Hoàn thiện quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm tại Việt Nam

MỤC LỤC

Thực trạng quản lý nhà nước đối với chất lượng sản phẩm ở Việt Nam

Thực trạng chất lượng sản phẩm ở Việt Nam

Từ sau đổi mới nền kinh tế nước ta đã có những sự phát triển rất lớn đặc biệt là với chính sách mở cửa nền kinh tế và phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng cho các doanh nghiệp. Tuy vậy, đó chỉ là những thành tựu còn khiêm tốn và bên cạnh đó còn nhiều hạn chế làm cho các sản phẩm do các doanh nghiệp ta sản xuất chưa có sức cạnh tranh cao, chất lượng sản phẩm còn kém, giá thành cao mà có thể nói là do các nguyên nhân như: máy móc, công nghệ thiết bị, trình độ tay nghề của công nhân, trình độ quản lý, chất lượng nguyên vật liệu..Không ít sản phẩm hàng hóa ở một số thị trường có sức mua lớn lại bị hàng nhập. Qua thực tiễn về hàng hóa lưu thông trên thị trường cho thấy kiểm soát chất lượng phải là kiểm soát hệ thống từ khâu nguyên vật liệu sản xuất, vận chuyển và lưu thông đến người tiêu dùng, tránh như hiện nay quản lý chất lượng hàng hóa của chúng ta đang cắt khúc, thiếu thông tin hệ thống, mỗi cơ quan chỉ chịu trách nhiệm một phần quá trình quản lý chất lượng hàng hóa.

Thực trạng quản lý nhà nước đối với chất lượng sản phẩm

Bên cạnh đó còn một số văn bản liên quan đến các vấn đề quy định trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa như: Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kĩ thuật ngày 29/6/2006; Quyết định số 50/2006/QĐ-TTg ngày 7/3/2006 của Thủ tướng chính phủ quy định về việc ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng, trong đó có phân công trách nhiệm kiểm tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các Bộ quản lý chuyên ngành theo từng lĩnh vực cụ thể; Quyết định số 24/2007/QĐ- BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ khoa học và công nghệ về việc ban hành quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy. Bên cạnh đó Việt Nam cũng đã có một số văn công nhận chất lượng (thuộc Bộ khoa học và công nghệ) đã được Hoa Kỳ và Hồng Kông chấp nhận là một tổ chức công nhận và chứng nhận các tổ chức khác. Ngày 22/9/2010 vừa qua tại trụ sở Bộ khoa học và công nghệ đã diễn ra lễ kí kết giữa Tổng cục đo lường chất lượng và viện tiêu chuẩn Plestine nhằm tăng cường hợp tác song phương giữa hai quốc gia trong lĩnh vực Tiêu chuẩn hóa, Đo lường và Đánh giá sự phù hợp với mục đích trao đổi và học tập lẫn nhau. Để nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác quản lý chất lượng. Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã tổ chức các khóa đào tạo như:. 2.2.2 Thực trạng thực hiện các hoạt động trong quản lý chất lượng sản phẩm của nhà nước. a) Thực trạng hoạch định chiến lược của cơ quan nhà nước đối với chất lượng sản phẩm. Theo quy định này các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải thực hiện công bố phù hợp các tiêu chuẩn tại các Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thực hiện gắn dấu CS (dấu công bố hợp chuẩn) lên mũ trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Doanh nghiệp nhập khẩu mũ bảo hiểm thực hiện kiểm tra lại tại các Trung tâm kỹ thuật 1,2,3 trực thuộc Tổng cục, mũ đạt chất lượng nhập khẩu được gắn tem “đã kiểm tra” do các trung tâm kiểm tra cấp. b) Thực trạng tổ chức và chỉ đạo thực hiện quản lý nhà nước đối với chất lượng sản phẩm trong thời gian qua.

Khi có chủ trương của Chính phủ từ ngày 15/12/2007 bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy, nhu cầu về mũ bảo hiểm trước thời điểm này là rất lớn nên chỉ trong một thời gian ngắn số lượng các doanh nghiệp trong nước sản xuất đã tăng lên nhanh chóng từ khoảng 30 doanh nghiệp năm 2001, đến tháng 12/2007 đã có 125 doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm thực hiện công bố hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn với tổng sản lượng hơn 25 triệu mũ, hơn 70 doanh nghiệp nhập khẩu mũ bảo hiểm với tổng lượng nhập hơn 1,2 triệu mũ. Từ khi đổi mới hoạt động quản lý chất lượng, cơ chế chứng nhận đã chuyển sang chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn với hai hình thức chứng nhận bắt buộc và chứng nhận tự nguyện được các nước áp dụng rộng rãi theo sự hướng dẫn của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO). Tuy nhiên việc triển khai cơ chế chứng nhận trên còn bộc lộ những hạn chế:. • Đối tượng chứng nhận bắt buộc phù hợp TCVN còn quá ít, nhỏ bé so với số lớn các đối tượng sản phẩm cần kiểm soát. • Việc chứng nhận tự nguyện phù hợp tiêu chuẩn chỉ áp dụng đối với tiêu chuẩn VN chưa áp dụng đối với các Tiêu chuẩn nước ngoài. • Cơ quan chứng nhận còn đang trong giai đoạn hoàn thiện tổ chức và tăng cường năng lực, do đó chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu chứng nhận đặt ra. c) Thực trạng thanh tra, kiểm tra của nhà nước đối với chất lượng sản phẩm Thực trạng thanh tra kiểm tra của Nhà nước đối với chất lượng sản phẩm còn nhiều bất cập, chịu tác động của các nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan.

Đánh giá thực trạng .1 Những điểm đạt được

• Hệ thống quản lý trên phạm vi cả nước vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt những vấn đề về cơ chế và phân công quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất, lưu thông, xuất nhập khẩu.Việc định ra và áp dụng các cơ chế quản lý còn thiếu rành mạch và không có trọng tâm, trọng điểm: chưa xỏc định rừ mục tiờu và biện phỏp,phương thức quản lý của nhà nước trong khu vực sản xuất và khu vực lưu thông. Ví dụ: Tại nghị định số 86/CP ngày 08 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm thì nguyên tắc phân công là: Bộ khoa học, công nghệ và môi trường chịu trách nhiệm chung, các Bộ chuyên ngành quản lý nhà nước về chất lượng đối với những sản phẩm đặc thù như công trình xây dựng, thuốc chữa bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, thiết bị áp lực, vật liệu nổ…Tại nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2004 của Chính phủ quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì nguyên tắc phân công là lĩnh vực chuyên môn của các Bộ, ngành. • Việc chưa quy định chế độ báo cáo và thông báo kế hoạch kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo đầu mối thống nhất dẫn đến chỉ có cơ quan được giao trách nhiệm quản lý chính trực tiếp thực hiện mới nắm được tình hình nên số liệu báo cáo của từng ngành còn rời rạc, chưa tập trung thống nhất về một đầu mối để khi cần có thể tổng hợp, phân tích chung; từ đó có những kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách hoặc quy định chung cho việc quản lý của từng ngành trong công tác quản lý tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Một số định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với chất lượng sản phẩm tại Việt Nam

Phương hướng quan điểm quản lý nhà nước đối với chất lượng sản phẩm

Từ thực trạng công tác quản lý nhà nước về chất lượng như đã trình bày trên đây,chúng ta cần xác định phương hướng và giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về chất lượng một cách hợp lý, thực tiễn và khả thi. • Đổi mới cơ quản lý chất lượng phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý kinh tế cũng như các tập quán quốc tế trong lĩnh vực quản lý chất lượng. • Bảo đảm tối đa quyền lợi người tiêu dùng thông qua cơ chế kiểm soát chất lượng chặt chẽ, toàn diện kể cả các biện pháp mạnh từ phía Nhà nước đối với hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng.

Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với chất lượng sản phẩm

Đối với đội ngũ cán bộ, công chức đang làm việc trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, vấn đề cập nhật, bổ sung kiến thức bao gồm kiến thức quản lý chất lượng nói riêng và quản lý kinh tế nói chung đặc biệt kiến thức nghiệp vụ về các lĩnh vực mới , các phương pháp mới của hoạt động tiêu chuẩn, đo lường chất lượng là vô cùng quan trọng. • Quan điểm quản lý chất lượng tiên tiến hiện nay đã chuyển việc kiểm soát chất lượng từ thị trường về kiểm soát trong sản xuất là chính, với quan điểm triển khai quản lý ngay từ khu vực sáng tạo, hình thành và phát triển chất lượng của hàng hóa để kịp thời phòng ngừa sai lỗi, tránh ngay từ đầu các rủi ro có thể xảy đến với người tiêu dùng, đồng thời giảm thiểu tổn thất về kinh tế cho nhà sản xuất. Tổ chưc thương mại thế giới (WTO) đã quy định các cơ chế và phương thức quản lý chất lượng trong các hiệp định liên quan đến hàng hóa và dịch vụ như Hiệp định về các rào cản kỹ thuật trong thương mại (WTO/TBT),Hiệp định về vệ sinh và vệ sinh thực vật (WTO/SPS), Hiệp định về thương mại dịch vụ(WTO/GATS) … Những quy định trên của WTO được lấy làm căn cứ điều tiết trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và trong các hiệp định nhiều bên khác.

Một số kiến nghị

Họ có quyền đưa ra các kiến nghị đối với nhà nước về những bất cập trong các văn bản pháp luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa, họ cũng đưa ra những đóng góp về hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mới. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là các văn bản hướng dẫn cụ thể về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; xây dựng ý thức sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa có chất lượng, vì quyền lợi người tiêu dùng.