đoạn tới.
Dựa vào quá trình phân tích thực trạng quản lý nhà nước về thu BHXH ở Việt Nam giai đoạn 2000-2009, phân tích những thành tựu và hạn chế của công tác này,
định hướng mục tiêu chiến lược phát triển của công tác quản lý nhà nước về thu BHXH ở Việt Nam đến năm 2020 như sau:
Một là: hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.
Hai là: đảm bảo quyền bình đẳng về cơ hội tham gia BHXH đối với các tầng lớp dân cư trong xã hội. Thực hiện tốt các chế độ chính sách BHXH nhằm ổn định đời sống về mặt tinh thần và vật chất của người tham gia BHXH, góp phần đảm bảo ổn định chính trị, an toàn xã hội và phát triển kinh tế của đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
Ba là: Tăng nhanh số lượng người tham gia BHXH dưới cả hai hình thức BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Đến năm 2020 cố gắng đảm bảo khoảng 17 triệu lao động tham gia BHXH( chiếm khoảng 35% lực lượng lao động xã hội)
Bốn là: thực hiện thu đúng, thu đủ, thu kịp thời của các đối tượng tham gia theo quy định để tăng nhanh nguồn thu, kiểm soát chặt chẽ các nguồn chi ra từ quỹ.
Năm là: Giảm dần sự bao cấp của Nhà nước, từng bước tăng mức đóng góp của người tham gia BHXH. Quỹ BHXH đảm bảo cân đối, ổn định, vững chắc, luôn có đủ nguồn lực tài chính để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu chi tiêu của quỹ.
Sáu là: thực hiện tốt chính sách cải cách hành chính nhà nước trong lĩnh vực BHXH nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý của bộ máy tổ chức nhằm đáp ứng được các yêu cầu ngày càng phát triển của BHXH, nhằm phục vụ tốt hơn các đối tượng tham gia và đối tượng hưởng BHXH.
3.2 Một số kiến nghị và giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về thu BHXH ở Việt Nam.