Những bất cập trong chính sách

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀINGUYÊN KHOÁNG SẢN RẮN Ở VIỆT NAM (Trang 57 - 60)

4. Những bất cập trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản rắn ở Việt Nam hiện

4.1. Những bất cập trong chính sách

- Chính sách sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa thực sự phát huy hiệu quả. Hoạt động khai thác, chế biến, sử dụng và bảo vệ tài nguyên khoáng sản còn nhiều yếu kém; số lượng các mỏ khai thác quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu là chủ yếu; xuất khẩu khoáng sản thô vẫn phát triển dưới nhiều hình thức, với quy mô và khối lượng khác nhau.

Việc xem xét đề nghị cấp phép khai thác, chế biến khoáng sản của chính quyền địa phương chưa chú trọng nhiều đến tiêu chí năng lực, công nghệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, các điều kiện bảo đảm cho doanh nghiệp hoạt động sau khi cấp phép,… mà chỉ mới quan tâm đến các khoản đóng góp cho ngân sách địa phương.

- Về chính sách khoa học công nghệ

Trình độ cơ giới hoá, tự động hoá trong khai thác khoáng sản còn thấp, đặc biệt trình độ công nghệ trong khâu làm giàu và chế biến quặng, thu hồi khoáng sản có ích đi kèm còn chậm được đầu tư đổi mới.

Việc đầu tư khoa học công nghệ trong chế biến và khai thác khoáng sản còn ở mức thấp, chưa đáp ứng yêu cầu, còn thiếu cơ chế, biện pháp cụ thể để giảm, thay thế công nghệ lạc hậu và khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ mới, sạch trong lĩnh vực này.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và lao động vẫn còn nhiều bất cập. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu, quản lý, kỹ thuật trẻ chưa nhiều, chậm bổ sung thay thế kịp thời đội ngũ cán bộ lớn tuổi, đặc biệt trong một số lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu.

- Về chính sách bảo vệ môi trường, môi sinh

Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường, môi sinh trong khai thác mỏ chưa đạt yêu cầu, nên việc khắc phục ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản, nhất là thực hiện các công việc hoàn phục môi trường, môi sinh sau khai thác còn ở mức thấp.

Việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác ở địa phương được luật pháp quy định thuộc trách nhiệm trực tiếp của các cấp chính quyền địa phương; đây là vấn đề rất khó khăn của chính quyền địa phương, do thiếu lực lượng, thiếu kinh phí và cả

thiếu quyết liệt trong kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động khoáng sản tại địa bàn quản lý của địa phương. Còn ít doanh nghiệp thực hiện đầy đủ yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản.

Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép vẫn còn khá phổ biến ở nhiều địa phương, nhất là khai thác khoáng sản quý hiếm, khoáng sản kim loại, cát sỏi lòng sông đã dẫn đến hậu quả mất trật tự, an toàn, an ninh khu vực, ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái.

- Về chính sách đầu tư

Công tác đổi mới, nâng cao năng lực trang thiết bị cho hoạt động của ngành Địa chất - Khoáng sản theo hướng hiện đại hoá chậm được thực hiện, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Đầu tư cho điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản luôn ở mức rất thấp so với nhu cầu. Nhiều điểm khoáng sản đã được phát hiện nhưng chưa được điều tra, đánh giá về chất lượng, trữ lượng, nên gặp khó khăn cho công tác quản lý, công tác quy hoạch (như vàng, đá ốp lát,...). Nhà nước chưa có cơ chế phù hợp và chưa bảo đảm đủ kinh phí cho hoạt động này nên chưa thực hiện có hiệu quả “Quy hoạch điều tra cơ bản địa

chất về tài nguyên khoáng sản đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” đã được

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Chưa có cơ chế huy động nguồn vốn trong xã hội đầu tư cho công tác điều tra cơ bản và đánh giá thăm dò tất cả các loại khoáng sản trên quy mô toàn quốc.

Nhà nước ít quan tâm đầu tư nguồn vốn từ ngân sách để sớm hoàn thành công tác thăm dò chi tiết các loại khoáng sản quan trọng, có ý nghĩa chiến lược như: apatít, bauxít, titan, cromit, đất hiếm, urani, than,…

Thời gian qua, các khu công nghiệp khai khoáng được Nhà nước đầu tư mới đạt quy mô trung bình và ở mức còn thấp so với yêu cầu. Việc đầu tư từ vốn ngân sách cũng như vốn của các doanh nghiệp còn dàn trải, manh mún, gây lãng phí, hiệu quả đầu tư không cao.

Chính sách “khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước thực hiện các dự án khảo sát, thăm dò thông qua đầu tư với nguồn tín dụng ưu đãi đặc biệt, thu hồi dần khi đưa

mỏ vào khai thác, xem xét giảm hoặc xoá nợ nếu gặp rủi ro” chưa được thể chế hoá, nên chưa có dự án nào được thực hiện theo chính sách này.

Thủ tục cấp phép hoạt động khoáng sản còn phiền hà, vừa chưa chặt chẽ, còn chồng chéo với thủ tục về đầu tư nói chung và hợp tác đầu tư với nước ngoài nói riêng.

- Chính sách tài chính

Một số chính sách và quy định tài chính trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản

còn chậm được sửa đổi, bổ sung; chưa có bộ phận nghiên cứu và đề xuất chính sách tài chính về thị trường hàng hoá khoáng sản phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc thay đổi thuế suất và phí thường xuyên trong giai đoạn ngắn đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản.

Thuế xuất khẩu khoáng sản hiện nay chưa hạn chế được xuất khẩu khoáng sản

thô như than đá;

Một số thay đổi, bổ sung các quy định về thuế, phí liên quan đến hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của Nhà nước thời gian qua còn có một số nội dung chưa tính đến các quy định đặc thù, quy định cụ thể trong hợp đồng dầu khí đã được ký kết.

- Chính sách hợp tác với nước ngoài

Còn thiếu các văn bản bằng tiếng nước ngoài (chủ yếu là tiếng Anh), như: các quy hoạch về ngành tài nguyên khoáng sản; các quy hoạch tổng thể phát triển các ngành lĩnh vực liên quan (giao thông vận tải, công nghiệp cơ khí, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội,…); thông tin về dữ liệu liên quan đến khoáng sản, chính sách pháp luật của Nhà nước; tính minh bạch về chính sách trong đó có các quy hoạch phát triển khoáng sản của Việt Nam còn hạn chế. Dữ liệu về khoáng sản quản lý phân tán, chủ yếu bằng tiếng Việt, chưa được số hoá nên điều kiện để tìm hiểu các thông tin cơ bản trước khi ra quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài còn nhiều khó khăn.

Công tác quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực khai thác khoáng sản còn bất cập, chồng chéo; quản lý sau cấp phép còn lỏng lẻo, thiếu sự kiểm tra, đôn đốc dẫn đến chất lượng hiệu quả đầu tư chưa cao. Việc kiểm tra năng lực kỹ thuật và tài chính của các nhà đầu tư nước ngoài của các cơ quan quản lý còn hạn chế dẫn tới nhiều dự án liên doanh đã bị thất bại.

Các dự án có đầu tư nước ngoài trong chế biến sâu khoáng sản và trong hoạt động điều tra cơ bản địa chất - khoáng sản là ít, làm hạn chế năng lực hội nhập quốc tế của ngành Địa chất và Khoáng sản.

- Chính sách phát triển công nghiệp khai khoáng gắn với phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng

Trong quản lý, thăm dò, khai thác chế biến khoáng sản có lúc, có nơi vẫn xảy ra sự thiếu nhất quán với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững ở các địa phương; có nơi còn xảy ra xung đột lợi ích giữa doanh nghiệp và nhân dân địa phương do những tổn thất về môi trường, môi sinh, rừng trồng, rừng sản xuất, hạ tầng cơ sở do hoạt động khoáng sản gây ra, ảnh hưởng xấu đến trật tự an ninh xã hội của địa phương, trong đó có các tỉnh miền núi vùng biên giới.

Nguồn thu từ hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản được phân bổ về cho các huyện, xã theo quy định để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, khôi phục và bảo vệ môi sinh, môi trường còn rất nhỏ, phục vụ cho việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản còn rất hạn chế.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀINGUYÊN KHOÁNG SẢN RẮN Ở VIỆT NAM (Trang 57 - 60)