MỤC LỤC
- Nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch trong từng hoạt động đấu thầu, tăng cường sự phân cấp trong thực hiện, đơn giản thủ tục để đẩy nhanh tiến độ ở mọi khâu cũng như tạo điều kiện cho giám sát của cộng đồng. - Nhằm khắc phục các tồn tại hiện hữu lạm dụng các hình thức đấu thầu kém cạnh tranh (như chỉ định thầu, đấu thầu hạn chế…), khắc phục tình trạng nhận thức sai về các nguồn tiền của Nhà nước, thiếu năng lực và kinh nghiệm trong thực hiện đấu thầu, cũng như tình trạng quy định chồng chéo về đấu thầu. Tuy nhiên, việc thực hiện đấu thầu qua mạng cũng vấp phải một số khó khăn, đó là cơ sở hạ tầng thông tin của Việt Nam chưa hoàn thiện, nhận thức về đấu thầu qua mạng chưa đầy đủ do đây là vấn đề hết sức mới mẻ và kiến thức về lĩnh vực này còn yếu.
Ngoài các gói thầu có giá trị nhỏ( dưới 500 triệu đồng đối với tư vấn, dưới 1 tỷ đồng đỗi với mua sắm hàng hóa xây lắp) áp dụng hình thức chỉ định thầu thì hầu hết các gói thầu có giá trị lớn đều đã áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi. Các gói thầu mua sắm trực tiếp, tự thực hiện và mua sắm đặc biệt với tổng số gói thầu nhỏ (2.032 gói) và tổng giá trị tiết kiệm thấp (557,48 tỷ đồng) chỉ chiếm 4% tổng gía trị tiết kiệm nên không được khuyến khích áp dụng. - Số lượng các gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu vẫn chiếm tỷ lệ cao về số lượng gói thầu (956 gói chiếm 46,5% tổng số gói thầu) song chủ yếu là các gói thầu có giá trị nhỏ nên giá trúng thầu áp dụng hình thức này chỉ chiếm 37,4% tổng giá trúng thầu.
Các dự án liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh với nước ngoài theo hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế có gía trúng thầu cao hơn giá gói thầu nên không đạt được tiết kiệm, tuy nhiên theo hình thức đấu thầu hạn chế quốc tế giá trị tiết kiệm đạt được cao với số lượng gói thầu là 771 gói và tổng giá trị tiết kiệm đạt 638,71 tỷ đồng tương đương 71,1%. Việc thực hiện đấu thầu theo Luật Đấu thầu (có hiệu lực từ 1-4-2006) và các văn bản hướng dẫn góp phần đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Nhà nước, tăng cường tính công khai, minh bạch, cạnh tranh của công tác đấu thầu, từ đó nâng cao chất lượng công trình, hàng hóa và dịch vụ tư vấn. + Về lập hồ sơ mời thầu: do mời hạng mục công việc quá tổng hợp như không công tác lập dự toán: nhiều gói thầu do vô tình hoặc cố ý các nhà tư vấn áp dụng định mức, đơn giá, giá vật liệu không phù hợp làm tăng giá gói thầu lên nhiều so với giá trị thật làm thất thoát vốn đầu tư.
+ Về công tác đánh giá hồ sơ dự thầu: do những sai sót của tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu, của chủ đầu tư đã bỏ qua những lỗi tiên quyết (đối với nhà thầu được trúng thầu) mà theo quy định nếu nhà thầu nào không đạt bị loại ngay khi đánh giá sơ tuyển. Vẫn tiếp diễn hiện tượng chủ đầu tư ”cố tình” kéo dài thời gian chuẩn bị phê duyệt dự án đến sát thời hạn phải thực hiện đấu thầu để đề nghị cho áp dụng hình thức chỉ định thầu do gói thầu là cấp bách, cần thực hiện chỉ định thầu để rút ngắn thời gian tổ chức đấu thầu. Bên cạnh đó, qua công tác kiểm tra tại Bộ Giao thông vận tải, một số dự án được sự chấp thuận chỉ định thầu của Thủ tướng Chính phủ tuy nhiên về mặt tiến độ không đảm bảo và giá đề nghị chỉ định thầu luôn xấp xỉ bằng giá gói thầu.
Không những vậy, Luật Đấu thầu không bắt buộc nhà thầu chính phải thực hiện phần việc chính như Luật Xây dựng, nghĩa là cho phép nhà thầu chính chuyển hầu hết các công tác thực hiện (kể cả công tác phức tạp nhất) cho các thầu phụ ngay sau khi ký hợp đồng. - Vấn đề quản lý sau đấu thầu: vẫn còn chưa được thực hiện thường xuyên: theo báo cáo của một số địa phương thì một số trường hợp việc quản lý thực hiện hợp đồng ( ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu trúng thầu) vẫn chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là trong bối cảnh giá cả leo thang. Ngoài ra trong một số trường hợp ở các gói thầu xây lắp, nhà thầu có tâm lý thực hiện hợp đồng cầm chừng để được điều chỉnh hợp đồng khi có các thay đổi về chính sách của Nhà nước về tiền lương,.Trong một số trường hợp khác nhà thầu khi thực hiện hợp đồng đã không đảm bảo được năng lực tài chính dẫn đến chậm trễ trong triển khai dự án.
NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TRỰC TIẾP THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐẤU THẦU. Việc phân cấp trong đấu thầu đã và đang được các bộ ngành, địa phương triển khai triệt để, đến tận cấp xã, phường (thậm chí hiệu trưởng các trường tiểu học, trung học cũng được phân cấp thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư, là người có thẩm quyền trong đấu thầu) nên đi đôi với việc tăng cường công tác hậu kiểm thì cần thiết phải tăng cường quán triệt việc thực thi Luật Đấu thầu cũng như đào tạo, bồi dưỡng tăng cường năng lực cho các cán bộ làm công tác đấu thầu. Cơ quan có thẩm quyền phải tổ chức nhiều hơn nữa các hội nghị tập huấn, bồi dưỡng về đấu thầu cho các cơ quan đơn vị trên toàn quốc, đảm bảo các kiến thức pháp luật về đấu thầu đến được tới tận các đơn vị cơ sở và tới những người trực tiếp thực hiện.
Trên cơ sở quy định của Luật Đấu thầu về vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, cần hình thành mạng lưới các đơn vị tổ chức hoạt động đào tạo về đấu thầu nhằm góp phần triển khai sâu rộng các hoạt động đào tạo bồi dưỡng, góp phần giúp việc thực thi Luật Đấu thầu được thống nhất và đúng quy định. Bên cạnh việc tăng cường ủy quyền cho chủ đầu tư tạo sự chủ động, linh hoạt trong đấu thầu thì các cơ quan có thẩm quyền cần tiến hành kiểm tra, thanh tra thường xuyên công tác đấu thầu để nghiêm túc xử lý vi phạm và chấn chỉnh hoạt động đấu thầu tại Bộ ngành, địa phương mình. Quá trình kiểm tra này nhằm mục tiêu phát hiện những mặt tích cực cần nhân rộng, những điểm hạn chế, tồn tại cần khắc phục, đồng thời sẽ là căn cứ để có văn bản nhắc nhở cho các bộ ngành và địa phương thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Ngoài ra, qua các hoạt động kiểm tra này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ xây dựng và hoàn thiện quy trình tổ chức các hoạt động kiểm tra để hướng dẫn cho các bộ ngành và địa phương để bộ ngành và địa phương chủ động trong việc triển khai thực hiện. Nhìn chung, công tác đấu thầu trong những năm gần đây đã có chuyển biến tích cực so với thời kỳ trước. Việc thực thi Luật Đấu thầu, Nghị định 85/cp và các văn bản hướng dẫn thực hiện chi tiết như mẫu hồ sơ mời thầu, hướng dẫn cung cấp thông tin về đấu thầu, Thông tư hướng dẫn, Sổ tay đấu thầu… đã thực sự mang lại hiệu quả thiết thực.
Quá trình tăng cường phân cấp đi đôi với hậu kiểm trong lĩnh vực đấu thầu đã được quan tâm đúng mức. Những hạn chế, tồn tại như đấu thầu hình thức, lạm dụng các hình thức đấu thầu kộm cạnh tranh đó giảm đỏng kể, quỏ trỡnh đấu thầu cũng trở nờn rừ ràng hơn, minh bạch hơn. Đấu thầu ngày càng khẳng định vai trò quan trọng và không thể thiếu được của mình trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước.
Tuy vẫn còn những yếu kém nhất định còn tồn tại nhưng với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, chắc chắn trong thời gian tới hoạt động đấu thầu sẽ ngày một hoàn thiện hơn nữa đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong thời kỳ mới.