Nội dung quản lý nhà nước về thu BHX Hở Việt Nam gia

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thu Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009. Thực trạng và một số giải pháp (Trang 37 - 72)

2.2.3.1 Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về thu BHXH

Trong giai đoạn này, việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thực hiện chế độ, chính sách BHXH nói chung và công tác thu BHXH nói riêng ngày càng được hoàn thiện. Đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành được bộ luật lao động, luật BHXH, luật BHYT và một số quy định tại các luật và pháp lệnh có liên quan như: luật sỹ quan, pháp lệnh về Lực lượng an ninh nhân dân, pháp lệnh về Lực lượng công an nhân dân, pháp lệnh công chức,… và cũng cụ thể hóa được những luật, pháp lệnh trên thông qua các văn bản pháp luật dưới luật như nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông báo, thông tư và thông tư liên tịch, công văn( có kèm theo phụ lục). Ngoài ra, để sửa đổi, bổ sung luật, pháp lệnh có liên quan đến hoạt động thu BHXH thì Nhà nước đã thực hiện điều chỉnh các mức lương vào các năm: 1997, 2000, 2001, 2003, 2005, 2006, 2008, 2009 và đang có kế hoạch điều chỉnh vào năm 2011. Chính phủ, các bộ, ban ngành và các cơ quan chức năng có liên quan đến quản lý nhà nước về thu BHXH cũng ban hành nhiều văn bản dưới luật để quy định, hướng dẫn, điều chỉnh cụ thể việc thực hiện pháp luật thu BHXH.

Tính đến 2009, chính phủ, các bộ, ban ngành và các cơ quan chức năng có liên quan cùng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về BHXH đã ban hành được 8 luật và 3 bộ luật, 3 pháp lệnh, 29 nghị định, 15 quyết định của Thủ tướng chính phủ và các bộ, 46 thông tư liên quan đến chính sách BHXH. Chỉ trong vòng 2 năm 2007 và 2008, Chính phủ cùng với các bộ, ngành đã ban hành một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện luật BHXH trong đó có nội dung liên quan đến quản lý nhà nước về thu BHXH gồm 14 nghị định, 4 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 22 thông tư hướng dẫn thực hiện các nghị định, nghị quyết nói trên.

Một số văn bản mà cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành trong giai đoạn 2000 - 2009 liên quan đến vấn đề thu BHXH là:

- Thông tư liên tịch số 26/2000/TTLT-BLĐTB-XH-BTC của bộ Lao động thương binh và xã hội – Bộ tài chính ngày 20/10/2000 hướng dẫn thực hiện chế độ BHXH đối với người lao động làm việc trong các cơ sở ngoài công lập thuộc các ngành giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao.

- Công văn số 757/BHXH-KTPC của BHXH Việt Nam ngày 29/05/2000 về việc tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo.

- Công văn số 875/BHXH-QLT của BHXH Việt Nam ngày 14/06/2000 về việc xử lý sổ BHXH hỏng không dùng được.

- Công văn số 171/BHXH –QLT của BHXH Việt Nam ngày 15/02/2001 về việc hướng dẫn đối tượng tham gia BHXH.

- Công văn số 1066/BHXH –QLT của BHXH Việt Nam ngày 02/7/2001 về việc xử lý thu BHXH của hợp tác xã.

- Công văn số 1587/BHXH –QLT của BHXH Việt Nam ngày 06/9/2001 về thu và thực hiện chế độ BHXH cho người lao động.

- Công văn số 1674/BHXH –QLT của BHXH Việt Nam ngày 20/09/2001 về việc tiếp tục tham gia BHXH của xã viên hợp tác xã.

- Công văn số 2496/BHXH-QLT của BHXH Việt Nam ngày 17/12/2001 về việc thống nhất một số nội dung trong quản lý BHXH .

- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của bộ luật lao động số 35/2002/QH10 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 02/4/2002.

- Nghị định số 139/2002/NĐ-CP của chính phủ ngày 06/12/2002 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam.

- Quyết định số 02/2003/Q Đ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02/01/2003 về việc ban hành quy chế quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam .

- Nghị định số 01/2003/N Đ-CP của chính phủ ngày 09/01/2003 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của điều lệ BHXH ban hành kèm theo nghị định số 12/CP ngày 26/01/2/1995 của Chính phủ.

- Thông tư số 49/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 16/5/2003 hướng dẫn quy chế quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam.

- Công văn số 1526/BHXH-CĐCS của BHXH Việt Nam ngày 05/7/2003 về thực hiện chế độ BHXH theo nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002.

- Quyết định số 722/Q Đ-BHXH-BT của tổng giám đốc BHXH Việt Nam ngày 26/05/2003 về việc ban hành quy định quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc.

- Công văn số 1800/BHXH-KHTC cảu BHXH Việt Nam ngày 09/06/2003 hướng dẫn, bổ sung chứng từ, sổ sách, báo cáo quyết toán tài chính BHXH.

- Quyết định số 1539/Q Đ-BHXH-KT của tổng giám đốc BHXH ngày 27/10/2003 về việc ban hành quy định công tác kiểm tra của BHXH Việt Nam.

- Công văn số 60/BHXH-CĐCS của BHXH Việt Nam ngày 10/01/2005 về việc thực hiện chế độ tiền lương mới.

- Luật BHXH số 71/2006/QH11 do Quốc hội ban hành ngày 29/6/2006

- Nghị định 152/2006/N Đ-CP ngày 22/12/2006 của chính phủ hướng dẫn thực hiện một số điều của luật BHXH về BHXH bắt buộc.

- Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động thương binh và xã hội ngày 30/01/2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006.

- Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân.

- Công văn số 1990/BHXH- KHTC của BHXH Việt Nam ngày 08/6/2007 về việc tạm thời đề nghị xử lý vi phạm đóng BHXH.

- Quyết định số 902/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam ngày 26/6/2007 quy định về quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc.

- Nghị định 135/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/08/2007 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH.

- Công văn số 3752/BHXH-CĐCS của BHXH Việt Nam ngày 10/10/2007 về việc thực hiện chế độ chính sách BHXH theo nghị định số 132/2007/NĐ-CP

- Công văn số 3910/BHXH-CĐCS của BHXH Việt Nam ngày 23/10/2007 về việc thực hiện chế độ BHXH theo nghị định số 110/2007/NĐ-CP. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công văn số 04/BHXH-BT ngày 04/01/2008 về việc mức lương tối thiểu làm căn cứ đóng, ghi sổ BHXH.

- Quyết định số 1333/QĐ-BHXH của tổng giám đốc BHXH Việt Nam ngày 21/02/2008 sửa đổi, bổ sung một số điểm tại quyết định số 902/Q Đ-BHXH ngày 26/06/2007 của tổng giám đốc BHXH Việt Nam banhanfh quy định về quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc.

- Quyết định số 3339/ QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam ngày 16/05/2008 về việc ban hành mẫu sổ BHXH.

- Công văn số 1464/BHXH-BT của BHXH Việt Nam ngày 23/5/2008 về việc hướng dẫn thu BHXH.

- Quyết định số 3636/ QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam ngày 16/06/2008 về việc ban hành quy định cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH.

- Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

- Thông tư số 17/2009/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động thương binh và xã hội ngày 26/05/2009 sửa đổi một số điểm của thông tư 21/2003/ TT-BLĐTBXH ngày 22/09/2003.

- Quyết định số 555/QĐ-BHXH của tổng giám đốc BHXH Việt Nam ngày 13/05/2009 thay thế quyết định số 3636/QĐ-BHXH ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Nhìn chung, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về BHXH, thu BHXH trong giai đoạn này đã tạo được hành lang pháp lý trong việc triển khai, tổ chức thực hiện chính sách BHXH nói chung và thu BHXH tại Việt Nam nói riêng. Việc ban hành hệ thống văn bản pháp luật về BHXH, thu BHXH đã thể chế hóa được đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước. Các văn bản pháp luật ban hành đã đảm bảo được tính kế thừa những nội dung hợp lý của các văn bản pháp luật trước đó đồng thời bổ sung, hoàn thiện được một số những thiếu sót của các văn bản đó nhằm đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.

Tuy nhiên, trong quá trình ban hành và thực hiện các văn bản pháp luật này còn vẫn còn hạn chế và thiếu sót. Đó là:

- Số lượng văn bản pháp luật ban hành lớn, thường xuyên thay đổi, bổ sung gây khó khăn cho cơ quan quản lý, làm cho người lao động và người sử dụng lao động rất khó nắm bắt được thông tin liên quan đến BHXH do không cập nhật thường xuyên những thay đổi đó.

- Thiếu văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung được quy định trong luật. Cụ thể như:

+ Quy định về hiện đại hóa quản lý BHXH được quy định tại khoản 2, điều 9, luật BHXH: “Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý BHXH”. Tuy nhiên đến nay chưa có một văn bản pháp luật nào hướng dẫn cụ thể việc thực hiện như thế nào.

+ Quy định thay thế sổ BHXH bằng thẻ điện tử được quy định trong khoản 2, điều 109 luật BHXH nhưng đến nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào chỉ rõ thẻ điện tử BHXH sẽ được làm như thế nào, giai đoạn quá độ từ sổ BHXH lên thẻ điện tử được thực hiện khi nào và diễn ra theo lộ trình ra sao,… thì chưa được hướng dẫn.

+ Chỉ thị 15/TW năm 1997 của bộ chính trị yêu cầu cấp ủy, đảng và chính quyền địa phương các cấp phải quan tâm đến công tác BHXH nhưng luật BHXH và các văn bản hướng dẫn luật đều không nói đến trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp cũng như các bộ, ngành liên quan như bộ công an, bộ tư pháp,… trong quản lý đối tượng tham gia BHXH.

+ Quy định trích thưởng cho thanh tra, kiểm tra, phát hiện trốn đóng, truy thu được tiền nợ BHXH được tính bằng số tương đối dựa trên tổng số tiền trốn đóng thu được. Nội dung này được quy định trong luật BHXH nhưng đến nay vẫn chưa có cơ chế thưởng phạt cụ thể, vì vậy vẫn chưa được áp dụng trong thực tế.

2.2.3.2 Tổ chức và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về thu BHXH ở Việt Nam.

a. Bộ máy quản lý nhà nước về thu BHXH ở Việt Nam.

BHXH Việt Nam tổ chức theo mô hình phân cấp từ trung ương đến địa phương. Do đó, bộ máy quản lý nhà nước về thu BHXH cũng được phân cấp từ trung ương đến địa phương và đang ngày càng được hoàn thiện. Theo mô hình này, việc thu các khoản đóng góp BHXH sẽ thuộc trách nhiệm của từng cơ quan ở từng cấp.

Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý nhà nước ở Việt Nam

(Theo nghị định số 100/2002/CP-NĐ ra ngày 6/12/2002 của chính phủ)

Chính phủ Hội đồng quản lý Tổng giám đốc

Các phó tổng giám đốc

- Ban chế độ, chính sách - Ban kế hoạch - tài chính - Ban Thu BHXH - Ban Chi BHXH - Ban BHXH tự nguyện - Ban giám định Bảo Hiểm Y tế - Ban Tuyên truyền BHXH - Ban Hợp tác quốc tế - Ban Tổ chức cán bộ - Ban Kiểm tra - Văn phòng

- Trung tâm nghiên cứu khoa học BHXH - Trung tâm CNTT

- Trung đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ BHXH - Trung tâm lưu trữ

- Báo BHXH - Tạp chí BHXH Giám đốc Các phó giám đốc - Phòng chế độ - chính sách - Phòng kế hoạch – tài chính - Phòng thu - Phòng giám định chi - Phòng Bảo hiểm tự nguyện - Phòng CNTT - Phòng kiểm tra - Phòng tổ chức – hành chính Giám đốc Các phó giám đốc Các công chức - viênchức Bảo hiểm xã hội

Việt Nam

Bảo hiểm xã hội

cấp tỉnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảo hiểm xã hội cấp huyện

* Cấp Trung Ương: chịu trách nhiệm về thu BHXH ở cấp Trung Ương chính là cơ quan chuyên trách cao nhất trong hệ thống – Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam. Cơ quan này chịu trách nhiệm toàn diện đối với các vấn đề liên quan đến thu đóng góp BHXH, bao gồm:

- Tổng hợp và phân loại đối tượng tham gia BHXH toàn ngành. Đây là bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trong công tác thu BHXH. Vì có quản lý được đối tượng tham gia một cách đầy đủ, chính xác thì mới có căn cứ để xác định quyền hưởng cho người tham gia sau này và góp phần ngăn ngừa, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật BHXH đến tham gia và đóng góp từ đó góp phần đảm bảo quyền lợi cho NLĐ và gia đình họ.

- Hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức quản lý thu BHXH, BHYT, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT và phiếu khám chữa bệnh cho người tham gia.

- Xác định mức lãi suất bình quân hoạt động đầu tư quỹ BHXH làm căn cứ để tính tiền lãi chậm đóng BHXH.

- Giao dự án thu cho cơ quan BHXH cấp tỉnh - Thẩm định số thu trên phạm vi cả nước.

* Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Cơ quan chịu trách nhiệm về thu BHXH cấp tỉnh chính là BHXH tỉnh (thành phố):

- Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để phân cấp quản lý thu BHXH cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ cùa mình.

- Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và chỉ đạo BHXH cấp cơ sở thu đóng góp theo phân cấp: cấp sổ, thẻ BHXH, BHYT.

- Xây dựng, quản lý dữ liệu liên quan đến NLĐ tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh

- Chịu trách nhiệm thu, kiểm tra tình hình thực hiện công tác thu, cấp sổ BHXH theo phân cấp quản lý và quyết toán số tiền thu BHXH đối với BHXH Huyện theo định kỳ quý, sáu tháng, năm và lập “Biên bản thẩm định số thu BHXH bắt buộc”.

- BHXH tỉnh tư vấn, hỗ trợ cho BHXH Huyện trong các trường hợp vướng mắc liên quan đến chính sách BHXH nói chung và liên quan đến công tác thu BHXH nói riêng.

- Chịu trách nhiệm thực hiện truy thu đối với các trường hợp chậm đóng, trốn đóng trên địa bàn tỉnh.

* Cấp huyện (quận): Cơ quan quản lý về thu BHXH chính là cơ quan BHXH huyện (quận). Theo phân cấp thì cơ quan BHXH này chịu trách nhiệm:

- Thực hiện kiểm tra, đối chiếu số lượng đối tượng tham gia BHXH. - Hướng dẫn NSDLĐ đăng kí và nộp BHXH theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức, hướng dẫn thực hiện thu bảo hiểm xã hội; cấp sổ bảo hiểm xã hội, đối với người sử dụng lao động và người lao động theo phân cấp quản lý.

Riêng đối với BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban cơ yếu Chính phủ:

- Trực tiếp thu bảo hiểm xã hội, cấp sổ bảo hiểm xã hội đối với người lao động

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thu Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009. Thực trạng và một số giải pháp (Trang 37 - 72)