Thông qua dạy học môn Giáo dục công dân để giáo dục chính trị, tưtưởng cho học sinh là một nội dung quan trọng trong chiến lược giáo dục đàotạo con người của Đảng, góp phần tích cực vào
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Nghệ An - 2015
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn chính trị
Mã số: 60.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS PHẠM THỊ BÌNH
Nghệ An - 2015
Trang 3BGH và Thầy, cô các Trường THPT ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Phạm Thị Bình, người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tôi chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp cùng các bạn học viên lớp Cao học Giáo dục Chính trị đã dành nhiều tình cảm, giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành khoá học.
Nghệ An, tháng 10 năm 2015
Tác giả
Trần Thị Loan
Trang 4MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Trang 7A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hiện nay, khi thế giới đang có những biến đổi mạnh mẽ vàsâu sắc, mọi mặt của đời sống xã hội đang trong quá trình quốc tế hóa và toàncầu hóa đã mang lại cho nước ta nhiều cơ hội lớn cũng như những thành tựu to
về kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế… Tạo tiền đềquan trọng đưa nước ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội và hòanhập vào dòng chảy của thời đại Bên cạnh đó, trong sâu thẳm của đời sống xãhội, chúng ta đang phải đối mặt trước những vấn đề mang tính báo động, đó là
sự tha hóa về nhân cách, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ dân cư,đặc biệt là học sinh THPT; những tệ nạn xã hội đang ngày đêm hoành hoành,len lỏi phá hoại nếp sống văn minh, đạo lý truyền thống tốt đẹp ngàn đời củadân tộc Đây là những vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự sống còn củaquốc gia, dân tộc trong quá trình hội nhập
Vì vậy, giáo dục cần phải đào tạo ra những người lao động thích ứngđược với yêu cầu mới của thời đại, có tri thức khoa học công nghệ tiên tiến, cókiến thức chuyên môn sâu, đồng thời có kỹ năng thực hành và khả năng ứngdụng kiến thức vào thực tế lao động, sản xuất
Trong sự nghiệp cách mạng, Đảng ta luôn đánh giá cao vai trò của thanhniên nói chung, học sinh nói riêng Nghị quyết Trung ương 7, Khoá X của Đảngtiếp tục khẳng định vai trò to lớn đó: “Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, mộttrong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc côngtác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc”[4, tr.35-36] Đảng và Nhà nước
ta luôn quan tâm đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh niên nhằmgiáo dục lý tưởng cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, xây dựng những lớpngười kế tục trung thành với lý tưởng của Đảng và của cách mạng Việt Nam
Trang 8“Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH” Báo cáo chính trị tại Đại hội X của Đảngkhẳng định: “Coi trọng bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên khát vọng mãnh liệtxây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệp bản thân với tương lai củacộng đồng, của dân tộc, trau dồi cho học sinh, sinh viên bản lĩnh, phẩm chất vàlối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại”[3, tr.207]
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta đang phải đốimặt với những khó khăn thách thức không thể xem thường Các thế lực thù địchtiếp tục đẩy mạnh thực hiện “diễn biến hòa bình”, tăng cường các hoạt động tìnhbáo; triệt để lợi dụng vấn đề “dân quyền, tự do tôn giáo” và các vấn đề nhạycảm, phức tạp để tuyên truyền, lôi kéo, tập hợp lực lượng, kích động bạo loạn,
hỗ trợ cho bạo loạn từ bên ngoài Sự phá hoại nhiều mặt với những thủ đoạn củachủ nghĩa đế quốc trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởngbằng chiến lược “diễn biến hòa bình” Trong đó kẻ thù tập trung phá hoại về tưtưởng, đặc biệt là tư tưởng chính trị, vì vậy giáo dục chính trị, tư tưởng cho họcsinh trung học phổ là nhiệm vụ cốt lõi và có tính chiến lược để nâng cao chấtlượng giáo dục toàn diện cho học sinh
Trong những năm qua, học sinh các trường Trung học phổ thông ở huyệnTĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa luôn phát huy truyền thống hiếu học, và đạt đượcnhiều thành tựu to lớn Tuy nhiên, giáo dục huyện nhà vẫn tồn tại nhiều yếukếm, bất cập, bộc lộ rõ nhất là chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng cho họcsinh qua môn Giáo dục công dân còn thấp
Thực trạng chính trị, tư tưởng, lối sống của một bộ phận không nhỏ họcsinh của huyện đang có những biểu hiện đáng lo ngại: nhận thức lệch chuẩn, mờnhật lý tưởng, lối sống thực dụng, đua đòi, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp.Nhiều học sinh đã sa ngã vào những tệ nạn xã hội Tình trạng vi phạm pháp luật,xuống cấp về đạo đức, nhận thức, đang tiếp diễn, đã rung nên hồi chuông báođộng đối với sự tồn tại và phát triển của huyện nhà trong giai đoạn hiện nay
Trang 9Giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh là giáo dục phẩm chất chính trị,
đạo đức lối sống cho học sinh, nhằm hình thành phẩm chất chính trị của con
người mới, những tri thức niềm tin và hành vi đạo đức giáo dục thành lối sốngmới, có văn hóa, góp phần giáo dục toàn diện nhân cách của học sinh
Thông qua dạy học môn Giáo dục công dân để giáo dục chính trị, tưtưởng cho học sinh là một nội dung quan trọng trong chiến lược giáo dục đàotạo con người của Đảng, góp phần tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực vànhững công dân mới có tính năng động, sáng tạo, thích ứng với cơ chế thịtrường, có phẩm chất, năng lực thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng đấtnước phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại
Xuất phát từ vai trò quan trọng của công tác giáo dục chính trị, tư tưởngcho học sinh, sinh viên, các nhà khoa học nước ta đã có nhiều công trình nghiêncứu, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng Nhiều cuộc hội thảo vềvấn đề giáo dục chính trị, tư tưởng cho đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viêncủa các trường Đại học, Cao đẳng, Phổ thông trung học… được tổ chức và đềxuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tưtưởng cho thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên
Đề cập đến giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh niên trong giai đoạn
hiện nay đã có những công trình nghiên cứu: Giáo dục chính trị, tư tưởng cho
thanh niên trong giai đoạn hiện nay - Tác giả Nguyễn Đức Quyền - Đại học Hà
Nội ; Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng
cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay - Nguyễn Thị Hải Yến (Luận văn thạc
sĩ năm 2009); ThS.Nguyễn Thị Kim Hoa, Bồi dưỡng chính trị tư tưởng cho
thanh thiếu niên trong nhà trường (Tạp chí Tuyên giáo số 2 ngày 26/2/2009).
Những công trình đó đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cũng nhưthực tiễn về tình hình công tác GDCTTT cho thanh niên Việt Nam, nêu lên vaitrò của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Các tác giả đã
Trang 10đưa ra một số giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tácgiáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay
Đề cập đến giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên có các công trình
nghiên cứu sau: PGS Hà Ngọc Hợi (chủ biên), Đổi mới và nâng cao chất lượng
hiệu quả công tác tư tưởng, Nxb Chính trị Quốc gia, HN (2001); Giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay của PGS.TS Trần Thị Anh Đào;
tác giả Lương Minh Cừ, Một số ý kiến về công tác GDCTTT cho sinh viên hiện
nay (Tạp chí Giáo dục số 60 tháng 6/2003); tác giả Lê Bình, Tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị (lý luận chính trị số 3/2004); Tạp
chí Tuyên giáo số 11 của tác giả Trần Khải Định (2008), “Công tác giáo dục
phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho sinh viên ở trường đại học Tây Nguyên”; Đề tài cấp Trường do tác giả Trần Thị Tuyết chủ nhiệm (2006):
“Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh với việc giáo dục chính trị và định hướng tư tưởng sinh viên trong trường đại học” (Đại học Quốc gia Hà Nội, mã
số: N.04.34) Các công trình nghiên cứu trên đã làm rõ vai trò của công tác giáodục chính trị, tư tưởng cho sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học hiện nay
và việc nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên trong tìnhhình mới, đặc biệt là thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một việccấp thiết Từ đó đưa ra các giải pháp, định hướng nâng cao chất lượng giáo dụcchính trị, tư tưởng cho sinh viên
Tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề giáo dục chính trị, tưtưởng nhưng chưa có công trình nào đi sâu và trực tiếp về vấn đề giáo dục chínhtrị, tư tưởng cho học sinh các trường THPT ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóathông qua dạy học môn Giáo dục công dân Xuất phát từ những lý do trên, tác
giả chọn vấn đề: “Giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh các trường Trung học phổ thông của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa thông qua dạy học môn Giáo dục công dân” để làm đề tài luận văn thạc sỹ.
Trang 112 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích
Mục đích của luận văn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tưtưởng cho học sinh các trường trung học phổ thông của huyện Tĩnh Gia, tỉnhThanh Hóa thông qua dạy học môn Giáo dục công dân
2.2 Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận của việc giáo dục chính trị,tư tưởng cho học sinhcác trường trung học phổ thông
- Phân tích thực trạng của việc giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinhcác trường trung học phổ thông ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa thông quadạy học môn Giáo dục công dân
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục chính trị,
tư tưởng cho học sinh các trường Trung học phổ thông ở huyện Tĩnh Gia, tỉnhThanh Hóa thông qua dạy học môn Giáo dục công dân
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng
Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề giáo dục chính trị, tư tưởng cho họcsinh trung học phổ thông ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa thông qua dạy họcmôn Giáo dục công dân
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề giáo dục chính trị, tư tưởng cho họcsinh tại một số trường trung học phổ thông công lập ở huyện Tĩnh Gia, tỉnhThanh Hóa, giai đoạn hiện nay thông qua dạy học môn Giáo dục công dân
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
4.1 Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là đường lối, chủ trương, quan
Trang 12điểm của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới có liên quan đến giáo dục chính trị, tưtưởng và định hướng giá trị cho thế hệ trẻ.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
- Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng phương pháp luận củachủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp phân tích tài liệu,phương pháp phỏng vấn, phương pháp lô gíc và lịch sử, phương pháp so sánh,tổng hợp và thống kê
5 Giả thuyết khoa học
Việc đề xuất những quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao chất lượnggiáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh các trường THPT ở huyện Tĩnh Gia,tỉnh Thanh Hóa qua dạy học môn Giáo dục công dân có hiệu quả và khả thi, nó
sẽ góp phần tích cực vào việc ngăn chặn đẩy lùi sự thoái hóa về tư tưởng chínhtrị trong học sinh, làm lành mạnh hóa môi trường giáo dục, tạo điều kiện giáodục toàn diện cho học sinh đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳcông nghiệp hóa, hiện đại hóa
6 Những đóng góp mới của luận văn
- Làm rõ sự cần thiết phải giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh trunghọc phổ thông
- Góp phần đánh giá, nhận thức sâu sắc và đầy đủ hơn về vai trò của môn
Giáo dục công dân trong quá trình giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinhTrung học phổ thông
- Kết quả nghiên cứu của tác giả có thể dùng làm tài liệu tham khảo choviệc nghiên cứu và giảng dạy môn Giáo dục công dân ở các trường trung họcphổ thông
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Danh mục tài liệu tham khảo, luậnvăn gồm 3 chương:
Trang 13Chương 1: Cơ sở lý luận của việc giáo dục chính trị, tư tưởng cho họcsinh Trung học phổ thông
Chương 2: Thực thực trạng của việc giáo dục chính trị, tư tưởng cho học
sinh các trường THPT ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa thông qua dạy họcmôn Giáo dục công dân
Chương 3: Những định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượnggiáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh các trường THPT ở huyện Tĩnh Gia,tỉnh Thanh Hóa thông qua dạy học môn Giáo dục công
Trang 14
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Khái niệm chính trị, tư tưởng
Để hiểu được khái niệm chính trị, tư tưởng điều quan trọng trước tiên cầnlàm rõ khái niệm: “chính trị”, “tư tưởng”
* Khái niệm chính trị
Chính trị là một lĩnh vực đặc biệt, đa dạng và phức tạp liên quan đến lợiích của các giai cấp, các lực lượng xã hội Vì vậy, có nhiều cách tiếp cận khácnhau về khái niệm”chính trị”
Theo C.Mác, Ph.Ăngghen, chính trị là vấn đề giai cấp, quan hệ giai cấp,
đấu tranh giai cấp và đỉnh cao của cuộc đấu tranh này là đấu tranh giành quyền lực cho một giai cấp nhất định Bước ngoặc của đấu tranh chính trị là sự
bùng nổ cách mạng xã hội giành lấy chính quyền nhà nước, lật đổ chế độ cũ và
thiết lập chế độ mới Chính trị là vấn đề quyền lực, biểu hiện trực tiếp là quyền
lực nhà nước và tính hiện thực của quyền lực lại là lợi ích, mà trước hết là lợi ích kinh tế.
V.I Lênin cho rằng: Chính trị là toàn bộ những hoạt động có liên quan
đến các mối quan hệ giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội, mà vấn đề cốt lõi của nó là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, sự tham gia vào công việc của nhà nước, xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước Bất kì vấn đề chính trị nào cũng có liên quan đến
quyền lợi của các giai cấp và nhà nước Chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng,
Trang 15bao gồm hệ tư tưởng chính trị, nhà nước, các đảng phái xã hội Khi xã hội phânchia thành các giai cấp dựa trên cơ sở kinh tế, đồng thời chính trị có vị trí độclập và có tác động to lớn đối với kinh tế Chính trị ở trong kinh tế và ngược lại,kinh tế thâm nhập vào chính trị Việc hình thành một quan điểm chính trị đúng
về lĩnh vực kinh tế là điều kiện giải quyết có hiệu quả những nhiệm vụ kinh tế.Chính trị còn là biểu hiện tập trung của nền văn hóa, của hoạt động sáng tạo, của
sự nghiệp giải phóng Trong điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội, nói tới chínhtrị thì trước hết là bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản, hiệu lực quản lý
của Nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân lao động trên tấc cả mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội
Kế thừa và phát triển những luận điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin về kháiniệm chính trị, Hồ Chí Minh đã bàn đến những vấn đề chính trị trong thực tiễnnhư đường lối cách mạng Việt Nam; những vấn đề xây dựng Đảng; giành giữchính quyền; xây dựng chế độ mới; xây dựng và thực thi quyền làm chủ củanhân dân; vấn đề cán bộ, đạo đức cách mạng
Theo từ điển tiếng Việt chính trị là“ những tổ chức điều khiển bộ máy
nhà nước trong nội bộ một nước về quan hệ chính thức giữa các nước với nhau”,“những hoạt động của một giai cấp, một chính đảng, một tập đoàn xã hội nhằm giành lấy hoặc duy trì quyền điều khiển bộ máy nhà nước”,
“Những hiểu biết về mục đích, đường lối, nhiệm vụ đấu tranh của một giai cấp, một chính Đảng nhằm giành lấy hoặc duy trì quyền điều khiển bộ máy nhà nước” [29, tr.163].
Như vậy, chính trị xét về bản chất là hoạt động có tính xã hội của conngười xoay quanh vấn đề giành, giữ, tổ chức thực thi quyền lực nhà nước nhằmthỏa mãn lợi ích Nói cách khác, chính trị là hoạt động thực tiễn của các giai cấp,đảng phái, các tổ chức chính trị xã hội của nhà nước nhằm hoạch định và thựchiện đường lối chính trị nhằm bảo vệ chế độ chính trị, bảo vệ quyền thống trị vàlợi ích của giai cấp cầm quyền
Trang 16Đối với Nhà nước ta, nhà nước là nhà nước của dân, do dân và vì dân,quyền lực của nhà nước chỉ là biểu hiện tập trung quyền lực của nhân dân, lợiích của giai cấp công nhân, giai cấp lãnh đạo thông qua Đảng cộng sản thống
nhất với lợi ích của nhân dân lao động Bởi vậy, chính trị là sự tham gia của
nhân dân vào việc hoạch định và thực hiện chính sách của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm xây dựng, kiện toàn hệ thống chính trị, phát triển kinh
tế thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm nền tảng tinh thần cho xã hội, bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước.
* Khái niệm tư tưởng
Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác- Lênin khi xây dựng học thuyết,truyền bá học thuyết của mình, tổ chức đảng, giai cấp vô sản đã giải quyết mộtloạt vấn đề lý luận của công tác tư tưởng như hệ tư tưởng, công tác tuyên truyền
cổ động Trước hết các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác- Lênin đã đề cập đếnvấn đề hệ tư tưởng
Theo Chủ nghĩa Mác-Lênin, hệ tư tưởng là hệ thống những quan điểm và
tư tưởng về chính trị, pháp luật, đạo đức, thẩm mỹ, tôn giáo, pháp luật, triết học
Hệ tư tưởng cũng là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, xét cho cùng phảnánh những quan hệ kinh tế- Cuộc đấu tranh tư tưởng ứng với cuộc đấu tranh lợi
ích,giai cấp trong xã hội có giai cấp đối kháng Hệ tư tưởng có thể phản ánh
đúng hoặc phản ánh sai hiện thực, có thể là một tư tưởng khoâ học hoặc khôngkhoa học Lợi ích của giai cấp phản động nuôi dưỡng hệ tư tưởng sai lầm, lợi íchcủa giai cấp tiến bộ, cách mạng góp phần hình thành hệ tư tưởng khoa học.V.Lênin coi tư tưởng là hình thức cao của nhận thức, là mục tiêu, chương trình, kếhoạch nhằm tiếp tục nhận thức và cải tạo thế giới khách quan
Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ tư tưởng khoa học chân chính thể hiện lợiích sống còn của giai cấp công nhân, của đại đa số nhân dân lao động và cả loàingười khát khao hòa bình, tự do, tiến bộ
Trang 17Từ sự phân tích trên có thể đi đến kết luận về khái niệm tư tưởng như sau:
tư tưởng là sự phản ánh khái quát hiện thực khách quan trong ý thức con người, biểu hiện những lợi ích của con người, giai cấp về xã hội Đó là một dạng của ý thức xã hội, phán ánh tồn tại xã hội dưới dạng khái quát, phản ánh lợi ích của một con người, một tập đoàn người, một giai cấp, một dân tộc trong một thời đại nhất định.
* Khái niệm chính trị, tư tưởng
Ý thức chính trị với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện trong
xã hội có giai cấp và nhà nước Nó phản ánh các quan hệ chính trị, kinh tế, xãhội giữa các giai cấp, các dân tộc và các quốc gia Đặc trưng của ý thức chính trịthể hiện trực tiếp và tập trung nhất lợi ích giai cấp
Hệ tư tưởng chính trị của một giai cấp phản ánh trực tiếp tập trung lợi íchcủa giai cấp ấy Hệ tư tưởng chính trị được thể hiện trong đường lối, cương lĩnhchính trị của các chính đảng, của các giai cấp khác nhau cũng như trong phápluật, chính sách nhà nước, công cụ của giai cấp thống trị Với đặc trưng như vậy,tác động của ý thức chính trị phụ thuộc vào tính chất tiến bộ của giai cấp mang
hệ tư tưởng đó
Đảng ta, ngay từ khi ra đời đã xác định lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin, saunày bổ sung thêm tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ tư tưởng chính trị của Đảng Sựkiên trì hệ tư tưởng chính trị Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là bài học
đầu tiên đẫn đến thắng lợi trong thời kì đổi mới: “Trong quá trình đổi mới phải
kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
Công tác chính trị, tư tưởng dưới chủ nghĩa xã hội là hoạt động có mụcđích của Đảng cộng sản và Nhà nước nhằm phát triển, truyền bá hệ tư tưởng
xã hội chủ nghĩa, biến hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa thành hệ tư tưởng chiphối, thống trị đời sống tinh thần của xã hội, động viên, cổ vũ tính tích cực, tự
Trang 18giác sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xãhội chủ nghĩa.
Từ sự phân tích trên, có thể thấy công tác chính trị, tư tưởng ở nước ta
hiện nay là những hoạt động cụ thể để tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng
viên, đoàn viên và nhân dân về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chương trình, công tác của cơ sở, của địa phương để tạo ra sự nhất trí, quyết tâm thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách, pháp luật và nhiệm vụ ở cơ sở.
1.1.1.2 Khái niệm giáo dục chính trị, tư tưởng
* Khái niệm giáo dục
Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt mà bản chất của nó là truyềnđạt, lĩnh hội những kiến thức và kinh nghiệm của các thế hệ loài người Nhờ đó,các thế hệ nối tiếp nhau kế thừa, bổ sung và phát triển những kiến thức và kinhnghiệm của thế hệ trước, trên cơ sở đó mà nhân loại ngày càng phát triển
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Giáo dục, đó là hoạt động nhằm tác
động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của đối tượng giáo dục để đối tượng dần dần có được những phẩm chất và năng lực cần thiết đáp ứng được yêu cầu giáo dục đặt ra” [29, tr.282]
Dưới góc độ triết học, giáo dục được xem là một quá trình hai mặt, mộtmặt đó là sự tác động từ bên ngoài vào đối tượng giáo dục (sự tác động của trithức, văn hoá nhân loại thông qua nhà sư phạm đến đời sống của học sinh, sinhviên); mặt khác (chủ yếu hơn) là thông qua sự tác động này mà làm cho đốitượng tự biến đổi bản thân mình, tự hoàn thiện, tự nâng mình lên qua giáo dục
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Thiện ác vốn chẳng phải là bản tính cốhữu, phần lớn đều do giáo dục mà nên Người muốn nhấn mạnh đến vai trò củagiáo dục trong việc hình thành phẩm chất, nhân cách con người
Để xây dựng chủ nghĩa xã hội, theo Hồ Chí Minh trước hết phải có conngười xã hội chủ nghĩa Đào tạo con người xã hội chủ nghĩa không có con
Trang 19đường nào khác ngoài giáo dục tri thức khoa học và lý tưởng đạo đức xã hội chủnghĩa Đó là nền giáo dục nhằm phát triển con người toàn diện trong thời đạimới Tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh không chỉ bó hẹp trong việc giáo dụctri thức, học vấn cho con người mà còn có tính bao quát, sâu xa, nhưng lại vôcùng sinh động và thiêt thực, nhằm tạo ra những con người toàn diện có tri thức,
lý tưởng, đạo đức, sức khỏe, thẩm mĩ
Vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng HồChí Minh về giáo dục, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, đặc biệt trongthời kì đổi mới, Đảng ta đã hết sức coi trọng chiến lược phát triển giáo dục vàphat triển con người, coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của côngcuộc đổi mới
Ngày nay, giáo dục được coi là một yếu tố giải phóng tiềm năng conngười, được coi như một lực lượng sản xuất trực tiếp thúc đẩy sự phát triển kinhtế-xã hội, đào tạo lớp người có đủ khả năng giải quyết các mâu thuẫn của thờiđại Phát triển giáo dục trở thành đòn bẩy phát triển kinh tế xã hội bền vững
Nền giáo dục xã hội chủ nghĩa ở nước ta, phải thể hiện được bản chất củachế độ xã hội chủ nghĩa, đó là tính công bằng xã hội, dân chủ, tiến bộ và khoahọc trong giáo dục, đồng thời hội nhập nền giáo dục tiên tiến trên thế giới
* Khái niệm giáo dục chính trị, tư tưởng
Giáo dục chính trị, tư tưởng là quá trình truyền bá và tiếp thu nhữngnguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quanđiểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong cán bộ đảng viên vàquần chúng nhân dân
Xét về bản chất, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng là quá trình tác động
có mục đích, có hệ thống nhằm giác ngộ, nâng cao nhận thức cho cán bộ đảngviên và quần chúng, hướng họ tham gia vào cuộc đấu tranh cách mạng do Đảnglãnh đạo
Trang 20Mục đích cơ bản của giáo dục chính trị, tư tưởng là xây dựng cho nhữngngười cộng sản và nhân dân lao động thế giới quan khoa học, phưong pháp luậnđúng đắn, nhân sinh quan cộng sản, giúp họ khắc phục những tư tưởng lạc hậunhững tàn tích của thế giới quan cũ, nâng cao trình độ chính trị, nhiệt tình cáchmạng, tinh thần tự giác và tính tích cực trong quá trình cải tạo xã hội cũ, xâydựng xã hội mới.
Bởi vậy, giáo dục chính trị, tư tưởng là sự truyền đạt đối với con ngườitrên lĩnh vực tình cảm, tư tưởng nhằm xác lập ở họ bản lĩnh chính trị, tưtưởng vững vàng, tuân thủ pháp luật, giác ngộ lý tưởng và lòng hăng saynhiệm vụ được phân công Trong đó trước hết và quan trọng hàng đầu phải kểđến giác ngộ và xác định ý thức chính trị rõ ràng, kiên định mục tiêu củaĐảng, của dân tộc
Giáo dục chính trị, tư tưởng nhằm hình thành thế giới quan khoa học,nhân sinh quan Mácxít, nhằm tập hợp cổ vũ đoàn viên, mọi người tự giác phấnđấu cho mục tiêu chung, vì lợi ích chung, trong đó có lợi ích của chính mình
Kế thừa các khái niệm giáo dục chính trị, tư tưởng ở trên và căn cứ vàothực tế giáo dục chính trị, tư tưởng của các nhà trường trong thời gian qua, theo
chúng tôi, giáo dục chính trị, tư tưởng là sự tác động có mục đích, có hệ thống
với các hình thức, biện pháp khác nhau của một chủ thể đến khách thể nhằm nâng cao tri thức, kiến thức, kỹ năng, tình cảm, của khách thể về hệ tư tưởng, đường lối chính trị, thực hiện, tập hợp, tổ chức giác ngộ họ tự giác trong hoạt động thực tiễn theo mục tiêu đã đề ra.
Giáo dục chính trị, tư tưởng là một bộ phận quan trọng của sự nghiệp giáodục nhằm hình thành niềm tin vững chắc của thế hệ học sinh, sinh viên vào lýtưởng cách mạng
Trang 211.2 Sự cần thiết phải giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh trung
Thế giới quan có vai trò quan trọng đó là quy định thái độ con người đốivới thế giới và là kim chỉ nam cho mọi hoạt động Giáo dục chính trị, tư tưởnggiúp HS hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học biện chứng
Thông qua việc giáo dục chính trị, tư tưởng, hình thành thế giới quan vàphương pháp luận khoa học cho HS là xây dựng cho các em lý tưởng trong họctập, sinh hoạt và rèn luyện, không chịu cúi đầu trước những khó khăn thử thách,
mà phải cố gắng vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình, luôn cócách nhìn biện chứng, đúng đắn giữa các sự vật, hiện tượng giữa các vấn đề.Trong học tập luôn làm chủ kiến thức, luôn nhận thức rằng mình là chủ thể củamọi hoạt động để từ đó đề ra kế hoạch cho bản thân
Khi được trang bị thế giới quan, phương pháp luận khoa học, HS sẽ xácđịnh được thái độ, cách nhìn về cuộc sống và cách thức hoạt động, học tập chotương lai hợp với thời đại mới, hướng các em hành động theo hướng tích cựcgóp phần vào sự tiến bộ xã hội Qua đó thúc đẩy sự phát triển, hoàn thiện bảnthân, tạo nên niềm tin, bồi đắp lý tưởng và định hướng cho hoạt động nhận thứccũng như hoạt động thực tiễn của học sinh trong quá trình học tập ở trườngTHPT và cả trong cuộc sống sau khi ra trường
* Góp phần giáo dục các giá trị đạo đức, lối sống có văn hóa: văn hóa họcđường, văn hóa công dân
Trang 22Giáo dục THPT là thời kỳ giáo dục trong đó học sinh được dẫn dắt để trởthành những người lớn vừa có tri thức, vừa có đạo đức, có phẩm chất chính trị,
tư tưởng, ý thức trách nhiệm cộng đồng, gia đình, tập thể và bản thân mình
Theo Luật giáo dục 2005: “Giáo dục Trung học phổ thông nhằm giúp
học sinh củng cố và phát triển những kết quả giáo dục Trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông, có những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện lựa chọn hướng phát triển và phát huy năng lực
cá nhân, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” Với ý nghĩa đó, việc giáo dục chính trị, tư
tưởng còn góp phần xây dựng đạo đức, lối sống có văn hóa: văn hóa họcđường, văn hóa công dân
Giáo dục chính trị, tư tưởng không những trang bị cho học sinh nhữnghiểu biết cơ bản về thế giới quan, nhân sinh quan khoa học mà còn giúp các emđịnh hình và phát triển được về nhân cách, nâng cao trách nhiệm công dân củahọc sinh, xác định vị trí của bản thân với tư cách là chủ thể của sự phát triển cánhân, xã hội và tự nhiên Chính trên cơ sở đó, học sinh hình thành được nhữngquan điểm mới, những khuynh hướng tư tưởng mới, động cơ, hoài bão, niềm tin
và hành vi tốt đẹp của con người
Học sinh hôm nay sẽ là những công dân tương lai, là chủ nhân xây dựng
và bảo vệ đất nước, họ cần được giáo dục chính trị tư tưởng để có ý thức côngdân, có nhân cách tốt để trở thành những công dân gương mẫu có ích cho tổquốc mình
* Trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật, về sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội
Dù ở giai đoạn nào, thời điểm nào trong sự phát triển của lịch sử xã hộicũng không thể đào tạo những người lao động mới phát triển toàn diện khi chỉchú ý tới việc giáo dục trí dục, bỏ qua hoặc coi thường giáo dục các mặt khác.Chính vì vậy, nhà trường phổ thông phải có chương trình, nội dung giáo dục,
Trang 23giáo dưỡng phù hợp với đất nước, con người Việt Nam, phù hợp với thời đại.Trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật, về sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội là nội dung cơ bản trong giáo dục chính trị tư tưởngcho hoc sinh THPT
Giáo dục chính trị, tư tưởng giúp cho học sinh biết được quyền và nghĩa
vụ của mình, biết tìm cách “tự kiểm soát mình để không bị lôi kéo vào các tệnạn xã hội”, biết tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ củahọc sinh trong nhà trường, trong các hoạt động xã hội Bên cạnh đó, giúp các emhình thành được năng lực phân tích, đánh giá các sự kiện, tình huống pháp luậttrong đời sống thường ngày của bản thân, gia đình và xã hội Các em tự giác,chủ động tích cực tham gia các phong trào như: tự quản, tự phòng, tự bảo vệ; antoàn trường học, xây dựng nhà trường trong sạch, không có tệ nạn xã hội
Giáo dục chính trị, tư tưởng phải làm cho học sinh nhận thức rằng, mụctiêu, lý tưởng của Đảng là khoa học, là đúng đắn và chỉ có độc lập thực sự mớitạo điều kiện để xây dựng thành công CNXH, và chỉ có xây dựng CNXH có kếtquả thì mới đem lại độc lập bền vững cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc thực sự chonhân dân Bác Hồ đã từng dạy rằng, nước được độc lập mà dân không đượchưởng hạnh phúc thì độc lập chẳng có ích gì Như vậy, chỉ có độc lập dân tộcthôi thì chưa đủ mà phải phần đấu để xây dựng thành công CNXH Thật vậy,dân có giàu thì nước mới mạnh; nước càng mạnh thì tạo điều kiện để nhân dân
có cuộc sống ấm no, giàu mạnh, và tự do, hạnh phúc chỉ thực sự có được trongmột xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Nhằm thực hiện mục tiêu đó tức làmỗi học sinh phải tích cực tham gia vào hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng làxây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN Cụ thể là, với khả năng và điều kiện củamỗi người cần ra sức phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội; tham gia giữgìn trật tự, an toàn xã hội, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ ViệtNam; góp phần tích cực vào phong trào vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ vàtiến bộ xã hội trên thế giới
Trang 241.2.2.2 Nội dung của việc giáo dục chính trị, tư tưởng trong các trường trung học phổ thông
* Giáo dục lòng yêu nước, lý tưởng cộng sản, niềm tin đối với sự lãnh đạocủa Đảng, sự quản lý của Nhà nước
Trong sự nghiệp cách mạng, Đảng ta luôn đánh giá cao vai trò của thanhniên nói chung, học sinh nói riêng Nghị quyết Trung ương 4, Khoá VII của
Đảng về “Công tác thanh niên trong thời kỳ mới’ đánh giá: “Thanh niên là lực
lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường XHCN hay không phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”[1, tr.82] Nghị quyết Trung ương 7, Khoá X của Đảng tiếp tục khẳng
định vai trí quan trọng đó và đề ra mục tiêu: “Tiếp tục xây dựng thế hệ thanh
niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc, kiên định mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hoá, với cộng đồng Hình thành một lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; ” [1, tr.43]
Học sinh là những chủ nhân tương của đất nước, họ đại diện cho sức sốngcủa thanh niên, sức mạnh của dân tộc Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, đểnhững tiềm năng đó trở thành hiện thực, trở thành động lực trong công cuộc xâydựng và phát triển đất nước, họ cần được giáo dục lòng yêu nước, lý tưởng cộngsản, niềm tin đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước Đây cũng
là một nội dung quan trọng của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong các
trường trung học phổ thông
Trang 25Giáo dục lý tưởng cộng sản cho học sinh là giáo dục lý tưởng cách mạng,
lý tưởng của Đảng thể hiện ở sự hiếu học, ham hiểu biết, làm chủ tri thức, giáodục lòng yêu nước, yêu CNXH và tinh thần đoàn kết dân tộc Lý tưởng cáchmạng là nhân tố kích thích sự phấn đấu vươn lên làm chủ của con người trong tựnhiên, xã hội và bản thân Lý tưởng đúng đắn, cao cả sẽ làm cho mỗi học sinh cóthái độ, lập trường sống đúng đắn, lao động, học tập và công tác tích cực, giúpcho họ vươn tới những giá trị cao đẹp như lòng nhân ái, lòng vị tha và nhữngphẩm chất chân, thiện, mỹ; giúp họ đấu tranh với cái ác, cái xấu, cái tiêu cực vàlạc hậu trong xã hội và có thể sẵn sàng hy sinh lợi ích (kể cả tính mạng củamình) cho lý tưởng cao đẹp đó
Lý tưởng của Đảng ta hiện nay chính là “Độc lập dân tộc gắn liền với
CNXH” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn Bởi vậy, giáo
dục chính trị, tư tưởng phải làm cho học sinh tin tưởng có cơ sở khoa học vàtrung thành tuyệt đối với lý tưởng đó Bên cạnh củng cố niềm tin của học sinhvào Đảng, vào lý tưởng cách mạng, phải tăng cường giáo dục cho họ tình cảmyêu nước nồng nàn Yêu nước, tức là yêu độc lập của đất nước, yêu CNXH; làphải làm giàu cho gia đình và đất nước; phải trung với Đảng, hiếu với nhân dânkhông dễ sa vào cạm bẫy của kẻ thù, của những cám dỗ trong cuộc sống Có thểnói giáo dục tình cảm yêu nước là khơi dậy nội lực quan trọng để tạo cho họcsinh - những người chủ tương lai của đất nước, ý chí tự lực tự cường, say mêtrong lao động, học tập
Giáo dục chính trị, tư tưởng sẽ củng cố niềm tin của học sinh vào sự lãnhđạo của Đảng, vào chế độ XHCN và hiện thực ngày càng tốt đẹp của công cuộcđổi mới đất nước Khi họ đã có niềm tin vững chắc thì sẽ quyết định khuynhhướng, mục đích và hiệu quả hoạt động của mình và sẽ hoạt động hăng say, tíchcực trong học tập, công tác, đóng góp thiết thực cho đất nước, xã hội
* Giáo dục những phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, những truyền
thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc
Trang 26Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Muốn xây dựng CNXH phải có con
người XHCN”[16, tr.448] Đức và tài là hai mặt của cùng một nhân cách con
người, là những nội dung không thể thiếu trong giáo dục con người toàn diện.Mục đích cuối cùng của giáo dục toàn diện nhằm tạo ra lớp người có năng lực
và phẩm chất đáp ứng yêu cầu thời đại Hồ Chí Minh xác định “Trong việc giáo
dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ XHCN, văn hoá, kĩ thuật, lao động và sản xuất”[17, tr.190] Giáo dục chính trị,
tư tưởng cho học sinh là một trong những nội dung quan trọng trong công tácgiáo dục toàn diện bởi ngoài kiến thức, học sinh rất cần được trau dồi tư tưởng,đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lòng yêu nước, sự quan tâm tới cộng đồng Nhờ
đó, giúp họ dần tạo lập và kiên định lập trường và bản lĩnh chính trị Đây là mộtcông tác quan trọng, là tiền đề để chúng ta có thể đào tạo ra một thế hệ mới vừagiỏi chuyên môn, vừa vững vàng về lập trường chính trị, có đạo đức cách mạng
từ đó đưa đất nước phát triển lên tầm cao mới trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhậpquốc tế
Giáo dục những phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, những truyền
thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc là giáo dục những giá trị và chuẩn mực đạođức truyền thống đã được lưu giữ, truyền lại cho các thế hệ và không ngừngđược phát huy qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước
Giáo dục chính trị, tư tưởng nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống XHCN cho học sinh Phẩm chất chính trị là tổng hợp
những phẩm chất tích cực của con người nó thể hiện ở sự vững vàng, kiên địnhtrong quan điểm, lập trường chính trị, không tỏ ra hoang mang, dao động trướcnhững biến động chính trị và tác động phức tạp của cuộc sống xã hội cũng nhưnhững khó khăn, thách thức đối với bản thân, luôn trung thành với lý tưởng độc
lập dân tộc gắn liền với CNXH Phẩm chất đó còn thể hiện ở việc dám nghĩ,
dám làm, dám chịu trách nhiệm để thực hiện mục tiêu, lý tưởng đã chọn Thôngqua giáo dục chính trị, tư tưởng, bản lĩnh chính trị của học sinh được hình thành
Trang 27và nâng cao Thể hiện bản lĩnh đó ở sự trung thành với chế độ XHCN, lòng yêunước chân chính, kiên định lập trường cách mạng, vững vàng trước những âmmưu, thủ đoạn tấn công của kẻ địch cũng như không hoang mang, dao độngtrước những biến động chính trị trên thế giới Đó chính là góp phần đào tạo lớpngười kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp của Đảng và dân tộc Việt Nam.
Giáo dục chính trị, tư tưởng là giáo dục những phẩm chất đạo đức, nhữngtruyền thống như yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, trung hiếu, cần, kiệm với cácgiá trị đạo đức mới như chủ động, sáng tạo, tự lập, vượt khó, cho học sinh, làgiáo dục đạo đức cộng sản; để làm việc, làm người Giáo dục đạo đức lối sốngnhững truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc là giúp học sinh có hiểu biết vềtruyền thống yêu nước của dân tộc, luôn có ý thức học tập, rèn luyện để gópphần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước…
Giáo dục chính trị, tư tưởng góp phần giáo dục lối sống lành mạnh, giữgìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc cho học sinh Giáo dục cho học sinhtinh thần trọng nghĩa, trung thực, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước cộngđồng, bảo vệ môi trường, chống mọi tệ nạn và tiêu cực xã hội, tích cực bài trừcác hủ tục lạc hậu cản trở tiến bộ xã hội Giáo dục cho họ có thái độ đúng, đấutranh không khoan nhượng với thói hư tật xấu, lên án hành vi vô văn hoá, phiđạo đức Thông qua các bài học, các ví dụ nhằm nâng cao nhận thức, ý thứcbảo tồn và phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; chống mọibiểu hiện văn hoá lai căng, xa lạ với thuần phong mỹ tục của dân tộc ta, làmbiến dạng hoặc chuyển hoá nền văn hoá Việt Nam đó được tạo dựng qua hàngngàn năm lịch sử Bên cạnh đó, giáo dục nếp sống văn minh, tác phong côngnghiệp, lối sống vì mọi người cho họ trong cả học tập lẫn sinh hoạt hàng ngày
Đại hội Đảng lần thứ X chỉ rõ: “Xây dựng và hoàn thiện giá trị nhân cách con
người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế Bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong
Trang 28thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam”[3, tr.106].
* Giáo dục học sinh tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, bảo
vệ tài nguyên - môi trường, tôn trọng và thực hiện pháp luật
Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 của Việt Nam, đó khẳng định
nền giáo dục của nước nhà cần phải: “ tăng cường tính chủ động, tính tự chủ
của học sinh, sinh viên trong quá trỡnh học tập, hoạt động tự quản trong nhà trường và tham gia các hoạt động xã hội”[12, tr.30] Học sinh THPT thuộc lứa
tuổi giàu ý chí, khát vọng, tình cảm và cảm xúc; ham hiểu biết, hăng hái thamgia các hoạt động của Đoàn thanh niên và các hoạt động xã hội như âm nhạc,thời trang, hội họa, từ thiện…; có nhu cầu về tình bạn, tình yêu Nhưng các emcòn thiếu kinh nghiệm sống nên đời sống tâm lý dễ bị chi phối, dễ mơ hồ vềchính trị, dễ bị kẻ xấu lợi dụng Vì vậy, giáo dục chính trị, tư tưởng sẽ giúp chohọc sinh được trang bị những tri thức xã hội và nhân văn cơ bản, giúp họ nâng
cao tình cảm, ý chí và đạo đức cách mạng Từ đó hướng các em tích cực tham
gia các hoạt động chính trị - xã hội, bảo vệ tài nguyên - môi trường, tôn trọng vàthực hiện pháp luật
Giáo dục học sinh tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, bảo
vệ tài nguyên - môi trường, tôn trọng và thực hiện pháp luật là giúp các em có ýchí học tập, trong đó có việc ra sức học tập, để hiểu sâu sắc đường lối cách mạngcủa Đảng ta; có ý thức tự giác tham gia các phong trào chính trị xã hội do Đoànthanh niên và địa phương phát động như: phong trào tình nguyện, giúp đỡ ngườitàn tật, hiến máu nhân đạo, khắc phục hậu quả thiên tai…; tự giác rèn luyện, tudưỡng đạo đức, sống có niềm tin và hoài bão, lý tưởng cộng sản đồng thời xácđịnh được trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp CNH, HĐH” của đất nước
Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trườnghiện nay, mặt trái của nó đã hướng người ta thiên về lợi nhuận, có khi lấy lợinhuận để bất chấp tất cả, kể cả tình người làm cho mối quan hệ giữa người với
Trang 29người, với đồng loại có nguy cơ trở nên nguội lạnh, vô cảm một cách tệ hại Bởivậy, thông qua giáo dục chính trị, tư tưởng để giáo dục học sinh tích cực thamgia các hoạt động chính trị - xã hội, bảo vệ tài nguyên - môi trường, tôn trọng vàthực hiện pháp luật sẽ giúp các em tích cực xây dựng ý thức sống tôn trọng phápluật, ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật và phê phán những hành vilàm trái quy định của pháp luật, góp phần quan trọng vào giữ gìn xã hội ổn định,phát triển bền vững Từ đó hình thành ở các em niềm tin đối với Đảng, với chế
độ, với sự nghiệp đổi mới của đất nước
1.1.3 Vai trò của môn Giáo dục công dân trong việc giáo dục chính trị,
tư tưởng cho học sinh
1.1.3.1 Nhiệm vụ môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông
Mục tiêu của giáo dục và mục tiêu đào tạo ở bậc phổ thông trung họcđược cụ thể hóa qua nhiệm vụ dạy học nhằm nâng cao tri thức, kỹ năng, bồidưỡng và phát triển nhân cách tốt đẹp của học sinh Nhiệm vụ môn GDCD xuấtphát từ mục tiêu môn học Có thể nêu lên nhiệm vụ của môn GDCD như sau:
Một là, trang bị cho học sinh một hệ thống các tri thức khoa học cơ bản,
phổ thông, thiết thực, hiện đại về thế giới quan và phươn g pháp luận khoa học,
về thời đại, về kinh tế, đạo đức, pháp luật, về Đường lối, chính sách củaĐCSVN Những tri thức này giúp học sinh có điều kiện để học tốt hơn các mônhọc khác, đặc biệt là giúp học sinh rèn luyện thêm tư tưởng, đạo đức
Hai là, trên cơ sở những tri thức khoa học, môn GDCD bước đầu có
nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh thế giới quan khoa học, nhân sinhquan cách mạng, các phẩm chất, đạo đức của người công dân, người lao độngmới, củng cố niềm tin vào lý tưởng CSCN, vào sự lãnh đạo của Đảng CSVN,không ngừng động viên tính tích cực của học sinh trong học tập, rèn luyện, trong
tu dưỡng trong thực tiễn…
Ba là, từng bước hình thành cho học sinh thói quen, kỹ năng vận dụng
những kiến thức đã học vào cuộc sống, học tập, lao động, sinh hoạt, giúp họ có
Trang 30định hướng đúng đắn về chính trị, tư tưởng, đạo đức trong hoạt động xã hội.trong cuộc sống…
Bốn là, bồi dưỡng cho học sinh cơ sở ban đầu về phương pháp tư duy biện
chứng, về các mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội,biết phân tích, đánh giá các hiện tượng xã hội theo quan điểm khoa học, tiến bộ,biết ủng hộ cái mới, đấu tranh chống lại cái sai, lạc hậu, tiêu cực
Trên đây là những nhiệm vụ của bộ môn GDCD trong giai đoạn hiện nay.Nhận thức đúng đắn, đầy đủ nhiệm vụ đó sẽ giúp giáo viên tránh được những sailầm như: tầm thường hóa, đơn giản hóa tri thức khoa học của môn học, tách rời
lý luận với thực tiễn Thực hiện tốt nhiệm vụ trên sẽ góp phần đắc lực vào việcthực hiện mục tiêu giáo dục ở trường THPT nói chung, giáo dục chính trị, tưtưởng cho HS nói riêng
1.1.3.2 Nội dung, cấu trúc chương trình môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông
Xuất phát từ mục tiêu môn học, cấu trúc nội dung môn GDCD ở trườngTHPT được chia thành năm phần chính:
Phần thứ nhất: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp
luận khoa học cung cấp cho HS những khái niệm, phạm trù thuộc lĩnh vực triếthọc tạo cơ sở hình thành thế giới quan khoa học để nhìn nhận, đánh giá mọi sựviệc trong cuộc sống cũng như là cơ sở lí luận cho các học phần sau
Phần thứ hai Công dân với đạo đức: nội dung chủ yếu cung cấp cho HS
các giá trị đạo đức của người Việt Nam như đạo đức, tư tưởng, chính trị, lốisống nhằm giúp HS giải quyết tốt các mối quan hệ trong xã hội Phần thứ nhất
và thứ hai được phân bố dạy trong chương trình môn GDCD lớp 10, gồm nộidung các bài đã thực hiện chương trình giảm tải năm học 2011 - 2012 như sau:
Bài 1: Thế giới quan duy vật biện chứng & phương pháp luận biện chứng(3 tiết)
Bài 2: Thực hiện chương trình giảm tải
Trang 31Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất (1tiết)
Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng (2 tiết)
Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng (2 tiết)Bài 6: Thực hiện chương trình giảm tải
Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức (2 tiết)
Bài 8: Thực hiện chương trình giảm tải
Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội(2 tiết)
Bài 10: Quan niệm về đạo đức (1 tiết)
Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức (2 tiết)
Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình (2 tiết)
Bài 13: Công dân với cộng đồng (2 tiết)
Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (2 tiết)
Bài 15: Cộng dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại (1 tiết)
Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân (1 tiết)
Phần thứ ba Công dân với kinh tế: trang bị cho HS những kiến thức cơ
bản nhất về một số phạm trù, quy luật kinh tế cũng như phương hướng phát triểnkinh tế của nước ta giúp HS có được định hướng học tập cũng như lựa chọn chomình nghề nghiệp phù hợp trong tương lai
Phần thứ tư Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội: cung cấp cho HS
hiểu tương đối đầy đủ những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước cũngnhư về CNXH
Phần thứ ba và thứ tư được phân bố dạy trong chương trình môn GDCDlớp 11, gồm nội dung các bài đã thực hiện chương trình giảm tải năm học 2011 -
2012 như sau:
Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế (2 tiết)
Bài 2: Hàng hóa - tiền tệ - thị trường (3 tiết)
Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (2 tiết)
Trang 32Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (1 tiết)
Bài 5: Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (1 tiết)
Bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (2 tiết)
Bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản
lí của Nhà nước (2 tiết)
Bài 8: Chủ nghĩa xã hội (2 tiết)
Bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa (3 tiết)
Bài 10: Nền dân chủ XHCN (2 tiết)
Bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm (1 tiết)
Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường (1 tiết)
Bài 13: Chính sách GD và ĐT, khoa học và công nghệ (3 tiết)
Bài 14: Chính sách quốc phòng an ninh (1 tiết)
Bài 15: Chính sách đối ngoại (1 tiết)
Phần thứ năm Công dân với pháp luật: cung cấp cho HS những kiến thức
cơ bản về bản chất, vai trò, và một số nội dung của pháp luật Việt Nam cũngnhư hiểu được quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong giai đoạn hiện nay
Bài 1: Pháp luật và đời sống (3 tiết)
Bài 2: Thực hiện pháp luật (3tiết)
Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật (1 tiết)
Bài 4: Quyền bình đẳng của CD trong một số lĩnh vực của đời sống XH (3tiết)
Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (2 tiết)
Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (4 tiết)
Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (3 tiết)
Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (2 tiết)
Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước (4 tiết)
Bài 10: đã giảm tải
Trang 33Riêng đối với các tiết thực hành, ngoại khoá thực hiện dựa trên cácvấn đề:
Vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống thực tiễn;
Những vấn đề cần thiết của địa phương tương ứng với các bài đã học;Những vấn đề cần giáo dục cho học sinh ở địa phương như: trật tự an toàngiao thông; giáo dục môi trường; phòng chống HIV/AIDS, ma tuý, tệ nạn xãhội…
Những gương người tốt, việc tốt, những học sinh chăm ngoan vượt khó,học giỏi;
Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn liền nội dung các bàihọc;
Các hoạt động chính trị - xã hội của địa phương
* Nội dung cơ bản môn GDCD bậc THPT là nhằm giúp cho người học nắm được các vấn đề sau:
Thứ nhất, hệ thống tri thức khoa học về thế giới quan Mác - Lênin, về
CNXH, pháp luật, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước như: chính sáchdân số và việc làm; tài nguyên và bảo vệ môi trường; chính sách quốc phòng anninh, Giúp HS xác định cách thực hiện và thái độ tôn trọng những chính sáchđó
Thứ hai, hệ thống các giá trị truyền thống, chuẩn mực đạo đức cần có của
con người XHCN
Thứ ba, HS hiểu được một số phạm trù, quy luật kinh tế cơ bản, phương
hướng phát triển kinh tế trong thời kì CNH- HĐH ở nước ta
Thứ tư, HS hiểu được vai trò và giá trị cơ bản của pháp luật đối với sự
phát triển của Nhà nước và xã hội
Thứ sáu, HS hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng,
phát triển kinh tế cá nhân, gia đình và xã hội
Trang 34Thứ bảy, cung cấp các luận cứ khoa học đúng đắn giúp HS chủ động tham
gia vào giải quyết tốt các mối quan hệ giữa cá nhân với gia đình và xã hội
Thứ tám, HS hiểu được con đường đi lên CNXH mà Đảng và Nhà nước ta
đang xây dựng và nhận thức được trách nhiệm của bản thân đối với cuộc cáchmạng này
Phương pháp và hình thức dạy học: Dạy học GDCD phải chú ý đến việc
rèn luyện kỹ năng và giáo dục thái độ, hành vi đúng đắn của học sinh; phải gắnvới thực tế cuộc sống, hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức đã học để phântích, giải quyết các tình huống, các vấn đề trong cuộc sống; vận dụng để lý giảimột số vấn đề phát triển kinh tế trong đời sống xã hội; giúp học sinh có kỹ năngnhận xét, đề xuất và tham gia giải quyết những hiện tượng kinh tế, xã hội, phápluật gần gũi và phù hợp với lứa tuổi; giúp cho học sinh có kỹ năng định hướngnghề nghiệp phù hợp với bản thân và yêu cầu phát triển của xã hội; Tôn trọng vàtin tưởng đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước; tintưởng khả năng của bản thân trong việc xây dựng kinh tế gia đình và góp phầnphát triển kinh tế đất nước
Kết hợp sáng tạo các phương pháp truyền thống (thuyết giảng, vấn đáp,trực quan ) với các phương pháp hiện đại (động não, thảo luận nhóm, đóng vai,tình huống, giải quyết vấn đề, dự án ) để phát huy tính tích cực, tự giác, chủđộng, sáng tạo của học sinh; tạo hứng thú học tập cho học sinh Sử dụng hợp lýhình thức học cá nhân, theo nhóm, theo lớp; hình thức dạy trong lớp, ngoài lớp,ngoài trường
Theo yêu cầu đổi mới, cấu trúc các bài trong SGK được thống nhấtnhư sau:
Tên bài học.
Mở đầu bài học: nêu lên những yêu cầu, định hướng sự chú ý của HS về
những yêu cầu của bài học như: về kiến thức, kỹ năng, thái độ
Trang 35Nội dung bài học: trình bày các đơn vị kiến thức của bài dưới dạng mục
lớn, mục nhỏ để học sinh dễ dàng theo dõi
Trong phần nội dung SGK có sử dụng chữ in nghiên để nhấn mạnh nhữngkiến thức cần nhớ (định nghĩa, khái niệm, nội dung quy luật…) Những dòngchữ in nhỏ thường được dùng để đặt câu hỏi dẫn dắt, cung cấp thông tin, chúthích những thuật ngữ, nhân vật cần thiết trong bài
Tư liệu tham khảo: cung cấp những thông tin, tư liệu để giúp HS hiểu sâu
sắc về bài học và để làm bài tập
Câu hỏi và bài tập: mục tiêu của các câu hỏi, bài tập nhằm giúp HS khắc
sâu kiến thức, mở rộng kiến thức, trau dồi lý tưởng đạo đức, rèn luyện kỹ năng,đáp ứng yêu cầu giảng dạy, có sự phân hoá đối với các trình độ khác nhau củahọc sinh Vì vậy, dạng câu hỏi phải phong phú, có câu hỏi củng cố, câu hỏi khắcsâu, câu hỏi nâng cao, câu hỏi vận dụng
1.1.3.3 Vị trí, vai trò của môn Giáo dục công dân trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh trung học phổ thông
Giáo dục THPT là thời kỳ giáo dục trong đó học sinh được dẫn dắt để trởthành những người lớn vừa có tri thức, vừa có đạo đức, có phẩm chất chính trị,
tư tưởng, ý thức trách nhiệm cộng đồng, gia đình, tập thể và bản thân mình Vìvậy, giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh THPT trở thành một trong nhữngvấn đề vô cùng quan trọng của công tác giáo dục trong nhà trường hiện nay.Môn GDCD là một trong những môn học giữ vai trò nòng cốt, hàng đầu trongviệc giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh THPT hiện nay
* Trang bị thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận khoa họccho học sinh trung học phổ thông
Trong giai đoạn hiện nay, khi thế giới đang có những biến đổi mạnh mẽ
và sâu sắc, đất nước đang có những đổi thay tích cực, thì vị trí và vai trò củamôn GDCD lại được đánh giá cao hơn trong việc giáo dục chính trị, tư tưởngcho học sinh như về kiến thức thì giúp các em hình thành cho mình thế giới
Trang 36quan và phương pháp luận khoa học Về kĩ năng và thái độ giúp các em rènluyện cho mình khả năng tư duy, độc lập và vận dụng sáng tạo vào cuộc sốngthể hiện qua cách ứng xử và hành vi cá nhân; nhận thức tốt lí tưởng sống củacon người Việt Nam.
Trang bị thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận khoa học chohọc sinh trung học phổ thông, qua dạy học môn GDCD, tức là thông qua nộidung, chương trình của môn học, giáo viên giúp cho học sinh nắm được về bảnchất vật chất của thế giới, sự vận động và phát triển của thế giới vật chất tuântheo những quy luật khách quan, con người có khả năng nhận thức và cải tạođược thế giới khách quan, về tồn tại xã hội và ý thức xã hội, về con người - chủthể của lịch sử và là mục tiêu phát triển của xã hội… Ngoài ra giúp cho học sinhTHPT có những tiền đề lý luận cơ bản để hiểu và nhận thức được tính tất yếukhách quan của quá trình đi lên CNXH trong thời đại ngày nay và sự nghiệpcách mạng XHCN của Đảng và nhân dân ta
Trang bị thế giới quan, phương pháp luận khoa học là một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng của môn GDCD, thể hiện vai trò của bộ môn này trongviệc giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh
* Giáo dục cho học sinh những phẩm chất chính trị, tư tưởng của ngườicông dân
GDCD là môn học có nội dung tri thức mang tính lí luận cao Kiến thức
bộ môn mang tính trừu tượng, khái quát hoá cao, biểu hiện thông qua các phạmtrù, khái niệm, nguyên lý của Triết học, Kinh tế chính trị học, Chủ nghĩa xã hộikhoa học.Vì, dục chính trị, tư tưởng thông qua dạy học môn GDCD góp phầnhình thành phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống mới cho con người
Phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống mới là những yếu tố cấuthành nhân cách của con người Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng là công tácgiáo dục con người, tác động đến tư tưởng, tình cảm đạo đức của học sinh, giúp
họ nâng cao trình độ chính trị, tinh thần tự giác và tính tích cực trong sự nghiệp
Trang 37giáo dục của nước nhà Giáo dục chính trị, tư tưởng còn giúp học sinh hìnhthành hệ thống giá trị với những nội dung mới phù hợp với sự biến đổi và pháttriển của đất nước
Môn GDCD có vai trò giáo dục cho học sinh những phẩm chất chính trị,
tư tưởng là biến những giá trị đề cao tinh thần hy sinh xả thân vì dân, vì nướctrong lịch sử hào hùng của dân tộc thành giá trị với nội dung mới là phải làm tất
cả những gì để cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh;Phát huy ý thức cộng đồng, truyền thống đoàn kết, khai thác mọi tiềm năng đểnước ta thoát khỏi đói nghèo; Trong lao động, không chỉ là chăm chỉ, cần cù màcòn phải là lao động có tri thức khoa học, có lương tâm trách nhiệm, là phải chú
ý đến năng suất, chất lượng, hiệu quả Với ý nghĩa trên, việc giáo dục chính trị,
tư tưởng thông qua dạy học môn GDCD có tác dụng rất lớn đối với học sinh,giúp cho họ hình thành nếp nghĩ, lối sống, phong cách của người lao động mớiđáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước nhà
Trên cơ sở những kiến thức, cách giải quyết tình huống của môn GDCD,
HS nâng cao được ý thức, biết lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phùhợp với các giá trị xã hội; biết bảo vệ cái đúng, cái tốt, đấu tranh phê phán đốivới các hành vi, hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống phù hợp với lứa tuổi Bêncạnh đó hình thành ở các em niềm tin đối với Đảng, với chế độ, với sự nghiệpđổi mới của đất nước Trở thành một chủ thể của sự phát triển nhân cách có hoàibão và mục đích sống cao đẹp
* Giáo dục các giá trị đạo đức góp phần xây dựng lối sống đúng đắn, lànhmạnh cho học sinh
Chiến lược giáo dục của Đảng và Nhà nước ta coi con người vừa là mụctiêu vừa là động lực để phát triển giáo dục nói riêng, phát triển đất nước nóichung Giáo dục con người vừa có “tài” và có “đức” trong đó “đức” là cái gốc -
là cái cần, “tài” là là quan trọng - là cái đủ Đó là hai mặt gắn bó khăng khít,không thể tách rời Xác định đạo đức là "gốc" của người cán bộ cách mạng, là
Trang 38thành tố quan trọng của nhân cách, Hồ Chí Minh đã từng chỉ ra “có tài mà
không có đức là người vô dụng” Có thể thấy việc giáo dục chính trị, tư tưởng
cho Hs chỉ thực sự có kết quả khi HS có động cơ học tập đúng đắn Nói cáchkhác, phẩm chất đạo đức của người HS là động lực để phát huy tính chủ động,tích cực, góp phần to lớn vào sự hình thành nhân cách của họ Việc coi trọnggiáo dục các giá trị đạo đức, xây dựng đạo đức trong giáo dục chính trị, tư tưởngcho hoc sinh thông qua day học môn GDCD không chỉ là đòi hỏi của nhiệm vụxây dựng đất nước, mà còn là đòi hỏi bức thiết của bản thân công tác giáo dục
Thông qua môn GDCD, giáo dục các giá trị đạo đức nhằm trang bị chohọc sinh những tri thức về đạo đức một cách khái quát và có hệ thống, giúp các
em hiểu và biết giữ gìn các giá trị đạo đức như: nghĩa vụ, lương tâm, nhânphẩm, danh dự và hạnh phúc của bản thân và xã hội Bên cạnh đó, giáo dục cho
HS nếp sống văn minh, tác phong công nghiệp, lối sống vì mọi người trong cảhọc tập lẫn sinh hoạt hàng ngày Đặc biệt, làm cho HS biết đặt ra mục tiêu phấnđấu, coi trọng việc rèn luyện và tự hoàn thiện bản thân, giao tiếp và ứng xử cóvăn hoá, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh
Kết luận chương 1
Môn GDCD là môn quan trọng nhằm mục đích trao dồi cho học sinh trithức cần thiết để trở thành người công dân, tạo điều kiện cho HS hoàn thiệnnhân cách GDCD là môn học trực tiếp giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức,pháp luật cho HS THPT
Nhiệm vụ giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho HS được thực hiệnthông qua tất cả các môn học, tất cả các hình thức giáo dục của nhà trườngnhưng chỉ có môn GDCD mới có thể giáo dục trực tiếp cho HS những tri thứctheo một hệ thống xác định, toàn diện về thế giới quan và nhân sinh quan của xãhội loài người Các môn học khác không thể thay thế được môn GDCD trongviệc hình thành nhiệm vụ giáo dục này
Trang 39Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho HS thông qua dạy học mônGDCD ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết Với khốilượng kiến thức, nội dung, chương trình và thời gian có giới hạn của mônGDCD, đòi hỏi GV phải xem xét và cân nhắc rất kĩ khi sử dụng các PPDH tíchcực nhằm đảm bảo được sự cân đối, hài hòa yêu cầu môn học, thông qua nộidung các bài học để giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS những kĩ năng cần thiết
để học tập, nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch, bồi đắpniềm tin vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước ta…
Để nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS cần nhậnthức, phân tích và đánh giá đúng thực trạng giáo dục chính trị, tư tưởng Từ đó,
đề ra những giải pháp để khắc phục thực trạng trên
Trang 40Chương 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT Ở HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA, THÔNG QUA DẠY HOC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
2.1 Khái quát về các trường trung học phổ thông ở huyện Tĩnh Gia
2.1.1 Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội ở huyện Tĩnh Gia
Tĩnh Gia là huyện cực nam của tỉnh Thanh Hóa, phía nam giáp huyệnQuỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, phía đông giápbiển đông, phía bắc giáp huyện QuảngXương, phía tây giáp huyện Nông Cống và huyện Như Thanh, với diện tích tựnhiên là 45.828,66 ha; dân số 214.420 người, mật độ dân số là 468 nguời /km2,
tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,9% năm, thu nhập bình quân đầu người là 15,2triệu đồng/năm Tốc độ tăng trưởng kinh tế 19% năm (năm 2014)
Tĩnh Gia là huyện có địa hình bán sơn địa, bao gồm những hang độnghoang sơ,vùng đồng bằng và bãi đất ven biển với chiều dài khoảng 34km, đườngsắt dài khoảng 42km với những dãi cát mịn, cùng quần thể các hòn đảo nhỏ, 3cửa lạch: lạch ghép, lạch bạng, lạch Hà Lẫm và hệ thống sông ngòi dày đặc
Với sự ra đời của nhà máy xi măng Nghi Sơn, cảng cá đảo Mê- LạchBạng, cảng thương mại Nghi Sơn, Dự án liên hợp nhà máy lọc dầu Nghi Sơn,nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn… khu kinh tế Nam Thanh - Bắc Nghệ đã tạo choTĩnh Gia nhiều tiềm năng và thế mạnh Với địa hình vùng đồng bằng ven biển,phía Đông và vùng đồng bằng phía Tây, đây chính là điều kiện để Tĩnh Gia trởthành vùng kinh tế động lực của tỉnh Thanh Hóa, với sự phát triển đa dạng, tổnghợp, kinh tế công nông nghiệp, kinh tế miền núi bán sơn địa và kinh tế biển
Để phát triển nhanh và bền vững, Đảng bộ, chính quyền và nhân dânhuyện Tĩnh Gia đã xác định, phát huy tối đa nội lực, đồng thời tạo môi trườngthuận lợi nhất, tranh thủ cao nhất các nguồn lực từ bên ngoài, sử dụng có hiệu