Đánh giá chung công tác quản lý nhà nước về thu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thu Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009. Thực trạng và một số giải pháp (Trang 72 - 74)

này.

2.2.4.1 Thành tựu

Qua phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về thu BHXH ở Việt Nam giai đoạn 2000-2009, ta có thể thấy công tác quản lý nhà nước ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng chú ý sau:

- Chính phủ, ban ngành chức năng có liên quan đã ban hành được hệ thống các văn bản pháp luật về chính sách BHXH nói chung và thu BHXH nói riêng khá hoàn

chỉnh, tạo được khung hành lang pháp lý khá chặt chẽ cho hoạt động thu BHXH ở Việt Nam giai đoạn 2000-2009.

- Từng bước mở rộng phạm vi, đối tượng tham gia BHXH với lộ trình rất rõ ràng. Từ chỗ đối tượng tham gia chỉ bao gồm người lao động trong khu vực chính thức đã mở rộng ra các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế khác nhau có sử dụng 10 lao động trở lên. Từ tháng 01/2003, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được mở rộng tới người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức, không phân biệt quy mô lao động và thành phần kinh tế.

- Các bộ phận trong hệ thống thu đã thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình và từng bước có sự phối hợp: trong tổ chức thực hiện những quy định về thu BHXH trong chính sách BHXH, cơ quan BHXH Việt Nam đã chỉ đạo ban thu BHXH, các phòng thu BHXH thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình đồng thời chủ động phối hợp với các bộ phận chức năng khác như: ban Kế hoạch – tài chính, ban tuyên truyền,... nhằm thực hiện tốt công tác thu.

- Số thu BHXH không ngừng tăng qua các năm theo số liệu ở bảng 4 đã khẳng định nỗ lực của toàn ngành trong việc thực hiện những quy định về thu BHXH trong chính sách BHXH.

- Tỷ lệ chậm đóng, nợ đóng BHXH: mặc dù tỷ lệ chậm đóng, nợ đóng BHXH về số tuyệt đối còn lớn nhưng tỷ lệ số nợ đóng, chậm đóng so với số phải thu ngày càng giảm. Qua đó cho thấy công tác đốc thu BHXH của các bộ phận, cơ quan BHXH được thực hiện khá tích cực.

2.2.4.2 Hạn chế

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cũng không tránh khỏi những khó khăn, hạn chế. Đó là:

- Hệ thống văn bản pháp luật ban hành rất nhiều, việc ban hành các văn bản hướng dẫn còn chậm gây khó khăn cho người lao động, người sử dụng lao động và cả cơ quan quản lý các cấp trong quá trình thực hiện.

- Mở rộng đối tượng tham gia còn chậm. Theo số liệu ở bảng 2 cho thấy đến năm 2008 tỷ lệ lao động tham gia BHXH trên tổng số lao động tham gia hoạt động kinh tế chỉ chiếm 18.55%, năm 2009 còn số này cũng chỉ là 18.55% tương ứng với khoảng 9.4 triệu lao động tham gia. Như vậy, vẫn còn khoảng gần 80% số lao động tham gia hoạt động kinh tế chưa được tham gia BHXH. Điều này chứng tỏ sự nhận

thức về tầm quan trọng, lợi ích của BHXH đối với bản thân và gia đình của người lao động vẫn ở mức thấp. Một trong số những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do công tác thông tin tuyên truyền còn nhiều hạn chế, đơn điệu, không có tính hấp dẫn đối với người lao động và công tác cải cách hành chính chưa đạt được kết quả cao.

- Hoạt động thu nộp phí chưa được thuận tiện thể hiện ở việc BHXH Việt Nam chưa thực hiện thu thông qua dịch vụ thu BHXH. Hiện nay số người tham gia BHXH ngày càng tăng, số đơn vị sử dụng lao động ngày càng lớn trong khi biên chế cán bộ làm công tác thu BHXH không thể tăng theo cùng tỷ lệ với đối tượng tham gia. Hơn nữa, chính vì không có dịch vụ thu nên cơ quan BHXH ở các địa phương mới phải ngồi chờ đối tượng tham gia BHXH đến đăng kí nộp. Các hoạt động đốc thu, nhắc nhở còn hạn chế. Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này là phương thức thu nộp còn chưa đa dạng, cứng nhắc và chưa tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng tham gia BHXH.

- Sự kiểm soát đối với hoạt động thu BHXH chưa được chặt chẽ thể hiện qua tình trạng chậm đóng, nợ đóng BHXH còn diễn ra rất phổ biến. Hiện nay, BHXH Việt Nam cùng các ban ngành có liên quan chưa kiểm soát được chính xác đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Hoạt động đăng kí tham gia của đối tượng tham gia còn lỏng lẻo.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thu còn hạn chế, chủ yếu mang tính thủ công, chưa có sự ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin dẫn đến chưa thực hiện được hàng loạt các hoạt động khác có liên quan đến thu BHXH mang tính chất hiện đại hóa như: quản lý đăng kí tham gia BHXH qua mạng, qua mã số cá nhân, chưa thực hiện được việc truy vấn tình hình tham gia BHXH của người lao động, sự nối mạng giữa các bộ phận trong hệ thống BHXH còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thu Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009. Thực trạng và một số giải pháp (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w