Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (QPPL)

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀINGUYÊN KHOÁNG SẢN RẮN Ở VIỆT NAM (Trang 34 - 37)

2. Công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản hiện nay

2.1.Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (QPPL)

Từ khi thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường đến nay, công tác xây dựng văn bản QPPL tiếp tục được tăng cường. Theo đó, Bộ đã ban hành theo thẩm quyền, xây dựng trình Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và phối hợp ban hành theo thẩm quyền 25 văn bản, trong đó có: 01 Luật; 06 Nghị định của Chính phủ;

01 Quyết định và 05 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; ban hành theo thẩm quyền 01

Thông tư và 09 Quyết định; phối hợp ban hành 03 Thông tư liên tịch trong quản lý nhà nước về khoáng sản.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổng kết tình hình 13 năm thi hành Luật Khoáng sản; đánh giá tình hình thực hiện thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản của các địa phương. Ngày 09 tháng 3 năm 2012 Chính phủ đã ký Nghị định số 15/2012/NĐ-CP về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản. Ngoài ra ngày 09/01/2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Chi thị số 02/CT- TTg về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản; đã xây dựng Quy chế đấu thầu thăm

dò, khai thác khoáng sản; xây dựng cơ chế định giá mỏ; phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn phương thức tính và thu hồi vốn thăm dò khoáng sản của Nhà nước (thay thế Thông tư số 46/2002/TTLT-BTC-BCN).

Ngày 1/7/2011, Luật Khoáng sản (sửa đổi) được Kỳ họp thứ 8- Quốc hội khóa XII thông qua chính thức có hiệu lực thi hành, để thay thế Luật Khoáng sản năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản năm 2005; trong đó bổ sung 48 điều mới hoàn toàn về nội dung và sửa đổi, bổ sung 38 điều của Luật Khoáng sản năm 1996, đã mang tính cơ bản, toàn diện, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về khoáng sản.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trưởng Ban soạn thảo Luật Khoáng sản (sửa đổi) khẳng định: Luật Khoáng sản (sửa đổi) đã kế thừa và thể hiện được các quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với khoáng sản thời gian qua. Qua đó, khoáng sản được xác định là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, hầu hết không tái tạo nên phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững kinh tế-xã hội trước mắt và lâu dài, bảo đảm an ninh-quốc phòng.

Luật đã thể hiện rõ những quan điểm mới mang tính “đột phá” làm thay đổi căn bản công tác bảo vệ, quản lý, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản quốc gia; giải quyết được các vấn đề gây nhiều bức xúc và tranh luận trong công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản từ trước đến nay; đồng thời bãi bỏ các quy định bất cập, bổ sung các quy định mới phù hợp hơn với thực tiễn. Việc chi tiết hóa các vấn đề có đủ cơ sở lý luận và thực tiễn ngay trong các điều khoản của Luật, giúp giảm số lượng các văn bản hướng dẫn dưới luật.

Nếu như Luật Khoáng sản năm 1996 chỉ có 66 Điều thể hiện trong 12 Chương, thì Luật Khoáng sản (sửa đổi) lần này có 86 Điều thể hiện trong 11 Chương. Trong đó, Luật đã bổ sung thêm 48 Điều mới hoàn toàn về nội dung và sửa đổi, bổ sung 38 Điều được giữ lại từ Luật cũ. Bên cạnh việc bỏ đi 2 Chương của Luật 1996 là “Khảo sát khoáng sản” và “Khen thưởng, xử phạt”, Luật sửa đổi đã kết cấu lại và bổ sung 6 Chương mới. Các Chương mới này tập trung vào các nhóm chiến lược, quy hoạch, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; khu vực

khoáng sản; bảo vệ môi trường, sử dụng đất, nước, cơ sở hạ tầng trong hoạt động khoáng sản; tài chính và đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Cụ thể như điểm mới của Luật Khoáng sản (sửa đổi) là đã bổ sung quy định về Chiến lược khoáng sản (Điều 9), nhằm định hướng phát triển ngành công nghiệp khai khoáng cũng như công tác lập quy hoạch khoáng sản, để khắc phục tình trạng chồng chéo trong công tác lập quy hoạch như hiện nay.

Về quy định khu vực khoáng sản: Luật sửa đổi đã bổ sung cụ thể về tiêu chí xác định khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản (Điều 28), khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia (Điều 29); bổ sung quy định về khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ (Điều 27) làm cơ sở xác định thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Luật cũng đã quy định rõ điều kiện khu vực hoạt động khoáng sản phải là có khoáng sản, đã được điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khoanh định trong quy hoạch.

Đặc biệt, điểm mới mang tính “đột phá” của Luật Khoáng sản (sửa đổi) là sự thay đổi cơ bản cơ chế quản lý khoáng sản thông qua các quy định về tài chính, phù hợp với nền kinh tế thị trường. Xuất phát từ chế độ sở hữu toàn dân đối với khoáng sản và quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân của Nhà nước, Luật quy định khoản thu khi Nhà nước cấp quyền khai thác khoáng sản cho các tổ chức, cá nhân được gọi là “Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản” (Điều 77). Đây chính là một phần lợi ích mà chủ sở hữu được hưởng khi giao quyền khai thác khoáng sản cho tổ chức, cá nhân.

Điểm mới cơ bản nữa của Luật là về nguyên tắc, việc cấp quyền khai thác khoáng sản phải thực hiện trên cơ sở đấu giá quyền khai thác khoáng sản, nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch, tăng thu cho ngân sách nhà nước (Điều 78). Tuy vậy, có một số khu vực khoáng sản, loại khoáng sản khi cấp quyền khai thác không thể thông qua đấu giá. Ví dụ như khoáng sản có tính chiến lược, khoáng sản ở khu vực nhạy cảm về môi trường, về đảm bảo an ninh-quốc phòng, khu vực đã thăm dò trước ngày Luật có hiệu lực. Để giải quyết vấn đề này, Luật đã quy định việc cấp quyền khai thác khoáng sản không thông qua đấu giá được tiến hành ở khu vực khoáng sản do

Thủ tướng Chính phủ quyết định, trên cơ sở các tiêu chí do Chính phủ quy định để xem xét cụ thể.

Để bảo vệ quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa “Nhà nước-Người dân-Doanh nghiệp”, Điều 5 của Luật Khoáng sản (sửa đổi) đã quy định rõ hơn trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đối với địa phương nơi có khoáng sản được khai thác. Như hỗ trợ đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng kỹ thuật sử dụng trong khai thác khoáng sản và xây dựng những công trình phúc lợi; kết hợp khai thác với xây dựng hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ và phục hồi môi trường. Luật còn quy định nếu tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản gây thiệt hại đến hạ tầng kỹ thuật thì tùy theo mức độ thiệt hại phải có trách nhiệm sửa chữa, duy tu xây mới hoặc bồi thường thỏa đáng; đồng thời ưu tiên sử dụng lao động là người địa phương vào hoạt động có liên quan đến việc khai thác khoáng sản…

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀINGUYÊN KHOÁNG SẢN RẮN Ở VIỆT NAM (Trang 34 - 37)