Đối với nhóm khoáng sản than:

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀINGUYÊN KHOÁNG SẢN RẮN Ở VIỆT NAM (Trang 46 - 48)

3. Thành tựu và hạn chế của việc sử dụng khoáng sản rắn vào sự phát triển kinh tế đất

3.1. Đối với nhóm khoáng sản than:

Ngành than là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân thống nhất, phát triển ngành than phải đặt trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Là một ngành công nghiệp có tính chất hạ tầng, ngành than là tiền đề cung cấp đầu vào cho nhiều ngành kinh tế khác phát triển. Sự phát triển của ngành than gắn liền với sự phát triển của các ngành kinh tế trong nước và ảnh hưởng đến sự phát triển của tổng thể nền kinh tế quốc dân, đồng thời xuất khẩu than có vai trò to lớn trong việc tăng thu ngoại tệ cho tài chính và cho nhu cầu nhập khẩu phát triển cơ sở hạ tầng trong nước.

Theo thống kê, giai đoạn 2003 - 2007, sản lượng tiêu thụ than của Việt Nam tăng 119.89%. Đặc biệt, nhu cầu tiêu thụ than của Việt Nam được dự đoán tăng trong những năm tiếp theo, do trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điện tại các địa phương. Hiện tại than Việt Nam phục vụ cho các hộ sản xuất chính là điện, xi măng, giấy, phân bón và phục vụ xuất khẩu. Điện hiện tiêu thụ tới 32% sản lượng tính hết 7 tháng đầu năm 2009.

Theo Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam – TKV trữ lượng than tại Việt Nam rất lớn: riêng ở Quảng Ninh khoảng 10.5 tỷ tấn, trong đó đã tìm kiếm thăm dò 3.5 tỷ tấn (chiếm khoảng 67% trữ lượng than đang khai thác trên cả nước hiện nay), chủ yếu là than antraxit. Khu vực đồng bằng sông Hồng được dự báo có khoảng 210 tỷ tấn,

chủ yếu là than Asbitum, các mỏ than ở các tỉnh khác khoảng 400 triệu tấn. Tuy nhiên, theo thống kê của Cơ quan thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) trữ lượng than Việt Nam có 165 triệu tấn, còn theo tập đoàn BP thì con số này là khoảng 150 triệu tấn. Cũng theo EIA, sản lượng khai thác của Việt Nam năm 2007 là 49.14 triệu tấn, đứng thứ 6 trong các nước chấu Á và thứ 17 trên thế giới, chiếm 0.69% sản lượng thế giới.

Mặc dù còn một số bất cập nhưng ngành Than luôn có những bứt phá ngoạn mục trong sản xuất kinh doanh, sản lượng than thương phẩm tăng trưởng bình quân 12%/năm. Nếu như năm 1995 khai thác được 7,6 triệu tấn than nguyên khai, năm 2000 khai thác 11,5 triệu tấn thì đến năm 2011 dự kiến con số này là 49 triệu tấn. Tổng doanh thu của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) từ 3.000 tỷ đồng năm 1995 đã tăng lên 90.000 tỷ đồng năm 2011. Tập đoàn được Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam bình chọn xếp thứ 5/500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và Vinacomin cũng đứng thứ 7/1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất cho ngân sách Nhà nước.

Những hạn chế chủ yếu trong khai thác khoáng sản ngành than là tình trạng khai thác trái phép - xuất khẩu lậu than khoáng sản gây thất thoát một lượng lớn tài nguyên đất nước.

Đồng thời, trong quá trình khai thác than tại Việt Nam, các doanh nghiệp vẫn còn rất lơ là trong việc xử lý chất thải rắn, bụi khí thải. Chính vì vậy những khu vực khai thác than thường bị ô nhiễm môi trường rất nặng. Khai thác than đá bằng phương pháp lộ thiên tạo nên lượng đất đá thải lớn, ô nhiễm bụi, ô nhiễm nước, mất rừng. Khai thác than bằng phương pháp hầm lò hiện nay làm mất 50% trữ lượng, gây lún đất, ô nhiễm nước, tiêu hao gỗ chống lò và gây các tai nạn hầm lò. Chế biến và sàng tuyển than tạo ra bụi và nước thải chứa than, kim loại nặng. Ðốt than tạo ra khí SO2, CO2. Theo tính toán một nhà máy nhiệt điện chạy than công suất 1.000 MW hàng năm thải ra môi trường 5 triệu tấn CO2, 18.000 tấn N0X, 11.000 - 680.000 tấn phế thải rắn. Trong thành phần chất thải rắn, bụi, nước thải thường chứa kim loại nặng và chất phóng xạ độc hại. Chỉ tính riêng vùng Cẩm Phả, Đèo Nai, có hơn 100 triệu m3 chất thải gồm đất, đá, sít đang ứ đầy các bãi thải. Việc xả thải của các doanh nghiệp khai thác than phía đầu nguồn đã khiến một số đoạn trong khu vực vịnh Cửa Lục (đoạn từ bến phà

Bãi Cháy cũ đến khu vực chân Cầu Bang) bị bồi lắng, có điểm lượng bùn bồi lắng kéo dài tới vài chục mét ra phía biển hiện đang là thách thức lớn cho TKV trong việc phục hồi môi trường vùng mỏ.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀINGUYÊN KHOÁNG SẢN RẮN Ở VIỆT NAM (Trang 46 - 48)