Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thu Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009. Thực trạng và một số giải pháp (Trang 78 - 84)

3.2.1.1 Kiến nghị đối với Nhà nước.

- Cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động BHXH nói chung và hoạt động thu BHXH nói riêng, tạo điều kiện cho BHXH được thực hiện rộng rãi, không ngừng mở rộng đối tượng tham gia theo lộ trình của BHXH Việt Nam vạch ra và tiến tới hoàn thiện các chế độ theo quy định của tổ chức lao động quốc tế ILO. Cần quy định thủ tục pháp lý sao cho phù hợp với cả người tham gia và cơ quan BHXH để giúp cho cả người tham gia và cơ quan BHXH thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Công tác hướng dẫn thực hiện Luật, Pháp lệnh, Nghị định... của Chính phủ và

các Bộ cần chủ động, kịp thời hơn nhằm khắc phục tình trạng văn bản luật đã có hiệu lực nhưng địa phương vẫn phải chờ hướng dẫn, thậm chí khi hướng dẫn chậm thì lại quy định thời hiệu áp dụng ở nhiều tháng trước đó.

- Về tổng thể, Chính phủ sớm tổng kết, đánh giá việc thực hiện Luật BHXH và rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để từ đó có những đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh hợp lý, nhất là các quy định về thẩm quyền của cơ quan BHXH trong việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về BHXH.

- Hiện nay, mức đóng góp vào quỹ BHXH của cả người lao động và người sử dụng lao động của Việt Nam đều thấp hơn nhiều so với các nước khác. Hơn nữa, mức đóng của người sử dụng lao động với người lao động cũng chênh nhau khá lớn( người sử dụng lao động đóng gấp hơn 3 lần người lao động). Do đó, nên đổi mới mức đóng bảo hiểm, cơ cấu lại tỷ lệ đóng góp của các bên tham gia vào BHXH để tỷ lệ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động là 50%, 50%. Sự đóng góp công bằng này sẽ đem lại lợi ích cho cả chủ doanh nghiệp và hạn chế tính ỷ lại của người lao động, khuyến khích nâng cao mức bảo hiểm cho người lao động. Hơn nữa, đối với người lao động tỷ lệ đóng góp cao hơn trong tương lai sẽ khiến trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của người lao động đối với BHXH được xác định rõ ràng hơn và vị thế của người lao động cũng được đề cao hơn.

- Tăng cường công tác giám sát theo chuyên đề như: Hoạt động mở rộng đối tượng tham gia BHXH, thủ tục giải quyết các chế độ BHXH; tình hình nợ đóng, chậm đóng BHXH và các giải pháp khắc phục; hoạt động đầu tư, tăng trưởng quỹ để qua đó, phát hiện ra những trường hợp vi phạm, cố tình vi phạm và có biện pháp trừng trị thích đáng.

- Đối với Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố, cần tăng cường hoạt động giám sát tình hình thực hiện Luật BHXH tại địa phương, nhất là về việc thực hiện chính sách, chế độ BHXH cho người lao động; hoạt động của tổ chức BHXH tại địa phương… nhằm kịp thời kiến nghị giải pháp khắc phục.

- Cần xác định rõ trách nhiệm của các bên trong mối quan hệ phối hợp và trách nhiệm giữa cơ quan quản lý Nhà nước về lao động, cơ quan đại diện người lao động và cơ quan BHXH trong việc cung cấp thông tin và xử lý khi doanh nghiệp vi phạm để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

- Cần sớm đưa công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền BHXH cũng như công tác quản lý đối tượng, quản lý thu chi để hoạt động quản lý được thực hiện một cách khoa học, đơn giản và chính xác.

- BHXH là cơ quan hành chính sự nghiệp có thu, nên không có chức năng thanh tra, xử phạt đối với các doanh nghiệp. Chính vì vậy, đối với việc thu hồi nợ đọng BHXH chỉ có thể phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động. Để triệt để thực hiện thu đúng, thu đủ và thu kịp thời quỹ BHXH, nên nhờ ngành thuế là cơ quan hiện có hệ thống thu rất chặt chẽ từ các doanh nghiệp đến tận các hộ sản xuất - kinh doanh cá thể. Nếu được như thế, việc thu BHXH sẽ thực hiện hiệu quả, mà ngành BHXH cũng không phải tăng cường thêm biên chế. Do đó Chính phủ xem xét ban hành quy định đối với các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có sử dụng lao động, khi đến cơ quan thuế đăng ký thuế phải song song với việc đăng ký tham gia BHXH cho người lao động. Mặt khác, đến cuối kỳ quyết toán thuế, phải có xác nhận kết quả tham gia BHXH của cơ quan BHXH thì cơ quan Thuế mới chấp nhận quyết toán. Nếu thực hiện được yêu cầu này, sẽ là biện pháp tích cực để nắm bắt và quản lý được đối tượng tham gia BHXH. Đối với đơn vị cố tình chây ỳ, dây dưa kéo dài nợ BHXH, đề nghị phải có biện pháp xử lý mạnh, như bắt buộc tạm ngưng hoạt động cho đến khi nào khắc phục xong mới cho phép hoạt động trở lại. Có như thế mới giải quyết cơ bản tình trạng nợ đọng như hiện nay. Cụ thể:

+ Về phạm vi phối hợp: Trên thực tế, đối tượng quản lý thuế thu nhập cá nhân (TNCN) rất rộng, bao gồm các cơ sở SXKD, các đơn vị chi trả thu nhập và các cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế. Còn đối tượng quản lý của Bảo hiểm xã hội, bao gồm những người lao động làm việc trong các đoàn thể, cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức SXKD và các đối tượng nộp BHXH, bảo hiểm y tế tự nguyện. Điểm chung nhất dễ dàng nhận thấy, cả hai ngành đều có chung một nhóm đối tượng quản lý là các tổ chức chi trả tiền lương, tiền công và những cá nhân làm công ăn lương. Hơn thế, thu nhập làm căn cứ tính thuế TNCN và phí BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp đều là tiền công, tiền lương, theo đó, cơ quan thuế căn cứ vào khoản tiền lương, tiền công được chi trả để tính thuế TNCN, còn BHXH căn cứ vào khoản tiền lương, tiền công để quản lý các khoản đóng góp BHXH. Cũng qua phân tích và sàng lọc, hai bên đã khoanh vùng một số nhóm đối tượng có thể áp dụng chung một cơ chế quản lý, đó là những người lao động làm công ăn lương trong các cơ sở SXKD và các cơ quan hành chính sự nghiệp.

+ Về nội dung phối hợp: Với số lượng đối tượng quản lý đông đảo trên phạm vi rộng, hiện tại, cả ngành thuế và BHXH đều đang thực hiện công tác quản lý thông qua việc cấp mã số cho các đối tượng. Theo số liệu được BHXH cung cấp, hiện nay cơ quan này đã cấp 10 triệu mã số cho người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, các cơ sở SXKD, các đoàn thể và các cơ quan hành chính sự nghiệp. Trong nỗ lực của mình, cơ quan thuế cũng đã cấp khoảng trên 6 triệu mã số thuế cho người làm công ăn lương trên toàn quốc. Xuất phát từ căn cứ quản lý, hai bên đã thống nhất sẽ sử dụng một loại mã số chung để phục vụ cho công tác quản lý. Tuy nhiên, việc sẽ sử dụng lại mã số của bảo hiểm hay mã số thuế TNCN thì hai bên cần phải nghiên cứu thêm để thống nhất, đảm bảo tiện ích và hiệu quả tối ưu. Trong trường hợp hãn hữu phải cấp lại một mã số mới để dùng chung thì cũng không tổ chức đăng ký lại mà sử dụng nguồn dữ liệu đã có, đảm bảo không làm mất thời gian, gây phiền hà cho người lao động - ông Trường nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, hiện nay, thuế TNCN đang sử dụng hệ thống tờ khai ban hành kèm theo Luật Thuế TNCN. Hệ thống BHXH, bảo hiểm y tế cũng đang sử dụng hệ thống tờ khai theo Luật Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế. Việc sử dụng chung một mã số quản lý đặt ra vấn đề phải thống nhất các nội dung kê khai vào một mẫu tờ khai để giảm thiểu thủ tục cho người lao động và tiết kiệm thời gian cho đơn vị chi trả. Qua thực hiện, có thể thống nhất sử dụng một loại tờ khai chung để kê khai cả thuế TNCN và các khoản bảo hiểm; tờ khai sẽ được nộp cho một cơ quan để nhập và xử lý dữ liệu. Sau đó, kết quả thu nộp của cơ quan thuế sẽ phản ánh vào Mục lục ngân sách, còn kết quả thu nộp của BHXH sẽ được phản ánh vào Mục lục BHXH.

Hơn nữa nên tiến tới xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu chung để cùng khai thác và việc thống nhất một cơ chế quản lý đối với những khoản đóng góp nộp thuế TNCN và nộp BHXH, bảo hiểm y tế, dựa trên cùng một căn cứ cơ bản là những khoản tiền lương, tiền công được chi trả cho người lao động. Trên cơ sở này, hai bên cũng đi đến thống nhất một cơ chế thanh tra, kiểm tra dùng chung để xác định chính xác, đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế TNCN và các khoản đóng góp BHXH, bảo hiểm y tế.

- Tổng liên đoàn lao động Việt Nam chỉ đạo các tổ chức công đoàn cơ sở tăng cường công tác phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của người lao động về BHXH. Đồng thời xây dựng cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động phù hợp để phát huy hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động toàn diện hơn, trong đó có BHXH là một trong những nội dung quan trọng.

- Các bộ, ngành ở trung ương có chỉ đạo, giám sát nhằm bảo đảm thực hiện nghiêm túc Thông tư 03/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-NHNN về vấn đề xử lý nợ BHXH của người sử dụng lao động thông qua việc xử lý tài khoản tại các ngân hàng.

- Trao cho BHXH Việt Nam quyền kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Luật BHXH ở các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế. Hiện nay, hầu như không có cơ quan nào kiểm tra, nhắc nhở các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thực hiện nghĩa vụ này. Do đó, doanh nghiệp nào tôn trọng các quy định của pháp luật thì thực hiện, DN nào cố tình không thực hiện hoặc sử dụng các “tiểu xảo” khác nhau để né tránh nghĩa vụ nộp BHXH cho người lao động thì cũng được nhắc nhở hoặc xử phạt kịp thời. Bản thân người lao động, đặc biệt là lực lượng lao động trẻ, lại không quan tâm, thậm chí có không ít trường hợp yêu cầu chủ doanh nghiệp không được trừ lương để nộp BHXH. Điều đó đã dẫn đến sự bất công nghiêm trọng giữa các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. BHXH chỉ “nắm” được những doanh nghiệp nghiêm túc và chính những doanh nghiệp nghiêm túc này lại bị “thiệt thòi” về hiệu quả kinh doanh so với những doanh nghiệp phạm luật.

- Cần kiểm tra, thanh tra đột xuất ở một số doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong danh sách chưa đăng ký tham gia BHXH. Trên cơ sở đó, xử phạt vi phạm hành chính một cách nghiêm minh đối với những trường hợp cố tình không đăng ký tham gia BHXH mặc dù đã có văn bản nhắc nhở, yêu cầu của BHXH Việt Nam. Với những trường hợp, chủ doanh nghiệp đã khấu trừ tiền lương của người lao động nhưng không nộp BHXH, phải coi đó là hành vi lừa đảo và rất cần khởi tố một số trường hợp để làm gương. Bổ sung trong Luật Hình sự hành vi của cá nhân người sử dụng lao động khi vi phạm pháp luật BHXH đã bị xử lý hành chính nhưng vẫn tiếp tục vi phạm phải được coi là vi phạm hình sự. Tất nhiên, điều kiện đặc biệt quan trọng để việc kiểm tra, thanh tra về nghĩa vụ tham gia BHXH đạt kết quả là lực lượng tham gia kiểm tra, thanh tra phải thực sự “trong sạch”, không bị “vô hiệu hóa” bằng “phong bì”. Hơn nữa, hiện nay theo quy định những doanh nghiệp nợ từ 6 tháng trở nên mới bị thanh tra, kiểm tra. Do đó, theo tôi nên giảm thời gian nợ xuống còn 3 tháng thì bắt đầu tiến hành thanh tra, kiểm tra để răn đe doanh nghiệp.

- Các khoản thu của BHXH đều được quy định bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định trên tiền lương và bị hạn chế mức đóng, mà hầu hết các doanh nghiệp lại đóng BHXH cho người lao động theo mức lương cơ bản - thấp hơn thu nhập thực tế của họ hoặc đóng theo tiền lương tính dựa trên tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy

định – mức lương liên tục được điều chỉnh( theo bảng 5, chỉ trong vòng 10 mức lương tối thiểu chung đã được điều chỉnh 7 lần). Do đó, Chính phủ nên xem xét, điều chỉnh, sửa đổi tại Điều 94 Luật BHXH quy định về tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc theo hướng mức thu BHXH tính trền tổng thu nhập hàng tháng của người lao động và không giới hạn mức đóng tối đa như hiện nay.

- Quy định doanh nghiệp giữ lại 2% tổng quỹ lương để giải quyết tạm thời chế độ thai sản, ốm đau theo tôi là không phù hợp. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp có ít lao động, nhiều lao động nữ. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp ngại giữ lại vì phát sinh thêm nghiệp vụ và khó khăn trong hạch toán. Do đó, nên sửa lại tại điểm a, khoản 1, Điều 92, luật BHXH, bãi bỏ quy định doanh nghiệp được giữ lại 2% tiền đóng bảo hiểm xã hội, thay vào đó việc giải quyết chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động nên do cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện

3.2.1.2 Kiến nghị đối với BHXH Việt Nam

- Thực tế cho thấy, việc xác định và quản lý đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc theo luật định đối với khu vực ngoài nhà nước là công việc hết sức khó khăn. Mặc dù đã 6 năm bổ sung quy định về đối tượng đóng BHXH, đến nay chưa có bất kỳ cuộc điều tra, thống kê quy mô nào để có được số liệu một cách tương đối thống nhất làm cơ sở cho các cơ quan có trách nhiệm tiến hành quản lý, theo dõi số đối tượng đóng BHXH theo luật định một cách chặt chẽ. Do đó, BHXH Việt Nam cần thực hiện ngay một đợt rà soát để có được danh sách chính xác những doanh nghiệp đang hoạt động nhưng không đăng ký tham gia BHXH cho người lao động. Đây là việc làm không khó khăn gì lắm. Bởi lẽ, chỉ cần lấy thông tin từ cơ quan thuế về các doanh nghiệp đang thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối chiếu với danh sách các doanh nghiệp đã đăng ký và tham gia BHXH ở cơ quan BHXH các cấp là có ngay danh sách những doanh nghiệp chưa đóng BHXH. Trên cơ sở đó, BHXH Việt Nam có văn bản nhắc nhở, yêu cầu chủ doanh nghiệp đóng BHXH theo quy định của pháp luật.

- Đẩy mạnh hoạt động thu BHXH trên cơ sở thực hiện một cách có hiệu quả sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý tại từng địa phương để nắm đầy đủ số lượng đơn vị và người lao động phải tham gia BHXH, bảo hiểm thất nghiệp nhằm mở rộng hơn nữa đối tượng tham gia, đặc biệt là khu vực ngoài quốc doanh. Bổ sung chỉ tiêu điều tra số lao động làm công, ăn lương có hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các cuộc điều tra hàng năm về lao động do Tổng cục Thống kê, Bộ Kế

hoạch và Đầu tư chủ trì làm cơ sở cho việc quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo luật định…

- Xây dựng bộ máy quản lí với các cán bộ có năng lực và trình độ chuyên môn. Phân cấp chức năng quản lí theo các cấp cụ thể đối với mỗi đơn vị cấp quản lí. Tích cực thức hiện việc đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ trong ngành, thường xuyên thực hiện việc đánh giá lại đội ngũ cán bộ, viên chức của ngành.

3.2.1.3 Kiến nghị đối với cấp tỉnh

- Các tỉnh ủy, thành ủy cần quan tâm hơn trong công tác chỉ đạo, định hướng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thu Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009. Thực trạng và một số giải pháp (Trang 78 - 84)