Kiến nghị về quản lý khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản rắn

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀINGUYÊN KHOÁNG SẢN RẮN Ở VIỆT NAM (Trang 72 - 74)

Để thực hiện CNH, HĐH đất nước trong những năm tới, các cấp có thẩm quyền cần đẩy mạnh điều tra, khảo sát, đánh giá các loại khoáng sản mà thế giới và trong nước cần, trữ lượng, bởi khoáng sản là loại tài nguyên không tái tạo được và có số lượng hạn chế trong lòng đất, do đó chúng ta cần có chiến lược quản lý, bảo vệ, khai thác để sử dụng hợp lý, tiết kiệm để phục vụ hiệu quả, sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với một trong các quan điểm chỉ đạo là: Điều tra, đánh giá khoáng sản phải đi trước một bước, làm rõ tiềm năng tài nguyên khoáng sản để lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản và dự trữ quốc gia. Chiến lược sẽ ưu tiên đầu tư cho điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản cả phần đất liền và biển, hải đảo để làm rõ tiềm năng tài nguyên khoáng sản. Thăm dò, khai thác khoáng sản gắn với chế biến và sử dụng hiệu quả. Cân đối giữa khai thác với dự trữ khoáng sản; phát triển bền vững công nghiệp khai khoáng gắn với bảo vệ môi trường và đảm bảo quốc phòng - an ninh. Mục tiêu của Chiến lược là khai thác khoáng sản phải gắn với chế biến, tạo sản phẩm có giá trị kinh tế cao; đến năm 2020 chấm dứt các cơ sở chế biến khoáng sản manh mún, công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, gây ô nhiễm môi trường; hình thành các khu công nghiệp chế biến khoáng sản tập trung với công nghệ

tiên tiến, có quy mô tương xứng với tiềm năng của từng loại khoáng sản. Bên cạnh đó, chỉ xuất khẩu sản phẩm sau chế biến có giá trị cao đối với khoáng sản quy mô lớn. Các khoáng sản còn lại khai thác chế biến theo nhu cầu trong nước tăng cường dự trữ khoáng sản quốc gia làm cơ sở phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, đẩy mạnh quản lý khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản:

Thứ nhất, cần thống nhất quản lý việc khai thác khoáng sản từ trung ương đến địa phương về mọi mặt: cấp phép khai thác, quản lý quá trình khai thác, sử dụng khoáng sản, bảo vệ môi trường theo đúng quy hoạch. Đồng thời đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp phép khai thác lâu dài, sớm chấm dứt việc cấp phép 3 – 4 năm “xin, cho” gây nhũng nhiễu, tiến đến đấu thầu khai thác mỏ, cấp phép cho chủ đầu tư có năng lực với đầy đủ hồ sơ thiết kế khai thác, bảo vệ môi trường và thiết kế hoàn thu, tiết kiệm tài nguyên.

Thứ hai, áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại trong khai thác và chế biến khoáng sản. Đối với chế biến khoáng sản Chính phủ nên có chương trình tập trung cho nghiên cứu lựa chọn công nghệ để xây dựng nhà máy chế biến sâu đối với những khoáng sản giá trị cao. Đây là vấn đề rất khó đòi hỏi có sự hỗ trợ của các nhà khoa học đầu ngành tham gia tư vấn, đòi hỏi việc quy hoạch vùng nguyên liệu cung cấp cho nhà máy chế biến sâu (cụ thể vấn đề cấp giấy phép khai thác mỏ phải gắn với nhà máy chế biến sâu để bảo đảm số lượng, chất lượng tinh quặng, từ đó lựa chọn công suất phù hợp, bảo đảm hiệu quả đầu tư), bên cạnh đó là chính sách thuế xuất khẩu cho chế biến sâu một cách hợp lý.

Thứ ba, tổ chức nghiên cứu xây dựng và phổ biến quy trình, quy phạm, công nghệ thăm dò, khai thác chế biến khoáng sản làm VLXD và phục hồi môi trường các mỏ sau khi kết thúc giai đoạn khai thác. Bên cạnh đó, nghiên cứu rà soát ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn bảo vệ môi trường, an toàn lao động trong khâu khai thác khoáng sản phù hợp với giai đoạn phát triển khoa học công nghệ hiện nay.

Thứ tư, các tổ chức, cá nhân tham gia thăm dò, khai thác chế biến khoáng sản làm VLXD cần nghiêm túc chấp hành theo đúng trình tự quy định cấp phép, quy trình, quy phạm, khai thác, chế biến, bảo vệ môi trường. Tiếp thu khoa học công nghệ tiên

tiến, kỹ thuật hiện đại của thế giới và trong nước để áp dụng vào đơn vị của mình; không ngừng đầu tư nâng cao trình độ công nghệ .

Thứ năm, các địa phương cần tăng cường công tác quản lý, giám sát việc thăm dò, khai thác khoáng sản làm VLXD theo đúng quy hoạch của Thủ tướng chính phủ phê duyệt, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc bảo vệ môi trường trong khai thác và hoàn thổ, kịp thời xử lý sai phạm để dưa công tác khai thác khoáng sản vào quỹ đạo vừa đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho sản xuất, vừa tiết kiệm được tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên…tiên tiến, cải tiến kỹ thuật trong khâu khai thác, chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái…

Việc 5 giải pháp trên đây được áp dụng đồng bộ, thực hiện nghiêm túc thì việc khai thác chế biến khoáng sản làm VLXD mới mang lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀINGUYÊN KHOÁNG SẢN RẮN Ở VIỆT NAM (Trang 72 - 74)