HOÀN CHỈNH HỆ THỐNG VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước trong hoạt động đấu thầu ở Việt Nam (Trang 36 - 39)

HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU.

Nghiên cứu để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về đấu thầu luôn là trọng tâm của công tác quản lý nhà nước về đấu thầu. Sau khi Nghị định 85/CP được ban hành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương rà soát, sửa đổi các văn bản hướng dẫn đã ban hành cho phù hợp với Nghị định mới. Bên cạnh đó, tiếp tục xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn khác gồm Mẫu HSYC chỉ định thầu dịch vụ tư vấn, Mẫu báo cáo đánh giá HSDT đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, Mẫu lập HSYC chào hàng cạnh tranh, Thông tư hướng dẫn Nghị định 78/CP về quy trình đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đàm phán hợp đồng dự án, cũng như soạn thảo hướng dẫn cung cấp thông tin đăng tải trên trang Web, soạn thảo hướng dẫn quy trình đấu thầu qua mạng; biên soạn Sách tình huống trong đấu thầu nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn, tiếp tục nghiên cứu, theo sát thưc tế để có những văn bản kip thời làm cơ sở pháp lý xử lý những vấn đề vướng mắc và bức xúc nhất trong thực tế hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay, trong đó có liên quan tới các hoạt động đấu thầu.

II. XÂY DỰNG VÀ HOÀN CHỈNH CÁC CÔNG CỤ ĐĂNG TẢI THÔNG TIN

Báo Đấu thầu đã xuất bản số đầu tiên vào ngày 25/12/2007, trở thành công cụ đắc lực của cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng để giám sát việc công khai và minh bạch hóa thông tin của đơn vị tổ chức đấu thầu, đồng thời thống nhất thông tin về một đầu mối, giúp dễ dàng cho việc tiếp cận, tìm kiếm, quản lý thông tin cũng như giảm thiểu được các chi phí cho các đối tượng quan tâm. Công việc này cần tiếp tục triển khai đối với trang thông tin điện tử về đấu thầu trong năm 2010 nhằm hoàn thiện và tăng cường công cụ đăng tải thông tin, đảm bảo nhanh chóng, hữu dụng nhất đối với người dùng.

Tiếp tục triển khai thực hiện Dự án ứng dụng Thương mại điện tử trong mua sắm Chính phủ sau khi được phê duyệt, tiếp tục nâng cấp website đấu thầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cả về chức năng, nội dung và giao diện, đẩy mạnh hình thức đăng tải thông tin qua mạng; triển khai dịch vụ thông tin trên

website đấu thầu; xây dựng báo đấu thầu điện tử; xem xét đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong Bộ.

III. NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TRỰC TIẾP THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐẤU THẦU.

Việc phân cấp trong đấu thầu đã và đang được các bộ ngành, địa phương triển khai triệt để, đến tận cấp xã, phường (thậm chí hiệu trưởng các trường tiểu học, trung học cũng được phân cấp thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư, là người có thẩm quyền trong đấu thầu) nên đi đôi với việc tăng cường công tác hậu kiểm thì cần thiết phải tăng cường quán triệt việc thực thi Luật Đấu thầu cũng như đào tạo, bồi dưỡng tăng cường năng lực cho các cán bộ làm công tác đấu thầu. Cơ quan có thẩm quyền phải tổ chức nhiều hơn nữa các hội nghị tập huấn, bồi dưỡng về đấu thầu cho các cơ quan đơn vị trên toàn quốc, đảm bảo các kiến thức pháp luật về đấu thầu đến được tới tận các đơn vị cơ sở và tới những người trực tiếp thực hiện.

Trên cơ sở quy định của Luật Đấu thầu về vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, cần hình thành mạng lưới các đơn vị tổ chức hoạt động đào tạo về đấu thầu nhằm góp phần triển khai sâu rộng các hoạt động đào tạo bồi dưỡng, góp phần giúp việc thực thi Luật Đấu thầu được thống nhất và đúng quy định.

IV. TIẾN HÀNH KIỂM TRA THANH TRA THƯỜNG XUYÊN CÔNG TÁC THỰC HIỆN ĐẤU THẦU.

Bên cạnh việc tăng cường ủy quyền cho chủ đầu tư tạo sự chủ động, linh hoạt trong đấu thầu thì các cơ quan có thẩm quyền cần tiến hành kiểm tra, thanh tra thường xuyên công tác đấu thầu để nghiêm túc xử lý vi phạm và chấn chỉnh hoạt động đấu thầu tại Bộ ngành, địa phương mình.

Quá trình kiểm tra này nhằm mục tiêu phát hiện những mặt tích cực cần nhân rộng, những điểm hạn chế, tồn tại cần khắc phục, đồng thời sẽ là căn cứ để có văn bản nhắc nhở cho các bộ ngành và địa phương thực hiện đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, qua các hoạt động kiểm tra này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ xây dựng và hoàn thiện quy trình tổ chức các hoạt động kiểm tra để hướng dẫn cho các bộ ngành và địa phương để bộ ngành và địa phương chủ động trong việc triển khai thực hiện.

KẾT LUẬN

Nhìn chung, công tác đấu thầu trong những năm gần đây đã có chuyển biến tích cực so với thời kỳ trước. Việc thực thi Luật Đấu thầu, Nghị định 85/cp và các văn bản hướng dẫn thực hiện chi tiết như mẫu hồ sơ mời thầu, hướng dẫn cung cấp thông tin về đấu thầu, Thông tư hướng dẫn, Sổ tay đấu thầu… đã thực sự mang lại hiệu quả thiết thực. Quá trình tăng cường phân cấp đi đôi với hậu kiểm trong lĩnh vực đấu thầu đã được quan tâm đúng mức. Những hạn chế, tồn tại như đấu thầu hình thức, lạm dụng các hình thức đấu thầu kém cạnh tranh đã giảm đáng kể, quá trình đấu thầu cũng trở nên rõ ràng hơn, minh bạch hơn. Đấu thầu ngày càng khẳng định vai trò quan trọng và không thể thiếu được của mình trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước. Tuy vẫn còn những yếu kém nhất định còn tồn tại nhưng với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, chắc chắn trong thời gian tới hoạt động đấu thầu sẽ ngày một hoàn thiện hơn nữa đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong thời kỳ mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, giáo trình Quản lý nhà nước vể kinh tế. 2. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, giáo trình Kinh tế đầu tư

3. Trang Web:

- www.dauthau.bacvietluat.vn

- www.tuvandautu.info

- www.vn.business.vn

- www.saga.vn 4. Báo đấu thâu 5. Báo đầu tư

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước trong hoạt động đấu thầu ở Việt Nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w