80 Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ .... Hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho h
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Thùy Linh
THÁI NGUYÊN - 2018
I I
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện và hoàn toànchịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Các số liệu và kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn chưa đượccông bố ở các nghiên cứu khác
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2018
Tác giả Đào Thị Thúy
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tác giả bản luận văn này xin được bày tỏ lòng biết ơn tới cácthầy, cô giáo Khoa Tâm lý - Giáo dục và các thầy, cô đã tham gia giảng dạylớp cao học chuyên ngành Quản lý Giáo dục khóa 24 - Đại học Sư phạm - Đạihọc Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt những tri thức quý báu, dìu dắt giúp
đỡ chúng tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của khóa học và luận văn
Đặc biệt, tác giả bản luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn tới cô giáo
-người hướng dẫn khoa học, TS Lê Thùy Linh đã tận tình giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu và đã chỉ dẫn những ý kiến quý báu cho luận vănnày được hoàn thành tốt đẹp
Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phốBắc Kạn; lãnh đạo, cán bộ chuyên môn phòng Văn hóa và Thông tin thànhphố Bắc Kạn; Ban giám hiệu, giáo viên, BCH Đoàn, học sinh các trường trunghọc phổ thông trên địa bàn thành phố Bắc Kạn; các bạn đồng nghiệp cùng giađình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ, đóng góp ý kiến và tạo mọi điều kiệnthuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn này
Mặc dù cố gắng rất nhiều trong việc nghiên cứu, xong do thời gian vàkinh nghiệm thực tiễn của bản thân còn hạn chế, đề tài không tránh khỏinhững khiếm khuyết Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy (cô),các bạn đồng nghiệp và những người quan tâm đến đề tài này để luận văn củatôi được hoàn chỉnh hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2018
Tác giả Đào Thị Thúy
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4
6 Nội dung nghiên cứu 5
7 Phương pháp nghiên cứu 5
8 Cấu trúc luận văn 7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG CHO HỌC SINH TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 8
1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 8
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 13
1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
13 1.2.2 Chính trị, tư tưởng 16
1.2.3 Hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng
20 1.2.4 Quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh 22
1.3 Một số vấn đề lý luận về giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh Trung học phổ thông 25
1.3.1.Đặc điểm học sinh trung học phổ thông 25
Trang 61.3.2 Ý nghĩa của việc giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT 27
1.3.3.Mục tiêu giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT
30 1.3.4.Nội dung giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT 31
1.3.5 Các con đường giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT
32 1.3.6 Đánh giá kết quả hoạt động giáo chính trị tư tưởng cho HS THPT 36
1.4 Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT 36
1.4.1 Chức năng, nhiệm vụ của trường trung học phổ thông 37
1.4.2 Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT 38
1.4.3 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT 38
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT 43
1.5.1 Yếu tố chủ quan 43
1.5.2 Yếu tố khách quan 46
Kết luận Chương 1 48
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ BẮC KẠN 49
2.1 Vài nét về đặc điểm kinh tế - xã hội và đặc điểm giáo dục trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn 49
2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Bắc Kạn 49
Trang 72.1.2 Đặc điểm giáo dục trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn
50 2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 52
2.1.1 Mục đích khảo sát 52
2.1.2 Nội dung khảo sát 52
2.1.3 Phương pháp khảo sát và xử lý các kết quả 53
Trang 8a CBQL, GV
6
2.1.4 Tiến trình khảo sát 532.3 Kết quả khảo sát thực trạng 542.3.1 Thực trạng nhận thức củ về ý nghĩa và mục tiêu củahoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT 542.3.2 Thực trạng giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT thànhphố Bắc Kạn 572.3.3 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho họcsinh THPT thành phố Bắc Kạn 682.3.4 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục chính trị tưtưởng cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn 762.4 Đánh giá chung về thực trạng 772.4.1 Kết quả đạt được và nguyên nhân .77
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 78Kết luận chương 2 80
Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ
81
3.1 Các nguyên tắc xây dựng giải pháp 813.1.1 Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý giáo dục chính trị- tưtưởng cho học sinh THPT 813.1.2 Đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chỉ đạo của nhà quản lý, vai tròchủ đạo của giáo viên với vai trò tích cực, chủ động của học sinh 813.1.3 Đảm bảo tính thực tiễn và hiệu quả giáo dục 823.1.4 Đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ 823.2 Đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục chính trị- tư tưởngcho học sinh các trường THPT tại thành phố Bắc Kạn 83
Trang 9pháp
7 3.2.1 Giải pháp tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra của cấp ủy các cấp đối với các hoạt động giáo dục chính trị - tư tưởng cho học sinh các trường THPT tại thành phố Bắc Kạn 83
3.2.2 Giải pháp quản lý của Ban giám hiệu trường THPT đối với các hoạt động giáo dục chính trị - tư tưởng cho học sinh 92
3.3 Mối quan hệ giữa các các giải 97
3.4 Khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp 98
3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 98
3.4.2 Nội dung khảo nghiệm 98
3.4.3 Phương pháp khảo nghiệm 98
3.4.4 Kết quả khảo nghiệm 98
Kết luận chương 3 103
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 104
1 Kết luận 104
2 Khuyến nghị 105
2.1 Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo 105
2.2 Đối với Thành ủy 106
2.3 Đối với các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Kạn 106
2.4 Đối với Thành Đoàn và ban Chấp hành Đoàn các trường học THPT trên địa bàn thành phố Bắc Kạn 107
2.5 Đối với đội ngũ giáo viên các trường THPT 107
2.6 Đối với học sinh 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
PHỤ LỤC
Trang 109 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
10 GDCT-TT Giáo dục chính trị tư tưởng
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Kết quả khảo sát nhận thức của CBQL, GV về ý nghĩa của
GDCT-TT cho học sinh THPT 55Bảng 2.2 Kết quả khảo sát nhận thức của CBQL, GV về mục tiêu của
GDCT-TT cho học sinh THPT 56Bảng 2.3 Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện mục tiêu GDCT-TT cho
học sinh THPT thành phố Bắc Kạn 59Bảng 2.4 Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện nội dung GDCT-TT cho
học sinh THPT thành phố Bắc Kạn 62Bảng 2.5 Kết quả khảo sát thực trạng mức độ thực hiện con đường giáo
dục GDCT-TT cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn 65Bảng 2.6 Kết quả khảo sát thực trạng chất lượng thực hiện con đường
giáo dục GDCT-TT cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn 65Bảng 2.7 Kết quả khảo sát thực trạng đánh giá kết quả GDCT-TT cho học
sinh THPT thành phố Bắc Kạn 67Bảng 2.8 Kết quả khảo sát thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động
giáo dục chính trị tư tưởng cho HS THPT thành phố BắcKạn 68
Bảng 2.9 Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức quản lý hoạt động giáo dục
chính trị tư tưởng cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn 70
Bảng 2.10 Kết quả khảo sát thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục chính
trị tư tưởng cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn .72
Bảng 2.11 Kết quả khảo sát thực trạng kiểm tra hoạt động giáo dục chính
trị tư tưởng cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn 73Bảng 2.12 Kết quả tổng hợp thực trạng quản lý hoạt động giáo dục chính
trị tư tưởng cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn 75
Trang 12Bảng 2.13 Kết quả khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý
hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT thànhphố Bắc Kạn 76
Trang 13Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp đổi
mới quản lý hoạt động GDCC-TT cho HS các trường THPTthành phố Bắc Kạn 100Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đổi mới
quản lý hoạt động GDCC-TT cho HS các trường THPT thànhphố Bắc Kạn 102
Trang 14DANH MỤC CÁC HÌNH
Biểu đồ 2.1 So sánh mức độ thực hiện và thực trạng sử dụng con đường
GDCT-TT cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn 66
Trang 15MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hiện nay, khi thế giới đang có những biến đổi mạnh mẽ
và sâu sắc, mọi mặt của đời sống xã hội đang trong quá trình quốc tế hóa vàtoàn cầu hóa đã mang lại cho nước ta nhiều cơ hội lớn cũng như những thànhtựu đáng kể về kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, ytế… Tạo tiền đề quan trọng đưa nước ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế -
xã hội và hòa nhập vào dòng chảy của thời đại Bên cạnh đó, trong sâu thẳmcủa đời sống xã hội, chúng ta đang phải đối mặt trước những vấn đề mang tínhbáo động, đó là sự tha hóa về nhân cách, đạo đức, lối sống của một bộ phậnkhông nhỏ dân cư, đặc biệt là học sinh THPT; những tệ nạn xã hội đang ngàyđêm hoành hành, len lỏi phá hoại nếp sống văn minh, đạo lý truyền thống tốtđẹp ngàn đời của dân tộc Đây là những vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến
sự sống còn của quốc gia, dân tộc trong quá trình hội nhập Vì vậy, giáo dụccần phải đào tạo ra những người lao động thích ứng được với yêu cầu mới củathời đại, có tri thức khoa học công nghệ tiên tiến, có kiến thức chuyên môn sâu,đồng thời có kỹ năng thực hành và khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tế laođộng, sản xuất
Trong sự nghiệp cách mạng, Đảng ta luôn đánh giá cao vai trò của thanhniên nói chung, học sinh nói riêng Nghị quyết Trung ương 7, Khoá X của Đảngtiếp tục khẳng định vai trò đó: “Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trongnhững nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc công tácthanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc” [12, tr.35-36] Đảng và Nhà nước taluôn quan tâm đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh niên nhằmgiáo dục lý tưởng cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, xây dựng những lớp
người kế tục trung thành với lý tưởng của Đảng và của cách mạng Việt Nam
“Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH” Báo cáo chính trị tại Đại hội X của
Đảng khẳng định: “Coi trọng bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên khát vọng
Trang 162mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệp bản thân vớitương lai của
Trang 17tư tưởng bằng chiến lược “diễn biến hòa bình” Trong đó kẻ thù tập trung pháhoại về tư tưởng, đặc biệt là tư tưởng chính trị, vì vậy giáo dục GDCT-TT cho
HS trung học phổ là nhiệm vụ cốt lõi và có tính chiến lược để nâng cao chấtlượng giáo dục toàn diện cho học sinh
Giáo dục GDCT-TT cho HS là giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức lốisống cho học sinh, nhằm hình thành phẩm chất chính trị của con người mới,những tri thức niềm tin và hành vi đạo đức giáo dục thành lối sống mới, có vănhóa, góp phần giáo dục toàn diện nhân cách của học sinh
Giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh là một nội dung quan trọngtrong chiến lược giáo dục đào tạo con người của Đảng, góp phần tích cực vàoviệc đào tạo nguồn nhân lực và những công dân mới có tính năng động, sángtạo, thích ứng với cơ chế thị trường, có phẩm chất, năng lực thực hiện thànhcông sự nghiệp xây dựng đất nước phù hợp với xu thế phát triển chung của thờiđại
Thực trạng tư tưởng chính trị, lối sống của một bộ phận không nhỏ họcsinh khối THPT của thành phố Bắc Kạn đang có những biểu hiện đáng lo ngại:nhận thức lệch chuẩn, mờ nhạt lý tưởng, lối sống thực dụng, đua đòi, thiếu hoàibão lập thân, lập nghiệp Nhiều học sinh đã sa ngã vào những tệ nạn xã hội.Tình trạng vi phạm pháp luật ở độ tuổi thanh niên diễn biến phức tạp, xuống
Trang 184cấp về đạo đức, nhận thức, đang tiếp diễn, đã rung nên hồi chuông báo độngđối với
Trang 19ngành Giáo dục - Đào tạo nói riêng, đối với các cấp chính quyền trong mục tiêuphát triển kinh tế xã hội của thành phố Bắc Kạn trong giai đoạn hiện nay nóichung
Trong những năm qua, công tác giáo dục học sinh các trường Trung họcphổ thông ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn luôn phát huy truyền thống hiếuhọc, và đạt được nhiều thành tựu đáng kể Tuy nhiên, giáo dục tại đây cũng còntồn tại một số yếu kém, bất cập, bộc lộ rõ nhất là chất lượng giáo dục GDCT-
TT cho HS THPT chưa cao Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên, mộttrong những nguyên nhân là chưa có các biện pháp quản lý mang tính hệ thốngchỉ đạo đổi mới hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh các trườngTHPT
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Giải pháp đổi mới hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh các trường THPT thành phố Bắc Kạn” để làm đề tài luận văn thạc sỹ.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ cở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng, đề tài đề xuất cácgiải pháp đổi mới quản lý hoạt động giáo dục GDCT-TT cho HS các trườngTHPT thành phố Bắc Kạn nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáodục GDCT-TT cho HS các trường THPT ở thành phố Bắc Kạn góp phần nângcao chất lượng giáo dục toàn diện của các nhà trường
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Đổi mới hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh trong trườngTrung học phổ thông
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp đổi mới hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh cáctrường Trung học phổ thông ở thành phố Bắc Kạn
4 Giả thuyết khoa học
Trang 20Hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh các trường THPT ởthành phố Bắc Kạn đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản, tuy vậy vẫn còn nhữnghạn chế cần khắc phục như: CBQL, giáo viên và học sinh còn chưa nhận thứcđược tầm quan trọng của hoạt động DGCT-TT, các con đường giáo dục còn hạnchế, chưa thu hút được sự hứng thú trong học tập của học sinh, giáo viên chưađổi mới phương pháp giảng dạy, chưa vận dụng những phương pháp mới tronggiảng dạy Mặt khác, các biện pháp quản lý giáo dục GDCT-TT cho HS sinh cáctrường THPT ở thành phố Bắc Kạn chưa có hiệu quả Nếu đề xuất được các giảipháp phù hợp với thực tiễn hiện nay trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởngcho học sinh các trường THPT thì sẽ nâng cao chất lượng hoạt động giáo dụctoàn diện cho học sinh các trường THPT nói chung và nâng cao chất lượng hoạtđộng giáo dục toàn diện cho học sinh các trường THPT thành phố Bắc Kạn nóiriêng từ đó tạo nguồn nhân lực tốt đáp ứng yêu cầu sử dụng
5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn nội dung nghiên cứu
Giải pháp đổi mới hoạt động GDCT-TT cho học sinh bao gồm nhiều nộidung, trong đề tài nghiên cứu này chúng tôi tập trung nghiên cứu quản lý hoạtđộng GDCT-TT và đề xuất các giải pháp quản lý của hiệu trưởng trường THPTnhằm đổi mới hoạt động giáo dục chính trị cho học sinh các trường Trung họcphổ thông ở thành phố Bắc Kạn
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động GDCT-TT cho họcsinh năm 2017 - 2018 và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượngđổi mới hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh các trường trườngTHPT ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn
- Giới hạn khách thể điều tra:
Đề tài tiến hành khảo sát tại 03 trường THPT bao gồm: THPT Bắc Kạn,trường THPT Chuyên Bắc Kạn, Trường THPT Dân lập Hùng Vương Khảo sátđối với 08 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng), 19 giáo viên và 03
Trang 21cán bộ đoàn hội trong năm học 2017- 2018
6 Các nhiệm vụ nghiên cứu
6.1 Xây dựng cơ sở lý luận về đổi mới hoạt động giáo dục chính trị tưtưởng cho học sinh trong trường THPT
6.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng đổi mới hoạt động giáo dục chính trị
tư tưởng cho học sinh các trường THPT ở thành phố Bắc Kạn
6.3 Đề xuất một số biện pháp đổi mới hoạt động giáo dục chính trị tưtưởng cho học sinh các trường THPT ở thành phố Bắc Kạn
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Đề tài nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp đểnghiên cứu các văn kiện của Đảng, của Bộ GD&ĐT về giáo dục chính trị tưtưởng Nghiên cứu các giáo trình, sách báo, các công trình sản phẩm liên quanđến cơ sở lý luận về giáo dục, hoạt động giáo dục, hoạt động giáo dục chính trị
tư tưởng, quản lý giáo dục, nhằm xây dựng khung lý luận của vấn đề nghiêncứu làm cơ sở lý luận cho khảo sát thực trạng và đề xuất những biện pháp giáodục chính trị tư tưởng cho học sinh - đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh ở cáctrường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Kạn
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
* Phương pháp điều tra viết
Chúng tôi xây dựng phiếu điều tra với các loại câu hỏi đóng, mở dànhcho CBQL và giáo viên nhằm thu thập thông tin trên diện rộng một cách kháchquan về thực trạng hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng và quản lý hoạt độnggiáo dục GDCT-TT cho HS các trường THPT ở thành phố Bắc Kạn trong đótập trung khảo sát công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên TNCS HồChí Minh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Kạn
* Phương pháp phỏng vấn
Chúng tôi gặp gỡ và đặt câu hỏi cho các giáo viên, cán bộ quản lý của
Trang 22trường THPT Bắc Kạn, trường THPT Chuyên Bắc Kạn, Trường THPT Dân lậpHùng Vương để thu thập thêm các thông tin có liên quan đến công tác giáo dụcchính trị tư tưởng cho học sinh các trường THPT ở thành phố Bắc Kạn hỗ trợthêm cho phương pháp sử dụng phiếu hỏi
* Phương pháp chuyên gia
Chúng tôi xin ý kiến của chuyên gia, những người có trình độ cao, nhiềukinh nghiệm về chuyên ngành, phương pháp sư phạm, năng lực quản lý để tìmkiếm các kết luận thỏa đáng trong việc đánh giá thực trạng và trong việc đề xuấtcác giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng chohọc sinh các trường THPT ở thành phố Bắc Kạn
* Phương pháp quan sát
Chúng tôi quan sát giáo viên, học sinh trong các hoạt động giáo dụcnhằm thu thập thêm thông tin về thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục chínhtrị tư tưởng cho học sinh các trường THPT ở thành phố Bắc Kạn
* Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Chúng tôi nghiên cứu các văn bản triển khai hoạt động giáo dục chính trị
tư tưởng cho học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Kạn của cáccấp quản lý, nghiên cứu kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục chính trị tư tưởngcủa giáo viên, nghiên cứu bài thu hoạch chính trị của học sinh, bài tham dự cuộcthi của học sinh như: “Giao thông học đường”, “Tuổi trẻ học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Khi tôi 18”, “Em yêu tổ quốc Việt Nam”,
“Tìm hiểu Luật Thanh niên”, “Rung chuông vàng”, “Thanh niên với Đảng với Thanh niên”, “Hành trình về nguồn”… để tìm hiểu thêm thông tin vềthực trạng vấn đề nghiên cứu
Đảng-7.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê
Vận dụng các công thức toán học, thống kê để xử lý số liệu điều tra, kếtquả nghiên cứu, hỗ trợ cho các phương pháp nghiên cứu thực tiễn đã nêu ở trênnhằm rút ra kết luận khoa học
Phân tích, lập biểu đồ, hình ảnh minh họa nhằm nâng cao tính thuyếtphục và tính cụ thể của dữ liệu
Trang 238 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lụcnội dung, nội dung chính của luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đổi mới hoạt động giáo dục chính trị tư tưởngcho học sinh trong trường Trung học phổ thông
Chương 2: Thực trạng đổi mới hoạt động giáo dục giáo dục chính trị tưtưởng cho học sinh các trường Trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn
Chương 3: Một số biện pháp đổi mới hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh các trường Trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn
Trang 241.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giáo dục chính trị tư tưởng trong hệ thống giáo dục quốc dân là một mặtquan trọng trong việc giáo dục nhân cách con người Việt Nam phát triển toàndiện trong thời kỳ hội nhập quốc tế nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáodục, thực hiện đầy đủ các mục tiêu giáo dục, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huycao tính độc lập, tự chủ trong thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH đất nước Vì vậy,công tác giáo dục chính trị tư tưởng hiện nay càng có vai trò quan trọng và phảiđặc biệt chú trọng
Luật Giáo dục là cơ sở cho việc quản lý giáo dục nói chung và lĩnh vựcGDCT-TT cho HS nói riêng nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội có chấtlượng phục vụ cho mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ vàvăn minh Mục tiêu giáo dục là “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàndiện có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lýtưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách,phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổquốc”
Trang 259cho HS phải đảm bảo tính cân đối giữa lý thuyết với thực hành, giữa lý luận vớithực tiễn.
Trang 26Tư tưởng của Hồ Chí Minh về công tác GDCT-TT cho HS thể hiện thôngqua nguyên tắc đạo đức: lời nói đi đôi với hành động, lý luận đi đôi với thựctiễn, nói là để mà làm, dù là việc lớn hay việc nhỏ Đây chính là sức thuyết phụcmạnh mẽ nhất trong tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh [20]
Nhằm nêu lên các định hướng giá trị đạo đức của con người Việt Namtrong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bàn về thực trạng cũng như giảipháp ở tầm vĩ mô về giáo dục - đào tạo con người Việt Nam theo định hướngtrên GS.Tiến Sĩ Phạm Minh Hạc nêu rõ “trang bị cho mọi người những tri thứccần thiết về tư tưởng chính trị, đạo đức nhân văn kiến thức pháp luật văn hóa xãhội Hình thành cho mọi công dân có thái độ đúng đắn, tình cảm, niềm tin, đạođức trong sáng đối với bản thân, mọi người, với sự nghiệp cách mạng của Đảng,dân tộc với mọi hiện tượng xảy ra xung quanh tổ chức tốt giáo dục thế hệ trẻ,giúp họ để mọi người tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức xã hội, cóthói quen chấp hành quy định, nỗ lực học tập rèn luyện, tích cực cống hiến sứclực, trí tuệ vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước “ [17, tr.168,169,170]
Trong cuốn “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dạy và học môn Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong trường đại học, Nxb Chính trị quốc gia,
-Hà Nội (2004) của TS Nguyễn Duy Bắc” Tác giả đã tổng quát những vấn đềnổi bật của việc giảng dạy môn Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời
đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập môn Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học [dẫn theo 9]
Trong cuốn “Dạy học kinh tế chính trị theo phương pháp tích cực”, NxbĐại học sư phạm Hà Nội (2009) của TS Trần Thị Mai Phương Tác giả đã đềcập và khái quát những nguyên tắc cơ bản trong dạy học kinh tế chính trị và vậndụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy kinh tế chính trị, đồng thờitác giả cũng chỉ rõ sự cần thiết phải đổi mới dạy học kinh tế chính trị theophương pháp tích cực, theo đó đòi hỏi việc dạy học kinh tế chính trị phải gắnvới thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội, với đường lối, chính sách, biện phápkinh tế
Trang 27“nhập nội” một số phương pháp dạy học xa lạ vào quá trình dạy học Vấn đề là
ở chỗ cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực của các phương pháp dạy họchiện có như thuyết trình, giảng giải, vấn đáp…đồng thời phải học hỏi vận dụngmột số phương pháp dạy học mới một cách linh hoạt nhằm phát huy tính tíchcực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, phù hợp với điều kiện dạy
và học ở nước ta hiện nay [40]
Trong cuốn “Phương pháp dạy - học chủ nghĩa xã hội khoa học” củaPGS.TS Nguyễn Văn Cư , Nxb Đại học sư phạm (2007) đã nêu rõ: Để bàithuyết trình có hiệu quả, cần có sự đổi mới, lấy người học làm trung tâm; hạnchế bớt phương pháp thuyết trình thông báo, tái hiện, tăng cường phương phápthuyết trình theo hướng giải quyết vấn đề, thuyết trình xen kẽ vấn đáp, thảoluận hợp lý, thuyết trình có minh họa đặc biệt gắn với công nghệ thông tin hiệnđại để bài giảng linh động hơn [9]
Khai thác dưới góc độ tổ chức các hoạt động của tổ chức Đoàn thanhniên công sản Hồ Chí Minh và Đội Thiếu niên tiền phong để giáo dục đạo đứccho học sinh đã được tác giả Nguyễn Thị Kim An đề xuất các biện pháp tăngcường tổ chức hoạt động để giáo dục đạo đức cho học sinh trong đề tài luận vănthạc sĩ năm 1996
Khai thác dưới góc độ phối hợp các lực lượng giáo dục giữa nhà trường,gia đình và xã hội để xây dựng biện pháp giáo dục tư tưởng, đạo đức cho sinhviên trường Cao đẳng Kinh tế Thái nguyên đó là công trình nghiên cứu mang
Trang 28tên: “Các biện pháp quản lý nhằm tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạođức cho sinh viên Trường Cao đẳng kinh tế - Tài chính Tỉnh Thái Nguyên”(luận văn thạc sĩ, 2009-Chu mạnh Cường)
Chu mạnh Cường (2009) “Các biện pháp quản lý nhằm tăng cường giáodục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Tàichính Tỉnh Thái Nguyên” Mã số: 6014 05 [8]
Bành Tiến Long (2008), “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tưtưởng cho học sinh, sinh viên trong giai đoạn hiện nay; thực trạng, nguyên nhân
và giải pháp” trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học Ban Tuyên giáo Trung Ương[29];
Nguyễn Văn Hà (2011)"Quản lý hoạt động giáo dục tư tưởng chính trịcho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại trườngchính trị tỉnh Bắc Kạn" Mã số: 60 14 05 [16]
Phạm Đình Khuê (2012), “Giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên thủ
đô cần đồng bộ các giải pháp” Tạp chí Cộng sản [26]
Trần Thị Loan (2015)“Giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh cáctrường Trung học phổ thông của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa thông quadạy học môn Giáo dục công dân” [28]
Phạm Thị Hoài (2016) “Quản lý hoạt động giáo dục chính trị - tư tưởngcho sinh viên các trường đại học ở Hải Dương” [22]
Nghiên cứu ở trình độ luận văn thạc sĩ, tiến sỹ có những luận văn:
- Luận văn thạc sĩ khoa học “Kết hợp phương pháp thuyết trình vớiphương pháp đàm thoại trong dạy học môn Giáo dục chính trị ở trường Trungcấp Y dược Bắc Ninh” của Lê Thị Nhung Tác giả đã phân tích cơ sở lý luậncủa việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trongquá trình dạy học Từ việc khảo sát, đánh giá thực trạng kết hợp phương phápthuyết trình với phương pháp đàm thoại trong dạy học môn giáo dục chính trị ởtrường trung cấp y Dược Bắc Ninh, thực nghiệm, đối chứng, đề xuất quy trình
Trang 29và giải pháp kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoạitrong dạy học môn
Trang 30giáo dục chính trị sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của họcsinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn giáo dục chính trị ở trườngTrung cấp Y dược Bắc Ninh nói riêng và các trường Trung cấp chuyên nghiệpnói chung
[30]
- Luận văn thạc sĩ "Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương phápnêu vấn đề trong dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan,phương pháp luận khoa học" môn Giáo dục công dân lớp 10 ở trường THPTPhúc Yên Tỉnh Vĩnh Phúc của Nguyễn Thị Hải Yến Tác giả đã làm rõ cơ sở lýluận và thực tiễn của việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương phápnêu vấn đề trong dạy học phần "Công dân với việc hình thành thế giới quan,phương pháp luận khoa học" môn Giáo dục công dân lớp 10 ở trường THPTPhúc Yên Tỉnh Vĩnh Phúc Trên cơ sở đó tác giả xác lập quy trình thực hiện củaviệc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề nhằm gópphần nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy và học môn Giáo dục công dân ở cáctrường PTTH [50]
- Nguyễn Thị Nguyệt (2005), “Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh viên” Học viện Hành chính quốc gia; [34]
sinh Nguyễn Hữu Vị (2006), “Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tưtưởng cho sinh viên nước ta trong giai đoạn hiện nay” Trung tâm Đào tạo, Bồidưỡng giảng viên lí luận chính trị - Đại học Quốc gia Hà Nội; [47]
- Trần Thị Tuyết chủ nhiệm (2006): “Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ ChỉMinh với việc giáo dục chính trị và định hướng tư tưởng sinh viên trong trườngđại học” Đại học Quốc gia Hà Nội, mã số: N.04.34; [41]
- Dương Trung Ý chủ nhiệm (2007), “Ý thức chinh trị của sinh viên cáctrường đại học và cao đẳng trên địa bàn Hà Nội” Đề tài cấp cơ sở Học việnCTQG Hồ Chí Minh, mã số GNV.07-47;
Các công trình nghiên cứu kể trên hoặc đề cập đến cơ sở của giáo dụcchính trị tư tưởng, hoặc bàn về việc dạy và học các môn học, các môn lý luận
Trang 31chính trị ở một góc độ hẹp (nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp )song các công trình cũng đã đưa ra một cách có hệ thống cơ sở lí luận và đềxuất một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng cho họcsinh- sinh viên thông qua giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, môn học lịch sử,thông qua các hoạt động giáo dục truyền thống, thông qua giáo dục kỹ năng
sống.v.v Có thể phân tích một nghiên cứu tiêu biểu cho nhóm này: “Giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh các trường Trung học phổ thông của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa thông qua dạy học môn Giáo dục công dân” của
Trần Thị Loan (2015 [28]), giáo viên Trường THPT Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa.Với quan điểm thông qua dạy học môn Giáo dục công dân để giáo dục chínhtrị, tư tưởng cho học sinh là một nội dung quan trọng trong chiến lược giáo dụcđào tạo con người của Đảng, góp phần tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực
và những công dân mới có tính năng động, sáng tạo, thích ứng với cơ chế thịtrường, có phẩm chất, năng lực thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng đấtnước phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại
Những công trình khoa học nêu trên là những nội dung đa dạng và nhậnđịnh rất sâu sắc của các tác giả khi nghiên cứu về đổi mới hoạt động giáo dụcchính trị tư tưởng cho học sinh Các tác giả đã đưa ra hệ thống lý luận về kháiniệm, vai trò, con đường, đặc điểm, các phương pháp GDCT-TT Tuy nhiên,chưa có công trình nào nghiên cứu về đổi mới hoạt động giáo dục chính trị tưtưởng cho học sinh Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp đổi mới hoạtđộng giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh các trường THPT thành phố BắcKạn” làm đề tài nghiên cứu
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
* Quản lý:
Quản lý là một hệ thống tác động xã hội ở tầm vĩ mô, cũng như vi mô vìvậy có nhiều cách tiếp cận, có những khái niệm khác nhau về quản lý
Trang 32Theo lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin: “Quản lý xã hội một cách khoahọc là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đối với toàn bộ hay những hệthống con người khác nhau của hệ thống xã hội trên cơ sở nhận thức và vậndụng đúng đắn những quy luật khách quan nhằm đảm bảo cho hệ thống hoạtđộng và phát triển tối ưu theo mục đích đặt ra” [6, tr 267]
Về nội dung, thuật ngữ “Quản lý” có nhiều cách hiểu không hẳn như nhau[25]
Quản lý là các hoạt động thực tiễn nhằm bảo đảm sự hoàn thành công việc
qua những nỗ lực của người khác
- Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những cộng
sự khác cùng chung một tổ chức
- Quản lý là một hoạt động thiết yếu đảm bảo phối hợp những nỗ lực cánhân nhằm đạt mục đích của nhóm
- Quản lý là sự có trách nhiệm về một cái gì đó
Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống: Quản lý là phương thức tác động
có chủ đích của chủ thể quản lý lên hệ thống bao gồm hệ các quy tắc ràng buộc
về hành vi đối với mọi đối tượng ở các cấp trong hệ thống nhằm duy trì tính trộihợp lý của cơ cấu và đưa hệ sớm đạt mục tiêu
Những định nghĩa trên khác nhau về cách diễn đạt nhưng đều gặp nhau ởnhững nội dung cơ bản, quản lý phải bao gồm các yếu tố (các điều kiện) sau:
+ Phải có ít nhất một chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và ítnhất là một đối tượng bị quản lý tiếp nhận trực tiếp các tác động của chủ thểquản lý tạo ra và các khách thể khác chịu tác động gián tiếp của chủ thể quản
Trang 33Bất luận một tổ chức có mục đích gì, cơ cấu và quy mô ra sao đều cần phải có sự quản lý và có người quản lý để tổ chức hoạt động và đạt mục đích của
mình
Hiện nay quản lý thường được định nghĩa rõ hơn: Quản lý là quá trình đạtđến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kếhoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra
Như vậy có thể khái quát: “Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển,hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạttới mục đích đề ra Sự tác động của quản lý phải bằng cách nào đó để người bịquản lý luôn luôn hồ hởi, phấn khởi đem hết năng lực và trí tuệ để sáng tạo ralợi ích cho bản thân, cho tổ chức và cho xã hội.”
Quản lý là môn khoa học sử dụng tri thức của nhiều môn khoa học tựnhiên và xã hội nhân văn khác như: toán học, thống kê, kinh tế, tâm lý và xã hộihọc… nó còn là một “nghệ thuật” đòi hỏi sự khôn khéo và tinh tế cao
Dựa vào những điểm chung từ những cách hiểu nêu trên, chúng tôi cho
rằng: “Quản lý là những tác động có mục đích có kế hoạch của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm chỉ huy điều hành các đối tượng quản lý để thực hiện các mục tiêu quản lý đề ra”.
Quản lý gắn liền với hoạt động có mục đích có kế hoạch và có quan hệgiữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý, khách thể quản lý cả hai yếu tố nàyđều hướng tới mục tiêu chung đó là mục tiêu của tổ chức
Trang 34- Xét ở cấp vi mô: Quản lý giáo dục là những tác động có mục đích có kếhoạch, có hệ thống của các lãnh đạo nhà trường tới cán bộ giáo viên, học sinh,cha mẹ học sinh, các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường, nhằm thực hiện
có chất lượng hiệu quả mục tiêu giáo dục đào tạo trong nhà trường
Theo chúng tôi: Quản lý giáo dục trong nhà trường là quá trình tác động
có mục đích, có kế hoạch của nhà quản lý đến tất cả các đối tượng, khách thểquản lý nhằm huy động một cách tối đa nguồn lực giáo dục trong và ngoài nhàtrường để thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra
Theo tác giả Phạm Minh Hạc “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lốigiáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trườngvận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục,mục tiêu đào tạođối với ngành giáo dục với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [17, tr 61,71,72]
Việc quản lý nhà trường phổ thông (có thể mở rộng ra là việc quản lýgiáo dục nói chung): Là quản lý hoạt động dạy và học tức là làm sao đưa hoạtđộng đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáodục [17, tr71]
Xét về mặt lý luận và thực tiễn quản lý nhà trường bao gồm:
+ Tác động của chủ thể quản lý bên trong và bên ngoài, đây chính lànhững tác động quản lý của các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên nhằm hướngdẫn và tạo điều kiện cho hoạt động giảng dạy và học tập, giáo dục của nhàtrường bao gồm các chỉ dẫn, quyết định của các thực thể bên ngoài nhà trườngnhằm định hướng cho sự phát triển của nhà trường, hỗ trợ và tạo điều kiện choviệc thực hiện phương hướng phát triển đó
+ Quản lý nhà trường do chủ thể quản lý bên trong bao gồm:Quản lý giáoviên, quản lý học sinh, quản lý quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh,quản lý cơ sở vật chất, quản lý tài chính, quản lý các hoạt động giáo dục tưtưởng chính trị, đạo đức pháp luật cho học sinh trong nhà trường
1.2.2 Chính trị, tư tưởng
Trang 35* Khái niệm chính trị
Chính trị là một lĩnh vực đặc biệt, đa dạng và phức tạp liên quan đến lợiích của các giai cấp, các lực lượng xã hội Vì vậy, có nhiều cách tiếp cận khácnhau về khái niệm “chính trị”
Theo C.Mác, Ph.Ăngghen, chính trị là vấn đề giai cấp, quan hệ giai cấp,đấu tranh giai cấp và đỉnh cao của cuộc đấu tranh này là đấu tranh giành quyềnlực cho một giai cấp nhất định Bước ngoặt của đấu tranh chính trị là sự bùng
nổ cách mạng xã hội giành lấy chính quyền nhà nước, lật đổ chế độ cũ và thiếtlập chế độ mới Chính trị là vấn đề quyền lực, biểu hiện trực tiếp là quyền lựcnhà nước và tính hiện thực của quyền lực lại là lợi ích, mà trước hết là lợi íchkinh
tế
V.I Lênin cho rằng: Chính trị là toàn bộ những hoạt động có liên quanđến các mối quan hệ giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội, mà vấn đề cốt lõicủa nó là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, sựtham gia vào công việc của nhà nước, xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nộidung hoạt động của nhà nước Bất kì vấn đề chính trị nào cũng có liên quan đếnquyền lợi của các giai cấp và nhà nước Chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng,bao gồm hệ tư tưởng chính trị, nhà nước, các đảng phái xã hội Khi xã hội phânchia thành các giai cấp dựa trên cơ sở kinh tế, đồng thời chính trị có vị trí độclập và có tác động to lớn đối với kinh tế Chính trị ở trong kinh tế và ngược lại,kinh tế thâm nhập vào chính trị Việc hình thành một quan điểm chính trị đúng
về lĩnh vực kinh tế là điều kiện giải quyết có hiệu quả những nhiệm vụ kinh tế.Chính trị còn là biểu hiện tập trung của nền văn hóa, của hoạt động sáng tạo,của sự nghiệp giải phóng Trong điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội, nói tớichính trị thì trước hết là bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản, hiệu lựcquản lý của Nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân lao động trên tất cả mọilĩnh vực của đời sống xã hội
Kế thừa và phát triển những luận điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin về khái
Trang 36niệm chính trị, Hồ Chí Minh đã bàn đến những vấn đề chính trị trong thực tiễnnhư đường lối cách mạng Việt Nam; những vấn đề xây dựng Đảng; giành giữchính quyền; xây dựng chế độ mới; xây dựng và thực thi quyền làm chủ củanhân dân; vấn đề cán bộ, đạo đức cách mạng.
Theo từ điển tiếng Việt, chính trị là “những tổ chức điều khiển bộ máynhà nước trong nội bộ một nước về quan hệ chính thức gi ữa các nước vớinhau”,“những hoạt động của một giai cấp, một chính đảng, một tập đoàn xãhội nhằm giành lấy hoặc duy trì quyền điều khiển bộ máy nhà nước”, “Nhữnghiểu biết về mục đích, đường lối, nhiệm vụ đấu tranh của một giai cấp, mộtchính Đảng nhằm giành lấy hoặc duy trì quyền điều khiển bộ máy nhà nước”[31, tr.163]
Như vậy, chính trị xét về bản chất là hoạt động có tính xã hội của conngười xoay quanh vấn đề giành, giữ, tổ chức thực thi quyền lực nhà nước nhằmthỏa mãn lợi ích chung Nói cách khác, chính trị là hoạt động thực tiễn của cácgiai cấp, đảng phái, các tổ chức chính trị xã hội của nhà nước nhằm hoạch định
và thực hiện đường lối chính trị nhằm bảo vệ chế độ chính trị, bảo vệ quyềnthống trị và lợi ích của giai cấp cầm quyền
Đối với nước ta, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân, quyền lực củanhà nước chỉ là biểu hiện tập trung quyền lực của nhân dân, lợi ích của giai cấpcông nhân, giai cấp lãnh đạo thông qua Đảng cộng sản thống nhất với lợi íchcủa nhân dân lao động Bởi vậy, chính trị là sự tham gia của nhân dân vào việchoạch định và thực hiện chính sách của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảngnhằm xây dựng, kiện toàn hệ thống chính trị, phát triển kinh tế thực hiện thắnglợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển nền văn hóaViệt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm nền tảng tinh thần cho xã hội,bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước
* Khái niệm tư tưởng
Trang 37Chủ nghĩa Mác- Lênin khi xây dựng học thuyết, truyền bá học thuyết củamình, tổ chức đảng, giai cấp vô sản đã giải quyết một loạt vấn đề lý luận củacông tác tư tưởng như hệ tư tưởng, công tác tuyên truyền cổ động Trước hếtChủ nghĩa Mác- Lênin đã đề cập đến vấn đề hệ tư tưởng.
Theo Chủ nghĩa Mác-Lênin, hệ tư tưởng là hệ thống những quan điểm
và tư tưởng về chính trị, pháp luật, đạo đức, thẩm mỹ, tôn giáo, pháp luật, triếthọc Hệ tư tưởng cũng là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, xét cho c ùngphản ánh những quan hệ kinh tế - Cuộc đấu tranh tư tưởng ứng với cuộc đấutranh lợi ích, giai cấp trong xã hội có giai cấp đối kháng Hệ tư tưởng có thểphản ánh đúng hoặc phản ánh sai hiện thực, có thể là một tư tưởng khoa họchoặc không khoa học Lợi ích của giai cấp phản động nuôi dưỡng hệ tư tưởngsai lầm, lợi ích của giai cấp tiến bộ, cách mạng góp phần hình thành hệ tưtưởng khoa học.V Lênin coi tư tưởng là hình thức cao của nhận thức, là mụctiêu, chương trình, kế hoạch nhằm tiếp tục nhận thức v à cải tạo thế giới kháchquan
Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ tư tưởng khoa học chân chính thể hiện lợiích sống còn của giai cấp công nhân, của đại đa số nhân dân lao động và cả loàingười khát khao hòa bình, tự do, tiến bộ
Từ sự phân tích trên có thể đi đến kết luận về khái niệm tư tưởng như
sau: Tư tưởng là sự phản ánh khái quát hiện thực khách quan trong ý thức con người, biểu hiện những lợi ích của con người, giai cấp về xã hội Đó là một dạng của ý thức xã hội, phán ánh tồn tại xã hội dưới dạng khái quát, phản ánh lợi ích của một con người, một tập đoàn người, một giai cấp, một dân tộc trong một thời đại nhất định.
* Công tác chính trị, tư tưởng
Ý thức chính trị với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiệntrong xã hội có giai cấp và nhà nước Nó phản ánh các quan hệ chính trị, kinh
tế, xã hội giữa các giai cấp, các dân tộc và các quốc gia Đặc trưng của ý thứcchính trị
Trang 38thể hiện trực tiếp và tập trung nhất lợi ích giai cấp.
Hệ tư tưởng chính trị của một giai cấp phản ánh trực tiếp tập trung lợi íchcủa giai cấp ấy Hệ tư tưởng chính trị được thể hiện trong đường lối, cương lĩnhchính trị của các chính đảng, của các giai cấp khác nhau cũng như trong phápluật, chính sách nhà nước, công cụ của giai cấp thống trị Với đặc trưng nhưvậy, tác động của ý thức chính trị phụ thuộc vào tính chất tiến bộ của giai cấpmang hệ tư tưởng đó
Đảng ta, ngay từ khi ra đời đã xác định lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin, saunày bổ sung thêm tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ tư tưởng chính trị của Đảng Sựkiên trì hệ tư tưởng chính trị Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là bài họcđầu tiên đẫn đến thắng lợi trong thời kì đổi mới: “Trong quá trình đổi mới phảikiên trì mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủnghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
Công tác chính trị, tư tưởng dưới chủ nghĩa xã hội là hoạt động có mụcđích của Đảng cộng sản và Nhà nước nhằm phát triển, truyền bá hệ tư tưởng
xã hội chủ nghĩa, biến hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa thành hệ tư tưởng chiphối, thống trị đời sống tinh thần của xã hội, động viên, cổ vũ tính tích cực,
tự giác sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xãhội chủ nghĩa
Từ sự phân tích trên, có thể thấy công tác chính trị, tư tưởng ở nước tahiện nay là những hoạt động cụ thể để tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảngviên, đoàn viên, thanh thiếu nhi và nhân dân về các chủ trương, đường lối củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chương trình, công tác của cơ sở,của địa phương để tạo ra sự nhất trí, quyết tâm thực hiện thắng lợi đường lối,chính sách, pháp luật và nhiệm vụ ở cơ sở
1.2.3 Hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng
Trang 39* Hoạt động giáo dục
Giáo dục (theo nghĩa rộng) là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách,được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch, thông qua các hoạt động vàquan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục, nhằm truyền đạt và chiếmlĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người
Giáo dục (theo nghĩa hẹp) Là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể, là quá trình hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, nhữngnét tính cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội, thuộc cáclĩnh vực đạo đức, lao động, tư tưởng chính trị, thẩm mỹ, vệ sinh
* Hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng
Giáo dục chính trị, tư tưởng là quá trình truyền bá và tiếp thu nhữngnguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quanđiểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong cán bộ đảng viên,đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân
Xét về bản chất, hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng là quá trình tácđộng có mục đích, có hệ thống nhằm giác ngộ, nâng cao nhận thức cho cán bộđảng viên và quần chúng, hướng họ tham gia vào cuộc đấu tranh cách mạng doĐảng lãnh đạo
Mục đích cơ bản của giáo dục chính trị, tư tưởng là xây dựng cho nhữngngười cộng sản và nhân dân lao động thế giới quan khoa học, phương pháp luậnđúng đắn, nhân sinh quan cộng sản, giúp họ khắc phục những tư tưởng lạc hậunhững tàn tích của thế giới quan cũ, nâng cao trình độ chính trị, nhiệt tình cáchmạng, tinh thần tự giác và tính tích cực trong quá trình cải tạo xã hội cũ, xâydựng xã hội mới
Bởi vậy, giáo dục chính trị, tư tưởng là sự truyền đạt đối với con ngườitrên lĩnh vực tình cảm, tư tưởng nhằm xác lập ở họ bản lĩnh chính trị, tư tưởngvững vàng, tuân thủ pháp luật, giác ngộ lý tưởng và lòng hăng say trong côngviệc, nhiệm vụ được phân công Trong đó trước hết và quan trọng hàng đầuphải
Trang 40kể đến giác ngộ và xác định ý thức chính trị rõ ràng, kiên định mục tiêu củaĐảng, của dân tộc.
Giáo dục chính trị, tư tưởng nhằm hình thành thế giới quan khoa học,nhân sinh quan Mác-xít, nhằm tập hợp cổ vũ đoàn viên, mọi người tự giác phấnđấu cho mục tiêu chung, vì lợi ích chung, trong đó có lợi ích của chính mình
Kế thừa các khái niệm giáo dục chính trị, tư tưởng ở trên và căn cứ vàothực tế giáo dục chính trị, tư tưởng của các nhà trường trong thời gian qua, theo
chúng tôi: Hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng là sự tác động có mục đích,
có hệ thống với các hình thức, biện pháp khác nhau của một chủ thể đến khách thể nhằm nâng cao tri thức, kiến thức, kỹ năng, tình cảm, của khách thể về hệ
tư tưởng, đường lối chính trị, thực hiện, tập hợp, tổ chức giác ngộ họ tự giác trong hoạt động thực tiễn theo mục tiêu đã đề ra.
Giáo dục chính trị, tư tưởng là một bộ phận quan trọng của sự nghiệpgiáo dục nhằm hình thành niềm tin vững chắc của thế hệ học sinh, sinh viênvào lý tưởng cách mạng
1.2.4 Quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh
Quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cho HS là những tác động có mụcđích, có kế hoạch của Nhà quản lý đến tập thể, cán bộ, giáo viên, HS và nhữnglực lượng giáo dục trong và ngoài trường nhằm huy động họ tham gia và quantâm giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho HS để thực hiện có hiệu quả, mụctiêu nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức đề ra góp phần hình thànhphát triển nhân cách người học một cách toàn diện
- Chủ thể quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cho HS là Hiệu trưởng Nhàtrường, các tổ chức: Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN ViệtNam của trường, tổ chuyên môn, giáo viên, các tổ chức giáo dục trong và ngoàinhà trường
- Đối tượng quản lý là học sinh, quá trình giáo dục chính trị tư tưởng, đạo