đến công tác đấu thầu đang chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản khác nhau, dẫn đến áp dụng thiếu thống nhất ở địa phương gây khó khăn trong thực hiện pháp luật về đấu thầu, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân cho dự án, cũng như cản trở đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: phạm vi điều chỉnh, bảo đảm cạnh tranh, hạn mức và các trường hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu…

Cơ chế chính sách đấu thầu của chúng ta liên tục cập nhật, nhưng trên thực tế vẫn chưa kịp thời, văn bản hướng dẫn chưa được nhanh. Tại nhiều địa phương, sau khi Luật Đấu thầu và Nghị định 85/CP có hiệu lực thi hành, có nhiều địa phương đã ban hành Quy chế đấu thầu tại địa phương mình nhưng chưa phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu, bên cạnh đó còn nhiều địa phương vẫn thực hiện theo quy chế cũ, do vậy có nhiều quy định không còn phù hợp hoặc trái với quy định hiện hành. Điều này đôi khi dẫn đến tăng thêm thủ tục hành chính, kéo dài thời gian đấu thầu và không đảm bảo các mục tiêu của công tác đấu thầu.

-Phân cấp trong đấu thầu

Vấn để phân cấp cho các địa phương nhiều nơi còn chưa phù hợp. Chẳng hạn, ở những thành phố lớn hay những bộ chủ lực như Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… thì việc tiến hành đấu thầu, lựa chọn đấu thầu rất bài bản, thậm chí còn có nhiều đóng góp trong quá trình xây dựng chính sách đấu thầu, đôi khi đưa ra những tình huống xử lý rất tốt. Tuy nhiên, ở một số địa phương dân số nhỏ, vài ba trăm ngàn dân, nhưng đôi lúc cũng phải quyết những dự án rất lớn.

Theo báo cáo của Bộ ngành, địa phương, còn nhiều đơn vị chưa thực hiện kiểm tra về đấu thầu hoặc nếu có thì mới chỉ thực hiện kết hợp trong quá trình kiểm tra tình hình quản lý thực hiện dự án, do đó chưa kiểm tra sâu về các vấn đề của đấu thầu để kịp thời chấn chỉnh công tác đấu thầu tại từng địa phương.

- Chưa thực hiện công tác báo cáo tình hình xử lý vi phạm

Theo quy định của Luật Đấu thầu, Quyết định xử lý vi phạm của người có thẩm quyền phải gửi đến Bộ để tổng hợp và đăng tải rộng rãi, qua đó chủ đầu tư biết được đơn vị nào bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu tại một địa phương sẽ bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu trên toàn quốc. Tuy nhiên từ khi Luật Đấu thầu có hiệu lực đến nay đã có một số đơn vị bị xử lý vi phạm nhưng Bộ Kế hoạch và Đầu tư không nhận được Quyết định xử lý vi phạm nào.

- Chất lượng báo cáo tổng kết đấu thầu tốt hơn so với năm trước song vẫn cần tiếp tục cải thiện

Đến hết thời hạn gửi báo cáo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được tương đối đầy đủ của các Bộ ngành địa phương. Tuy nhiên, nhiều báo cáo chưa đảm bảo chất lượng do chỉ tập trung vào số liệu mà chưa phân tích đánh giá tình hình hình thực tế, chưa nêu được các khó khăn, vướng mắc, các nguyên nhân khách quan, chủ quan và giải pháp kiến nghị để hoàn thiện công tác đấu thầu. Mặt khác, trong báo cáo của một số địa phương còn chưa phản ánh đầy đủ, chưa tập hợp hết được số liệu về tất cả các gói thầu đã thực hiện. Việc số liệu thống kê chưa đầy đủ như vậy có ảnh hưởng trực tiếp đến tính trung thực của báo cáo tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ.

PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG

ĐẤU THẦU Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước trong hoạt động đấu thầu ở Việt Nam (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w