Những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước trong hoạt động đấu thầu ở Việt Nam (Trang 27 - 30)

I. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU Ở VIỆT NAM

3. Những hạn chế còn tồn tại

Việc thực hiện đấu thầu theo Luật Đấu thầu (có hiệu lực từ 1-4-2006) và các văn bản hướng dẫn góp phần đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Nhà nước, tăng cường tính công khai, minh bạch, cạnh tranh của công tác đấu thầu, từ đó nâng cao chất lượng công trình, hàng hóa và dịch vụ tư vấn. Tuy nhiên hoạt động đấu thầu vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, gây thất thoát lãng phí và giảm hiệu quả kinh tế.

- Chất lượng công tác thiết kế, lập, thẩm định, phê duyệt dự toán (giá gói thầu) chưa tốt làm giá gói thầu tăng vượt giá trị thực tế như: chính xác làm tăng giá ở một số gói thầu.

+ Về lập hồ sơ mời thầu: do mời hạng mục công việc quá tổng hợp như không công tác lập dự toán: nhiều gói thầu do vô tình hoặc cố ý các nhà tư vấn áp dụng định mức, đơn giá, giá vật liệu không phù hợp làm tăng giá gói thầu lên nhiều so với giá trị thật làm thất thoát vốn đầu tư.

+ Về phân các loại đất, đá theo từng cấp riêng biệt dẫn đến trong quá trình thi công không quản lý và nghiệm thu khối lượng theo thực tế. + Về công tác đánh giá hồ sơ dự thầu: do những sai sót của tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu, của chủ đầu tư đã bỏ qua những lỗi tiên quyết (đối với nhà thầu được trúng thầu) mà theo quy định nếu nhà thầu nào không đạt bị loại ngay khi đánh giá sơ tuyển.

- Việc quản lý, soạn thảo, ký kết, thương thảo được một bản hợp đồng tốt tại Việt Nam hiện nay vẫn còn là một khâu yếu nhất trong các khâu cần phải thực hiện đấu thầu. Sản phẩm của hợp đồng có một số nội dung chính mà chúng ta cần phải đi sâu nghiên cứu: sản phẩm đã được quy định trong hợp đồng như cần mua cái gì cho cụ thể, thời gian thực hiện, giá nguồn vốn và điều kiện thanh toán.

Như vậy, chúng ta phải lựa chọn được bản chào làm sao đáp ứng được tiêu chí của hợp đồng, đánh giá làm sao để so sánh các nhà thầu có giá đánh giá là thấp nhất để lựa chọn. Ở đây có hai phần cần phải quan tâm, thứ nhất là chúng ta phải trả lời được câu hỏi đưa yêu cầu như thế nào trong hồ sơ mời thầu. Đây là mảng khó hơn xác định giá đánh giá như thế nào, chọn ra sao.

- Thực tế về hoạt động đấu thầu ở việt nam trong thời gian qua còn mang tính hình thức. Không thiếu những cơ quan địa phương còn nặng về hình thức chỉ định thầu, phê duyệt gói thầu cho cả một dự án lớn trong khi đó năng lực của đơn vị trúng thầu không có khả năng thực hiện toàn bộ gói thầu. Vì vậy họ chia nhỏ gói thầu, bán thầu..dẫn đến nhiều công trình kém chất lượng. Ngoài ra không ít trường hợp xây dựng dự toán quá thấp gây khó khăn cho việc xét kết quả trúng thầu, phải chào lại giá, điều chỉnh dự toán. Ở nhiều khâu, chẳng hạn như việc bán hồ sơ mời thầu chỗ này, chỗ kia vẫn còn chưa muốn công khai, hạn chế nhà thầu mua bằng nhiều lý do khác nhau.

- Xu hướng đề nghị được áp dụng hình thức chỉ định thầu tràn lan

Vẫn tiếp diễn hiện tượng chủ đầu tư ”cố tình” kéo dài thời gian chuẩn bị phê duyệt dự án đến sát thời hạn phải thực hiện đấu thầu để đề nghị cho áp dụng hình thức chỉ định thầu do gói thầu là cấp bách, cần thực hiện chỉ định thầu để rút ngắn thời gian tổ chức đấu thầu. Điều này dẫn đến áp dụng chỉ định thầu tràn lan làm triệt tiêu tính cạnh tranh và giảm hiệu quả kinh tế của

gói thầu. Bên cạnh đó, qua công tác kiểm tra tại Bộ Giao thông vận tải, một số dự án được sự chấp thuận chỉ định thầu của Thủ tướng Chính phủ tuy nhiên về mặt tiến độ không đảm bảo và giá đề nghị chỉ định thầu luôn xấp xỉ bằng giá gói thầu.

- Năng lực của chủ đầu tư tại các địa phương, nhất là cấp huyện, xã còn yếu, chưa đáp ứng kịp tình hình phân cấp của Luật Đấu thầu, dẫn đến lúng túng trong việc tổ chức đấu thầu.

- Giá bỏ thầu: Ở nước ta không quy định giá sàn như các nước khác cho nên giá bỏ thầu càng thấp thì khả năng trúng thầu càng cao. Điều này dẫn đến nhiều DN cố tình bỏ giá thật thấp, rồi sau đó tìm cách hạ chất lượng công trình hoặc "vẽ" ra nhiều khoản chi phí phát sinh.

Có thể lấy ví dụ trường hợp nhà thầu Trung Quốc TMEC CHEC 3 thi công gói thầu số 7 dự án Vệ sinh môi trường TP.HCM. Nhà thầu này đã bỏ giá thấp hơn giá dự toán đến 20%. Đây là một cái giá vô lý, khó đảm bảo được chất lượng công trình cũng như tiến độ thi công. Chính tư vấn giám sát là Công ty CDM (Mỹ) cũng đã có văn bản khuyến cáo không nên chọn TMEC CHEC 3, song nhà thầu này vẫn được chọn vì đã bỏ giá thấp nhất. Thực tế thi công sau đó cho thấy, TMEC CHEC 3 "có vấn đề" về năng lực và tài chính, gây ra hàng loạt hậu quả như thi công ì ạch gây ô nhiễm môi trường, rối loạn giao thông, làm lún nứt nhà dân...

- Bán thầu tràn lan: Tình trạng bán thầu kéo theo các hệ lụy về chất lượng công trình và an toàn lao động lại đang nở rộ và được hợp thức hóa bởi chính quy định của pháp luật. Hiện nay rất nhiều DN lập ra chỉ với mục đích trúng thầu, sau khi đã trúng thầu thì tìm cách bán lại cho đơn vị khác để "ăn" vài ba phần trăm khiến giá trị gói thầu giảm đi. Hình thức bán thầu đã trở thành một loại hình kinh doanh, mà trong đó đơn vị bán thầu dễ dàng kiếm được bộn tiền.

Pháp luật quy định tội bán thầu, nhưng cũng chính pháp luật tạo điều kiện cho tội danh này "ngụy trang" dưới các hình thức thầu chính, thầu phụ, thậm chí thầu phụ của thầu phụ... Không những vậy, Luật Đấu thầu không bắt buộc nhà thầu chính phải thực hiện phần việc chính như Luật Xây dựng, nghĩa là cho phép nhà thầu chính chuyển hầu hết các công tác thực hiện (kể cả công tác phức tạp nhất) cho các thầu phụ ngay sau khi ký hợp đồng. Các thầu phụ này sau đó lại khoán trọn việc cho các nhà thầu thứ cấp tiếp theo. Và khi đến người thực hiện trực tiếp, giá trị nhận việc đã bị giảm thấp đáng kể. Trong khi các tầng nấc trung gian được hưởng lợi khá nhiều, thì Nhà nước thất thu thuế vì các hình thức khoán việc, bán thầu hầu hết không theo hợp đồng giao việc cụ thể và không đăng ký thuế.

Giá trị gói thầu giảm thấp buộc những đơn vị trực tiếp thực hiện công trình phải hạ chi phí bằng cách sử dụng thiết bị cũ, bảo hộ lao động ở mức tối

thiểu, biện pháp thi công sơ sài... dẫn đến chất lượng kém, dễ xảy ra sự cố. Ngay chính các tổng công ty, công ty lớn, uy tín, sau khi thắng thầu cũng ủy quyền hay khoán trắng cho các công ty, xí nghiệp thành viên trực tiếp thực hiện. Còn bản thân các tổng công ty này, sau khi giữ lại một tỷ lệ phần trăm thỏa thuận, chỉ đứng tên và quản lý nên trách nhiệm với công trình không cao.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước trong hoạt động đấu thầu ở Việt Nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w