Kiến nghị về bảo vệ quyền lợi nhân dân vùng có khoáng sản khai thác

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀINGUYÊN KHOÁNG SẢN RẮN Ở VIỆT NAM (Trang 78 - 79)

Cũng như vấn đề BVMT, vấn đề bảo vệ quyền lợi nhân dân vùng có khoáng sản khai thác cũng cần có quy định cụ thể ngay trong Luật khoáng sản để Quốc hội xem xét quyết định và đảm bảo tính hiệu lực ngay sau khi ban hành Luật khoáng sản. Những nội dung chính cần đề cập là (i) Quy định trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng địa phương trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn; (ii) Quy định quyền của cộng đồng tham gia ý kiến, giám sát thực hiện các giải pháp BVMT và thực hiện phương án hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội từ nguồn thu hoạt động khoáng sản; (iii) Quy định chế độ khuyến khích và bắt buộc các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản tham gia hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội cho địa phương và cộng đồng;…

Thực tế hiện nay, khi các doanh nghiệp khai thác khoáng sản thu được lợi nhuận cao thì cộng đồng dân cư nơi có hoạt động khoáng sản lại phải chịu nhiều thiệt thòi do không được chia sẻ lợi ích một cách công bằng. Ngoài ra, họ còn phải chịu rất nhiều tác động bất lợi về môi trường, nguồn nước, đất sản xuất, cơ sở hạ tầng xuống cấp…

Đây chính là nguyên nhân dân đến nhiều mâu thuẫn, bất ổn xã hội, những vụ khiếu kiện tập thể kéo dài. Bên cạnh đó là việc gia tăng lực lượng lao động từ các địa phương khác tới vùng khai thác khoáng sản dẫn đến những áp lực lớn cho chính quyền địa phương sở tại trong công tác quản lý và biến khu vực thành những “điểm nóng” về tệ nạn xã hội”.

Tuy nhiên, nếu chỉ yêu cầu doanh nghiệp phối hợp với chính quyền địa phương thì không khả thi mà phải có quy định bắt buộc doanh nghiệp khai thác khoáng sản phải có trách nhiệm cùng chính quyền địa phương thực hiện đầy đủ các quy định như: bồi thường cho người dân mất đất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân, giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường…

Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có trách nhiệm hỗ trợ chi phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng kỹ thuật sử dụng trong khai thác khoáng sản và

xây dựng các công trình phúc lợi cho địa phương nơi có khoáng sản được khai thác theo quy định của pháp luật; kết hợp khai thác với xây dựng hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ, phục hồi môi trường theo dự án đầu tư khai thác khoáng sản; nếu gây thiệt hại đến hạ tầng kỹ thuật, công trình, tài sản khác thì tùy theo mức độ thiệt hại phảicó trách nhiệm sửa chữa, duy tu, xây dựng mới hoặc bồi thường theo quy định của pháp luật; ưu tiên sử dụng lao động địa phương vào khai thác khoáng sản và các dịch vụ có liên quan; cùng với chính quyền địa phương bảo đảm việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân có đất bị thu hồi để khai thác khoáng sản.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀINGUYÊN KHOÁNG SẢN RẮN Ở VIỆT NAM (Trang 78 - 79)