Kiến nghị về công khai minh bạch trong hoạt động khoáng sản rắn

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀINGUYÊN KHOÁNG SẢN RẮN Ở VIỆT NAM (Trang 80 - 84)

Chủ trương “Thực hiện công khai, minh bạch” đã được Văn kiện đại hội IX của Đảng đưa ra và đã được cụ thể hoá ở một số Luật như Luật Phòng chống tham nhũng, Luật doanh nghiệp, Luật BVMT… Vì vậy vấn đề này cũng nên cụ thể hoá trong Lụât khoáng sản.

Thực hiện công khai thông tin về môi trường theo điều 104, 105 của Luật BVMT.Bổ sung thêm: Công khai minh bạch việc thu phí và sử dụng phí BVMT, quỹ phục hồi môi trường của doanh nghiệp và UBND các cấp nơi có khoáng sản khai thác, chế biến. Đồng thời tổ chức cá nhân bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu giải trình, đối thoại nếu các bên không thực hiện tốt việc thu và sử dụng phí BVMT, quỹ phục hồi môi trường;

Theo nhận định của nhiều nước và nhiều tổ chức quốc tế, tham nhũng ngày nay không còn là vấn đề riêng của mỗi quốc gia, mà đã trở thành vấn nạn có tính toàn cầu, diễn biến phức tạp với các hành vi tinh vi hơn. Đất nước ta, mặc dù đã đạt được những thành tựu to lớn, có tính lịch sử qua 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhưng tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí.

Bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội. Hoàn thiện cơ chế, giải pháp về PCTN. Đẩy mạnh cải cách hành chính và hoàn thiện các quy định nhằm khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong quản lý, tập trung vào các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, như: quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, xây dựng cơ bản, quản lý thu, chi ngân sách, quản lý tài sản công, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, công tác tổ chức, cán bộ…; xây dựng chế độ, định mức, tiêu chuẩn phù hợp; hoàn thiện pháp luật về thị trường vốn, thị trường lao động, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công khai, minh bạch trong hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện pháp luật. Nghiên cứu quy định về việc công khai kết quả kê khai tài sản một số chức danh chủ chốt trong diện phải kê khai tài sản, thu nhập. Sớm ban hành quyết định về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ quyền hạn; Luật về quyền được thông tin của người dân.

Công khai minh bạch thông tin về hoạt động khoáng sản, đặc biệt là công khai nguồn thu hoạt động khoáng sản theo quy định (thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất, các loại phí…), công khai việc trích nguồn thu từ hoạt động khoáng sản và sử dụng nguồn thu này hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội nhân dân vùng có khoáng sản khai thác;… Ngoài ra công tác cấp quyền khai thác khoáng sản phải thực hiện trên cơ sở đấu giá quyền khai thác khoáng sản, nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch, tăng thu cho ngân sách nhà nước

Tham gia sáng kiến Minh bạch công nghiệp khai thác: Sáng kiến minh bạch công nghiệp khai thác (EITI – Extractive Industries Transparency Initiative) lần đầu tiên được cựu Thủ tướng Anh Tony Blair giới thiệu tại Hội nghị thưởng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tại Johanesburg (Nam Phi) năm 2002. EITI là một liên minh giữa các Chính phủ, công ty và các tổ chức xã hội dân sự (XHDS) với mục tiêu nỗ lực để quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích của tất cả mọi người. Hiện nay đã có 32 nước đăng ký thực hiện Sáng kiến EITI, 12 nước đang đối thoại để thực hiện trong đó có Việt Nam.

CÔNG TY Công khai chi trả CHÍNH PHỦ Công khai khoản thu KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Về thuế và các khoản lợi tức

Cơ chế thực hiện EITI

EITI chủ yếu cần thiết đối với những nước có khoáng sản để nước ngoài đến khai thác như bô xít, than, sắt, … để hỗ trợ tăng cường quản trị tài nguyên khoáng sản thông qua việc kiểm tra và công bố khoản thanh toán của các công ty cùng thu nhập của các chính phủ từ dầu khí, khoáng sản.

KẾT LUẬN

Trong quá trình đổi mới, công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Việt Nam hiện nay thì ngành tài nguyên khoáng sản có đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước

Trên cơ sở phân tích các vấn đề về tình hình quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản của Việt Nam đề tài đã làm rõ thực tiễn về vấn đề quản lý khai thác khoáng sản trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế; làm rõ những đặc điểm cơ bản của việc quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản và vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân

Trong khuôn khổ đề tài, đề tài đã phân tích, đánh giá thực trạng tài nguyên khoáng sản tại Việt Nam và hiện trạng công tác quản lý, sử dụng tài nguyên khoáng sản nhằm chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với vấn đề quản lý, sử dụng tài nguyên khoáng sản tại Việt Nam

Đề xuất giải pháp nhằm bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên khoáng sản tại Việt Nam trong những năm tiếp theo.

Xác định những yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý, sử dụng tài nguyên khoáng sản đối với các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Do đây là một đề tài về một vấn đề nóng xuất hiện ở Việt Nam trong những năm gần đây, trong điều kiện thời gian ngắn, khả năng nghiên cứu có hạn, nhiều nội dung của đề tài chưa được cập nhật thấu đáo cũng như không tránh khỏi những sơ suất. Chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy giáo và các bạn để để tài được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010 và Luật Khoáng sản (sửa đổi) ngày 1/7/2011.

2. Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản.

3. Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. 4. Nghị quyết 103/ NQ – CP ngày 22/12/2011 của thủ tướng chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ chính trị.

5. Chỉ thị 02/CT-TTg ngày 09/01/2012 của thủ tướng chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản.

6. Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011 phê duyệt chiến lược khoáng sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

7. Quyết định số 26/2011/QĐ-TTg ngày 4 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Tổng cục Địa chất và Khoáng sản trực thuộc bộ tài nguyên môi trường.

8. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, 2010. Báo cáo đánh giá quá trình thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản 2015 và đề xuất điều chỉnh quy hoạch

9. Báo cáo nghiên cứu đánh giá “Thực trạng về quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản Việt Nam” của Tổng hội địa chất Việt Nam

10. Quyết định 116/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản đến năm 2015,

11 . Quyết định số 06 /2006/QĐ-BTNMT ngày 07/06/2006

12. Sáng kiến minh bạch công nghiệp khai thác (EITI – Extractive Industries Transparency Initiative) do cựu Thủ tướng Anh Tony Blair giới thiệu tại Hội nghị thưởng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tại Johanesburg.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀINGUYÊN KHOÁNG SẢN RẮN Ở VIỆT NAM (Trang 80 - 84)