Nội dung quản lý nhà nước về thu BHXH

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thu Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009. Thực trạng và một số giải pháp (Trang 28 - 33)

1.2.7.1 Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thu BHXH

Một trong những nhiệm vụ và chức năng cơ bản, quan trọng nhất của quản lý Nhà nước về thu BHXH là công tác xây dựng văn bản pháp luật về thu BHXH. Nhà nước, thông qua các cơ quan chức năng của mình (tùy theo mô hình quản lý Nhà nước của mỗi nước) xây dựng các văn bản pháp luật về thu BHXH bao gồm các đạo luật, các luật, các văn bản pháp quy (Nghi định, quyết định…) và các văn bản dưới luật để thực hiện pháp luật về thu BHXH thống nhất trong phạm vi quốc gia. Khác với bảo hiểm thương mại, Nhà nước chỉ ban hành những điều, những nội dung cơ bản nhất còn các chính sách, chiến lược cụ thể là do các công ty bảo hiểm thực hiện còn đối với BHXH, Nhà nước quy định bằng văn bản pháp luật rất cụ thể và chặt chẽ các nội dung của chính sách BHXH, các cơ quan BHXH không được tự ý đặt ra bất kỳ chế độ, bất kỳ quy định nào.

Sau khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thì Nhà nước hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản đó thông qua các cơ quan BHXH cấp dưới.

Cụ thể:

- Hàng năm, phải xây dựng một kế hoạch tổng thể về ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về BHXH nói chung và thu BHXH nói riêng.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch đã đặt ra theo một trình tự nhất định. Bởi vì, mỗi một văn bản có những nội dung khác nhau, có liên quan tới các cơ quan, bộ ngành và các địa phương khác nhau. Nếu không đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất thì kế hoạch sẽ đổ vỡ.

- Trong quá trình xây dựng các văn bản pháp luật còn phải tiến hành điều tra, kiểm sát nếu thấy cần thiết.

- Đối với những nghị định mới ban hành lần đầu, cần có sự phối hợp giữa nhiều bên tham gia thì cần làm dự thảo trước, sau đó xin ý kiến đóng góp của các tổ chức,

cá nhân có liên quan để từ đó tổng hợp, nghiên cứu để hoàn thành nghị định và ban hành.

- Các văn bản giải thích phải được triển khai đồng bộ, đúng tiến độ về mặt thời gian. Nếu cần thiết cũng phải xin ý kiến của các chuyên gia, tổ chức bởi lẽ các văn bản này gắn chặt với thực tế cuộc sống.

- Kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát đôi khi cũng gắn chặt với việc xây dựng pháp luật về thu BHXH. Cho nên, nội dung này có mối quan hệ chặt chẽ với nội dung thanh tra, kiểm tra, giám sát.

- Cuối năm, phải tổng kết việc xây dựng pháp luật về thu BHXH trên tất cả các mặt sau:

+ Hoàn thành kế hoạch như thế nào? + Tiến độ thực hiện như thế nào?

+ Các văn bản pháp luật xây dựng có vấn đề gì bất cập cần nghiên cứu, hoàn thiện tiếp.

+ Rút ra bài học kinh nghiệm để lập kế hoạch cho năm sau.

1.2.7.2. Tổ chức và hoàn thiện bộ máy quản lý thu bảo hiểm xã hội.

Bộ máy thu BHXH được hình thành ở tất cả các cấp, từ cơ quan BHXH cấp trên đến cơ quan BHXH cấp dưới ở tất cả các địa phương. Tùy vào từng mô hình quản lý thu mà bộ máy thu BHXH được tổ chức và hoàn thiện khác nhau:

* Nếu mô hình quản lý thu là tập trung:

Theo mô hình này một cơ quan nhà nước sẽ chịu trách nhiệm thu tất cả các khoản đóng góp bắt buộc của Nhà nước trên phạm vi cả nước hoặc toàn bang. Cơ quan chịu trách nhiệm thu có thể là bất kì cơ quan nào có quyền lợi liên quan đến việc thu tùy theo quy định của từng nước như cơ quan thuế hoặc cơ quan BHXH,… Thường thì theo mô hình này, cơ quan thuế sẽ đảm nhiệm việc thu BHXH.

* Mô hình bán tập trung:

Nếu quản lý theo mô hình này thì các khoản đóng góp của Nhà nước vẫn được thu tập trung lại tại một cơ quan nhưng phân tách ra theo ngành dọc do hệ thống BHXH được hình thành khá sớm trong khi quản lý thu của cơ quan thuế khong hiệu quả và hệ thống thu của cơ quan thuế không tạo được niềm tin của người dân.

Theo mô hình này việc thu các khoản đóng góp BHXH sẽ thuộc trách nhiệm của từng cơ quan hay từng quỹCó thể một hoặc nhiều chế độ sẽ thu tập trung lại thành một quỹ độc lập và có thể do cơ quan bảo hiểm của từng quỹ thu ( Bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm hưu tuổi già, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm ốm đau,…) hoặc do cơ quan bảo hiểm thu.

Như vậy, đối với mỗi hệ thống quản lý thu BHXH khác nhau thì tổ chức bộ máy thu BHXH cũng khác nhau. Việc lựa chọn bộ máy thu nào cho phù hợp thì phải dựa vào phân tích chi phí của từng quốc gia ở mỗi mô hình và dựa vào mô hình quản lý của từng nước trong từng thời kì.

1.2.7.3 Tổ chức quản lý hoạt động thu BHXH

1.2.7.3.1 Quản lý đối tượng tham gia

Đối tượng tham gia BHXH là các cá nhân, các tổ chức có trách nhiệm đóng góp để tạo lập nên quỹ BHXH.

Quản lý đối tượng tham gia là công việc đầu tiên mà mỗi tổ chức BHXH khi thực hiện quan tâm đến, thường các đối tượng này được quy định rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước vì quản lý đối tượng tham gia tạo cơ sở cho việc thực hiện hoạt động thu và chi trả BHXH sau này, góp phần ngăn ngừa và hạn chế hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến đóng góp từ đó góp phần thực hiện tốt chính sách BHXH, góp phần mởi rộng diện bảo vệ của quốc gia. Hơn nữa, BHXH hoạt động trên nguyên tắc chia sẻ rủi ro và tuân theo quy luật số đông bù số ít nên việc tham gia đầy đủ của các đối tượng tham gia là việc rất quan trọng. Quản lý đối tượng tham gia cần thực hiện các công việc sau:

+ Quản lý số lượng đối tượng tham gia BHXH

+ Quản lý đối tượng bắt buộc tham gia BHXH theo quy định

+ Quản lý công tác cấp sổ BHXH: vì đây là căn cứ xác định quá trình đóng góp, ngành nghề lao động, thời gian lao động, tên người lao động và một số thông tin cần thiết liên quan khác.

1.2.7.3.2 Quản lý quỹ tiền lương của doanh nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo những quy định hiện hành thì phí thu BHXH được tính theo phầm trăm tổng quỹ lương của doanh nghiệp và tiền lương tháng của người lao động nên quỹ lương còn là cơ sở để quản lý thu một cách thuận lợi. Dựa trên quỹ lương của doanh nghiệp BHXH có thể đảm bảo thu đúng, thu đủ và hạn chế được tình trạng gian lận,

trốn đóng BHXH. Bên cạnh đó chính các doanh nghiệp sẽ trở thành “đại lý” thực hiện thu, chi trả trực tiếp cho một vài chế độ như thai sản hoặc ốm đau là thực sự thuận lợi cho công tác thu phí nói riêng và công tác thực hiện các chế độ BHXH nói chung.

1.2.7.3.3 Quản lý tiền thu BHXH

Các đơn vị, doanh nghiệp sẽ thực hiện nộp phí thông qua tài khoản của BHXH. Do vậy, BHXH khó nắm bắt được tình hình thu BHXH. Để đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời cần có những quy định rõ ràng về thời gian nộp, hệ thống tài khoản thu nộp phải thuận lợi, an toàn cho việc nộp. Việc nắm bắt tình hình thu BHXH giúp quản lý quỹ dễ dàng, kịp thời điều chỉnh và đảm bảo cho công tác chi trả được thực hiện một cách tốt nhất. trong nội dung quản lý thu BHXH, tất cả các đóng góp BHXH sẽ được quản lý chung, thống nhất, dân chủ, công khai trong toàn hệ thống.

Tất cả các cơ quan BHXH từ trung ương đến địa phương phải kiểm tra, đối chiếu đối tượng thu, mức thu. Căn cứ để kiểm tra là dựa vào quy định hướng dẫn hiện hành của cơ quan BHXH, báo cáo của cơ quan BHXH cấp dưới, danh sách nộp BHXH và danh sách điều chỉnh mà người sử dụng lao động gửi lên cho cơ quan BHXH.

1.2.7.4 Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thu BHXH và giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử phạt vi phạm pháp luật về thu BHXH.

Thanh tra là một trong những hoạt động chủ yếu nhất của công tác quản lý nhà nước, được thực hiện bởi chủ thể có thẩm quyền nhân danh quyền lực nhà nước nhằm xem xét, đánh giá hoạt động của đối tượng quản lý, từ đó tác động một cách thích hợp để đối tượng quản lý thực hiện đúng hướng, đúng mục đích của nhà nước đề ra.

Thanh tra trong lĩnh vực thu BHXH được hiểu là cơ quan BHXH tổ chức xem xét, đánh giá hoạt động của các đối tượng có liên quan trong quá trình thực thi chính sách thu BHXH của nhà nước.

Như vậy, bên cạnh việc xây dựng pháp luật về thu BHXH thì công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thu BHXH có vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vậy, nó cũng là nội dung chính của quản lý nhà nước về thu BHXH. Để hoạt động này diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, đúng chức năng, nhiệm vụ thì cũng cần phải xây dựng một kế hoạch tổng thể hàng năm về công tác thanh tra, kiểm tra. Kế hoạch này phải được thảo luận và phải có sự tham gia của các bộ phận, chức năng có liên

quan. Có như vậy mới tránh được chồng chéo, gây phiền nhiễu cho cơ sở, các cấp quản lý, và cả người lao động và người sử dụng lao động.

Nội dung của thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thu BHXH thường bao gồm:

+ Thanh kiểm tra về tình hình tham gia BHXH của NLĐ và NSDLĐ. + Thanh kiểm tra về các mức đóng BHXH.

+ Thanh kiểm tra tình hình tuyển dụng, đào tạo và sử dụng nguồn lao động. Ngoài việc tổ chức thanh kiểm tra việc thực hiện pháp luật về thu BHXH thì nội dung giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử phạt vi phạm pháp luật về thu BHXH cũng phải được thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Các hành vi vi phạm pháp luật về thu bảo hiểm xã hội thường là: không đóng, đóng không đúng thời hạn, đóng không đúng mức và đóng không đủ số người tham gia. Nhứng hành vi vi phạm pháp luật này có thể xuất phát từ người sử dụng lao động, người lao động và cả cơ quan BHXH. Do đó, việc xử lý vi phạm phải xử lý theo đúng luật pháp của nhà nước, có thể xử phạt hành chính hoặc hình sự, khi xử phạt phải đảm bảo tính công bằng, dân chủ, công khai và đảm bảo kịp thời, chính xác và có tác dụng răn đe.

Nguyên tắc xử phạt vi phạm pháp luật về thu BHXH được cụ thể như sau:

+ Xử phạt vi phạm hành chính đối với tất cả các bên vi phạm về vấn đề thời gian đóng trên tinh thần công khai, minh bạch để giúp các bên nhận thức rõ vấn đề mà mình vi phạm để rút ra kinh nghiệm lần sau.

+ Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH phần lớn là phạt bằng tiền là bồi thường thỏa đáng. Do đó, phải đảm bảo nguyên tắc công bằng, dân chủ, đảm bảo tính hài hòa lợi ích giữa các bên.

+ Nguyên tắc tiết kiệm tất cả các chi phí trong thanh kiểm tra.

+ Đảm bảo tính đồng bộ trong quá trình thanh kiểm tra giữa các ngành khác có liên quan và trong nội bộ ngành BHXH.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THU BHXH Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2009

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thu Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009. Thực trạng và một số giải pháp (Trang 28 - 33)