1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý nhà nước về thu Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009. Thực trạng và một số giải pháp

95 1,3K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 746,5 KB

Nội dung

Bảo hiểm xã hội(BHXH) là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với người lao động và gia đình họ với mục đích đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động và gia đình khi không may bị mất hoặc giảm thu nhập do ốm đau, thai sản, mất sức lao động, tai nạn lao động

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 3

1.1 Lý luận chung về bảo hiểm xã hội 3

1.1.1 Sự cần thiết khách quan của BHXH 3

1.1.2 Bản chất của BHXH 5

1.1.3 Vai trò của BHXH 7

1.1.3.1.Vai trò của BHXH đối với người lao động và gia đình của họ 7

1.1.3.2.Vai trò của BHXH đối với xã hội 8

1.1.4 Đối tượng của BHXH 9

1.1.5 Chức năng của BHXH 9

1.1.6 Tính chất của BHXH 10

1.1.7 Những nguyên tắc cơ bản của BHXH 11

1.1.8 Những quan điểm cơ bản về BHXH 12

1.1.9 Quỹ BHXH 14

1.9.1.1 Nguồn hình thành quỹ BHXH 14

1.9.1.2 Mục đích sử dụng quỹ BHXH 16

1.2 Lý luân chung về quản lý nhà nước về thu BHXH 16

1.2.1 Khái niệm 16

1.2.1.1 Quản lý nhà nước 16

1.2.1.2 Quản lý nhà nước về tài chính BHXH 17

1.2.1.3 Quản lý nhà nước về thu BHXH 17

1.2.2 Mục tiêu của quản lý nhà nước về thu BHXH 19

1.2.3 Những nguyên tắc trong thu BHXH 19

1.2.4 Đối tượng của quản lý nhà nước về thu BHXH 20

1.2.4.1 Cơ quan quản lý nhà nước về thu BHXH 20

1.2.4.2 Đối tượng bị quản lý 21

1.2.5 Công cụ quản lý nhà nước về thu BHXH 21

1.2.6 Những nguồn thu của BHXH 23

1.2.7 Nội dung quản lý nhà nước về thu BHXH 24

Trang 2

1.2.7.1 Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm

pháp luật về thu BHXH 24

1.2.7.2 Tổ chức và hoàn thiện bộ máy quản lý thu bảo hiểm xã hội 25

1.2.7.3 Tổ chức quản lý hoạt động thu BHXH 26

1.2.7.3.1 Quản lý đối tượng tham gia 26

1.2.7.3.2 Quản lý quỹ tiền lương của doanh nghiệp 27

1.2.7.3.3 Quản lý tiền thu BHXH 27

1.2.7.4 Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thu BHXH và giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử phạt vi phạm pháp luật về thu BHXH.27 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THU BHXH Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2009 30

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của BHXH Việt Nam 30

2.2 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về thu BHXH ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009 32

2.2.1 Mục tiêu công tác quản lý nhà nước ở Việt Nam giai đoạn này 32

2.2.2 Cơ quan quản lý nhà nước về thu BHXH ở Việt Nam giai đoạn này 33

2.2.3 Nội dung quản lý nhà nước về thu BHXH ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009 34

2.2.3.1 Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về thu BHXH 34

2.2.3.2 Tổ chức và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về thu BHXH ở Việt Nam 38

2.2.3.3 Tổ chức quản lý hoạt động thu BHXH 43

2.2.3.3.1 Quản lý đối tượng tham gia BHXH 43

2.2.3.3.2 Quản lý quỹ tiền lương của doanh nghiệp 51

2.2.3.3.3 Quản lý tiền thu BHXH 53

2.2.3.4 Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thu BHXH và giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử phạt vi phạm pháp luật về thu BHXH.67 2.2.4 Đánh giá chung công tác quản lý nhà nước về thu ở Việt Nam giai đoạn này 70

2.2.4.1 Thành tựu 70

2.2.4.2 Hạn chế 70

Trang 3

2.2.5 Một số công cụ quản lý nhà nước về thu BHXH ở Việt Nam giai

đoạn 2000-2009 72

CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THU BHXH Ở VIỆT NAM 74

3.1 Định hướng về BHXH Việt Nam 74

3.1.1 Định hướng về xây dựng chính sách BHXH 74

3.1.2 Định hướng về công tác quản lý nhà nước về thu BHXH ở Việt Nam giai đoạn tới 75

3.2 Một số kiến nghị và giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về thu BHXH ở Việt Nam 75

3.2.1 Một số kiến nghị 75

3.2.1.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 75

3.2.1.2 Kiến nghị đối với BHXH Việt Nam 80

3.2.1.3 Kiến nghị đối với cấp tỉnh 81

3.2.2 Một số giải pháp 81

3.2.2.1 Giải pháp nhằm phát triển đối tượng tham gia BHXH 81

3.2.2.2 Giải pháp nhắm tăng cường công tác thu BHXH 83

3.2.2.3 Giải pháp nhằm xử lý nợ đọng BHXH 85

KẾT LUÂN 89

Tài liệu đính kèm: Hệ thống biểu mẫu thu BHXH, BHYT bắt buộc ở Việt Nam

(theo Quyết định số 1333/QĐ – BHXH của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam)

Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU

Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý nhà nước ở Việt Nam 39

Sơ đồ 2: Quy trình quản lý thu BHXH ở Việt Nam 41

Biểu đồ 1: Biểu đồ biểu diễn số thu BHXH Việt Nam từ 2000-2009 56

Bảng 1: Số người tham gia BHXH ở Việt Nam giai đoạn 2000-2009 47

Bảng 2: Tỷ trọng lao động tham gia BHXH so với tổng số lao động tham gia hoạt động kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2000-2009 49

Bảng 3:Tỷ lệ trích BHXH của người sử dụng lao động và người lao động của Việt Nam 52

Bảng 4: Tình hình thu BHXH Việt Nam giai đoạn 2000-2009 55

Bảng 5: Các đợt điều chỉnh lương ở Việt Nam của chính phủ 58

Bảng 6: Tình hình thu BHXH bắt buộc tại các khối lao động của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2009 60

Bảng 7: Tình hình nợ đọng BHXH Việt Nam giai đoạn 2000-2009 63

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Bảo hiểm xã hội(BHXH) là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối vớingười lao động và gia đình họ với mục đích đảm bảo mức sống tối thiểu cho ngườilao động và gia đình khi không may bị mất hoặc giảm thu nhập do ốm đau, thai sản,mất sức lao động, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, mất việc làm, tuổi già hoặc

bị chết Ngay từ những ngày đầu thành lập nước, chính sách BHXH đã được chútrọng thực hiện và ngày càng được hoàn thiện cho phù hợp với tình hình kinh tế - xãhội của đất nước

Từ việc nghiên cứu tình hình triển khai BHXH ở Việt Nam, tôi thấy BHXHthực sự là một chính sách quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế -

xã hội của đất nước Nó không những góp phần ổn định cuộc sống cho người laođộng mà còn thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho đấtnước, BHXH không ngừng được hoàn thiện cả về chất và lượng Hiện nay, số lượngngười tham gia và thụ hưởng BHXH không ngừng tăng lên hàng năm, các chế độđược thực hiện dần tiến tới các chuẩn mực của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).Đặc biệt là sự đổi mới quản lý từ cơ chế tập trung, bao cấp sang cơ chế có đóng gópvào quỹ và quỹ hoạt động theo nguyên tắc cân bằng thu chi qua đó góp phần làmgiảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước đồng thời thể hiện trách nhiệm của ngườilao động và người sử dụng lao động Nhà nước đóng vai trò tổ chức thực hiện vàquản lý thông qua BHXH Việt Nam - được tổ chức theo ngành dọc từ Trung ươngđến địa phương

Bên cạnh những thành tựu đạt được, BHXH Việt Nam vẫn còn rất nhiều tổntại cần khắc phục, sửa chữa cả về nội dung và chính sách thực hiện Đây là một nhucầu thiết yếu, đòi hỏi cần phải được nghiên cứu để ngày càng hoàn thiện chính sách

và tổ chức quản lý của BHXH Việt Nam Và quản lý nhà nước về thu BHXH là mộtnội dung lớn cần được chú trọng và quan tâm vì thu BHXH mà được thực hiện tốtthì quỹ BHXH mới có thể an toàn, đủ khả năng chi trả khi các sự kiện bảo hiểm xảy

ra từ đó góp phần đảm bảo an toàn xã hội

Vì vậy, trong thời gian học tập và nghiên cứu tại Khoa Bảo hiểm – Đại họcKinh tế Quốc dân và thực tập tại Viện Khoa học BHXH Việt Nam, tôi đã lựa chọn

đề tài: “ Quản lý nhà nước về thu Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2000 –

2009 Thực trạng và một số giải pháp” với mục đích rút ra được những thành tựu

Trang 6

đạt được của công tác quản lý nhà nước về thu BHXH để tiếp tục phát huy và tìm rađược những tồn tại, hạn chế để có biện pháp khắc phục, góp phần hoàn thiện quátrình quản lý nhà nước về thu BHXH để phát huy tối đa chức năng BHXH trongthời kì mới.

Kết cấu của đề tài gồm ba chương:

Chương I: Lý luận chung về BHXH và quản lý nhà nước về BHXH.

Chương II: Thực trạng công tác quản lý nhà nước về thu BHXH ở Việt Nam giai đoạn 2000-2009.

Chương III: Một số định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thu BHXH ở Việt Nam

Trang 7

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.

1.1 Lý luận chung về bảo hiểm xã hội

1.1.1 Sự cần thiết khách quan của BHXH

Con người trong xã hội ai cũng phải trải qua quá trình sinh ra, lớn lên, trưởngthành và chết đi hay nói cách khác là vòng luân hồi: sinh, lão , bệnh, tử Để có thểtồn tại và phát triển được thì con người phải được thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu vềvật chất và tinh thần Muốn vậy, họ phải lao động để làm ra những sản phẩm thiếtyếu đó Khi sản phẩm làm ra càng nhiều thì đời sống con người sẽ càng đầy đủ vàhoàn thiện hơn Hay nói cách khác, việc thỏa mãn các nhu cầu sinh sống và pháttriển của con người phụ thuộc vào khả năng lao động của chính bản thân họ: sảnphầm làm ra nhiều thì đời sống ngày càng đầy đủ, tiện nghi hơn, xã hội ngày mộtvăn minh, phát triển hơn Tuy nhiên trong quá trình tham gia lao động sản xuất, conngười không phải lúc nào cũng gặp thuận lợi, có thể thỏa mãn được đầy đủ nhu cầucủa cuộc sống mà họ có thể gặp phải rất nhiều rủi ro, bất lợi, khó khăn bất cứ lúcnào như ốm đau, tai nạn, về già,… gây mất hoặc giảm thu nhập và các điều kiệnsinh sống khác Khi đó, các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống không vì thế mà mất

đi, thậm chí còn tăng lên và xuất hiện thêm một số nhu cầu mới như: chi phí khámchữa bệnh khi ốm đau, người chăm sóc khi về già,… Bởi vậy, ngay từ khi xã hộiloài người xuất hiện thì nhu cầu an toàn đối với con người cũng xuất hiện và nó làmột trong những nhu cầu thiết yếu Lúc nào con người cũng tìm cách bảo vệ bảnthân mình trước những rủi ro trong cuộc sống và khi rủi ro xảy ra thì phải tìm ranhiều biện pháp khắc phục Để khắc phục những rủi ro, bất hạnh giảm bớt khó khăncho bản thân và gia đình thì ngoài việc tự mình khắc phục, người lao động có thểnhận được sự trợ giúp của cộng đồng thông qua các hình thức như: vay mượn, đixin, san xẻ, đùm bọc lẫn nhau hoặc dựa vào sự cứu trợ của Nhà nước Tuy nhiên,các biện pháp trên đều hoàn toàn thụ động và không chắc chắn

Cùng với sự phát triển của xã hội, khi nền công nghiệp và kinh tế hàng hóaphát triển, theo đó xuất hiện lao động làm thuê và người làm chủ Lúc đầu hai giớinày bao giờ cũng rất dễ hòa hợp với nhau bởi vì cả hai giới đều có những nhu cầuriêng của mình và đều được đáp ứng Tuy nhiên trong một thời gian ngắn sau đó,

Trang 8

giữa hai giới bắt đầu có những mâu thuẫn nảy sinh liên quan đến sự đối xử với nhaukhi người lao động bị ốm đau, bệnh tật,… đặc biệt với những gia đình đông con,hoàn cảnh khó khăn Người chủ thì chỉ muốn trả lương cho người lao động khi họtham gia lao động trong khi giới thợ thì muốn người chủ phải đảm bảo cho họ mộtkhoản thu nhập nhất định để họ trang trải cuộc sống tối thiểu cả khi rủi ro xảy ra.Cuối cùng giới chủ phải cam kết trả cả khoản thu nhập đó Trong thực tế, khôngphải lúc nào những rủi ro trên cũng xảy ra và người chủ không phải chi trả mộtđồng nào Nhưng cũng có khi rủi ro xảy ra dồn dập, người chủ phải bỏ ra một khoảntiền lớn một lúc mặc dù không muốn Điều này dẫn đến giới thợ liên kết lại vớinhau cùng chống lại giới chủ Cuộc đấu tranh này ngày càng diễn ra gay gắt trêndiện rộng và ảnh hưởng trực tiếp tới mọi mặt của nền kinh tế xã hội.

Để khắc phục tình trạng trên, Nhà nước phải đứng ra làm trung gian hòa giảimâu thuẫn bằng cách huy động một khoản đóng góp từ cả phía chủ và thợ, bản thânNhà nước cũng sẽ hỗ trợ một phần để hình thành nên một quỹ tài chính Quỹ này

do Nhà nước quản lý và sẽ chi trả khi biến cố xảy ra mà không phụ thuộc vào việcgiới chủ có muốn hay không Nhờ có quỹ này mà đời sống của người lao động vàgia đình họ được đảm bảo khi có rủi ro không may xảy đến với lao động chínhtrong gia đình Ngoài ra nó còn tạo tâm lý ổn định cho người lao động, kích thíchtinh thần làm việc hăng say của họ để hoàn thành công việc một cách tốt nhất Đồngthời, giới chủ cũng thấy quyền lợi thiết thực của mình được đảm bảo, không phải lochi trả những khoản chi trợ cấp đột xuất cho người lao động khi có rủi ro xảy ra.Như vậy, cả giới chủ và giới thợ đều cảm thấy mình được bảo vệ

Từ những vấn đề nêu trên, thế giới quan niệm việc hình thành nguồn quỹ đó

và cách thức quản lý quỹ đó chính là để bảo hiểm xã hội cho người lao động trướchết là trong trường hợp ốm đau, tai nạn, gia cảnh người lao động gặp khó khăn.Như vậy, bảo hiểm xã hội(BHXH) ra đời là một tất yếu khách quan để đảmbảo cho nền kinh tế - xã hội phát triển bình thường Nó được ra đời khá sớm vàđược thực hiện ở tất cả các nước trên thế giới BHXH là một trong những chínhsách cơ bản nhất của mỗi quốc gia, thể hiện trình độ văn minh, tiềm lực và sứcmạnh kinh tế cũng như khả năng quản lý của quốc gia đó

*Khái niệm BHXH: Tuy ra đời từ rất sớm và được thực hiện ở tất cả các quốc

gia trên thế giới nhưng hiện nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về BHXH

Trang 9

- Từ giác độ pháp luật: BHXH là một chế độ pháp định bảo vệ người lao động,

sử dụng tiền đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động, người lao động

và được sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước, nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảohiểm và gia đình trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường do ốmđau, tai nạn lao động, thai sản, hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật (hưu)hoặc chết

- Từ giác độ tài chính: BHXH là quá trình chia sẻ rủi ro và tài chính giữanhững người tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật

- Từ giác độ chính sách xã hội: BHXH là một chính sách xã hội nhằm đảm bảođời sống vật chất cho người lao động khi họ không may gặp phải các “rủi ro xãhội”, nhằm góp phần đảm bảo an toàn xã hội…

-Theo luật BHXH Việt Nam năm 2006: BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bùđắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốmđau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao độnghoặc chết, trên cơ sở đóng góp vào quỹ BHXH

-Gần đây, một số quan điểm cho rằng: BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bùđắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố làmgiảm hoặc mất khả năng lao động hoặc bị mất việc làm, bằng cách hình thành và sửdụng một quỹ tài chính tập trung do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH,nhằm góp phần đảm bảo an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ, gópphần đảm bảo an toàn xã hội

1.1.2 Bản chất của BHXH

BHXH ra đời với mục đích bảo đảm một mức sống tối thiểu cho NLĐ và giađình họ khi gặp NLĐ gặp phải biến cố gây mất hoặc giảm thu nhập Tuy có nhiềukhái niệm khác nhau về BHXH nhưng bản chất của BHXH được thể hiện rất rõràng và cụ thể ở những nội dung sau:

- BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng, phức tạp của xã hội, nhất là trong xãhội mà sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường và quan hệ chủ thợ phát triển đếnmột mức độ nhất định Kinh tế là nền tảng của BHXH do đó, chỉ khi nào nền kinh tếđạt đến một trình độ nhất định thì BHXH mới ra đời Một nền kinh tế chậm pháttriển, đời sống nhân dân thấp kém không thể có một hệ thống BHXH vững mạnhđược Kinh tế càng phát triển kéo theo hệ thống BHXH ngày càng đa dạng, các chế

Trang 10

độ BHXH ngày càng mở rộng, các hình thức BHXH ngày càng phong phú nhưngBHXH không bao giờ vượt quá trạng thái kinh tế của mỗi nước.

- Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH xuất phát trên cơ sở quan hệ lao động

và quan hệ quản lý xã hội và diễn ra giữa ba bên sau: bên tham gia BHXH( có thể làNLĐ hoặc cả NLĐ và NSDLĐ: là bên có trách nhiệm đóng góp BHXH theo quyđịnh của pháp luật), bên bảo hiểm xã hội( bên nhận nhiệm vụ BHXH thường là cơquan chuyên trách do Nhà nước lập ra và bảo trợ: là bên nhận sự đóng góp củangười lao động, người sử dụng lao động, lập nên quỹ BHXH Bên BHXH có tráchnhiệm thực hiện chi trả trợ cấp cho bên được BHXH khi có nhu cầu phát sinh vàlàm cho quỹ BHXH phát triển.), bên được BHXH( chính là NLĐ và gia đình họ khi

có đủ điều kiện ràng buộc cần thiết) Giữa các bên có mối quan hệ chặt chẽ vớinhau Trong kinh tế thị trường, bên tham gia BHXH có thể đồng thời là bên đượcBHXH (lao động chẳng hạn) Đối với người lao động độc lập, họ vừa là người thamgia BHXH vừa là người được quyền hưởng BHXH vì họ đóng phí được BHXH đểbảo hiểm cho chính họ

- Những biến cố gây mất hoặc giảm khả năng lao động, mất việc làm trongBHXH có thể là những rủi ro ngẫu nhiên, không lường trước được như: ốm đau, tainạn lao động,… hoặc cũng có thể là những trường hợp xảy ra không hoàn toàn ngẫunhiên, có thể dự báo trước được như: tuổi già, thai sản,… Đồng thời những biến cốnày có thể xảy ra trong quá trình lao động hoặc ngoài quá trình lao động của conngười

- Phần thu nhập của người lao động bị mất hoặc giảm do gặp phải những khókhăn, biến cố, rủi ro sẽ được thay thế hoặc bù đắp một phần từ một nguồn quỹ tiền

tệ tập trung được tồn tích lại Quỹ này hình thành do sự đóng góp của bên tham giaBHXH hoặc các nguồn thu hợp pháp khác của quỹ BHXH Như vậy, BHXH thựcchất cũng là quá trình phân phối lại thu nhập Xét trên phạm vi toàn xã hội, BHXHđược coi là một bộ phận của GDP, được xã hội phân phối lại cho những thành viêncủa mình khi gặp phải những sự kiện bảo hiểm như ốm đau, thai sản, tuổi già, tainạn lao động,… Xét trong nội tại BHXH thì phân phối lại thu nhập được thực hiện

cả theo chiều dọc và chiều ngang Phân phối theo chiều ngang là sự phân phối củachính bản thân người lao động theo thời gian (nghĩa là sự phân phối lại thu nhập củaquá trình làm việc và quá trình không làm việc) Phân phối theo chiều dọc là sựphân phối giữa những người khỏe mạnh cho người ốm đau, bệnh tật; giữa những

Trang 11

người trẻ cho người già; giữa những người không sinh đẻ (nam giới) và người sinh

đẻ (nữ giới); giữa những người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp

- BHXH đảm bảo mục tiêu thỏa mãn nhu cầu thiết yếu cho NLĐ và gia đình

họ trong trường hợp có sự kiện bảo hiểm xảy ra gây mất hoặc giảm thu nhập, mấtviệc làm Mục tiêu này được ILO cụ thể hóa như sau:

+ Đền bù cho NLĐ những khoản thu nhập bị mất để đảm bảo nhu cầu sốngthiết yếu của họ Tuy nhiên mức đền bù này luôn nhỏ hơn so với thu nhập của họkhi đang làm việc

ro xã hội thì cũng đã đề cập đến tính kinh tế của BHXH

1.1.3 Vai trò của BHXH

1.1.3.1.Vai trò của BHXH đối với người lao động và gia đình của họ

Ở bất kỳ hoàn cảnh, thời điểm nào, rủi ro luôn luôn rình rập, đe doạ cuộc sốngcủa mỗi người gây gánh nặng cho bản thân người đó, cho cộng đồng và xã hội Rủi

ro phát sinh hoàn toàn ngẫu nhiên bất ngờ không lường trước được nhưng xét trênbình diện xã hội, rủi ro là một tất yếu không thể tránh được Để phòng ngừa và hạnchế những tác động tiêu cực của rủi ro đối với con người và xã hội là nhiệm vụ,mục tiêu hoạt động của BHXH Chúng ta có thể liệt kê một số vai trò của BHXHđối với cá nhân người lao động và gia đình họ như sau:

- Thứ nhất: BHXH có vai trò ổn định thu nhập cho người lao động và gia đìnhhọ

Khi tham gia BHXH, người lao động phải trích một khoản phí nộp vào quỹBHXH, khi gặp rủi ro, bất hạnh như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,… làm chochi phí gia đình tăng lên hoặc phải ngừng làm việc tạm thời Do vậy thu nhập củagia đình bị giảm, đời sống kinh tế lâm vào tình cảnh khó khăn, túng quẫn Nhờ có

Trang 12

chính sách BHXH mà họ được nhận một khoản tiền trợ cấp đã bù đắp lại phần thunhập bị mất hoặc bị giảm để đảm bảo ổn định thu nhập, ổn định đời sống.

- Thứ hai: Ngoài việc đảm bảo đời sống kinh tế, BHXH tạo được tâm lý antâm, tin tưởng Khi đã tham gia BHXH góp phần nâng cao đời sống tinh thần chongười lao động đem lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân lao động.1.1.3.2.Vai trò của BHXH đối với xã hội

- Thứ nhất: Tăng cường mối quan hệ giữa Nhà nước, người sử dụng lao động

và người lao động, mối quan hệ ràng buộc, chặt chẽ, chia sẽ trách nhiệm, chia sẽ rủi

ro chỉ có được trong quan hệ của BHXH Tuy nhiên mối quan hệ mối quan hệ nàythể hiện trên giác độ khác nhau Người lao động tham gia BHXH với vai trò bảo vệquyền lợi cho chính mình đồng thời phải có trách nhiệm đối với cộng đồng và xãhội Người sử dụng lao động tham gia BHXH là để tăng cường tình đoàn kết vàcùng chia sẻ rủi ro cho người lao động nhưng đồng thời cũng bảo vệ, ổn định cuộcsống cho các thành viên trong xã hội Mối quan hệ này thể hiện tính nhân sinh, nhânvăn sâu sắc của BHXH

- Thứ hai: BHXH thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp, BHXH tạo cho nhữngngười bất hạnh có thêm những điều kiện, những lực đẩy cần thiết để khắc phụcnhững biến cố xã hội, hoà nhập vào cộng đồng, kích thích tính tích cực của xã hộitrong mỗi con người giúp họ hướng tới những chuẩn mực của chân-thiện-mỹ nhờ

đó có thể chống lại tư tưởng “Thân ai người ấy lo” BHXH là yếu tố tạo nên sự hoàđồng mọi người, không phân biệt chính kiến, tôn giáo, chủng tộc, vị thế xã hội đồngthời giúp mọi người hướng tới một xã hội nhân ái, cuộc sống công bằng, bình yên

- Thứ ba: BHXH thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau tương thântương ái của cộng đồng: Sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng là nhân tốquan trọng giúp đỡ những người bất hạnh là nhằm hoàn thiện những giá trị nhânbản của con người, tạo điều kiện cho một xã hội phát triển lành mạnh và bền vững

- Thứ tư: BHXH góp phần thực hiện bình đẳng xã hội: trên giác độ xã hội,BHXH là một công cụ để nâng cao điều kiện sống cho người lao động Trên giác độkinh tế, BHXH là một công cụ phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trongcộng đồng Nhờ sự điều tiết này người lao động được thực hiện bình đẳng khôngphân biệt các tầng lớp trong xã hội

Trang 13

1.1.4 Đối tượng của BHXH

Mặc dù ra đời đã rất lâu nhưng đối tượng của BHXH còn có nhiều quan điểmchưa thống nhất dẫn đến sự nhầm lẫn giữa đối tượng của BHXH với đối tượng thamgia BHXH

- Đối tượng của BHXH chính là phần thu nhập của người lao động bị biếnđộng, giảm hoặc mất đi do bị giảm hoặc mất khả năng lao động do các biến cố như

đã nêu trên từ đó để giúp ổ định cuộc sống của bản thân người lao động và gia đình

họ Chính vì yếu tố này mà BHXH được coi là một chính sách lớn của mỗi quốc gia

và được Nhà nước quan tâm quản lí chặt chẽ Cũng tùy vào điều kiện kinh tế củamỗi nước mà các quy định về đối tượng này là có sự khác nhau nhưng cùng bảođảm ổn đình đời sống của người lao động

- Đối tượng tham gia BHXH là gồm người lao động và cả người sử dụng laođộng Sở dĩ người lao động phải đóng phí vì chính họ là đối tượng được hưởngBHXH khi gặp rủi ro Người sử dụng lao động đóng phí là thể hiện sự quan tâm,trách nhiệm của họ đối với người lao động Và sự đóng góp trên là bắt buộc, ngoài

ra còn có sự hỗ trợ của Nhà nước

1.1.5 Chức năng của BHXH

Chức năng cơ bản nhất của BHXH là thay thế, bù đắp phần thu nhập củangười lao động khi họ gặp những rủi ro làm mất thu nhập do mất khả năng lao độnghay mất việc làm Rủi ro này có thể làm mất khả năng lao động tam thời hay dài hạnthì mức trợ cấp sẽ được quy định cho từng trường hợp Chức năng này quyết địnhnhiệm vụ, tính chất và cả cơ chế tổ chức hoạt động của BHXH

Đối tượng tham gia BHXH có cả người lao động và người sử dụng lao động

và cùng phải đóng góp vào quỹ BHXH Quỹ này dùng để trợ cấp cho người laođộng khi gặp phải rủi ro nhưng số người này thường chiếm số ít BHXH thực hiện

cả phân phối lại thu nhập theo chiều dọc và chiều ngang, giữa người lao động khoẻmạnh với người lao động ốm đau, già yếu , giữa những người có thu nhập cao phảiđóng nhiều với người có thu nhập thấp phải đóng ít Như vậy thực hiện chức năngnày BHXH còn có ý nghĩa góp phần thực hiện công bằng xã hội - một mục tiêuquan trọng trong chính sách kinh tế -xã hội của mỗi quốc gia

Nhờ có BHXH mà người lao động luôn yên tâm lao động, gắn bó với côngviệc, nâng cao năng suất lao động Từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động xãhội, tạo ra của cải vật chất ngày càng nhiều hơn, nâng cao đời sống toàn xã hội Nếu

Trang 14

trước đây, sự trợ giúp là mang tính tự phát, thì hiện nay khi xã hội đã phát triển,việc trợ giúp đã được cụ thể hoá bằng các chính sách, quy định của Nhà nước Sựbảo đảm này giúp gắn bó mối quan hệ giữa người lao động và xã hội và càng thúcđẩy hơn nghĩa vụ của họ đối với xã hội.

Trong thực tế giữa người lao động và người sử dụng lao động có những mâuthuẫn nội tại, khách quan về tiền lương, tiền công, thời gian lao động BHXH đãgắn bó lợi ích giữa họ, đã điều hoà được những mâu thuẫn giữa họ, làm cho họ hiểunhau hơn và gắn bó với nhau hơn Đây cũng là mối quan hệ biện chứng hai bên đều

có lợi, người lao động thì được đảm bảo cuộc sống, người sử dụng thì sẽ có một độingũ công nhân hăng hái, tích cực trong sản xuất Đối với Nhà nước thì BHXH giúpgiảm thiểu chi phí xã hội nhưng vẫn đạt hiệu quả cao vì đã giải quyết những khókhăn về đời sống của người lao động và góp phần ổn định sản suất, ổn định kinh tế -

- BHXH vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã hội, đồng thời còn có tính dịch vụ.+ Tính kinh tế thể hiện rõ nhất là ở chỗ quỹ BHXH muốn được hình thành,bảo toàn và tăng trưởng phải có sự đóng góp của các bên tham gia và phải đượcquản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích Quỹ BHXH chủ yếu dùng để trợ cấp choNLĐ theo các điều kiện BHXH Thực chất phần đóng góp của các bên là khôngđáng kể, nhưng quyền lợi nhận được là rất lớn khi gặp rủi ro Đối với NSDLĐ việctham gia đóng góp vào quỹ BHXH là để bảo hiểm cho NLĐ mà mình sử dụng Xétdươi góc độ kinh tế, họ cũng có lợi vì điều đó sẽ làm cho quá trình tái sản xuất của

họ diễn ra liên tục, không bị ngắt quãng Với Nhà nước, BHXH góp phần làm giảm

Trang 15

gánh nặng cho ngân sách, đồng thời quỹ BHXH còn là nguồn đầu tư đáng kể chonền kinh tế quốc dân.

+ BHXH là bộ phận chủ yếu của hệ thống an sinh xã hội, vì vậy tính xã hộicủa nó thể hiện rất rõ Xét về lâu dài, mọi NLĐ trong xã hội đều có quyền tham giaBHXH Và ngược lại, BHXH phải có trách nhiệm bảo hiểm cho mọi NLĐ và giađình họ, kể cả khi họ còn đang trong độ tuổi lao động Tính xã hội của BHXH luôngắn chặt với tính dịch vụ của nó Khi nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thìtính dịch vụ và tính xã hội hóa của BHXH cũng ngày càng cao

1.1.7 Những nguyên tắc cơ bản của BHXH

BHXH ra đời như một thực tế khách quan, hoạt động của nó không vì mụctiêu lợi nhuận theo những nguyên tắc đã được quy định trong pháp luật Nội dung

cụ thể trong từng Chương, Điều của Luật phải đảm bảo tuân thủ và thể hiện đượcnhững nguyên tắc cơ bản đã được quy định Nguyên tắc của BHXH trong LuậtBHXH Việt Nam được quy định tại Điều 5 gồm những nội dung sau:

Thứ nhất: Mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóngBHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH

Nguyên tắc này được thể hiện trên các mặt sau: có đóng BHXH thì đượchưởng chế độ; thời gian tham gia đóng BHXH nhiều và mức đóng góp cao thì mứctrợ cấp khi gặp rủi ro mới cao và ngược lại Tuy nhiên, với đặc tính của bảo hiểmthì chia sẻ giữa những người tham gia là không thể thiếu, nguyên tắc chia sẻ củaBHXH được thể hiện ở tất cả các chế độ, nhưng rõ nết nhất là ở các chế độ: ốm đau,thai sản, TNLĐ-BNN và trợ cấp thất nghiệp (số đông người tham gia đóng góp đểchi trả cho một số người không may rủi ro hoặc khi sinh sản)

Thứ hai: Mức đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ

sở tiền lương, tiền công của người lao động Mức đóng BHXH tự nguyện được tínhtrên cơ sở mức thu nhập do người lao động lựa chọn nhưng mức thu nhập nàykhông thấp hơn mức lương tối thiểu chung

Nguyên tắc này quy định người tham gia BHXH bắt buộc phải đóng BHXHtheo tỷ lệ xác định trên cơ sở tiền lương, tiền công mà không đóng BHXH trên mứcthu nhập thực tế như: tiền lương tăng thêm, các khoản phụ cấp khác (trừ phụ cấpchức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề), thu nhập dolương tăng thêm, do thực hiện chế độ khoán sản phẩm đem lại… Việc quy địnhnguyên tắc này vừa đảm bảo cho việc sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp

Trang 16

được ổn định, vừa đảm bảo cho thực hiện quản lý thu BHXH trong điều kiện thực tếhiện nay (việc xác định thu nhập của người lao động còn khó khăn) Đối với BHXH

tự nguyện mức đóng BHXH được quy định trên cơ sở mức thu nhập do người thamgia lựa chọn tùy khả năng kinh tế của họ nhưng không thấp hơn mức tiền lương tốithiểu, đây là quy định hợp lý nhằm thu hút và tạo điều kiện để đông đảo người laođộng trong xã hội có thể tham gia BHXH đồng thời đảm bảo mức sống cho ngườilao động khi sự kiện bảo hiểm xảy ra

Thứ ba: Trong trường hợp người lao động vừa có thời gian đóng BHXH bắtbuộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện thì được hưởng chế độ hưu trí và chế

độ tử tuất trên cơ sở thời gian đóng BHXH

Với nguyên tắc này, giữa BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện có sự liênthông, đảm bảo cho người tham gia BHXH khi hết tuổi lao động có nhiều cơ hộiđược hưởng chế độ hưu trí do thời gian đóng BHXH được tính bằng tổng thời gianđóng BHXH của 2 loại hình Tuy nhiên theo quy định của Luật BHXH Việt Namthì trong cùng một thời điểm, người lao động chỉ được tham gia đóng BHXH bắtbuộc hoặc BHXH tự nguyện

Thứ tư: Quỹ BHXH được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch,được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần củaBHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp

Nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho việc quản lý, đầu tư quỹ có hiệu quả vàphục vụ cho công tác hạch toán, đánh giá tình hình cân đối quỹ để có điều chỉnh vềchính sách cho phù hợp, đảm bảo cân đối thu – chi, điều chỉnh kịp thời khi các quỹthành phần tạm thời bị mất cân đối, không ảnh hưởng đến quyền lợi của người thamgia BHXH

Thứ năm: Việc thực hiện BHXH phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảmkịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH

Với nguyên tắc này, việc thực hiện BHXH đối với người lao động phải đượcnghiên cứu để quy định cụ thể về hồ sơ, quy trình, thời hạn giải quyết sao cho phùhợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động, người sử dụng lao động khitham gia BHXH và khi giải quyết hưởng các chế độ BHXH

1.1.8 Những quan điểm cơ bản về BHXH

Khi thực hiện BHXH, mỗi nước sẽ lựa chọn cho mình một mô hình phù hợpvới tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, phù hợp với phong tục,

Trang 17

tập quán, khả năng trang trải của nước mình Tuy nhiên, dù thực hiện theo mô hìnhnào đi nữa thì cũng phải nhận thức được các quan điểm cơ bản sau về BHXH :Thứ nhất: BHXH phải được coi là một bộ phận cấu thành và là bộ phận quantrọng nhất trong chính sách xã hội

Khi BHXH được thực hiện thì công bằng xã hội cũng được thực hiện trên diệnrộng do mục đích chủ yếu của BHXH là đảm bảo cuộc sống cho NLĐ và gia đình

họ khi NLĐ không may gặp phải biến cố gây mất hoặc giảm thu nhập đe dọa đếncuộc sống của gia đình họ Hơn nữa, chính sách BHXH còn thể hiện trình độ vănminh, tiềm lực, sức mạnh kinh tế, khả năng tổ chức và quản lý của mỗi quốc gia Do

đó, cần phải coi BHXH là bộ phận quan trọng nhất trong chính sách xã hội của quốcgia

Thứ hai: NSDLĐ phải có nghĩa vụ và trách nhiệm BHXH cho NLĐ

NSDLĐ phải có nghĩa vụ tham gia, đóng góp vào quỹ BHXH và có tráchnhiệm thực hiện đầy đủ các chế độ BHXH đối với NLĐ mà mình sử dụng theođúng pháp luật quy định NSDLĐ muốn ổn định và phát triển sản xuất thì bộ phậnquan trọng không thể thiếu đó là NLĐ Bình thường, NLĐ tham gia lao động thìphải trả lương cho họ và khi họ không may lâm vào tình trạng khó khăn, ốm đau, tainạn lao động,… thì phải có trách nhiệm BHXH cho họ Chỉ có như vậy, NLĐ mớiyên tâm, tích cực lao động sản xuất góp phần nâng cao NSDLĐ và tăng hiệu quảkinh tế cho DN

Thứ ba: NLĐ được bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi đối với BHXH

Bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi đối với BHXH đó là bình đẳng trong quátrình tham gia và hưởng BHXH Theo tuyên ngôn nhân quyền đã nêu, mọi ngườilao động trong xã hội đều được hưởng BHXH và bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp

và quyền lợi trợ cấp BHXH Khi rủi ro xảy ra, người lao động muốn được BHXHtức là có sự san sẻ rủi ro của mình cho những người khác thì trước hết tự mình phảigánh chịu trực tiếp Điều đó có nghĩa là họ phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thamgia BHXH để tự bảo hiểm cho mình

Thứ tư: mức trợ cấp BHXH phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng mất khảnăng lao động, tiền lương lúc đang đi làm, ngành nghề công tác, thời gian công tác,tuổi thọ bình quân của người lao động, điều kiện kinh tế xã hội trong từng thời kìcủa đất nước,… nhưng phải đảm bảo nguyên tắc mức trợ cấp BHXH phải thấp hơnmức lương đang đi làm Vì nếu mức trợ cấp cao hơn hoặc bằng thì không một người

Trang 18

lao động nào muốn cố gắng tìm việc làm và tích cực làm việc để có lương màngược lại còn lợi dụng BHXH để được nhận trợ cấp Như vậy, quan điểm này vừaphản ánh tính cộng đồng xã hội, vừa pản ánh nguyên tắc phân phối lại quỹ BHXHcho những người tham gia BHXH.

Thứ năm: Nhà nước quản lý thống nhất chính sách BHXH và tổ chức bộ máythực hiện chính sách BHXH

BHXH là một bộ phận cấu thành các chính sách xã hội, nó vừa là nhân tố ổnđịnh, vừa là nhân tố động lực phát triển kinh tế - xã hội nên vai trò của Nhà nước là

vô cùng quan trọng Thực tế đã chứng minh nếu không có sự quản lý của nhà nướcthì quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ sẽ khó có thể bền vững và mối quan hệ ba bêntrong BHXH sẽ bị phá vỡ Hơn nữa, BHXH được thực hiện thông qua một quytrình: từ hoạch định chính sách, giới hạn về đối tượng tham gia, phạm vi bảo hiểmcho đến đảm bảo tài chính và xét trợ cấp,… Do đó, nhà nước phải quản lý toàn bộquy trình này một cách chặt chẽ và thống nhất

Nhà nước quản lý vấn đề hoạch định chính sách thông qua việc xây dựng các

dự án luật, các văn bản pháp quy về BHXH và ban hành thực hiện Sau đó, nhànước hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân thực hiện chính sách đó.Đối với việc đảm bảo tài chính cho BHXH thì vai trò của Nhà nước phụ thuộcvào chính sách BHXH do Nhà nước quy định Nếu như mô hình về đảm bảo vậtchất cho BHXH do NSDLĐ, NLĐ và Nhà nước đóng góp thì nhà nước đóng vai tròquản lý Ngược lại nếu mô hình đảm bảo nguồn trợ cấp do ngân sách nhà nước cungcấp thì vai trò của Nhà nước là trực tiếp và toàn diện Để quản lý BHXH, Nhà nước

sử dụng các công cụ chủ yếu như luật pháp, bộ máy quản lý

1.1.9 Quỹ BHXH

1.9.1.1 Nguồn hình thành quỹ BHXH

Quỹ BHXH là một quỹ tiền tệ độc lập, tập trung nằm ngoài Ngân sách Nhànước Quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp bằng tiền của các bêntham gia BHXH nhằm mục đích chi trả cho những người được BHXH và gia đình

họ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập khi gặp các rủi ro làm giảm hoặc mất thu nhập

do mất khả năng lao động hoặc mất việc làm và chi phí cho sự nghiệp quản lýBHXH ở các cấp, các ngành để đảm bảo cho hệ thống BHXH hoạt động bìnhthường

Trang 19

Như vậy, quỹ BHXH là một quỹ tiêu dùng, đồng thời là một quỹ dự phòng; nóvừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội rất cao và là điều kiện hay cơ sở vậtchất quan trọng nhất đảm bảo cho toàn bộ hệ thống BHXH tồn tại và phát triển.Quỹ BHXH hình thành và hoạt động đã tạo ra khả năng giải quyết những sự kiện,những “rủi ro xã hội” của tất cả những người tham gia với tổng dự trữ ít nhất, giúpcho việc dàn trải “rủi ro” được thực hiện theo cả hai chiều không gian và thời gian,đồng thời giúp giảm tối thiểu thiệt hại kinh tế cho người sử dụng lao động, tiết kiệmchi cho cả ngân sách Nhà nước và ngân sách gia đình.

Quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau đây:

- Người lao động đóng góp

- Người sử dụng đóng góp

- Nhà nước bù thiếu khi cần thiết

- Các nguồn thu khác (từ các cá nhân và các tổ chức từ thiện ủng hộ, lãi đầu tưvốn nhàn rỗi)

Phần lớn các nước trên thế giới, quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn nêutrên là do:

- Người lao động đóng góp một phần vào quỹ BHXH biểu hiện sự gánh chịutrực tiếp rủi ro của chính mình mặt khác nó có ý nghĩa ràng buộc nghĩa vụ vàquyền lợi của họ một cách chặt chẽ

- Người sử dụng lao động đóng góp một phần quỹ BHXH cho người lao độngmột mặt sẽ tránh được những thiệt hại to lớn như đình trệ sản xuất, đào tạo lại laođộng khi có rủi ro xảy ra đối với người lao động đồng thời nó giảm bớt đi sự căngthẳng trong mối quan hệ vốn chứa đựng đầy những mâu thuẫn, tranh chấp giữa chủ

Trang 20

Quan điểm thứ nhất: là phải căn cứ vào mức lương cá nhân và quỹ lương của

cơ quan, doanh nghiệp

Quan điểm thứ hai: Phải căn cứ vào thu nhập cơ bản của người lao động đượccân đối chung trong toàn bộ nền kinh tế để xác định mức đóng góp BHXH

Mức đóng góp BHXH: một số nước quy định người sử dụng lao động phảichịu toàn bộ chi phí cho chế độ tai nạn lao động Chính phủ trả chi phí y tế và trợcấp gia đình, các chế độ còn lại do cả người lao động và người sử dụng lao độngđóng góp mỗi bên một phần như nhau Một số nước khác lại quy định, chính phủ bùthiếu, cho quỹ BHXH hoặc chịu toàn bộ chi phí quản lý BHXH

1.9.1.2 Mục đích sử dụng quỹ BHXH

Quỹ BHXH được sử dụng vào ba mục đích chính, đó là:

Thứ nhất: là chi trả trợ cấp BHXH Đây là khoản tiền từ quỹ BHXH được bênBHXH( cơ quan BHXH) chi trả cho NLĐ khi họ gặp phải các sự kiện bảo hiểmnhư: giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm, mất khả năng lao động hoặc mất việclàm Khoản chi này chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng chi của quỹ BHXH

Thứ hai: là chi cho quản lý hoạt động BHXH Đây là khoản chi nhằm trangtrải cho các chi phí quản lý liên quan đến mọi hoạt động của tổ chức BHXH

Thứ ba: là chi cho hoạt động đầu tư Đây là khoản chi để thực hiện các hoạtđộng đầu tư quỹ tài chính BHXH nhàn rỗi, chẳng hạn như: chi phí giao dịch, chi phí

hệ tương quan của các nhân tố trong xã hội để quản lý có hiệu lực, hiệu quả cáccông việc của đất nước

Theo nghĩa hẹp, Quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của

hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạtđộng của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu yêu cầu nhiệm

Trang 21

vụ quản lý nhà nước Đồng thời, các cơ quan nhà nước nói chung còn thực hiện cáchoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tính chất hành chính nhà nước nhằmxây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ của mình Chẳng hạn raquyết định thành lập, chia tách, sát nhập các đơn vị tổ chức thuộc bộ máy của mình;

đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, ban hành quy chế làm việc nội

bộ Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp này còn đồng nghĩa với khái niệm quản lýhành chánh nhà nước

Trong bài viết này, quản lý nhà nước được hiểu theo nghĩa rộng, đó là hoạtđộng của chủ thể quyền lực nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tưpháp

1.2.1.2 Quản lý nhà nước về tài chính BHXH

Quản lý Nhà nước về tài chính BHXH là quá trình tác động và điều hành củaNhà nước đối với việc hình thành và sử dụng quỹ BHXH nhằm đảm bảo việc hìnhthành và sử dụng quỹ đúng mục đích, đúng quy định trong việc thực hiện tốt chínhsách BHXH Đồng thời đảm bảo an toàn tài chính cho BHXH, đảm bảo chi trả đúngchế độ, đúng đối tượng hưởng theo quy định của Nhà nước

1.2.1.3 Quản lý nhà nước về thu BHXH

BHXH là chế độ bồi thường kinh tế, được xây dựng dựa trên sự hỗ trợ lẫnnhau về kinh tế giữa những người cùng tham gia bảo hiểm, dựa trên sự hỗ trợ củanhà nước hoặc xã hội về vật chất cho các thành viên trong xã hội khi họ già yếu,mất khả năng lao động hoặc những điều kiện khó khăn đặc biệt khác

Xét dưới góc độ tài chính, BHXH hình thành thì việc hình thành và sử dụngquỹ tiền tệ tập trung là tất yếu trong hệ thống BHXH Quỹ này được hình thành do

sự đóng góp của người tham gia và Nhà nước chịu trách nhiệm bù thiếu khi cầnthiết để đảm bảo cung cấp đầy đủ vật chất cho những người tham gia khi họ khôngmay rơi vào tình trạng mất hoặc giảm thu nhập, không thể đảm bảo được cuộc sốngcho bản thân và gia đình

BHXH là một chính sách kinh tế xã hội lớn và quan trọng của mỗi quốc gia,

do đó phải có sự quản lý hoạt động của BHXH Và nhà nước có vai trò đặc biệtquan trọng trong các hoạt động quản lý đó Việc tăng cường quản lý nhà nước đốivới hoạt động BHXH với mục đích tạo ra một cơ chế, chính sách công bằng, dânchủ đáp ứng nhu cầu của đại đa số người lao động và đòi hỏi của xã hội, bảo vệđược quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động khi tham gia BHXH Tăng

Trang 22

cường quản lý nhà nước đối với hoạt động BHXH nhằm xác định rõ trách nhiệmcủa người sửa dụng lao động và người lao động trong việc đóng quỹ BHXH vàtrách nhiệm của nhà nước đối với hoạt động BHXH Thông qua hệ thống LuậtBHXH làm phương tiện để nhà nước quản lý, tổ chức thực hiện và kiểm tra giámsát để mọi quan hệ BHXH hình thành, vận động và phát triển nhằm đạt được hiệuquả cao nhất.

Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng

và phức tạp của nền kinh tế đã đặt ra nhiều thách thức và thử thách như: sự lựachọn, đào thải lao động của thị trường dẫn đến mất việc làm và người lao động thấtnghiệp, sự biến động phức tạp của thị trường và sản xuất kinh doanh đưa đến chongười lao động những rủi ro ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ngày mộtgia tăng Bất kì một xã hội nào cũng phải thừa nhận rằng những chi phí phát sinh donhững rủi ro này gây ra không chỉ do trách nhiệm của bản thân người lao động màcòn có trách nhiệm của toàn xã hội Do đó, để bảo vệ lợi ích của người lao động đòihỏi nhà nước cần tăng cường vai trò quản lý của mình hơn nữa trong đối với chínhsách hỗ trợ cho các rủi ro trên người lao động khi họ gặp các rủi ro đó – chính sáchBHXH Trong đó, việc tăng cường quản lý nhà phải làm sao vừa quản lý, vừa kiểmsoát được các hoạt động BHXH nhưng không làm hạn chế sự phát triển của xã hộinói chung và phải tạo điều kiện cho sự phát triển của xã hội Trong đó, vấn đề quản

lý hoạt động BHXH phải được tiến hành gắn liền với sự phát triển kinh tế, hài hoàvới tiến bộ và công bằng xã hội Đó cũng là vấn đề bức xúc hiện nay trong việcquản lý nhà nước đối với hoạt động BHXH nói riêng và hoạt động kinh tế - xã hộinói chung Tức là, vấn đề tăng cường quản lý nhà nước không chỉ nhằm vào việcthúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn nhằm vào việc đảm bảo tiến bộ và công bằng

xã hội Vì vậy, tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động BHXH là một yêucầu cấp bách, tất yếu, khách quan đặt ra từ chính đòi hỏi của nền kinh tế thị trường.Phải thừa nhận rằng chức năng quản lý nhà nước về công tác thu BHXH cũngrất quan trọng vì: thu BHXH có vị trí vô cùng quan trọng trong hoạt động củaBHXH, là cơ sở để đảm bảo sự an toàn, hiệu quả của quỹ BHXH, đảm bảo cho quỹ

có khả năng chi trả cho các đối tượng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra và đảm bảo cho

hệ thống BHXH hoạt động bình thường

Như vậy có thể hiểu quản lý nhà nước về thu BHXH là quá trình tác động vàđiều hành của nhà nước đối với việc hình thành quỹ BHXH nhằm đảm bảo hình

Trang 23

thành quỹ BHXH theo đúng mục đích, đúng quy định trong việc thực hiện tốt chínhsách BHXH và nhằm đảm bảo an toàn cho tài chính BHXH, đảm bảo thu đủ, thuđúng đối tượng và đúng thời gian quy định của Nhà nước.

1.2.2 Mục tiêu của quản lý nhà nước về thu BHXH

Mục tiêu xuyên suốt của quá trình quản lý nhà nước về thu BHXH là nhằmđảm bảo thu đúng đối tượng, thu đủ mức thu, đủ số người cần thu, thu kịp thời,đúng thời gian quy định, không ngừng nuôi dưỡng và tăng trưởng nguồn thu, đảmbảo thực hiện tốt những chính sách thu được đề ra và mở rộng đối tượng tham gia.Quản lý nhà nước về thu BHXH để đảm bảo các cá nhân và tổ chức có trách nhiệm

và nghĩa vụ tham gia BHXH tuân thủ pháp luật về thu BHXH và đảm bảo quyền lợicho người lao động được tham gia BHXH đầy đủ Từ đó, góp phần đảm bảo quyềnlợi cho người tham gia và đảm bảo sự tuân thủ pháp luật của các thành viên trong xãhội

1.2.3 Những nguyên tắc trong thu BHXH

Thu BHXH là một trong những nguồn hình thành nên quỹ BHXH, quỹ nàychủ yếu dùng để chi trả trợ cấp cho người tham gia BHXH khi cần thiết Do đó, thuBHXH là một trong những khâu thiết yếu cần quản lý nhà nước Và trong quá trìnhthu phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:

Thứ nhất, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời: để đảm bảo công bằng giữa

những người tham gia và đảm bảo quyền lợi cho người lao động được tham giaBHXH thì việc thu đúng người, đúng đối tượng, đúng thời gian và đúng mức là rấtquan trọng Để đảm bảo nguyên tắc này thì quản lý thu BHXH phải chú trọng ngay

từ khâu xem xét quản lý đối tượng tham gia và trong quá trình quản lý phải theo dõiđược biến động của đối tượng tham gia

Thứ hai, đảm bảo an toàn tiền mặt : tùy vào mỗi quốc gia, mỗi mô hình

BHXH trong mỗi thời kì mà phương thức thu nộp có thể được áp dụng khác nhau.Các biện pháp đảm bảo an toàn tiền mặt sẽ được áp dụng khác nhau phù hợp vớicác phương thức thu nộp khác nhau

- Nếu nộp qua chuyển khoản, séc: phải có chứng nhận của cơ quant rung gian

là ngân hàng hoặc hệ thống tài chính liên quan Hinh thức thu nộp này khá an toàn

Trang 24

- Nếu nộp trực tiếp bằng tiền mặt: cơ quan BHXH cần xây dựng thủ tục thanhtoán nhanh gọn để chuyển tiền về quỹ một cách nhanh chóng nhất, hạn chế tối đatình trạng rủi ro như: chiếm dụng tiền đóng BHXH, cướp giật, biển thủ,…

Thứ ba: đảm bảo tuân thủ các chế độ kế toán và báo cáo thống kê: thực hiện

tốt thanh quyết toán đầy đủ chứng từ hợp lệ, lưu trữ, bảo quản hồ sơ tốt,… và phảithực hiện các báo cáo liên quan đến thu BHXH theo các mẫu thống nhất

Thứ tư: thực hiện phân cấp quản lý thu hợp lý, hiệu quả: để thực hiện nguyên

tắc này thì cơ quan BHXH cấp trên cần phải nắm rõ được trách nhiệm, chức năng

và quyền hạn của mình để hướng dẫn, giám sát thu cho cơ quan BHXH cấp dướiđồng thời cơ quan BHXH cấp dưới cũng phải có nghĩa vụ báo cáo lên cấp trên

1.2.4 Đối tượng của quản lý nhà nước về thu BHXH

1.2.4.1 Cơ quan quản lý nhà nước về thu BHXH

BHXH trên thế giới có lịch sử phát triển khá lâu đời và đa dạng Các nước cóđiều kiện kinh tế - xã hội và thể chế chính trị khác nhau thì có bộ máy quản lý nhànước về thu BHXH nói riêng và BHXH nói chung là khác nhau Nhiều quốc giatrên thế giới chức năng quản lý nhà nước về BHXH được giao cho một bộ chuyêntrách thực hiện như ở Cuba, Tây Ban Nha, Mêhicô, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ latinh,…giaocho bộ lao động, ở các nước như Irac, Ixaren, Chile,… giao cho bộ lao động vàphúc lợi xã hội thực hiện, cá biệt có một số quốc gia giao cho bộ tài chính hoặc bộ y

tế quản lý nhà nước về BHXH Ngoài các mô hình trên, còn có mô hình khác đó làNhà nước trực tiếp lập ra một Ủy ban quản lý nhà nước về BHXH nói chung và thuBHXH nói riêng

Trong trường hợp chức năng quản lý nhà nước về thu BHXH được ủy quyềncho một bộ thực hiện thì thường có Hội đồng quản lý BHXH được thiết lập để thựchiện việc giám sát, chỉ đạo trực tiếp các hoạt động của cơ quan BHXH và có tráchnhiệm trong việc đầu tư quỹ tài chính BHXH Ngoài ra Hội đồng còn tham gia tưvấn, đóng góp ý kiến cho bộ chủ quản trong việc phát triển chính sách BHXH Hộiđồng quản lý BHXH thường bao gồm các thành viên:

- Đại diện cho NLĐ và NSDLĐ

- Một số quan chức của cơ quan Nhà nước có liên quan

- Giám đốc hoặc tổng giám đốc của cơ quan BHXH

Trang 25

1.2.4.2 Đối tượng bị quản lý

Đối tượng bị quản lý là những cá nhân, tổ chức chịu sự quản lý của cơ quanquản lý nhà nước về thu BHXH Đó là: cơ quan BHXH các cấp, đối tượng tham giaBHXH

- Cơ quan BHXH các cấp: có nhiệm vụ nhận sự đóng góp của NLĐ vàNSDLĐ, phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng quỹ để thực hiện mọi công việc vềBHXH đối với người tham gia BHXH

- Đối tượng tham gia BHXH: là NLĐ, NSDLĐ tham gia vào hệ thống BHXH.NLĐ tham gia vào hệ thống BHXH là nhằm bảo hiểm cho bản thân họ, NSDLĐtham gia vào hệ thống BHXH là mục đích bảo hiểm cho NLĐ mà mình thuê mướnđồng thời bảo hiểm cho chính bản thân họ Tùy vào điều kiện phát triển kinh tế xãhội của mỗi nước mà đối tượng tham gia BHXH có thể là toàn bộ hoặc một bộ phậnngười lao động nào đó

1.2.5 Công cụ quản lý nhà nước về thu BHXH

Nhà nước với vai trò quản lý, điều hành xã hội, có rất nhiều công cụ quản lý

để thực hiện chức năng của mình Đối với mỗi đối tượng khác nhau, Nhà nước sửdụng những công cụ khác nhau trong đó những công cụ quản lý nhà nước chủ yếu

là :

- Văn bản pháp luật :

Văn bản pháp luật là toàn bộ các văn bản do cơ quan quản lý nhà nước cóthẩm quyền ban hành Gồm có : luật và các văn bản pháp luật dưới luật hoặc hướngdẫn thi hành

Luật : là những văn bản quy phạm pháp luật có tính pháp lý cao nhất và làcông cụ quản lý vững chắc nhất mà mọi tổ chức, các cá nhân phải tuân thủ LuậtBHXH do quốc hội thông qua và có phạm vi áp dụng trong cả nước Những nước

có tổ chức theo Bang thì luật có thể do Quốc hội Bang thông qua nhưng không đượctrái với các điều luật của Liêng Bang Đối với lĩnh vực BHXH ở từng quốc gia thìthường có các đạo luật chi phối như : luật BHXH, luật lao động,…

Các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật hoặc hướng dẫn thi hành : là cácvăn bản do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm giải thích

rõ, hướng dẫn cụ thể việc thi hành về một số nội dung, vấn đề có liên quan đến lĩnhvực BHXH

Trang 26

- Hồ sơ, biểu mẫu :

Là công cụ quản lý trực tiếp của cơ quan quản lý nhà nước về thu BHXH Vớichức năng quản lý của mình, cơ quan quản lý nhà nước về thu BHXH có thể banhành các loại hồ sơ có liên quan đến mức đóng, đối tượng, … Một trong số những

hồ sơ quan trọng nhất liên quan đến quản lý nhà nước về thu BHXH đó là mẫu sổBHXH( một số nước gọi là thẻ BHXH) Để quản lý sổ(thẻ) BHXH thì cơ quan quản

lý nhà nước quy định thống nhất mã số sổ(thẻ) BHXH hoặc ủy quyền cho cơ quan

sự nghiệp BHXH thực hiện việc này nhưng phải quy định những nguyên tắc chung.Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước về BHXH còn ban hành các biểu mẫu thẻ, báocáo như : báo cáo về đối tượng, báo cáo về NSDLĐ,…

- Chế độ báo cáo :

Để có được những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý thì cơ quanquản lý nhà nước về thu BHXH có thể ban hành chế độ báo cáo và chế độ thống kê.Các chế độ báo cáo này được quy định đối với các doanh nghiệp, các cơ quanBHXH cấp dưới, các cơ quan chức năng khác có liên quan đến lĩnh vực thu BHXH,

… tùy theo cơ quan mà quy định những nội dung báo cáo là khác nhau Chế độ báocáo được quy định như : báo cáo năm, báo cáo sáu tháng, báo cáo quý, báo cáotháng, báo cáo thanh tra, kiểm tra, …

- Tiền lương, thu nhập của người lao động :

Lương là số tiền mà người chủ (nhà nước, doanh nghiệp ) trả cho mỗi mộtngười làm thuê theo định kỳ Tiền lương là cơ sở để xác định mức đóng BHXH vìthứ nhất đối tượng của BHXH là thu nhập của người lao động Mà thu nhập củangười lao động đựơc thể hiện chủ yếu ở tiền lương Thứ hai trong mỗi một xã hội

có rất nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực, nhiều khu vực hoạt động khác nhau nênđối tượng tham gia BHXH cũng rất đa dạng, phong phú và ngày một đông đảo Bởivậy bao giờ Nhà Nước các nứơc cũng phải đứng ra quản lý Nhà nứơc về chính sáchtiền lương, tiền công Do đó tiền lương, tiền công trong mỗi quốc gia bao giờ cũngphải được xác định có căn cứ khoa học đặc biệt là cơ sở thực tiễn Tất cả những cơ

sở này đã làm cho tiền lương trong các ngành nghề, khu vực kinh tế, thành phầnkinh tế đảm bảo tính hài hoà, hợp lý giữa mọi người lao động trong xã hội Nên đểđảm bảo tính công bằng và thực tiễn, dựa vào tiền lương để xác định mức phíBHXH là hoàn toàn hợp lý Thứ ba, tiền lương, tiền công vẫn có thể được điềuchỉnh cho phù hợp với thực tế Mà sự điều chỉnh này do Nhà Nước quy định Mỗi

Trang 27

lần điều chỉnh như vậy thì mức thu BHXH nhìn chung cũng phải được điều chỉnhtheo Bởi vậy không có lý do gì khi xác định phí BHXH lại không căn cứ vào tiềnlương tiền công.Thứ tư, theo quy luật chung tất cả các nước trên thế giới đều thựchiện đó là tiền lương đại đa số được trả theo tháng bởi vậy căn cứ vào mức lương đểxác định mức phí BHXH là vô cùng phù hợp với thực tế vì: mỗi người lao động chỉcần tiết kiệm một khoản tiền nhỏ từ lương để đóng góp vào quỹ BHXH là hoàn toànkhả thi và hầu như ít ảnh hưởng đến mức sống của họ trong từng tháng Vì vậy cơchế thu BHXH theo tháng là cơ chế mang tính toàn cầu.

Như vậy tiền lương, thu nhập cũng là một trong những công cụ quản lý nhànước về thu BHXH Quản lý được quỹ tiền lương của doanh nghiệp cho phép taquản lý được mức thu, tránh được tình trạng doanh nghiệp trốn đóng BHXH từ đótránh được tình trạng người lao động không được tham gia BHXH và quỹ BHXH

bị thất thoát

- Công tác thanh tra, kiểm tra các chế độ báo cáo tài chính:

Thanh tra, kiểm tra các chế độ báo cáo tài chính là hoạt động của cơ quan cóthẩm quyền nhằm xem xét, đánh giá chế độ báo cáo tài chính của tất cả các bên liênquan trong quá trình thực hiện báo cáo Thanh tra, kiểm tra các chế độ báo cáo tàichính nhằm đảm bảo các báo cáo tài chính là hoàn toàn đúng đắn, bảo vệ đượcquyền lợi xác đáng của NLĐ, NSDLĐ tham gia BHXH và hạn chế đến mức thấpnhất tình trạng gian lận, trục lợi BHXH

1.2.6 Những nguồn thu của BHXH

Những nguồn thu của BHXH chủ yếu là từ người sử dụng lao động và ngườilao động Ngoài ra ở một số quốc gia Nhà nước tham gia đóng góp hoặc bù thiếukhi cần thiết và nguồn thu khác( đầu tư quỹ nhàn rỗi, tiền phạt,…)

+ Người sử dụng lao động: sự đóng góp này không những thể hiện tráchnhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ đồng thời còn thể hiện lợi ích của NSDLĐ bởiđóng góp một phần BHXH cho NLĐ, NSDLĐ sẽ tránh được thiệt hại kinh tế dophải chi ra một khoản tiền lớn khi có rủi ro xảy ra đối với NLĐ của mình đồng thờicũng giảm bớt được những tranh chấp Thông thường phần đóng góp này được xácđịnh dựa trên quỹ lương của đơn vị, doanh nghiệp

+ Người lao động: hệ thống BHXH ở các nước trên thế giới chủ yếu vẫn thựchiện trên nguyên tắc có đóng có hưởng vì vậy người tham gia phải đóng góp choquỹ mới được hưởng BHXH Người lao động tham gia đóng góp cho mình để bảo

Trang 28

hiểm cho chính bản thân mình Thông qua hoạt động này người lao động đã san sẻrủi ro theo thời gian, khoản đóng góp vào quỹ BHXH chính là khoản để tiết kiệmcho sau này bằng cách hưởng lương hưu hoặc được hưởng trợ cấp khi gặp rủi roxảy ra Khoản trợ cấp này được xác định một cách khoa học và có cơ sở nhất định.+ Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm: nhà nước bảo hộ và đóng góp khi quỹ bịthâm hụt không đủ khả năng để chi trả cho các chế độ xã hội Nhà nước tham giađóng góp là nhằm mục đích đảm bảo cho các hoạt động xã hội diễn ra được đềuđặn, ổn định Nguồn thu từ sự hỗ trợ Ngân sách Nhà nước đôi khi là khá lớn Có thểnói hoạt động của chính sách BHXH mà không có sự hỗ trợ của Nhà nước thì chẳngkhác nào đứa trẻ mới tập đi.

+ Các nguồn khác: như sự giúp đỡ của các tổ chức từ thiện trong và ngoàinước, lãi do đầu tư phần quỹ nhàn rỗi, khoản tiền thu nộp phạt từ các đơn vị chậmđóng BHXH Đây là phần thu nhập tăng thêm đô bộ phận nhàn rỗi tương đối củaquỹ BHXH được cơ quan BHXH đưa vào hoạt động sinh lời Việc đầu tư quỹ nhànrỗi này cũng cần phải đảm bảo khả năng thanh khoản khi cần thiết, an toàn và mangtính xã hội

1.2.7 Nội dung quản lý nhà nước về thu BHXH

1.2.7.1 Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật vềthu BHXH

Một trong những nhiệm vụ và chức năng cơ bản, quan trọng nhất của quản lýNhà nước về thu BHXH là công tác xây dựng văn bản pháp luật về thu BHXH Nhànước, thông qua các cơ quan chức năng của mình (tùy theo mô hình quản lý Nhànước của mỗi nước) xây dựng các văn bản pháp luật về thu BHXH bao gồm các đạoluật, các luật, các văn bản pháp quy (Nghi định, quyết định…) và các văn bản dướiluật để thực hiện pháp luật về thu BHXH thống nhất trong phạm vi quốc gia Khácvới bảo hiểm thương mại, Nhà nước chỉ ban hành những điều, những nội dung cơbản nhất còn các chính sách, chiến lược cụ thể là do các công ty bảo hiểm thực hiệncòn đối với BHXH, Nhà nước quy định bằng văn bản pháp luật rất cụ thể và chặtchẽ các nội dung của chính sách BHXH, các cơ quan BHXH không được tự ý đặt rabất kỳ chế độ, bất kỳ quy định nào

Sau khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thì Nhà nước hướng dẫn và

tổ chức thực hiện các văn bản đó thông qua các cơ quan BHXH cấp dưới

Cụ thể:

Trang 29

- Hàng năm, phải xây dựng một kế hoạch tổng thể về ban hành các văn bảnquy phạm pháp luật về BHXH nói chung và thu BHXH nói riêng.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch đã đặt ra theo một trình tự nhất định Bởi vì, mỗimột văn bản có những nội dung khác nhau, có liên quan tới các cơ quan, bộ ngành

và các địa phương khác nhau Nếu không đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất thì kếhoạch sẽ đổ vỡ

- Trong quá trình xây dựng các văn bản pháp luật còn phải tiến hành điều tra,kiểm sát nếu thấy cần thiết

- Đối với những nghị định mới ban hành lần đầu, cần có sự phối hợp giữanhiều bên tham gia thì cần làm dự thảo trước, sau đó xin ý kiến đóng góp của các tổchức, cá nhân có liên quan để từ đó tổng hợp, nghiên cứu để hoàn thành nghị định

và ban hành

- Các văn bản giải thích phải được triển khai đồng bộ, đúng tiến độ về mặt thờigian Nếu cần thiết cũng phải xin ý kiến của các chuyên gia, tổ chức bởi lẽ các vănbản này gắn chặt với thực tế cuộc sống

- Kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát đôi khi cũng gắn chặt với việc xâydựng pháp luật về thu BHXH Cho nên, nội dung này có mối quan hệ chặt chẽ vớinội dung thanh tra, kiểm tra, giám sát

- Cuối năm, phải tổng kết việc xây dựng pháp luật về thu BHXH trên tất cảcác mặt sau:

+ Hoàn thành kế hoạch như thế nào?

+ Tiến độ thực hiện như thế nào?

+ Các văn bản pháp luật xây dựng có vấn đề gì bất cập cần nghiên cứu, hoànthiện tiếp

+ Rút ra bài học kinh nghiệm để lập kế hoạch cho năm sau

1.2.7.2 Tổ chức và hoàn thiện bộ máy quản lý thu bảo hiểm xã hội

Bộ máy thu BHXH được hình thành ở tất cả các cấp, từ cơ quan BHXH cấptrên đến cơ quan BHXH cấp dưới ở tất cả các địa phương Tùy vào từng mô hìnhquản lý thu mà bộ máy thu BHXH được tổ chức và hoàn thiện khác nhau:

* Nếu mô hình quản lý thu là tập trung:

Theo mô hình này một cơ quan nhà nước sẽ chịu trách nhiệm thu tất cả cáckhoản đóng góp bắt buộc của Nhà nước trên phạm vi cả nước hoặc toàn bang Cơ

Trang 30

quan chịu trách nhiệm thu có thể là bất kì cơ quan nào có quyền lợi liên quan đếnviệc thu tùy theo quy định của từng nước như cơ quan thuế hoặc cơ quan BHXH,…Thường thì theo mô hình này, cơ quan thuế sẽ đảm nhiệm việc thu BHXH.

* Mô hình bán tập trung:

Nếu quản lý theo mô hình này thì các khoản đóng góp của Nhà nước vẫn đượcthu tập trung lại tại một cơ quan nhưng phân tách ra theo ngành dọc do hệ thốngBHXH được hình thành khá sớm trong khi quản lý thu của cơ quan thuế khong hiệuquả và hệ thống thu của cơ quan thuế không tạo được niềm tin của người dân

* Mô hình phân cấp:

Theo mô hình này việc thu các khoản đóng góp BHXH sẽ thuộc trách nhiệmcủa từng cơ quan hay từng quỹCó thể một hoặc nhiều chế độ sẽ thu tập trung lạithành một quỹ độc lập và có thể do cơ quan bảo hiểm của từng quỹ thu ( Bảo hiểmtai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm hưu tuổi già, bảo hiểm thất nghiệp,bảo hiểm ốm đau,…) hoặc do cơ quan bảo hiểm thu

Như vậy, đối với mỗi hệ thống quản lý thu BHXH khác nhau thì tổ chức bộmáy thu BHXH cũng khác nhau Việc lựa chọn bộ máy thu nào cho phù hợp thìphải dựa vào phân tích chi phí của từng quốc gia ở mỗi mô hình và dựa vào mô hìnhquản lý của từng nước trong từng thời kì

1.2.7.3 Tổ chức quản lý hoạt động thu BHXH

1.2.7.3.1 Quản lý đối tượng tham gia

Đối tượng tham gia BHXH là các cá nhân, các tổ chức có trách nhiệm đónggóp để tạo lập nên quỹ BHXH

Quản lý đối tượng tham gia là công việc đầu tiên mà mỗi tổ chức BHXH khithực hiện quan tâm đến, thường các đối tượng này được quy định rõ ràng trong cácvăn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước vì quản lý đối tượng tham gia tạo cơ sởcho việc thực hiện hoạt động thu và chi trả BHXH sau này, góp phần ngăn ngừa vàhạn chế hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến đóng góp từ đó góp phần thực hiệntốt chính sách BHXH, góp phần mởi rộng diện bảo vệ của quốc gia Hơn nữa,BHXH hoạt động trên nguyên tắc chia sẻ rủi ro và tuân theo quy luật số đông bù số

ít nên việc tham gia đầy đủ của các đối tượng tham gia là việc rất quan trọng Quản

lý đối tượng tham gia cần thực hiện các công việc sau:

+ Quản lý số lượng đối tượng tham gia BHXH

Trang 31

+ Quản lý đối tượng bắt buộc tham gia BHXH theo quy định

+ Quản lý công tác cấp sổ BHXH: vì đây là căn cứ xác định quá trình đónggóp, ngành nghề lao động, thời gian lao động, tên người lao động và một số thôngtin cần thiết liên quan khác

1.2.7.3.2 Quản lý quỹ tiền lương của doanh nghiệp

Theo những quy định hiện hành thì phí thu BHXH được tính theo phầm trămtổng quỹ lương của doanh nghiệp và tiền lương tháng của người lao động nên quỹlương còn là cơ sở để quản lý thu một cách thuận lợi Dựa trên quỹ lương củadoanh nghiệp BHXH có thể đảm bảo thu đúng, thu đủ và hạn chế được tình trạnggian lận, trốn đóng BHXH Bên cạnh đó chính các doanh nghiệp sẽ trở thành “đạilý” thực hiện thu, chi trả trực tiếp cho một vài chế độ như thai sản hoặc ốm đau làthực sự thuận lợi cho công tác thu phí nói riêng và công tác thực hiện các chế độBHXH nói chung

1.2.7.3.3 Quản lý tiền thu BHXH

Các đơn vị, doanh nghiệp sẽ thực hiện nộp phí thông qua tài khoản củaBHXH Do vậy, BHXH khó nắm bắt được tình hình thu BHXH Để đảm bảo thuđúng, thu đủ, kịp thời cần có những quy định rõ ràng về thời gian nộp, hệ thống tàikhoản thu nộp phải thuận lợi, an toàn cho việc nộp Việc nắm bắt tình hình thuBHXH giúp quản lý quỹ dễ dàng, kịp thời điều chỉnh và đảm bảo cho công tác chitrả được thực hiện một cách tốt nhất trong nội dung quản lý thu BHXH, tất cả cácđóng góp BHXH sẽ được quản lý chung, thống nhất, dân chủ, công khai trong toàn

hệ thống

Tất cả các cơ quan BHXH từ trung ương đến địa phương phải kiểm tra, đốichiếu đối tượng thu, mức thu Căn cứ để kiểm tra là dựa vào quy định hướng dẫnhiện hành của cơ quan BHXH, báo cáo của cơ quan BHXH cấp dưới, danh sách nộpBHXH và danh sách điều chỉnh mà người sử dụng lao động gửi lên cho cơ quanBHXH

1.2.7.4 Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thu BHXH và giảiquyết khiếu nại, tố cáo, xử phạt vi phạm pháp luật về thu BHXH

Thanh tra là một trong những hoạt động chủ yếu nhất của công tác quản lý nhànước, được thực hiện bởi chủ thể có thẩm quyền nhân danh quyền lực nhà nướcnhằm xem xét, đánh giá hoạt động của đối tượng quản lý, từ đó tác động một cách

Trang 32

thích hợp để đối tượng quản lý thực hiện đúng hướng, đúng mục đích của nhà nước

đề ra

Thanh tra trong lĩnh vực thu BHXH được hiểu là cơ quan BHXH tổ chức xemxét, đánh giá hoạt động của các đối tượng có liên quan trong quá trình thực thichính sách thu BHXH của nhà nước

Như vậy, bên cạnh việc xây dựng pháp luật về thu BHXH thì công tác thanhtra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thu BHXH có vai trò vô cùng quan trọng.Bởi vậy, nó cũng là nội dung chính của quản lý nhà nước về thu BHXH Để hoạtđộng này diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, đúng chức năng, nhiệm vụ thì cũngcần phải xây dựng một kế hoạch tổng thể hàng năm về công tác thanh tra, kiểm tra

Kế hoạch này phải được thảo luận và phải có sự tham gia của các bộ phận, chứcnăng có liên quan Có như vậy mới tránh được chồng chéo, gây phiền nhiễu cho cơ

sở, các cấp quản lý, và cả người lao động và người sử dụng lao động

Nội dung của thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thu BHXHthường bao gồm:

+ Thanh kiểm tra về tình hình tham gia BHXH của NLĐ và NSDLĐ

+ Thanh kiểm tra về các mức đóng BHXH

+ Thanh kiểm tra tình hình tuyển dụng, đào tạo và sử dụng nguồn lao động.Ngoài việc tổ chức thanh kiểm tra việc thực hiện pháp luật về thu BHXH thìnội dung giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử phạt vi phạm pháp luật về thu BHXH cũngphải được thực hiện một cách nghiêm chỉnh Các hành vi vi phạm pháp luật về thubảo hiểm xã hội thường là: không đóng, đóng không đúng thời hạn, đóng khôngđúng mức và đóng không đủ số người tham gia Nhứng hành vi vi phạm pháp luậtnày có thể xuất phát từ người sử dụng lao động, người lao động và cả cơ quanBHXH Do đó, việc xử lý vi phạm phải xử lý theo đúng luật pháp của nhà nước, cóthể xử phạt hành chính hoặc hình sự, khi xử phạt phải đảm bảo tính công bằng, dânchủ, công khai và đảm bảo kịp thời, chính xác và có tác dụng răn đe

Nguyên tắc xử phạt vi phạm pháp luật về thu BHXH được cụ thể như sau:+ Xử phạt vi phạm hành chính đối với tất cả các bên vi phạm về vấn đề thờigian đóng trên tinh thần công khai, minh bạch để giúp các bên nhận thức rõ vấn đề

mà mình vi phạm để rút ra kinh nghiệm lần sau

Trang 33

+ Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH phần lớn là phạtbằng tiền là bồi thường thỏa đáng Do đó, phải đảm bảo nguyên tắc công bằng, dânchủ, đảm bảo tính hài hòa lợi ích giữa các bên.

+ Nguyên tắc tiết kiệm tất cả các chi phí trong thanh kiểm tra

+ Đảm bảo tính đồng bộ trong quá trình thanh kiểm tra giữa các ngành khác cóliên quan và trong nội bộ ngành BHXH

Trang 34

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ THU BHXH Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2009

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của BHXH Việt Nam

Trước năm 1945, đất nước ta bị thực dân Pháp đô hộ do đó BHXH chưa đượcthực hiện nhưng đã bắt đấu có mầm mống Sau khi Cách mạng tháng Tám năm

1945 thành công, Nhà nước ta đã sớm quan tâm tới chính sách BHXH, việc thựchiện chính sách BHXH được triển khai khá sớm Những văn bản pháp luật vềBHXH được lần lượt ban hành như: Sắc lệnh số 54/SL ngày 14/06/1946 của Chủtịch chính phủ lâm thời quy định những căn cứ, điều kiện để công chức nhà nướcđược hưởng chế độ hưu bổng; Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/05/1950 của Chủ tịchnước Việt Nam dân chủ cộng hoà trong đó có quy định cụ thể về chế độ thai sản,chăm sóc y tế, tai nạn lao động, trợ cấp hưu trí và tử tuất đối với công chức Nhànước; Sắc lệnh số 29/SL ngày 13/03/1947 và Sắc lệnh 77/SL ngày 22/05/1950 quyđịnh các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất đối vớicông nhân Đối tượng BHXH lúc này chỉ bao gồm hai đối tượng là công nhân vàviên chức Nhà nước, chính sách BHXH bao gồm các chế độ: thai sản, ốm đau, tainạn lao động, hưu trí và tử tuất

Sau khi hoà bình được lập lại ở miền Bắc, thi hành Hiến pháp năm 1959, Hộiđồng Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH đối với công nhân,viên chức Nhà nước (kèm theo Nghị định 218/CP ngày 27/12/1961) Theo Điều lệtạm thời, quỹ BHXH được chính thức thành lập và thuộc vào Ngân sách Nhà nước.Các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước phải nộp một tỉ lệ phần trăm nhất định so vớitổng quĩ lương, công nhân viên chức Nhà nước không phải đóng góp cho quỹBHXH Các chế độ BHXH được thực hiện gồm: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động

và bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động, hưu trí và tử tuất Đây là văn bản pháp luậthoàn chỉnh nhất ở nước ta về BHXH lúc bấy giờ Hệ thống BHXH có những đặcđiểm sau đây:

- Đối tượng được hưởng BHXH là công nhân, viên chức Nhà nước và lựclượng vũ trang

Trang 35

- Đối tượng hưởng BHXH không phải đóng phí BHXH Chi BHXH chủ yếu

do ngân sách Nhà nước đảm bảo một số phần do sự nộp nghĩa vụ của các doanhnghiệp Do đó, không tồn tại quỹ BHXH nằm ngoài ngân sách nhà nước

- Chính sách BHXH gắn chặt với chính sách tiền lương đồng thời đan xen vớicác chính sách xã hội khác

- Nhiều cơ quan cùng tham gia quản lý và thực hiện BHXH như Bộ Lao động,công đoàn, Bộ Tài chính

Đến ngày 22/06/1993 Chính phủ ban hành Nghị định 43/SL, quy định tạm thời

về các chế độ BHXH trước hết nhằm xoá bỏ tư duy bao cấp trong hoạt động củaBHXH Nghị định này đã quy định rõ đối tượng tham gia, đối tượng được hưởng,các chế độ, nguồn hình thành quỹ BHXH Nghị định này ra đời phù hợp với nguyệnvọng của người lao động ở các thành phần kinh tế và phù hợp với công cuộc đổimới kinh tế ở nước ta

Năm 1986 chính phủ tiến hành cải cách mở của nền kinh tế, trước sự đổi mớikinh tế - xã hội mạnh mẽ về nhiều mặt, một thưc tế khách quan được đặt ra là côngtác BHXH cũng cầng cần có được sự đổi mới, điều chỉnh cho phù hợp với nhữngyêu cầu của giai đoạn mới

Do đó, trong thời gian từ năm 1995 trở lại đây, Nhà nước đã ban hành các vănbản về BHXH, bao gồm:

- Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ ban hành Điều lệBHXH áp dụng đối với công nhân, viên chức Nhà nước và mọi người lao động theoloại hình BHXH bắt buộc để thực hiện thống nhất trong cả nước Các chế độ BHXHđược qui định trong Nghị định 12/CP bao gồm: chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, hưutrí, tử tuất, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Như vậy, so với chính sáchBHXH cũ, Điều lệ BHXH mới này chỉ còn thực hiện năm chế độ thay vì sáu chế độ,việc bỏ chế độ trợ cấp mất sức lao động được cả người sử dụng lao động và ngườilao động đều đồng tình ủng hộ

- Nghị định 19/CP ngày 16/02/1995 của Chính phủ về việc thành lập cơ quanBHXH Việt Nam Từ ngày 1/10/1995, hệ thống BHXH Việt Nam bước vào hoạtđộng trên phạm vi toàn quốc, sự ra đời và hình thành của BHXH Việt Nam là mộtbước ngoặt lớn, quan trọng trong quá trình phát triển của BHXH Việt Nam tronggiai đoạn mới

Trang 36

- Ngày 29/06/2006, Quốc hội đã ban hành Luật BHXH, qui định ngoài BHXHbắt buộc có thêm BHXH tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) Luật BHXH

đã đánh dấu một bước ngoặt lớn của BHXH Việt Nam Đây là văn bản có tính chấtpháp lý cao nhất của BHXH từ trước đến nay, đã thể chế hoá đường lối, quan điểmcủa Đảng và Nhà nước thể hiện trong các văn kiện: Nghị quyết Đại hội Đảng toànquốc lần thứ IX, Nghị quyết Hội nghị Trung ương V Khoá IX, Kết luận Hội nghịTrung ương VIII Khoá IX về cải cách chính sách tiền lương, cụ thể hoá “Đề án Cảicách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công” vàHiến pháp năm 1992 về quyền của người lao động

Trong giai đoạn này, sự thay đổi quan trọng nhất trong quản lý BHXH là việcquỹ BHXH được quản lý tập trung thống nhất với một ngành quản lý và thực hiệncác chính sách về BHXH của Nhà nước Việc tập trung quản lý tạo ra sự thống nhấttrong các hoạt động BHXH, việc chỉ đạo, phối hợp, kết hợp các hoạt động BHXHđược chính xác nhịp nhàng, tránh được sự phân tán trong hoạt động BHXH như ởgiai đoạn trước năm 1995

2.2 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về thu BHXH ở Việt Nam giai đoạn

2000 – 2009

2.2.1 Mục tiêu công tác quản lý nhà nước ở Việt Nam giai đoạn này

BHXH là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta Trong thời gian thực hiệnvừa qua, chính sách quan trọng này đã có đóng góp lớn trong sự nghiệp đổi mới đấtnước, góp phần củng cố đời sống người lao động góp phần đảm bảo an sinh xã hội

Do vậy, để phát huy hơn nữa vai trò của chính sách này trong cuộc sống, Đảng vàNhà nước ta đã xác định rõ mục tiêu của quản lý nhà nước về thu BHXH giai đoạnnày như sau:

- Đảm bảo công bằng trong công tác thu giữa những người tham gia

- Hạn chế tình trạng nợ đọng BHXH

- Mở rộng đối tượng tham gia và tăng trưởng nguồn thu

- Quản lý nhà nước về thu BHXH nhằm mục tiêu lâu dài là ổn định đời sốngcho người lao động và gia đình họ từ đó ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của đấtnước, đưa nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển, xã hội công bằng, dân chủ, vănminh

Trang 37

2.2.2 Cơ quan quản lý nhà nước về thu BHXH ở Việt Nam giai đoạn này

BHXH Việt Nam được tổ chức theo ngành dọc, từ trung ương đến địa phương

Do đó, bộ máy quản lý cũng được phân cấp rõ ràng từ trung ương đến địa phương

Cơ quan quản lý nhà nước về thu BHXH được quy định trong điều 8, chương 1 luậtBHXH Việt Nam năm 2006 như sau:

Thứ nhất: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, chỉ đạoxây dựng, ban hành và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chế độ, chính sách vềbảo hiểm xã hội nói chung và thu BHXH nói riêng

Thứ hai: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chínhphủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bao gồm:

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức nghiên cứu, xây dựngtrình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyềncác văn bản quy phạm pháp luật về thu bảo hiểm xã hội

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành thực hiện công tác thống kê, thông tin;tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về thu bảo hiểm xã hội

- Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thu bảo hiểm xã hội

- Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội

- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội theo quy định củapháp luật

- Tổ chức tập huấn, đào tạo về bảo hiểm xã hội

- Hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện bảo hiểm xãhội nói chung và thu BHXH nói riêng

Thứ ba: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm

vụ, quyền hạn thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bao gồm:

- Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành có liênquan trong việc xây dựng pháp luật, chính sách liên quan đến bảo hiểm xã hội;

- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm

xã hội thuộc thẩm quyền;

- Thực hiện báo cáo với cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi, quyền hạnquản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội của mình

Thứ tư: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiệnquản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương Sở Lao động -

Trang 38

Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thựchiện chức năng quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bao gồm:

- Theo dõi, triển khai thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội;

- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, thanh tra việcthực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội;

- Kiến nghị các Bộ, ngành có liên quan giải quyết những vấn đề về bảo hiểm

xã hội thuộc thẩm quyền;

- Hàng năm gửi báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hìnhthực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội

2.2.3 Nội dung quản lý nhà nước về thu BHXH ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009

2.2.3.1 Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về thuBHXH

Trong giai đoạn này, việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật

về thực hiện chế độ, chính sách BHXH nói chung và công tác thu BHXH nói riêngngày càng được hoàn thiện Đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành được bộluật lao động, luật BHXH, luật BHYT và một số quy định tại các luật và pháp lệnh

có liên quan như: luật sỹ quan, pháp lệnh về Lực lượng an ninh nhân dân, pháp lệnh

về Lực lượng công an nhân dân, pháp lệnh công chức,… và cũng cụ thể hóa đượcnhững luật, pháp lệnh trên thông qua các văn bản pháp luật dưới luật như nghịquyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông báo, thông tư và thông tư liên tịch, côngvăn( có kèm theo phụ lục) Ngoài ra, để sửa đổi, bổ sung luật, pháp lệnh có liênquan đến hoạt động thu BHXH thì Nhà nước đã thực hiện điều chỉnh các mức lươngvào các năm: 1997, 2000, 2001, 2003, 2005, 2006, 2008, 2009 và đang có kế hoạchđiều chỉnh vào năm 2011 Chính phủ, các bộ, ban ngành và các cơ quan chức năng

có liên quan đến quản lý nhà nước về thu BHXH cũng ban hành nhiều văn bản dướiluật để quy định, hướng dẫn, điều chỉnh cụ thể việc thực hiện pháp luật thu BHXH.Tính đến 2009, chính phủ, các bộ, ban ngành và các cơ quan chức năng có liênquan cùng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về BHXH đã ban hành được 8luật và 3 bộ luật, 3 pháp lệnh, 29 nghị định, 15 quyết định của Thủ tướng chính phủ

và các bộ, 46 thông tư liên quan đến chính sách BHXH Chỉ trong vòng 2 năm 2007

và 2008, Chính phủ cùng với các bộ, ngành đã ban hành một hệ thống các văn bảnquy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện luật BHXH trong đó có nội dung liên quan

Trang 39

đến quản lý nhà nước về thu BHXH gồm 14 nghị định, 4 quyết định của Thủ tướngChính phủ, 22 thông tư hướng dẫn thực hiện các nghị định, nghị quyết nói trên.Một số văn bản mà cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành trong giai đoạn

2000 - 2009 liên quan đến vấn đề thu BHXH là:

- Thông tư liên tịch số 26/2000/TTLT-BLĐTB-XH-BTC của bộ Lao độngthương binh và xã hội – Bộ tài chính ngày 20/10/2000 hướng dẫn thực hiện chế độBHXH đối với người lao động làm việc trong các cơ sở ngoài công lập thuộc cácngành giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao

- Công văn số 757/BHXH-KTPC của BHXH Việt Nam ngày 29/05/2000 vềviệc tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo

- Công văn số 875/BHXH-QLT của BHXH Việt Nam ngày 14/06/2000 vềviệc xử lý sổ BHXH hỏng không dùng được

- Công văn số 171/BHXH –QLT của BHXH Việt Nam ngày 15/02/2001 vềviệc hướng dẫn đối tượng tham gia BHXH

- Công văn số 1066/BHXH –QLT của BHXH Việt Nam ngày 02/7/2001 vềviệc xử lý thu BHXH của hợp tác xã

- Công văn số 1587/BHXH –QLT của BHXH Việt Nam ngày 06/9/2001 vềthu và thực hiện chế độ BHXH cho người lao động

- Công văn số 1674/BHXH –QLT của BHXH Việt Nam ngày 20/09/2001 vềviệc tiếp tục tham gia BHXH của xã viên hợp tác xã

- Công văn số 2496/BHXH-QLT của BHXH Việt Nam ngày 17/12/2001 vềviệc thống nhất một số nội dung trong quản lý BHXH

- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của bộ luật lao động số 35/2002/QH10 củaQuốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 02/4/2002

- Nghị định số 139/2002/NĐ-CP của chính phủ ngày 06/12/2002 quy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam

- Quyết định số 02/2003/Q Đ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02/01/2003

về việc ban hành quy chế quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam

- Nghị định số 01/2003/N Đ-CP của chính phủ ngày 09/01/2003 về việc sửađổi, bổ sung một số điều của điều lệ BHXH ban hành kèm theo nghị định số 12/CPngày 26/01/2/1995 của Chính phủ

Trang 40

- Thông tư số 49/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 16/5/2003 hướng dẫnquy chế quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam.

- Công văn số 1526/BHXH-CĐCS của BHXH Việt Nam ngày 05/7/2003 vềthực hiện chế độ BHXH theo nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002

- Quyết định số 722/Q Đ-BHXH-BT của tổng giám đốc BHXH Việt Namngày 26/05/2003 về việc ban hành quy định quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc

- Công văn số 1800/BHXH-KHTC cảu BHXH Việt Nam ngày 09/06/2003hướng dẫn, bổ sung chứng từ, sổ sách, báo cáo quyết toán tài chính BHXH

- Quyết định số 1539/Q Đ-BHXH-KT của tổng giám đốc BHXH ngày27/10/2003 về việc ban hành quy định công tác kiểm tra của BHXH Việt Nam

- Công văn số 60/BHXH-CĐCS của BHXH Việt Nam ngày 10/01/2005 vềviệc thực hiện chế độ tiền lương mới

- Luật BHXH số 71/2006/QH11 do Quốc hội ban hành ngày 29/6/2006

- Nghị định 152/2006/N Đ-CP ngày 22/12/2006 của chính phủ hướng dẫn thựchiện một số điều của luật BHXH về BHXH bắt buộc

- Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động thương binh và xãhội ngày 30/01/2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 152/2006/NĐ-

CP ngày 22/12/2006

- Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quyđịnh chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hộibắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởnglương như đối với quân nhân, công an nhân dân

- Công văn số 1990/BHXH- KHTC của BHXH Việt Nam ngày 08/6/2007 vềviệc tạm thời đề nghị xử lý vi phạm đóng BHXH

- Quyết định số 902/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam ngày 26/6/2007 quyđịnh về quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc

- Nghị định 135/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/08/2007 quy định về xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH

- Công văn số 3752/BHXH-CĐCS của BHXH Việt Nam ngày 10/10/2007 vềviệc thực hiện chế độ chính sách BHXH theo nghị định số 132/2007/NĐ-CP

- Công văn số 3910/BHXH-CĐCS của BHXH Việt Nam ngày 23/10/2007 vềviệc thực hiện chế độ BHXH theo nghị định số 110/2007/NĐ-CP

Ngày đăng: 18/04/2013, 14:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý nhà  nước ở Việt Nam - Quản lý nhà nước về thu Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009. Thực trạng và một số giải pháp
Sơ đồ 1 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý nhà nước ở Việt Nam (Trang 42)
Sơ đồ 2: Quy trình quản lý thu BHXH ở Việt Nam - Quản lý nhà nước về thu Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009. Thực trạng và một số giải pháp
Sơ đồ 2 Quy trình quản lý thu BHXH ở Việt Nam (Trang 44)
Bảng 1: Số người tham gia BHX Hở Việt Nam giai đoạn 2000-2009 - Quản lý nhà nước về thu Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009. Thực trạng và một số giải pháp
Bảng 1 Số người tham gia BHX Hở Việt Nam giai đoạn 2000-2009 (Trang 50)
Bảng 1: Số người tham gia BHXH ở Việt Nam giai đoạn 2000-2009 - Quản lý nhà nước về thu Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009. Thực trạng và một số giải pháp
Bảng 1 Số người tham gia BHXH ở Việt Nam giai đoạn 2000-2009 (Trang 50)
Bảng 2: Tỷ trọng lao động tham gia BHXH so với tổng số lao động tham gia hoạt động kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2000-2009 - Quản lý nhà nước về thu Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009. Thực trạng và một số giải pháp
Bảng 2 Tỷ trọng lao động tham gia BHXH so với tổng số lao động tham gia hoạt động kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2000-2009 (Trang 52)
Bảng 2: Tỷ trọng lao động tham gia BHXH so với tổng số lao động tham gia  hoạt động kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2000-2009 - Quản lý nhà nước về thu Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009. Thực trạng và một số giải pháp
Bảng 2 Tỷ trọng lao động tham gia BHXH so với tổng số lao động tham gia hoạt động kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2000-2009 (Trang 52)
Bảng 3:Tỷ lệ trích BHXH của người sử dụng lao động và người lao động của Việt Nam - Quản lý nhà nước về thu Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009. Thực trạng và một số giải pháp
Bảng 3 Tỷ lệ trích BHXH của người sử dụng lao động và người lao động của Việt Nam (Trang 55)
Bảng 3:Tỷ lệ trích BHXH của người sử dụng lao động và người lao động  của Việt Nam - Quản lý nhà nước về thu Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009. Thực trạng và một số giải pháp
Bảng 3 Tỷ lệ trích BHXH của người sử dụng lao động và người lao động của Việt Nam (Trang 55)
Kết quả thu BHXH Việt Nam giai đoạn 2000-2009 được thể hiện dưới bảng sau: - Quản lý nhà nước về thu Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009. Thực trạng và một số giải pháp
t quả thu BHXH Việt Nam giai đoạn 2000-2009 được thể hiện dưới bảng sau: (Trang 58)
Bảng 4: Tình hình thu BHXH Việt Nam giai đoạn 2000-2009 - Quản lý nhà nước về thu Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009. Thực trạng và một số giải pháp
Bảng 4 Tình hình thu BHXH Việt Nam giai đoạn 2000-2009 (Trang 58)
Bảng 5: Các đợt điều chỉnh lương ở Việt Nam của chính phủ - Quản lý nhà nước về thu Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009. Thực trạng và một số giải pháp
Bảng 5 Các đợt điều chỉnh lương ở Việt Nam của chính phủ (Trang 61)
Bảng 5: Các đợt điều chỉnh lương ở Việt Nam của chính phủ - Quản lý nhà nước về thu Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009. Thực trạng và một số giải pháp
Bảng 5 Các đợt điều chỉnh lương ở Việt Nam của chính phủ (Trang 61)
Bảng 6: Tình hình thu BHXH bắt buộc tại các khối lao động của Việt Nam giai đoạn 2000-2009 - Quản lý nhà nước về thu Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009. Thực trạng và một số giải pháp
Bảng 6 Tình hình thu BHXH bắt buộc tại các khối lao động của Việt Nam giai đoạn 2000-2009 (Trang 63)
Bảng 6: Tình hình thu BHXH bắt buộc tại các khối lao động của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2009 - Quản lý nhà nước về thu Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009. Thực trạng và một số giải pháp
Bảng 6 Tình hình thu BHXH bắt buộc tại các khối lao động của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2009 (Trang 63)
Bảng 7: Tình hình nợ đọng BHXH Việt Nam giai đoạn 2000-2009 - Quản lý nhà nước về thu Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009. Thực trạng và một số giải pháp
Bảng 7 Tình hình nợ đọng BHXH Việt Nam giai đoạn 2000-2009 (Trang 66)
Bảng 7: Tình hình nợ đọng BHXH Việt Nam giai đoạn 2000-2009 - Quản lý nhà nước về thu Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009. Thực trạng và một số giải pháp
Bảng 7 Tình hình nợ đọng BHXH Việt Nam giai đoạn 2000-2009 (Trang 66)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w