3. Thành tựu và hạn chế của việc sử dụng khoáng sản rắn vào sự phát triển kinh tế đất
3.4. Đối với nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường:
Theo kết quả địa chất và thăm dò khoáng sản cho thấy Việt Nam là quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Tổng tiềm năng đá vôi là 1.754 tỷ tấn, trong đó đá vôi để sản xuất xi măng đã được khảo sát có trữ lượng 44.738 triệu tấn, đất sét xi măng là 7.601 triệu tấn, phụ gia hoạt tính cho xi măng có trữ lượng 3.947 triệu tấn, cao lanh 849 triệu tấn… Cũng trong khoảng thời gian đó, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng đã cung cấp cho thị trường khối lượng vật liệu xây dựng rất lớn, đó là hơn 245 triệu tấn xi măng; 651 triệu m3 đá xây dựng; 400 triệu m3 cát sỏi xây dựng; gạch ốp lát ceramic và granite là 1.057 triệu m2; 111 tỷ viên gạch ngói đất sét nung; 34,3 triệu sản phẩm sứ vệ sinh; 448,4 triệu m2 kính xây dựng; 35,4 triệu m2 đá ốp lát granite, marble…. Những con số này đủ cho thấy ngành công nghiệp vật liệu xây dựng có nhu cầu về nguyên liệu lớn biết chừng nào và có vị thế quan trọng ra sao trong lĩnh vực khai thác khoáng sản ở nước ta.
Dựa vào nguồn tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng đa dạng, phong phú, trong những năm qua ngành công nghiệp vật liệu xây dựng nước ta đã được đầu tư, phát triển mạnh mẽ, không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, việc sử dụng tài nguyên còn nhiều vấn đề tồn tại.
Tại Hội thảo quốc tế về “Khai thác và chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng” do Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam tổ chức vào cuối tháng 2/2012 , Thứ trưởng Bộ xây dựng Nguyễn Trần Nam đã đánh giá về hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, ông cho rằng: “Trong năm 2011, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng đã tăng gấp đôi năm 2006. Tuy nhiên, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng hiện nay còn thiếu quy hoạch, quy mô mỏ nhỏ, manh mún. Một mỏ có 12-13 doanh nghiệp chia nhau khai thác. Công nghệ thiết bị lạc hậu, hàm lượng công nghệ trong các sản phẩm đưa ra thị trường cũng như xuất khẩu còn thấp, chủ yếu là xuất thô. Như vậy thiếu tính bền vững, tàn phá môi trường, ô nhiễm nguồn nước, lở núi,.... gây bức xúc trong nhân dân.
Cùng quan điểm trên, TS Trần Văn Huynh, Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam dẫn chứng: Trong 6 năm 2005-2010, chúng ta đã khai thác và đưa vào sản xuất hơn 3,2 tỷ tấn nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng, hàng trăm núi đá vôi, đá granit, đá cẩm thạch, hơn 10 nghìn ha đất canh tác đã được khai thác không có tái tạo. Trong đó không ít mỏ khai thác không có thiết kế được duyệt, khai thác không theo đúng quy trình, quy phạm, khai thác theo lối ăn xổi, dễ làm, khó bỏ, lãng phí lớn tài nguyên, đồng thời phá hoại cảnh quan, gây ô nhiễm môi trường sinh thái nghiêm trọng.
TS Trần Văn Huynh cũng chia sẻ thêm: “Cao lanh, đất sét trắng, tràng thạch dùng để sản xuất gốm sứ là loại khoáng sản quý hiếm với trữ lượng không lớn, hầu hết được khai thác chế biến theo công nghệ cũ, chất lượng sản phẩm thấp, hệ số thu hồi thấp, lãng phí tài nguyên lớn. Điển hình là fenspat Đại Lộc Quảng Nam có chất lượng tốt được cấp cho nhiều chủ đầu tư không đủ năng lực vào khai thác chế biến thủ công, lẫn lộn cả loại I, loại II hạ thấp chất lượng của mỏ, làm mất giá trị sản phẩm fenspat loại I, khai thác nham nhở, hủy hoại tài nguyên quý hiếm…” Trong 6 năm 2005 – 2010 cả nước đã khai thác và đưa vào sản xuất 3,2 tỷ nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng, hàng trăm núi đá vôi, đá garanit, đá cẩm thạch, đá bazan, hơn 10.000 ha đất canh tác đã được khai thác nhưng không có tái tạo. Trong đó, không ít mỏ khai thác không có thiết kế được duyệt, khai thác không theo đúng quy trình, quy
phạm..gây lãng phí tài nguyên thiên nhiên, phá hoại cảnh quan, gây ô nhiễm môi trường sinh thái nghiêm trọng.
Cụ thể, có thể kể đến ba loại khoáng sản là cao lanh, đất sét trắng, tràng thạch dùng để sản xuất gốm sứ là loại khoáng sản quý hiếm với trữ lượng không lớn. Tuy nhiên, loại nguyên liệu quý hiếm này hầu hết lại được khai thác, chế biến theo công nghệ cũ, chất lượng sản phẩm thấp, hệ số thu hồi thấp, lãng phí tài nguyên lớn. Như mỏ fenspat Đại Lộc Quảng Nam có chất lượng tốt nhưng lại được cấp cho nhiều chủ đầu tư không đủ năng lực vào khai thác chế biến thủ công, lẫn lộn cả loại I, loại II hạ thấp chất lượng của mỏ, làm mất giá trị sản phẩm fenspat loại I, hủy hoại tài nguyên hiếm.
Tình trạng khai thác thiếu hiệu quả trên đây cho thấy nguyên nhân chính là công tác quản lý khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng còn nhiều hạn chế như: Việc thực thi Luật Khoáng sản đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 20/3/1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản số 46/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 cùng với bản Quy hoạch thăm dò khai thác chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 còn nhiều hạn chế, chưa được quán triệt đến cơ sở.
Bên cạnh đó, việc cấp phép khai thác và quản lý khai thác khoáng sản còn chồng chéo giữa cơ quan Trung ương và địa phương, cấp phép theo lối “xin, cho” gây nhũng nhiễu, phiền hà. Thời gian cấp phép khai thác ngắn 2 - 4 năm. Cấp phép cho các ông chủ không đủ năng lực để đầu tư công nghệ, thiết bị, cho khai thác và bảo vệ môi trường, xé nhỏ để cấp phép cho nhiều chủ đầu tư. Thậm chí có nhà máy xây dựng xong, sản xuất trong thời gian ngắn thì không còn nguyên liệu để sản xuất và cấp phép khai thác không theo đúng yêu cầu sử dụng, gây lãng phí tài nguyên, tác động đến cảnh quan, môi trường sinh thái.
Có thể lấy một ví dụ cụ thể đó là việc khai thác nguồn tài nguyên đá vôi trắng: Tại nước ta, 125 tụ khoáng đá vôi đã được tìm kiếm và thăm dò, trữ lượng ước đạt 13 tỷ tấn, tài nguyên dự báo khoảng 120 tỷ tấn. Đá vôi Việt nam phân bố tập trung ở các tỉnh phía Bắc và cực Nam. Đá vôi ở Bắc Sơn và Đồng Giao phân bố rộng và có tiềm
năng lớn hơn cả. Tại Hải Dương, đá vôi được phân bố chủ yếu trong phạm vi giữa sông Bạch Đằng và sông Kinh Thày. Những núi có quy mô lớn như núi Han, núi áng Dâu, núi Nham Dương đã được thăm dò tỉ mỉ. Tại Hải Phòng, đá vôi tập trung chủ yếu ở Trại sơn và Tràng kênh thuộc huyện Thuỷ Nguyên. Ngoài ra còn có những mỏ đá vôi phân bố rải rác ở Dương Xuân – Pháp Cổ, Phi Liệt, Thiếm Khê, Mai Động và Nam Quan. Đá vôi đôlômit tập trung ở dãy núi Han, núi dãy Hoàng Thạch – Hải Dương với trữ lượng lên tới 150 triệu tấn. Trữ lượng địa chất đá vôi của khu vực Hải Phòng là 782.240 nghìn tấn cấp A+B+C1+C2.
Ở Miền Bắc Việt nam hiện có tới 340 mỏ và các điểm khai thác đá vôi đang hoạt động. Quy mô, công suất khai thác khác nhau khá nhiều. Trên các mỏ đá lớn ở Miền Bắc Việt nam, người ta áp dụng công nghệ khai thác lớp bằng.