[1, tr.2] Thực tế trong thời gian qua đã cho thấy sự quan tâm của các cấp uỷĐảng và chính quyền, sự vào cuộc của các ngành, đoàn thể, gia đình và xãhội, sự nỗ lực của các cấp bộ Đoàn côn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Đinh Thế Định
Trang 2Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Ban giám hiệu, PhòngSau đại học, khoa Giáo dục chính trị trường Đại học Vinh đã tạo mọi điềukiện thuận lợi nhất để giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
Trang 31.2 Nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh niên trong giai đoạn
1.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị,
tư tưởng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay 26Chương 2: Thực trạng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng
cho thanh niên tỉnh Nghệ An giai đoạn hiện nay 382.1 Điều kiện kinh tế - xã hội và tình hình thanh niên Nghệ An hiện nay 382.2 Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh niên Nghệ An hiện nay 54
Chương 3: Quan điểm và một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh niên tỉnh Nghệ An
giai đoạn hiện nay
71
3.1 Quan điểm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng
3.2 Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục
chính trị, tư tưởng cho thanh niên tỉnh Nghệ An giai đoạn hiện nay 76
Trang 4DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Cơ cấu thanh niên Nghệ An năm 2014
Bảng 2.2: Trình độ học vấn của thanh niên Nghệ An giai đoạn 2001 –2014
Bảng 2.3: Trình độ chuyên môn của thanh niên Nghệ An giai đoạn2001-2014
Bảng 2.4: Nội dung, số lượng giáo dục chính trị tư tưởng cho thanhniên tỉnh Nghệ An, từ năm 2011 đến nay
Trang 5A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nghị quyết số 25 - NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trungương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã chỉ rõ: “Thanh niên là lực lượng
xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vậnmệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm nhữngcông việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo Thanh niên là độtuổi sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, luôn năng động, sáng tạo,muốn tự khẳng định mình Song, do còn trẻ, thiếu kinh nghiệm nên thanh niêncần được sự giúp đỡ, chăm lo của các thế hệ đi trước và toàn xã hội” [1, tr.2]
Thực tế trong thời gian qua đã cho thấy sự quan tâm của các cấp uỷĐảng và chính quyền, sự vào cuộc của các ngành, đoàn thể, gia đình và xãhội, sự nỗ lực của các cấp bộ Đoàn công tác giáo dục thanh niên nói chung,giáo dục chính trị, tư tưởng nói riêng đã có những kết quả đáng ghi nhận, gópphần to lớn vào sự nghiệp phát triển của đất nước Từ trong tất cả các lĩnh vựccủa đời sống kinh tế, văn hóa xã hội đã hình thành nên những lớp thanh niênbản lĩnh chính trị vững vàng, sống có lý tưởng, ước mơ hoài bão, giỏi vềchuyên môn, tay nghề Ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương thanh niên làmkinh tế giỏi, năng động, sáng tạo trong sản xuất; trong nghiên cứu khoa họcnhiều tài năng trẻ, ngày càng có nhiều thanh niên đạt giải thưởng cao trongcác kỳ thi quốc gia và quốc tế; trong lĩnh vực xây dựng và bảo vệ tổ quốcnhiều thanh niên đã tích cực tham gia các phong trào "thanh niên tìnhnguyện", "thanh niên đi đầu trong các phong trào phòng chống tệ nạn xã hội",
"tuổi trẻ giữ nước", "4 đồng hành, 5 xung kích"…
Song bên cạnh số đông thanh niên tiên tiến đó vẫn còn một bộ phậnthanh niên chưa theo kịp bước tiến của đất nước, thậm chí một số thanh niênphai nhạt lý tưởng cách mạng, thiếu chí tiến thủ, chạy theo lối sống thực
Trang 6dụng Bước vào giai đoạn mới tình hình trong nước và quốc tế đang có nhiềudiễn biến phức tạp, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự phát triển như vũbão của công nghệ cao có những tác động không nhỏ đến xã hội, con ngườitrong đó thanh niên là đối tượng dễ bị tác động nhanh và mạnh mẽ nhất
Hơn lúc nào hết, bước vào giai đoạn mới, việc tăng cường bồi dưỡnggiáo dục về lý tưởng cách mạng nhằm hình thành một lớp thanh niên vữngvàng về chính trị, giỏi về chuyên môn, sống có nghĩa tình là nhiệm vụ hết sứcbức thiết Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh niên là một trongnhững nội dung quan trọng trong nhằm nâng cao nhận thức chính trị rộng rãicho thanh niên Phải liên tục đổi mới tư duy, để nâng cao hiệu quả công tácgiáo dục chính trị tư tưởng và đạo đức cách mạng cho thanh niên
Hiện nay công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh niên cả nướcnói chung và thanh niên Nghệ An nói riêng đang còn nhiều vấn đề cấp báchđặt ra Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về công tác giáo dục chính trị, tưtưởng cho thanh niên trên cơ sở lý luận và qua khảo sát thực tế tại tỉnh Nghệ
An, tác giả chọn đề tài: “Giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh niên tỉnhNghệ An trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá thựctrạng, tình hình và đề ra những giải pháp khả thi nhất cho công tác giáo dụcchính trị, tư tưởng cho thanh niên tỉnh Nghệ An
Xuất phát từ vị trí, vai trò, tầm quan trọng và yêu cầu thực tiễn của việcgiáo dục chính trị, tư tưởng cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay Đảng,Nhà nước ta đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết về giáo dục chính trị, tưtưởng nói chung và cho thế hệ trẻ nói riêng Đã có rất nhiều công trình nghiêncứu, bài viết, luận văn, luận án đề cập dưới nhiều góc độ, phạm vi khác nhau
về giáo dục chính trị, tư tưởng cho thế hệ trẻ như:
Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (1999), Tiếp tục đổi mới và nângcao chất lượng, hiệu quả CTTT, văn hoá trong tình hình mới, Nhà xuất bảnChính trị quốc gia (CTQG), Hà Nội; Nguyễn Đức Bình (2001), Một số vấn đề
Trang 7về công tác lý luận, tư tưởng và văn hóa, NXB CTQG, Hà Nội; Hà Ngọc Hợi
- Ngô Văn Thạo (2002), Đổi mới và nâng cao chất lượng và hiệu quả CTTT,NXB CTQG, Hà Nội; Đặng Đình Phú (2009), chuyên đề 36: “Về CTTT - Lýluận của Đảng trong điều kiện mới”, tập bài giảng khối thứ 2 thuộc chươngtrình cao cấp lý luận chính trị - hành chính, NXB CTHC Với các lý luận chặtchẽ và súc tích, các công trình đó tập trung trình bày một loạt vấn đề quantrọng liên quan đến công tác tư tưởng, lý luận của Đảng ta trong bối cảnh hiệnnay Những công trình trên không chỉ rút ra những bài học kinh nghiệm, thaotác, kỹ năng công tác tư tưởng trong từng giai đoạn cách mạng, mà còn kháiquát được vai trò, vị trí của nhiệm vụ công tác tư tưởng của Đảng trong lịch
sử cách mạng Việt Nam
Rất nhiều công trình của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong nướcđăng tải trên các tạp chí chuyên ngành và ngoài nước đăng tải trên các tạp chíchuyên ngành đã đề cập đến đến niềm tin lý tưởng của thanh niên trong giaiđoạn cách mạng Việt Nam, các tác giả khẳng định đa số thanh niên hiện naytin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, có tinh thần yêu nước nồng nàn,
có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, khẳng định được lập trường yêu nướccủa thanh niên trong thời kỳ đổi mới; đồng thời nhấn mạnh đến tầm quantrọng, nhiệm vụ hết sức nặng nề của công tác tư tưởng nói chung trong giaiđoạn hiện nay, tầm quan trọng của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng chothế hệ trẻ, tập trung chỉ ra các tồn tại trong giáo dục chính trị, tư tưởng chothế hệ trẻ để từ đó đề ra các giải pháp Có thể kể đến một số công trình:Nguyễn Phú Trọng (2005), Về cuộc đấu tranh tư tưởng trong tình hình hiệnnay, Tạp chí Cộng sản số 774, tháng 11; Đỗ Mười (1995), Lý tưởng cáchmạng của thanh niên Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, NXB Thanh niên, HàNội; Nguyễn Lương Bằng (2008), Giáo dục ý thức chính trị cho sinh viêntrong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế, Tạp chí lý luận chính trị, số12.2008, tr.50; Lưu Thị Hường (2014), Tăng cường công tác giáo dục bồi
Trang 8dưỡng thế hệ trẻ, Tạp chí Thanh niên số 27, tháng 7/2014; Đinh Thế Định,
“Giáo dục thanh niên "Trung với nước, hiếu với dân" theo tư tưởng và tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh”, tạp chí lý luận chính trị, số 6, 2007; Dương TựĐạm (2005), Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng về công tác thanh niên trong sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Thanh niên, Hà Nội
Một số đề án, đề tài, luận văn liên quan đến công tác giáo dục chính trị,
tư tưởng cho đoàn viên, thanh niên đã được các tác giả tập trung nghiên cứu,tiêu biểu có: Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Đề án tăng cường giáo dụcđạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh thiếu niên giaiđoạn 2013 - 2020; Trần Văn Miều (chủ nhiệm), Tình hình tư tưởng thanh niên
và công tác giáo dục của Đoàn thanh niên giai đoạn hiện nay, Đề tài nghiêncứu khoa học cấp Bộ năm 2002; Đoàn Minh Duệ và các cộng tác viên (2004),Những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống cho thanh, thiếuniên tỉnh Nghệ An; Đinh Thế Định (2005), Những giải pháp nâng cao chấtlượng giáo dục truyền thống cho sinh viên trường Đại học Vinh, Đề tàinghiên cứu khoa học cấp Bộ; Diệp Minh Giang (2005), Vấn đề giáo dục đạođức cho thanh niên trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Luậnvăn Thạc sỹ Triết học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốcgia thành phố Hồ Chí Minh; TS Phạm Tất Thắng, Đổi mới công tác tư tưởng,
lý luận trong tình hình mới, đề tài khoa học cấp Nhà nước; Nguyễn Thị Hà(2010), Vai trò của Đoàn thanh niên đối với công tác định hướng giá trị chothanh thiếu nhi giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sỹ, Hà Nội
Các công trình này đã góp phần làm rõ thực trạng tư tưởng, đạo đứccủa thanh niên, trình bày và phân tích những quan điểm cơ bản về giáo dụcthanh niên, từ đó đưa ra những phương hướng cơ bản nhằm nâng cao chấtlượng giáo dục, đào tạo thanh niên nước ta hiện nay
Về đối tượng trực tiếp khảo sát là thanh niên Nghệ An giai đoạn gầnđây đã có một số tác giả nghiên cứu Tuy nhiên, các hướng nghiên cứu của
Trang 9các tác giả trên tập trung nghiên cứu ở góc độ về công tác quản lý, công táccán bộ đối với thanh niên ở Nghệ An Còn nghiên cứu về giáo dục chính trị,
tư tưởng cho đoàn viên, thanh niên tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay thìchưa có nhiều tác giả tập trung đề cập đến Vì vậy, chúng tôi chọn vấn đề
“Giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh niên tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng công tác giáo dục chính trị, tưtưởng cho thanh niên Nghệ An, luận văn sẽ đưa ra các giải pháp phù hợp vớitình hình, đặc điểm của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáodục chính trị, tư tưởng cho thanh niên Nghệ An trong giai đoạn hiện nay
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận về giáo dục chính trị, tư tưởng đối với thanh niên
- Khảo sát, đánh giá công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho thanh niên
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Để giải quyết tốt vấn đề trên, dưới góc độ chính trị học, đề tài tập trungnghiên cứu công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho thanh niên trên địa bàntỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay
Trang 105 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với những phương phápnghiên cứu khoa học cụ thể: Phân tích, tổng hợp, thống kê, điều tra cơ sở xãhội học
Ngoài ra, luận văn rất coi trọng các phương pháp nghiên cứu tài liệuđối với các đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp tỉnh và các chuyên đềkhoa học về vấn đề này
7 Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụlục, đề tài gồm 03 chương, 7 tiết
Trang 11B NỘI DUNG CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ,
TƯ TƯỞNG CHO THANH NIÊN
Theo cách nói của Tôn Trung Sơn :“Về ý nghĩa của hai chữ “chính trị”,nói giản đơn thì “chính” là việc của dân chúng, “trị” là quản lý, quản lý việccủa dân chúng thì gọi là chính trị" [13, tr.163]
Theo V.I.Lênin, trong những hoàn cảnh cụ thể khác nhau cũng cónhiều luận điểm khác nhau về chính trị Khi nói về chính trị, Người nhấnmạnh đến bốn khía cạnh:
Thứ nhất, “chính trị là vấn đề lợi ích, là quan hệ lợi ích là đấu tranh vìlợi ích, mà trước hết là lợi ích giai cấp” [31, tr.325]
Thứ hai, cái căn bản nhất của chính trị là việc tổ chức bộ máy quyềnlực nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp); “là sự tham gia vào công việcnhà nước, định hướng cho nhà nước, xác định hình thức, nội dung, chức năng,nhiệm vụ của nhà nước” [31, tr.310]
Thứ ba, “chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, là việc xây dựngnhà nước về kinh tế, đồng thời chính trị không thể không chiếm vị trí hàngđầu so với kinh tế” [31, tr.311]
Thứ tư, Chính trị là vấn đề phức tạp nhất, liên quan đến vận mệnh hàngtriệu người; “Chính trị vừa là khoa học vừa là nghệ thuật” [31, tr.318]
Trang 12Chính trị là tất cả những hoạt động, những vấn đề gắn với quan hệ giaicấp, dân tộc, quốc gia và các nhóm xã hội xoay quanh một vấn đề trung tâm
đó là vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực Nhà nước
Chính trị là toàn bộ những hoạt động có liên quan đến các mối quan hệgiữa các giai cấp, giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội, mà cốt lõi của nó làvấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực Nhà nước, sự thamgia vào công việc của Nhà nước, sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nộidung hoạt động của Nhà nước Bất kì vấn đề chính trị nào cũng đều có liênquan đến quyền lợi của các giai cấp và Nhà nước Chính trị thuộc kiến trúcthượng tầng, bao gồm hệ tư tưởng chính trị, Nhà nước, các đảng phái xuấthiện khi xã hội phân chia thành các giai cấp dựa trên cơ sở hạ tầng kinh tế.Chính trị "là sự biểu hiện tập trung nhất của kinh tế" [31, tr.311] đồng thờichính trị có vị trí độc lập và có tác dụng to lớn đối với kinh tế Việc hìnhthành một quan điểm chính trị đúng về lĩnh vực kinh tế là điều kiện để giảiquyết có hiệu quả những nhiệm vụ kinh tế Chính trị còn là sự biểu hiện tậptrung của nền văn minh, của hoạt động sáng tạo, của sự giải phóng Trongđiều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội, nói tới chính trị thì trước hết là bảo đảmvai trò lãnh đạo của đảng cộng sản, hiệu lực quản lí của Nhà nước, quyền làmchủ của nhân dân lao động trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
Chính trị, xét về bản chất, là hoạt động có tính xã hội của con ngườixoay quanh vấn đề giành, giữ, tổ chức, thực thi quyền lực nhà nước nhằmthoả mãn lợi ích Nói cách khác, chính trị là hoạt động thực tiễn của các giaicấp, đảng phái, các tổ chức chính trị xã hội, của nhà nước nhằm hoạch định vàthực hiện đường lối chính trị nhằm bảo vệ chế độ chính trị, bảo vệ quyềnthống trị và lợi ích của giai cấp cầm quyền
Đối với nước ta, chế độ ta, nhà nước là nhà nước của dân, do dân và vìdân, quyền lực của nhà nước chỉ là biểu hiện tập trung quyền lực của nhândân; lợi ích của giai cấp công nhân, giai cấp lãnh đạo thông qua Đảng cộng
Trang 13sản thống nhất với lợi ích của nhân dân lao động, bởi vậy, chính trị là sự thamgia của nhân dân vào việc hoạch định và thực hiện chính sách của nhà nướcdưới sự lãnh đạo của đảng, nhằm xây dựng kiện toàn hệ thống chính trị, pháttriển kinh tế, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xâydựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làmnền tảng tinh thần cho xã hội bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước
Chính trị được biểu hiện dưới nhiều hình thức: Những tư tưởng, quanđiểm, đường lối chính sách của đảng chính trị, của nhà nước - chính trị biểuhiện dưới dạng tư tưởng lý luận; chủ thể chính trị, tập trung ở các thủ lĩnhchính trị, các nhà hoạt động chính trị chuyên nghiệp và công dân- chính trịbiểu hiện dưới dạng con người chính trị; những thể chế chính trị, tập trung ởcác thể chế đảng, thể chế nhà nước và các thể chế chính trị - xã hội khác; cácdạng hoạt động chính trị, tập trung ở hoạt động bầu cử, hoạt động hoạch địnhđường lối chính sách, hoạt động thực thi đường lối chính sách; các quan hệchính trị - chính trị biểu hiện dưới dạng thiết chế, hoạt động và quan hệ vậtchất; các giá trị chính trị mà biểu hiện tập trung ở văn hoá chính trị
- Khái niệm tư tưởng
Theo từ điển triết học viết: Tư tưởng là hình thức phản ánh thế giới bênngoài, trong đó bao hàm sự ý thức về mục đích và triển vọng của việc tiếp tụcnhận thức và cải tạo thế giới bên ngoài Tư tưởng khái quát hoá kinh nghiệmcủa sự phát triển tri thức trước đó và được dùng làm nguyên tắc để giải thíchcác hiện tượng” V.I.Lênin cho rằng: “tư tưởng là hình thức cao của nhậnthức” [31, tr.176]
Tư tưởng là một hình thái ý thức xã hội thuộc thượng tầng kiến trúc, tưtưởng là sự phản ánh của hiện thực trong ý thức, là biểu hiện của quan hệ củacon người với thế giới xung quanh Tư tưởng bị quy định bởi tính chất củachế độ xã hội, do điều kiện sinh hoạt vật chất của con người quyết định.Trong xã hội có giai cấp, tư tưởng luôn mang bản chất giai cấp; tư tưởng là
Trang 14biểu hiện lợi ích vật chất của các giai cấp; cuộc đấu tranh về tư tưởng thựcchất là một dạng thức của cuộc đấu tranh giai cấp
Đi liền với khái niệm tư tưởng, là khái niệm hệ tư tưởng Hệ tư tưởngđược nhận thức là hệ thống quan điểm, tư tưởng và khái niệm do một giai cấphoặc một chính đảng xây dựng, truyền bá Hệ tư tưởng bao gồm những quanđiểm chính trị, triết học, nghệ thuật, tôn giáo Bất kỳ một hệ tư tưởng nàocũng chỉ là sự phản ánh chế độ kinh tế và cơ cấu xã hội do chế độ kinh tế đósinh ra trong một thời kỳ nhất định Hệ tư tưởng luôn mang bản chất giai cấp,phản ánh và bảo vệ lợi ích của giai cấp đã sinh ra nó Trong xã hội có hệ tưtưởng tiến bộ, cách mạng và hệ tư tưởng thoái bộ, phản cách mạng
Hệ tư tưởng chính trị của một giai cấp phản ánh trực tiếp tập trung lợiích của giai cấp ấy Hệ tư tưởng chính trị được thể hiện trong đường lối,cương lĩnh chính trị của các chính đảng, của giai cấp khác nhau cũng nhưtrong luật pháp, chính sách Nhà nước, công cụ của giai cấp thống trị Hệ tưtưởng chính trị được hình thành một cách tự giác, nó được các nhà tư tưởngcủa giai cấp xây dựng và truyền bá Hệ tư tưởng chính trị thường gắn với các
tổ chức chính trị thông qua các tổ chức chính trị mà một giai cấp tiến hàngcuộc đấu tranh về ý thức hệ vì lợi ích của giai cấp mình Với đặc trưng nhưvậy, tác động của ý thức chính trị phụ thuộc vào tính chất tiến bộ của giai cấpmang hệ tư tưởng đó
Chủ nghĩa Mác - Lênin, vũ khí tư tưởng của Đảng cộng sản và của giaicấp công nhân, là hệ tư tưởng của giai cáp công nhân Sức mạnh vô địch của
hệ tư tưởng của giai cấp công nhân bắt nguồn từ bản chất khoa học và cáchmạng của nó Hệ tư tưởng đó phản ánh một cách trung thực các qui luật kháchquan của sự phát triển xã hội và biểu hiện những nhu cầu tất yếu của sự pháttriển lịch sử của thời đại ngày nay, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủnghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới
1.1.2 Khái niệm giáo dục chính trị, tư tưởng
Trang 15- Khái niệm giáo dục
Theo nghĩa rộng, giáo dục là quá trình hình thành con người dưới ảnhhưởng của tất các tác động bên ngoài, tức là của môi trường tự nhiên và môitrường xã hội xung quanh con người và dưới ảnh hưởng của hoạt độngchuyên biệt có mục đích của các nhà giáo nhằm bồi dưỡng cho con ngườinhững phẩm chất cần thiết để họ tham gia vào cuộc sống xã hội
Giáo dục theo nghĩa hẹp là công tác giáo dục chuyên biệt do Nhà giáodục tiến hành, chủ yếu trong thời gian giờ học
Với cách tiếp cận theo nghĩa rộng, giáo trình Giáo dục học của nhà xuấtbản Đại học sư phạm cho rằng “Giáo dục là quá trình thống nhất của sự hìnhthành tinh thần và thể chất của mỗi cá nhân trong xã hội Giáo dục là một mặtkhông thể tách rời của cuộc sống con người, của xã hội, nó là một hiện tượngđặc trưng của xã hội loài người Trong quá trình tiến hoá của nhân loại, giáodục xuất hiện cùng với sự xuất hiện của loài người, khi con người có quan hệvới tự nhiên bằng công cụ và phương tiện lao động thì nhu cầu về sự truyềnđạt và lĩnh hội kinh nghiệm của thế hệ trước cho thế hệ sau mới xuất hiện.Giáo dục như là một phương thức của xã hội đảm bảo việc kế thừa văn hoá,phát triển nhân cách” [25, tr 14]
Ngoài ra, giáo dục còn mang tính phổ biến, vĩnh hằng Giáo dục chỉ có
ở xã hội loài người, nó là một phần không thể tách rời của đời sống xã hội,giáo dục có ở mọi thời đại, mọi thiết chế xã hội khác nhau Nền giáo dục xãhội chủ nghĩa ở nước ta phải thể hiện được bản chất của chế độ xã hội chủnghĩa, đó là tính công bằng xã hội, dân chủ, tiến bộ và khoa học trong giáodục và đồng thời hội nhập nền giáo dục tiên tiến trên thế giới
Thông qua mục đích, tính chất của mình, giáo dục thể hiện vai trò rấtquan trọng đối với sự phát triển của xã hội loài người nói chung và đối vớiquốc gia dân tộc nói riêng Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác đều thừa nhậnrằng giáo dục có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân
Trang 16cách cá nhân, thông qua đó giáo dục góp phần quyết định sự vận động và pháttriển xã hội
- Giáo dục chính trị, tư tưởng
Với nghĩa chung nhất, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng là sự tácđộng có mục đích, có hệ thống với các hình thức, biện pháp khác nhau củamột chủ thể đến khách thể nhằm nâng cao tri thức (kiến thức, kỹ năng, tìnhcảm) của khách thể về hệ tư tưởng, đường lối chính trị, thực hiện tập hợp, tổchức, định hướng và giác ngộ họ tự giác trong hoạt động thực tiễn theo mụctiêu đã đề ra
Trong xã hội có giai cấp đối kháng, giai cấp nào cũng tiến hành côngtác giáo dục chính trị, tư tưởng Xét về bản chất, công tác giáo dục chính trịcủa giai cấp công nhân khác hẳn với công tác giáo dục chính trị của giai cấp
tư sản Đó là sự tự giáo dục là chính Nhân dân vừa là khách thể vừa là chủthể của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng Hơn nữa, công tác giáo dụcchính trị tư tưởng của giai cấp công nhân là để hình thành thế giới quan khoahọc và nhân sinh quan Mác- xít, nhằm tập hợp, cổ vũ động viên mọi người tựgiác phấn đấu cho mục tiêu chung, vì lợi ích chung, trong đó có lợi ích củachính mình
Nhiệm vụ của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng ở nước ta: là giáodục lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, đườnglối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; giáo dục, tuyên truyền cácNghị quyết, Chương trình, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địaphương cơ sở Mục tiêu của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng là nhằmnâng cao trình độ lý luận chính trị, bản lĩnh và sự giác ngộ lý tưởng cáchmạng; nâng cao và tăng cường năng lực trong đấu tranh chống các trào lưu lýluận, tư tưởng phản động, chống chiến lược “Diễn biến hoà bình” trên lĩnhvực tư tưởng; góp phần xây dựng đạo đức, lối sống có văn hoá, văn hoá họcđường, văn hoá công dân
Trang 17Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởngvới mục tiêu không gì khác là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, làlợi ích của nhân dân lao động Do đó, vấn đề cốt lõi trong giáo dục chính trị,
tư tưởng cho thanh niên trước hết phải là ý thức về mục tiêu của dân tộc, củaĐảng, mục tiêu của nhân dân lao động
Một trong những nhiệm vụ cơ bản và xuyên suốt trong quá trình xâydựng, chỉnh đốn Đảng là phải tiến hành tốt công tác giáo dục chính trị, tưtưởng trong thanh niên nhằm nâng cao nhận thức về quan điểm, đường lối,chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng; tạo sự thống nhất cao về chínhtrị, tư tưởng, trên cơ sở đó quán triệt các tiêu chuẩn về xây dựng đội ngũthanh niên nhằm nâng cao năng lực, sức chiến đấu, tổ chức thực hiện thắnglợi đường lối, chính sách, nghị quyết của Đảng
1.1.3 Khái niệm thanh niên
Luật Thanh niên được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông quatại kỳ họp thứ 8, khóa XI viết: “Thanh niên quy định trong Luật này là côngdân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi” [34, tr.2] Đây là thời kỳsung sức nhất của mỗi con người về thể chất, có sự phát triển mạnh về trí tuệ,nhạy bén, năng động, sáng tạo, có nhiều ước mơ, hoài bão Thanh niên nước
ta là một tầng lớp xã hội rộng lớn, luôn có những đóng quan trọng trong cácgiai đoạn lịch sử phát triển của đất nước Hiện nay thanh niên Việt Namchiếm 28,9% dân số cả nước và chiếm 36,4% lực lượng lao động của toàn xãhội, là nguồn nhân lực dồi dào, có tiềm năng to lớn trong sự nghiệp đẩy mạnhCNH, HĐH đất nước
Thanh niên là đối tượng được nhiều bộ môn khoa học quan tâm nghiêncứu trong đó đáng chú ý là sinh lý học, tâm lý học, xã hội học
Các nhà sinh học coi tuổi thanh niên là một giai đoạn trong tiến trìnhtiến hóa của cơ thể trong đó thấy rõ sự tráng cường về thể lực, sự phát triển vềtrí tuệ, trưởng thành về sinh dục
Trang 18Các nhà tâm lý học quan tâm tới các quy luật phát triển tâm lý của lứatuổi thanh niên mà đặc trưng là sự tự ý thức, tự khẳng định, sự hăng say hoạtđộng và sáng tạo…
Các nhà xã hội học coi thanh niên là một giai đoạn của quá trình xã hộihóa, chuyển biến từ tuổi thơ lệ thuộc sang giai đoạn hoạt động độc lập, từngbước hình thành ý thức trách nhiệm công dân, chuẩn bị và tự nâng cao kiếnthức để lao động, cống hiến
Về mặt kinh tế - chính trị, các nhà nghiên cứu nhìn nhận thanh niên làmột lực lượng lao động xã hội hùng hậu, là nguồn lực thường xuyên bổ sungcho đội ngũ lao động trên mọi lĩnh vực, là bộ phận quan trọng cấu thành lựclượng sản xuất, rất năng động, nhạy cảm, gắn bó với tiến trình phát triển xãhội, đi đầu trong cuộc đấu tranh sáng tạo mới, tham gia xây dựng giai cấpcông nhân, xây dựng các lực lượng vũ trang
Đặc điểm về cơ cấu xã hội của thanh niên là họ có mặt ở trong tất cảcác tầng lớp, các giai cấp trong xã hội, là một nhóm xã hội - nhân khẩu đặcthù
Những nét đặc trưng của thanh niên hoàn toàn không giống với cácnhóm xã hội khác Thanh niên được phân chia theo độ tuổi, gắn với giai cấp,các tầng lớp xã hội Tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà ở mỗi nướccách tính độ tuổi thanh niên có khác nhau Ở nước ta tuổi thanh niên hiện nay
là 16 - 30
Tùy theo môi trường hoạt động, đặc điểm nghề nghiệp, người ta chiathanh niên thành các nhóm đối tượng khác nhau: thanh niên công nhân, thanhniên nông thôn, thanh niên học sinh - sinh viên, thanh niên tri thức, thanh niêncác lực lượng vũ trang…
Thanh niên là lớp người có sự phát triển cao về thể chất, được coi là lứatuổi phát triển hoàn thiện về thể chất Sự hoàn thiện về thể chất của lứa tuổithanh niên thể hiện trên tất cả các mặt: chiều cao, cân nặng, sự hoàn thiện về
Trang 19hệ xương, hệ cơ, hệ thần kinh cũng như các chức năng sinh lý khác Sau tuổithanh niên, giai đoạn kế tiếp là trung niên Trong thực tế giai đoạn trung niênkhông còn sự phát triển nào đáng kể mà con người có những mặt đã dần đivào thời kỳ lão hóa (về sinh học) Khoa học đã kết luận là sự phát triển củacác nơ - ron thần kinh ở lứa tuổi thanh niên đạt tới đỉnh cao nhất.
Như vậy, có thể hiểu thanh niên là một nhóm xã hội nhân khẩu đặc thùbao gồm những người trong một độ tuổi nhất định, có sự phát triển nhanhchóng về thể chất, tâm lý, trí tuệ, có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động của xãhội; có mối quan hệ gắn bó mật thiết với tất cả các giai cấp, tầng lớp trong xãhội; là lực lượng xã hội to lớn đóng vai trò quyết định đối với sự phát triểntrong tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc
1.2 Nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay
1.2.1 Giáo dục cho thanh niên về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Giáo dục cho thanh niên về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng, đạo đức
và phong cách Hồ Chí Minh, nhằm xây dựng cho thanh niên thế giới quan,phương pháp luận đúng đắn để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra.Chú trọng giáo dục làm cho thanh niên nhận thức đúng các giá trị chân, thiện,
mỹ, những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Nhà trường, gia đình, các
tổ chức, đoàn thể, đặc biệt Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phảithường xuyên quan tâm bồi dưỡng cho thanh niên những tình cảm cao đẹp vềtình yêu quê hương, đất nước Giáo dục cho thanh niên về chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thông qua đó từng bước nâng cao nhận thứccủa thanh niên về tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, đặcbiệt là vị trí và vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạngViệt Nam
Trang 20Giáo dục cho thanh niên gắn với việc thực hiện và làm theo tư tưởng,tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Các cấp bộ Đoàn, đoàn viên,thanh thiếu nhi cả nước có nhiều mô hình phong phú để giáo dục thanh thiếunhi như viết “Nhật ký làm theo lời Bác”; “Sổ vàng học tập và làm theo lờiBác”, “Sổ tay tự rèn”, cuộc thi “Tôi yêu Tổ quốc tôi, tôi yêu đồng bào tôi”,
mô hình “Quỹ đồng đội”, khẩu hiệu “Mỗi ngày một việc tốt vì nhân dân” ;xây dựng các tiêu chí về chuẩn mực đạo đức, lối sống cho các đối tượng đoànviên thanh niên; gắn liền với chương trình rèn luyện đoàn viên và tuyêndương, biểu dương các điển hình
Giáo dục thanh niên học tập theo gương Bác Hồ là một quá trình giáodục lí tưởng, là một quá trình rèn luyện gian khổ của bản thân thanh niên Đó
là một quá trình giáo dục lâu dài, bền bỉ Bên cạnh đó, người thanh niên phải
tự vươn lên, phấn đấu, rèn luyện để thật sự là những người chủ của đất nước,
là đội quân chủ lực của cách mạng nước nhà
Giáo dục cho thanh niên về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh nhằm trang bị cho thanh niên những ý thức hệ cơ bản, theo quan điểm,đường lối của Đảng và con đường xây dựng đất nước mà chúng ta đã lựa chọn
Từ những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng HồChí Minh để mỗi thanh niên thấm nhuần, tiếp thu các nội dung, để tổ chứcđoàn cụ thể hóa thành các phong trào cách mạng hướng thanh niên, giáo dụcthanh niên các nội dung phù hợp
1.2.2 Tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, các ngày lễ lớn của dân tộc.
Tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước; các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, các ngày kỷniệm quan trọng của Đảng, Đoàn và các đoàn thể chính trị - xã hội; các thànhtựu kinh tế - xã hội đạt được trong sự nghiệp đổi mới Trên cơ sở đó hình
Trang 21thành niềm tin, lý tưởng của thanh niên vào đường lối đổi mới mà Đảng, nhândân đã lựa chọn.
Đoàn viên, thanh niên được tuyên truyền, phổ biến về Luật thanh niên,Luật Giao thông đường bộ, Luật hôn nhân gia đình, Luật lao động, Luật bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ; nhiều mô hình phổ biến, giáo dục phápluật, mô hình điểm về chấp hành pháp luật có hiệu quả được nhân rộng gópphần xây dựng ý thức pháp luật, lối sống tuân thủ pháp luật trong thanh niên
Tổ chức Đoàn và các đoàn thể chính trị - xã hội cũng tích cực vận động và tổchức cho đoàn viên, thanh niên tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở,thực hiện nếp sống văn minh; giáo dục nâng cao nhận thức của người côngdân trẻ khi đến tuổi trưởng thành, có ý thức vươn lên trong lập thân, lậpnghiệp, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội
1.2.3 Giáo dục truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc, nâng cao ý thức chính trị, tinh thần cách mạng cho thanh niên.
Giáo dục truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc, nâng cao ý thức chínhtrị, tinh thần cảnh giác cách mạng cho thanh niên, qua đó phát huy vai trò củathanh niên trong đấu tranh phản bác, làm thất bại âm mưu “diễn biến hòabình” của các thế lực thù địch
Giáo dục tinh thần đoàn kết, làm cho thanh niên nhận rõ được vai tròcủa khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế trong lịch sử dân tộccũng như trong công cuộc đổi mới đất nước Giáo dục lý tưởng cách mạng,đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài, quantrọng, đòi hỏi phải có sự quan tâm, đầu tư thích đáng Đầu tư cho giáo dục,trong đó có giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế
hệ trẻ là đầu tư cho tương lai của đất nước Đây là nhiệm vụ của toàn Đảng,của các cấp, các ngành, đoàn thể, gia đình và toàn xã hội; tạo điều kiện tối đacho thế hệ trẻ học tập, lao động, cống hiến, là lực lượng xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc
Trang 22Nội dung giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanhniên phải đảm bảo hướng đến các chuẩn mực xây dựng con người Việt Namtrong giai đoạn cách mạng hiện nay, bao gồm:
- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạchậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độclập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
- Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung
- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực,nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thứcbảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái
- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo,năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội
- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình
độ thẩm mỹ và thể lực
Nhà nước ta đặc biệt coi trọng việc giáo dục truyền thống văn hoá, vănhiến, đoàn kết cộng đồng, rèn luyện ý chí tự lực tự cường, lòng tự tôn dân tộc,khát vọng vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao trí tuệ, không cam chịu nghèo nàn lạchậu; giáo dục tinh thần xung kích, tình nguyện vì cộng đồng và sự phồn vinhcủa đất nước cho thanh niên
Giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc, củaĐoàn Giáo dục pháp luật và ý thức công dân, xây dựng lối sống “sống và làmviệc theo Hiến pháp và pháp luật”, tuân thủ nội quy, quy định của tổ chức, tậpthể và cộng đồng Giáo dục tinh thần cảnh giác cách mạng, ý thức quốc phòngtoàn dân, trách nhiệm và nghĩa vụ công dân tham gia xây dựng nền quốcphòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, bảo vệ Tổ quốc xã hộichủ nghĩa; nhận thức đầy đủ về thời cơ và thách thức của đất nước trong quá
Trang 23trình hội nhập kinh tế thế giới; âm mưu “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổcủa các thế lực thù địch.
Giáo dục rèn luyện truyền thống yêu nước, đạo đức cách mạng chothanh niên trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phầnđào tạo, giáo dục thế hệ thanh niên có trình độ kiến thức, nghiệp vụ chuyênmôn cao, bản lĩnh chính trị vững vàng, xứng đáng là chủ nhân tương lai đưanước nhà sánh vai cùng các dân tộc tiên tiến trên thế giới, xứng đáng vớimong ước của Bác Hồ kính yêu
Giáo dục bồi dưỡng có hiệu quả, cần tổ chức tốt các phong trào hànhđộng cách mạng của thanh niên mà tiêu biểu là phong trào: “Thanh niên lậpnghiệp và tuổi trẻ giữ nước”, “Thanh niên tình nguyện”, “Chiến dịch mùa hèxanh”, “Thi đua, tình nguyện xây dựng và bảo Tổ quốc”, “xung kích pháttriển kinh tế xã hội và bảo vệ tổ quốc”' và “đồng hành với thanh niên lập thân,lập nghiệp”…
1.2.4 Giáo dục tinh thần đoàn kết, làm cho thanh niên nhận rõ được vai trò của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế
Tinh thần đoàn kết dân tộc là sản phẩm của những giá trị tinh hoa vănhóa dân tộc được xây dựng, bồi đắp qua mấy nghìn năm lịch sử dựng nước vàgiữ nước trở thành giá trị thiêng liêng cao quý, là hồn thiêng của sông núi,bản anh hùng ca bất diệt mãi mãi sáng trong, đẹp đẽ ăn sâu vào trong đườnggân, thớ thịt, con tim khối óc của con người Việt Nam Chủ nghĩa yêu nướcmạch nguồn của sức mạnh, tinh thần đoàn kết đã giúp dân tộc Việt Namtrường tồn mãi mãi băng qua những khúc quanh của lịch sử, làm nên nhữngchiến thắng vang dội viết nên bản lĩnh về ý chí, sức mạnh của con người ViệtNam
Trong giai đoạn hiện nay, tinh thần đoàn kết dân tộc vẫn luôn là thước
đo phẩm giá để đánh giá thái độ, tình cảm và trách nhiệm của mỗi con người
Vì vậy, việc bồi dưỡng tinh thần đoàn kết cho thanh niên sẽ góp phần quan
Trang 24trọng vào việc đào luyện ra những lớp người sống có bản lĩnh trí tuệ, có tìnhthương trách nhiệm với bản thân, gia đình và đất nước.
Giáo dục tinh thần đoàn kết trước hết là nâng cao nhận thức trong thanhniên về vai trò, vị trí của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam Chủ nghĩa yêu nướcViệt Nam là cái vốn có tồn tại hiện thực khách quan trong lòng dân tộc, chỉkhi nào thanh niên nhận thức được vai trò của chủ nghĩa yêu nước thì mới tạođộng lực cho họ làm việc phấn đấu vươn lên ngang tầm thời đại Mỗi thanhniên phải thấy được chủ nghĩa yêu nước Việt Nam không phải là sản phẩmriêng có của ai Có nhận thức như vậy, thì họ mới thấy được trách nhiệm củamình trong tham gia những hoạt động xã hội, biết gạn đục, khơi trong để chắtlọc, giữ lại những gì là tinh túy nhất, tiêu biểu nhất để xây dựng hình mẫungười thanh niên trong thời đại mới: tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn
1.2.5 Giáo dục cho thanh niên tinh thần yêu lao động, phát huy truyền thống hiếu học, chuyên cần và sáng tạo
Thanh niên là lực lượng trẻ, chủ nhân tương lai của Đất nước bởi vậycần giáo dục cho thanh niên tinh thần yêu lao động, hăng say trong lao động,khơi dậy trong thanh niên nhiệt huyết của tuổi trẻ phát huy truyền thống hiếuhọc, chuyên cần, sáng tạo để lao động một cách có hiệu quả trên các lĩnh vực
Với dân tộc ta, nhân dân ta yêu lao động, hăng hái trong lao động làmột truyền thống quý báu có từ ngàn đời, chính vì vậy thanh niên cần đượcgiáo dục một cách hiệu quả để phát huy truyền thống, khẳng định bản thânmình trong lao động
Bước vào giai đoạn mới, thanh niên cần phát huy và xung kích tronglao động sáng tạo, làm chủ khoa học - công nghệ, có nhiều sản phẩm phục vụphát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh Mỗi thanh niên cần được giáodục để thấm nhuần phương châm “Ở đâu có thanh niên ở đó có lao động sángtạo” Tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò xung kích, khơi dậy tiềm năng to lớncủa thanh niên thực hiện thành công công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá,
Trang 25hiện đại hoá quê hương, đất nước và hội nhập quốc tế Cổ vũ, động viên thanhniên toàn tỉnh hăng hái tham gia thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội và
nhiệm vụ quốc phòng an ninh, đẩy mạnh phong trào "sáng tạo trẻ" trong từng
lĩnh vực, từng đối tượng; cổ vũ họ nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến,cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất và sinhhoạt, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Chủ động tham mưuvới Đảng, Nhà nước xây dựng, ban hành chính sách bồi dưỡng, sử dụng vàphát huy nguồn nhân lực trẻ, tài năng, nhằm phát hiện, thu hút, tập hợp và tạomôi trường thuận lợi để họ cống hiến, đóng góp tích cực cho sự nghiệpCNH,HĐH, hội nhập quốc tế, xây dựng và BVTQ
Trong giai đoạn hiện nay giáo dục tinh thần yêu lao động, phát huytruyền thống hiếu học, chuyên cần và sáng tạo phải được cụ thể hóa việc thựchiện phong trào trong từng đối tượng thanh niên:
Thanh niên nông thôn xung kích thực hiện cuộc vận động “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” với các tiêu chí, phần việc cụ thể, như:
đoạn đường "An toàn - Văn minh – Xanh – Sạch - Đẹp”, "Thắp sáng đường
quê”
Thanh niên đô thị đi đầu thực hiện cuộc vận động "Thanh niên xây dựng văn minh đô thị”, "Thanh niên với văn hoá giao thông”
Thanh niên trường học thi đua dạy tốt, học tốt, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường, và mục tiêu đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực của tỉnh, tích cực tham gia cuộc thi "Sáng tạo trong thanh
thiếu niên nhi đồng" hàng năm, khối các trường đại học, cao đẳng quyết tâm
thực hiện tốt cuộc vận động "Sinh viên 5 tốt”; khối các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề thực hiện tốt phong trào "Ba rèn luyện”
Thanh niên công nhân viên chức triển khai có hiệu quả phong trào "Sáng tạo trẻ", khuyến khích thanh niên không ngừng sáng tạo, xây dựng ý tưởng
mới, các hoạt động, mô hình thanh niên tham gia cải cách hành chính, sáng
Trang 26tiến cải tiến kỹ thuật Nâng cao tay nghề, kỷ luật lao động, tác phong côngnghiệp, làm chủ khoa học công nghệ.
Thanh niên doanh nghiệp phải phát huy vai trò đầu tàu, nòng cốt trong
phong trào thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội Cần tích cực tìmtòi, sáng tạo, nghiên cứu, trau dồi bản lĩnh, tự tin, kỹ năng, khả năng nắm bắtnhu cầu thị trường, khả năng cạnh tranh; tạo bí quyết trong sản xuất kinhdoanh, từng bước nâng cao uy tín và tạo dựng thương hiệu; tích cực học tập
ngoại ngữ, tin học, kiến thức về nền văn hoá các dân tộc, về pháp luật quốc tế
chủ động hơn trong hội nhập
Tự học tập, tự rèn luyện là con đường phát triển suốt đời của mỗi conngười Phát huy vai trò của thanh niên trong tự học tập, tự tu dưỡng đạo đứclối sống là biện pháp quan trọng giúp họ nhanh chóng tiến bộ, trưởng thành
Vì vậy, cần giáo dục cho thanh niên ý thức tự học, tự thân vận động, độc lậpsuy nghĩ để thực hiện mục đích học tập của mình Coi đó là một trong nhữngphẩm chất cần thiết của người thanh niên để chuẩn bị cho cuộc sống, chuẩn bịcho suốt quá trình công tác dù ở bất cứ điều kiện hoàn cảnh nào Thanh niêncần phải tự tin vào chính mình, giữ vững niềm tin trong cuộc sống, vào cácgiá trị chân, thiện, mỹ; vượt qua mọi khó khăn gian khổ như Bác Hồ đã dạy:
“gian nan rèn luyện mới thành công”
1.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị,
tư tưởng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay
1.3.1 Vai trò của thanh niên trong sự phát triển của đất nước
Thanh niên là lớp người có sự phát triển mạnh về trí tuệ và nhân cách.Tuy nhiên, bên cạnh những khả năng to lớn, sự mạnh dạn, lòng dũng cảm,tinh thần dám nghĩ, dám làm, trong cả thế hệ thanh niên cũng như trong từng
cá thể, sự hạn chế và các nhược điểm về mặt thiếu kinh nghiệm, thiếu từngtrải, tính bồng bột, thậm chí có lúc còn phiêu lưu, liều lĩnh… luôn phải đượccảnh giác, phải được khắc phục bằng chính sự rèn luyện, phấn đấu không
Trang 27ngừng của bản thân thanh niên và có sự hướng dẫn, giúp đỡ của các chủ thể
xã hội
Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, vấn đề thanh niênđược tất cả các quốc gia, các thời đại coi là một vấn đề có tầm quan trọng đặcbiệt C.Mác đã gọi thanh niên là cội nguồn của sự sống của dân tộc và củagiai cấp công nhân, là bộ xương của cơ thể mỗi dân tộc Ph.Ăngghen đã đềxuất tư tưởng: “Thanh niên không thể đứng ngoài chính trị, chính hiện thựccuộc sống đã, đang và sẽ cuốn hút tuổi trẻ vào đời sống chính trị” [37, tr.198]
Suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, đặc biệt từ năm 1986, khi khởixướng và chỉ đạo công tác đổi mới Đảng ta luôn luôn quan tâm đến lĩnh vựcxây dựng nguồn nhân lực, phát triển con người, với tư cách vừa là động lực,vừa là mục tiêu của cách mạng, của sự nghiệp đổi mới, bởi vì Đảng thấu hiểusâu sắc ý nghĩa quyết định và giá trị lớn lao của nhân tố con người, chủ thểcủa mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất, tinh thần Để thực hiện nhiệm
vụ to lớn đầu tư phát triển con người, Đảng ta đã đặc biệt quan tâm đến thế hệtrẻ, khẳng định dứt khoát thanh niên giữ vai trò, vị trí trung tâm trong chiếnlược phát huy nhân tố và năng lực con người của đất nước
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển một cách sáng tạo các luận điểmMacxít về vai trò, vị trí của thanh niên Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến lớptrẻ và đánh giá cao tiềm năng to lớn, vai trò quan trọng của thanh niên trong
sự nghiệp cách mạng Theo Hồ Chí Minh: “Thanh niên là người chủ tương laicủa nước nhà”[30, tr 185], “Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phầnlớn là do các thanh niên”[30, tr 185] và thanh niên phải “Tham gia ý kiến vàocông việc của chính phủ, chiến đấu giữ lấy nền độc lập và tự rèn luyện ngay
từ bây giờ để sau này lên thay những thủ lĩnh mà gánh vác việc trọng đại củanước nhà” [30, tr.186]
Thanh niên là lực lượng lao động dự trữ của xã hội, là tài nguyên vô giácủa mỗi quốc gia, dân tộc, là lực lượng tích cực tham gia vào quá trình phát
Trang 28triển kinh tế, văn hoá, xã hội Chính vì vậy trong công tác cải tạo xã hội, lựclượng chính trị nào nắm được thanh niên, lực lượng ấy nắm chắc phần thắngtrong tay Lịch sử cách mạng Việt Nam và nhiều dân tộc khác trên thế giới đãchứng minh chân lý đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Một năm khởi đầu từmùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” [30,
tr 386], và Người đã cho rằng: “Thanh niên là người tiếp sức cách mạng chothế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách thế hệ thanh niên tươnglai”[30, tr 488]
Khoản 1, Điều 4, Luật Thanh niên đã ghi: "Thanh niên là tương lai củađất nước, là lực lượng xã hội hùng hậu, có tiềm năng to lớn, xung kích trongcông cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"[34, tr.6] Nghị quyết Trung ương 4(khoá VII) của Đảng ta đã chỉ rõ: “Sự nghiệp đổi mới có thành công haykhông, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thếgiới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hộichủ nghĩa hay không phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việcbồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên” [2, tr.2]
Thực tế lịch sử qua các thời kỳ cách mạng cho thấy Đảng ta luôn luôncoi trọng công tác thanh niên, trọng tâm là giáo dục, bồi dưỡng thanh niên về
lý tưởng cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, hướng tới mục tiêu xây dựngnhững lớp người kế tục trung thành tuyệt đối theo lý tưởng: "Độc lập dân tộcgắn liền với chủ nghĩa xã hội"
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quantrọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc Từ những ngày đầu cách mạng,Đảng và Bác Hồ đã đề cao vai trò, vị trí quan trọng của thanh niên; xác địnhthanh niên là đội quân xung kích của cách mạng Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng; công tác thanh niên là vấn đềsống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định thành bại của
Trang 29cách mạng Qua mỗi thời kỳ, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, thanh niên đềuhoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình trước Đảng, Tổ quốc và nhân dân
Thanh niên là lớp người trẻ tuổi, có sức khoẻ và có trí tuệ, có nhiềuđóng góp to lớn trong sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Họ
là những người rất nhạy bén với cái mới, những tiến bộ khoa học mới, sôi nổi,nhiệt tình, có hoài bão lớn Nhưng cũng rất dễ mắc phải nhứng sai lầm khôngnhận thức trong hành động Chính vì lẽ đó mà việc giáo dục, bồi dưỡng, đưathanh niên vào hành động cách mạng là nhiệm vụ vô cùng quan trọng củaĐảng, Nhà nước và toàn xã hội
Nhìn lại sau những năm đổi mới và phát triển đất nước, một trongnhững thành tựu của công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo là
đã xây dựng được một thế hệ thanh niên thời kỳ mới vừa có đạo đức, nhâncách, vừa có tri thức, sức khỏe, tư duy năng động và hành động sáng tạo, tiếpnối truyền thống hào hùng của dân tộc, của Đảng, nêu cao lòng yêu nước, ýthức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng,tình nguyện vì cộng đồng; sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội; có ý chívươn lên trong học tập, lao động, công tác, lập thân, lập nghiệp, làm giàuchính đáng; mong muốn được cống hiến cho đất nước, có việc làm, thu nhập
ổn định, có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, môi trường sống an toàn,lành mạnh Dù còn có tâm trạng khác nhau, song thanh niên vẫn tin tưởng vào
sự lãnh đạo của Đảng, sự phát triển của đất nước
Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảmsút niềm tin và ít quan tâm đến tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hànhpháp luật, dễ bị kích động, lôi kéo tham gia các hoạt động trái pháp luật; sốngthực dụng, quá coi trọng vật chất, thiếu kính trọng người lớn tuổi, ít quan tâmtới gia đình
Bước vào thời kỳ mới, với đường lối đúng đắn của Đảng, đất nước tiếptục ổn định, thế và lực tăng lên không ngừng Đẩy mạnh công nghiệp hóa,
Trang 30hiện đại hóa đất nước, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, phấn đấu đưanước ta sớm ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để Việt Nam cơbản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 làđiều kiện, môi trường thuận lợi để thanh niên thể hiện tài năng, sức trẻ, cốnghiến cho đất nước Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của gia đình, nhàtrường và xã hội đối với thế hệ trẻ không ngừng tăng lên là cơ sở, nguồn lực
và là điều kiện quan trọng để thanh niên phát triển tốt hơn
Đứng trước yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế hiện nay, việc tăngcường giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanhthiếu niên là yêu cầu cấp thiết, góp phần hình thành lớp thanh niên vừa
“hồng” vừa “chuyên”, giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có bản lĩnhchính trị, ý thức chấp hành pháp luật, có đạo đức cách mạng và lối sống đẹp,
có ước mơ, hoài bão, khát vọng đưa đất nước vươn lên đáp ứng nhiệm vụ xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
1.3.2 Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay là yêu cầu cấp bách
Những thành quả của gần 30 năm đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạocủa Đảng làm cho thế và lực nước ta lớn mạnh hơn nhiều so với trước Tínhthu nhập bình quân đầu người, nước ta đã đạt mức của các nước đang pháttriển có thu nhập thấp Việc mở rộng quan hệ quốc tế, chủ động và tích cựchội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình tạo thêm nhiều thuậnlợi cho nhân dân ta đổi mới, phát triển kinh tế xã hội với tốc độ nhanh hơn.Đến nay, nước ta đã có quan hệ ngoại giao với 168 nước trên thế giới; cóquan hệ bình thường với tất cả các nước lớn và trung tâm kinh tế - chính trịlớn trên thế giới, đưa các quan hệ trên vào xu thế ổn định lâu dài dựa trên cácthoả thuận đã được ký kết
Trang 31Việt Nam đã là thành viên và tích cực đóng góp vào hoạt động của các
tổ chức quốc tế, khu vực như: Uỷ viên không thường trực Hội đồng bảo anLiên hợp quốc, ASEAN, APEC, ASEM, tham gia các cam kết xây dựng thịtrường tự do khu vực ASEAN (AFTA); trở thành thành viên Tổ chức thươngmại thế giới (WTO)
Bên cạnh những thành tựu đạt được, nước ta đang đứng trước nhiềuthách thức lớn, đan xen nhau tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, khôngthể coi thường bất cứ thách thức nào
Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực vàtrên thế giới vẫn tồn tại, tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức,lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng,lãng phí là nghiêm trọng Sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảngviên có xu hướng tăng cả về số lượng và phạm vi Bệnh cơ hội, chủ nghĩa cánhân có chiều hướng gia tăng Tỷ lệ nói nhiều, ít làm, nói nhưng không làm,làm không đến nơi, đến chốn còn diễn ra ở nhiều nơi Tệ quan liêu, xa dân,thích nghe thành tích, ngại nghe sự thật còn tồn tại ở các cấp, các ngành.Tham nhũng, nhũng nhiễu dân, gây hậu quả nặng nề trên nhiều mặt, làm thấtthoát tài sản, tiền của Nhà nước, của nhân dân, cả tiền vay của nước ngoài,gây nhiều bức xúc trong nhân dân
Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội chưa được khắcphục Chưa nhận thức rõ được xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế, nhất là việcgiữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, cùng với kinh tế tập thể ngàycàng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân Quá nhấn mạnhvào các chỉ tiêu lợi nhuận trong hoạt động kinh tế, chưa quán triệt đầy đủ việcthực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước đi và từng chínhsách phát triển, tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá, y tế, giáodục, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người
Trang 32Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “Diễn biến hòabình”, vẫn đang triệt để sử dụng các chiêu bài dân chủ, nhân quyền, dân tộc,tôn giáo để tác động, gây mất ổn định chính trị, xã hội ở một số nơi Trongquan hệ với nước ta, họ vẫn gắn các vấn đề trên với các vấn đề kinh tế
Bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước tác động cả tích cực và tiêucực đan xen với nhau tác động đến tình hình tư tưởng, đạo đức, lối sống củathanh niên, công tác tập hợp, đoàn kết, giáo dục thanh niên
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đánh giá đúng vị trí, vai trò quan trọngcủa thanh niên và công tác thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng
và dân tộc Đảng xác định thanh niên là người chủ hiện tại và tương lai củađất nước, là đội quân xung kích cách mạng trong sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá
Quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tếquốc tế, phấn đấu đưa nước ta sớm ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nềntảng để Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đạivào năm 2020 là điều kiện, môi trường thuận lợi để thanh niên thể hiện tàinăng, sức trẻ, cống hiến cho đất nước Với đường lối đúng đắn của Đảng, đấtnước tiếp tục ổn định, vị thế không ngừng tăng lên đã tạo cơ hội lớn chothanh niên học tập, tiếp cận văn minh nhân loại, nâng cao tri thức, nhất lànhững thành tựu khoa học - công nghệ Đồng thời, những thành tựu to lớn củađất nước đã đạt được qua gần 30 năm đổi mới, sự quan tâm của mỗi gia đìnhđối với lớp trẻ không ngừng tăng lên là cơ sở, nguồn lực, điều kiện quan trọng
để chăm lo tốt hơn cho thanh niên những năm tới đây
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh không ngừng lớn mạnh, các hoạt động củaĐoàn bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, phù hợp với từng đối tượngthanh niên, phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ trong pháttriển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc Đoàn từng bước quan tâm, chăm lotốt hơn các nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của thanh niên, trở thành người
Trang 33bạn gần gũi của thanh niên Hoạt động của Đoàn, đặc biệt là các hoạt độngtình nguyện ngày càng được xã hội ghi nhận và đánh giá cao Đây chính lànền tảng quan trọng đẩy mạnh công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhitrong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Sau gần 30 năm đất nước đổi mới, tình hình thanh niên nước ta đã cónhững chuyển biến mạnh mẽ, đan xen cả những yếu tố tích cực và tiêu cực tácđộng đối với công tác thanh niên, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếunhi Số lượng thanh niên trong cơ cấu dân số liên tục tăng, chính sự đa dạng
về đối tượng, văn hoá, vùng miền của thanh niên Việt Nam đã tạo ra tháchthức không nhỏ cho công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu, công tác mởrộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên trong tình hình hiện nay
Bên cạnh đó, sự chống phá của các thế lực bên ngoài, các âm mưu xoá
bỏ những thành quả của chế độ xã hội chủ nghĩa, xoá bỏ vai trò lãnh đạo củaĐảng và chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc Mục tiêu của các thế lực thùđịch là luôn nhằm vào thanh niên, coi đây là đối tượng dễ lung lạc để dùngcác thủ đoạn kinh tế, chính trị và văn hoá tác động làm biến chất, tạo mầmmống chống đối chế độ; ra sức lôi kéo, tha hoá thanh niên, kích động thanh niêntham gia các hoạt động gây mất ổn định tình hình an ninh chính trị đất nước
Tình trạng thanh niên học sinh, sinh viên bị tác động, lôi kéo vào cáchoạt động phức tạp liên quan đến an ninh, trật tự tăng lên, đáng chú ý là hoạtđộng tuyên truyền, phát triển đạo Tin lành trái pháp luật trong học sinh, sinhviên gia tăng; có sinh viên tham gia vào nhóm chống đối của các thế lực phảnđộng trong nước Công tác quản lý lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài cònbuông lỏng, các thế lực thù địch và bọn phản động lưu vong tìm cách muachuộc, khống chế sinh viên tham gia các hoạt động chống phá Việt Nam
Nền kinh tế đất nước vẫn trong tình trạng kém phát triển, sức cạnhtranh thấp, nguy cơ tụt hậu xa hơn so với nhiều nước trong khu vực và trênthế giới Những vấn đề xã hội của thanh niên về học tập, nghề nghiệp, việc
Trang 34làm, thu nhập, sức khỏe, nhu cầu vui chơi, giải trí, hôn nhân, gia đình đượcquan tâm chưa đúng mức; những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân thực dụng,thờ ơ chính trị trong một bộ phận thanh niên chậm được khắc phục Sựchuyển dịch về cơ cấu kinh tế, sự phân hoá giàu nghèo ngày càng gia tăng,những tiêu cực và tệ nạn xã hội, quá trình đẩy mạnh nền kinh tế thị trường vàhội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra những thách thức đối với thanh niên về trình
độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, bản lĩnh và tác động sâu sắcđến tư tưởng, tình cảm, lối sống của thanh niên Tệ quan liêu, tham nhũng,lãng phí diễn ra ở nhiều lĩnh vực; tác động của mặt trái công nghệ thông tin sẽ
là lực cản ảnh hưởng đến sự phát triển của thế hệ trẻ
Cùng với sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nền kinh tế theo hướng pháttriển khu vực công nghiệp, dịch vụ và thu hẹp khu vực nông nghiệp, kéo theo
sự chuyển dịch lao động trẻ, cơ cấu xã hội, nghề nghiệp của thanh niên Sốthanh niên từ nông thôn ra thành phố, các khu công nghiệp, các trung tâmkinh tế; thanh niên lao động tự do, thanh niên thiếu việc làm, thu nhập không
ổn định vẫn ngày càng có chiều hướng gia tăng Theo kết quả điều tra laođộng, việc làm của Tổng cục Thống kê - Bộ Lao động Thương binh và Xã hộinăm 2014, dân số thanh niên nước ta hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngưnghiệp là 53,4%; công nghiệp xây dựng 24,2%; dịch vụ 22,4% và dự báo xuhướng chuyển dịch cơ cấu lao động trên sẽ tiếp tục tăng Trong đó, số thanhniên làm việc trong các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm vị trí chủđạo (khoảng 91%); chỉ có 9% thanh niên làm việc trong khu vực Nhà nước;17,7% thanh niên làm việc hưởng lương ngoài khu vực Nhà nước; 53,5% laođộng trong hộ gia đình không hưởng lương; 16,5% tự lo cho bản thân, đặcbiệt có 1% chủ doanh nghiệp tư nhân và 0,3% tự làm thuê có lao động
Bên cạnh đó, trong thanh niên có sự phân hoá, chênh lệch ngày cànglớn về mức sống, về trình độ học vấn, thu nhập, về địa vị kinh tế, điều kiệnhưởng thụ văn hoá, vui chơi giải trí
Trang 35Sự biến động phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, sự tác độngcủa toàn cầu hoá, sự xâm lăng văn hoá, cổ vũ lối sống phương Tây, dân chủ
Mỹ trong thanh niên diễn ra mạnh mẽ, bằng nhiều con đường, nhất là quaInternet, các phương tiện truyền thông sẽ tác động trực tiếp, liên tục vớicường độ cao đến lối sống, nếp sống của thanh niên, tạo sức ép, gây nhiềukhó khăn, phức tạp cho việc bảo vệ và phát huy văn hoá dân tộc trong giới trẻ
Mặt trái của kinh tế thị trường sẽ tác động mạnh đến thanh niên Một bộphận không nhỏ thanh niên chỉ đề cao giá trị đồng tiền, sống thiếu tình người,ích kỷ, cá nhân, thực dụng, sống gấp, không quan tâm đến tập thể, thờ ơ trướcnỗi đau của đồng bào; bản lĩnh chính trị, niềm tin vào tương lai đất nước dễ bịlung lay, dao động, lo lắng trước những khó khăn của đất nước, yếu kémtrong quản lý xã hội, tác động của tiêu cực, tệ nạn xã hội, tội phạm, sự chốngphá của thế lực thù địch
Sự gia tăng của các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, tội phạm nguyhiểm, côn đồ, hung hãn, băng nhóm chưa được ngăn chặn, mà trong đó thanhniên chiếm tỷ lệ cao; môi trường xã hội chưa lành mạnh; sức khoẻ sinh sản, tỷ
lệ nhiễm HIV/AIDS trong thanh niên sẽ còn diễn biến phức tạp, ở mức báođộng đã, đang và sẽ tác động xấu đến số đông thanh niên, báo hiệu nguy cơtích chứa, hình thành một xã hội không ổn định, không lành mạnh ảnh hưởnglớn đến sự phát triển của thanh niên nếu không kịp thời ngăn chặn
Những vấn đặt ra đối với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng chothanh niên trong giai đoạn hiện nay
Bất cứ một quốc gia dân tộc và chế độ xã hội nào muốn tồn tại pháttriển đều phải quan tâm đến việc bồi dưỡng và phát huy thanh niên Sự pháttriển của thanh niên không những quan hệ đến vận mệnh và tồn tại của đấtnước, mà còn ảnh hưởng đến tương lai của dân tộc Vì vậy, thanh niên luôn làlực lượng chiến lược của mỗi quốc gia dân tộc
Trang 36Thanh niên bước vào giai đoạn hội nhập phải được chuẩn bị chu đáo cả
về trình độ chuyên môn và về bản lĩnh chính trị, ý thức công dân, lòng yêunước và tự hào dân tộc Tính tích cực chính trị trở thành một động lực thúcđẩy khả năng lao động sáng tạo, làm chủ của mỗi công dân trong việc thựchiện trách nhiệm công dân cũng như khi tham gia quản lí Nhà nước và xã hội.Hơn bao giờ hết thanh niên cần nhận thức rõ lý tưởng của mình chính là lýtưởng cách mạng của toàn dân tộc: Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH vì dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Mỗi thanh niên cầnphải được định hướng, rèn luyện để hình thành những tố chất về chính trị nhưtính kiên định, kiên trì những nguyên tắc cơ bản trong cuộc sống cũng nhưtrong công việc, nêu cao tinh thần tập thể, hợp tác với mọi người, tôn trọng vàtuân thủ theo kỷ cương pháp luật; trung thành với lý tưởng đã chọn
Tuổi thanh niên là tuổi đẹp nhất của đời người, ở lứa tuổi giàu ước mơ,hoài bão và sẽ trở thành những công dân giữ vai trò là người chủ của xã hộitrong tương lai không xa Do đó, thanh niên cần được trang bị những tri thức
lý luận, định hướng chính trị, giáo dục lý tưởng cách mạng song song với việchọc tập văn hóa, chuyên môn, nghề nghiệp, kỹ năng sống để vững vàng đónnhận trách nhiệm mà xã hội giao cho
Trước bối cảnh trong nước và trên thế giới có nhiều biến động phứctạp, khó lường, công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho thanh niên cần cónhiều đổi mới và đổi mới mạnh mẽ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quảcông tác giáo dục chính trị tư tưởng Việc nâng cao hiệu quả công tác giáodục chính trị tư tưởng cho thanh niên sẽ giúp bồi dưỡng cho thanh niên lòngyêu nước, sự quan tâm tới cộng đồng, và hơn thế nữa, giúp họ dần tạo lập vàkiên định lập trường chính trị Đây là một công tác quan trọng, là tiền đề đểchúng ta có thể đào tạo ra một thế hệ thanh niên mới vững vàng về lập trườngchính trị, từ đó đưa đất nước phát triển lên một tầm cao mới
Trang 37Kết luận chương 1
Thanh niên là nguồn tài nguyên lớn của quốc gia, nguồn nhân lực trẻ cótrí tuệ, chất lượng cao, có nhiệt huyết, ý chí và nghị lực tiềm tàng, tinh thầntình nguyện hiến dâng, tích cực tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội, hoạtđộng chính trị, văn hóa và khoa học công nghệ một cách chủ động sáng tạo,
họ là lực lượng chủ chốt trong hiện tại và tương lai của xã hội
Là lực lượng to lớn, đông đảo có tầm ảnh hưởng quyết định đến tươnglai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệmnhững công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo, chính vì thếnên trong những năm qua công tác quản lý Nhà nước về công tác thanh niênđược Đảng và Nhà nước ta quan tâm, đặt ở vị trí hàng đầu Đảng định hướngNhà nước quản lý bằng chính sách, pháp luật, cơ chế vận hành và tổ chức bộmáy, bằng kiểm tra, giám sát, đồng thời cũng bằng chính sách pháp luật, Nhànước huy động mọi tổ chức, mọi nguồn lực xã hội tham gia thực hiện cácnhiệm vụ công tác thanh niên Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanhniên nhằm hình thành một lớp thanh niên vững vàng về chính trị, giỏi vềchuyên môn, sống có nghĩa tình là nhiệm vụ hết sức bức thiết
Trang 38CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG
CHO THANH NIÊN TỈNH NGHỆ AN HIỆN NAY 2.1 Điều kiện kinh tế - xã hội và tình hình thanh niên Nghệ An hiện nay
2.1.1 Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Nghệ An
- Đặc điểm địa lý, tự nhiên, dân số
Nghệ An là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ; nằm trong toạ độ từ18o33'10" đến 19o24'43" vĩ độ Bắc và từ 103o52'53" đến 105o45'50" kinh độĐông Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Đông
là Biển Đông, phía Tây giáp các tỉnh Xiêng Khoảng, Bô-ly-khăm-xay, phăn thuộc nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với đường biên giới dài 419 km
Hủa-Với diện tích 16.498,5km2, Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất cảnước Nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, Nghệ An có địa hình rất đa dạng,phức tạp: có cả miền núi, trung du, đồng bằng, biển, đảo và thềm lục địa Địahình Nghệ An bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng
từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pu-xai-lai-leng(2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng huyện Quỳnh Lưu,Diễn Châu, Yên Thành, có nơi chỉ cao đến 0,2 m so với mặt nước biển (đó là
xã Quỳnh Thanh huyện Quỳnh Lưu) Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tựnhiên của toàn tỉnh Vùng đồi núi được tạo thành bởi dãy Trường Sơn trùngđiệp phía Tây chạy từ huyện Kỳ Sơn qua Tương Dương, Con Cuông, ThanhChương vào các tỉnh phía Nam và dãy Phù Hoạt chạy từ Bắc thượng nguồnsông Lam đổ xuống các vùng Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp Chuyển tiếpgiữa vùng đồi núi cao phía Tây và vùng đồng bằng ven biển là vùng trung dugồm các huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương…Vùng đồng bằng hẹp, chỉ có 17% diện tích toàn tỉnh, độ phì nhiêu của đấtkhông đều, bị chia cắt bởi nhiều sông lạch và những đồi núi lẻ ăn thông rabiển, tạo thành những vùng tập trung: Diễn Châu - Yên Thành - Quỳnh Lưu,
Trang 39Nam Đàn - Hưng Nguyên - Nghi Lộc, lòng chảo Đô Lương Tuy vậy, đâycũng là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi cho nguồn tài nguyên phong phú, đadạng bao gồm rừng, nhiều khoáng sản quý, biển.
Nghệ An có nhiều sông ngòi Tổng chiều dài sông suối trên địa bàn tỉnh
là 9.828 km, mật độ trung bình là 0,7 km/km2 Sông lớn nhất là sông Cả(sông Lam) bắt nguồn từ huyện Mường Pẹc tỉnh Xiêng Khoảng (Lào), có 151phụ lưu, có chiều dài là 532 km (riêng trên đất Nghệ An có chiều dài là 361km), diện tích lưu vực 27.200 km2 (riêng ở Nghệ An là 17.730 km2) Tổnglượng nước hàng năm khoảng 28.109 m3 trong đó 14,4.109 là nước mặt
Hải phận rộng 4.230 hải lý vuông, từ độ sâu 40m trở vào nói chung đáybiển tương đối bằng phẳng, từ độ sâu 40 m trở ra có nhiều đá ngầm, cồn cát.Vùng biển Nghệ An là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao.Bãi biển Cửa Lò là một trong những bãi tắm đẹp và hấp dẫn, đó là lợi thế choviệc phát triển nhành du lịch ở Nghệ An Bờ biển Nghệ An có chiều dài 82
km, có 6 cửa lạch thuận lợi cho việc vận tải biển, phát triển cảng biển và nghềlàm muối (1000 ha)
Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác độngtrực tiếp của gió mùa Tây - Nam khô và nóng, còn gọi là gió Lào (từ tháng 4đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 nămsau) Đây được coi là một trong những vùng khí hậu khắc nghiệt nhất củaViệt Nam
Nghệ An có dân số hơn 3,1 triệu người, mật độ trung bình 177người/km2, thuộc vào tỉnh có dân số đông trong cả nước Tuy nhiên, dân sốNghệ An phân bố không đều, chủ yếu tập trung tại các vùng trung du và đồngbằng Nghệ An là tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống, đó là người Kinh,Khơ Mú, Đan-lai, Thái, Thổ, H'Mông, Ơ Đu
Về mặt hành chính, Nghệ An có 1 thành phố trực thuộc là thành phốVinh, 3 thị xã; 17 huyện gồm: 10 huyện miền núi là Thanh Chương, Kỳ Sơn,
Trang 40Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quế Phong, Quỳ Châu, QuỳHợp, Nghĩa Đàn; 7 huyện đồng bằng: Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên,Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành Nghệ An có 479 đơn vị hànhchính cấp xã gồm 462 xã phường và 18 thị trấn.
- Đặc điểm kinh tế - xã hội:
Trải qua nhiều thời đại, Nghệ An bao giờ cũng là vùng đất phên dậucủa Tổ Quốc Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú đã có nhậnxét như sau: “Nghệ An núi cao, sông sâu, phong tục trọng hậu, cảnh tượngtươi sáng, gọi là đất có danh tiếng hơn cả ở Nam Châu Người thì thuần hoà
mà chăm học, sản vật thì nhiều thức quý của lạ…, được khí tốt của sông núinên sinh ra nhiều bậc danh hiền…, thực là nơi hiểm yếu như thành đồng, aonóng của nước và là then khoá của các triều đại”
Nhân dân Nghệ An có bề dày truyền thống yêu nước cách mạng Từcuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 cho đến cuộc khởi nghĩa Lý Bí năm
542 chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, nhân dân vùng đất nàyluôn là lực lượng và chỗ dựa tin cậy Đến thế kỷ VIII, dân Hoan Diễn (baogồm cả Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay) đã vùng dậy khởi nghĩa chống ách caitrị của nhà Đường dưới sự lãnh đạo của Mai Thúc Loan Mảnh đất này cũngtừng là “đất đứng chân” của Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh,
là nơi người anh hùng áo vải Quang Trung dừng chân để tuyển quân cho cuộc
“Bắc tiến” thần tốc, khi đó, hàng vạn trai tráng xứ Nghệ đã trở thành cánhquân chủ lực góp phần vào cuộc đại thắng giặc Thanh tại Ngọc Hồi, Đống Đamùa xuân Kỷ Dậu (1789)
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, Nghệ An một lần nữa chứng tỏ ýchí quật cường chống giặc ngoại xâm với các cuộc khởi nghĩa của Trần Tấn,Đặng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhã vào cuối thế kỷ XIX Đây lànơi khởi phát phong trào Đông Du do nhà yêu nước Phan Bội Châu lãnh đạovào đầu thế kỷ XX Mảnh đất này cũng là nơi sinh ra và nuôi dưỡng người