Những nguồn thu của BHXH

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thu Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009. Thực trạng và một số giải pháp (Trang 27 - 28)

Những nguồn thu của BHXH chủ yếu là từ người sử dụng lao động và người lao động. Ngoài ra ở một số quốc gia Nhà nước tham gia đóng góp hoặc bù thiếu khi cần thiết và nguồn thu khác( đầu tư quỹ nhàn rỗi, tiền phạt,…)

+ Người sử dụng lao động: sự đóng góp này không những thể hiện trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ đồng thời còn thể hiện lợi ích của NSDLĐ bởi đóng góp một phần BHXH cho NLĐ, NSDLĐ sẽ tránh được thiệt hại kinh tế do phải chi ra một khoản tiền lớn khi có rủi ro xảy ra đối với NLĐ của mình đồng thời cũng giảm bớt được những tranh chấp. Thông thường phần đóng góp này được xác định dựa trên quỹ lương của đơn vị, doanh nghiệp.

+ Người lao động: hệ thống BHXH ở các nước trên thế giới chủ yếu vẫn thực hiện trên nguyên tắc có đóng có hưởng vì vậy người tham gia phải đóng góp cho quỹ mới được hưởng BHXH. Người lao động tham gia đóng góp cho mình để bảo hiểm cho chính bản thân mình. Thông qua hoạt động này người lao động đã san sẻ rủi ro theo thời gian, khoản đóng góp vào quỹ BHXH chính là khoản để tiết kiệm cho sau này bằng cách hưởng lương hưu hoặc được hưởng trợ cấp khi gặp rủi ro xảy ra. Khoản trợ cấp này được xác định một cách khoa học và có cơ sở nhất định.

+ Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm: nhà nước bảo hộ và đóng góp khi quỹ bị thâm hụt không đủ khả năng để chi trả cho các chế độ xã hội. Nhà nước tham gia đóng góp là nhằm mục đích đảm bảo cho các hoạt động xã hội diễn ra được đều đặn, ổn định. Nguồn thu từ sự hỗ trợ Ngân sách Nhà nước đôi khi là khá lớn. Có thể nói hoạt động của chính sách BHXH mà không có sự hỗ trợ của Nhà nước thì chẳng khác nào đứa trẻ mới tập đi.

+ Các nguồn khác: như sự giúp đỡ của các tổ chức từ thiện trong và ngoài nước, lãi do đầu tư phần quỹ nhàn rỗi, khoản tiền thu nộp phạt từ các đơn vị chậm đóng BHXH... Đây là phần thu nhập tăng thêm đô bộ phận nhàn rỗi tương đối của quỹ BHXH được cơ quan BHXH đưa vào hoạt động sinh lời. Việc đầu tư quỹ nhàn rỗi này cũng cần phải đảm bảo khả năng thanh khoản khi cần thiết, an toàn và mang tính xã hội.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thu Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009. Thực trạng và một số giải pháp (Trang 27 - 28)