1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng đội ngũ chính quyền xã, phường ở thành phố cao lãnh tỉnh đồng tháp hiện nay

97 454 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Những đóng góp mới của đề tài - Nếu các giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũ cán bộ chínhquyền xã, phường ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp hiện nay được áp dụngvào thực tiễ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ NGUYÊN ĐÔNG

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHÍNH QUYỀN

Trang 2

LÊ NGUYÊN ĐÔNG

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHÍNH QUYỀN

XÃ, PHƯỜNG Ở THÀNH PHỐ CAO LÃNH

TỈNH ĐỒNG THÁP HIỆN NAY

Chuyên ngành: Chính trị học

Mã số: 60.31.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Người hướng dẫn khoa học: TS LƯƠNG THANH TÂN

ĐÔNG THÁP - 2015

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận văn thạc sĩ, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn tới Phòng sau Đại học, Khoa Giáo dục Chính trị Trường Đại học Vinh; Phòng sau Đại học Trường Đại học Đồng Tháp; Quý thầy,

cô đã trực tiếp giảng dạy lớp Cao học Chính trị học Khóa 21 tại Trường Đại học Đồng Tháp

Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Lương Thanh Tân, người thầy đã quan tâm, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.

Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Thành ủy, Ủy ban nhân dân, Ban Tổ chức Thành ủy thành phố Cao Lãnh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả trong việc khảo sát, cung cấp số liệu để thực hiện luận văn

Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn, mặc dù tác giả đã rất tâm huyết và cố gắng, tuy nhiên, chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu xót Tác giả kính mong nhận được nhiều sự góp ý, chỉ dẫn từ quý thầy, cô để luận văn được hoàn thiện hơn.

Đồng Tháp, tháng năm 2015

Tác giả luận văn

Lê Nguyên Đông

Trang 4

1.2 Khái niệm chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền xã,

phường và những yếu tố tác động đến chất lượng đội ngũ

cán bộ chính quyền xã, phường

14

1.3 Nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền

cấp xã, phường là yêu cầu khách quan và cấp bách hiện nay

25

Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ VÀ XÂY DỰNG

ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ, PHƯỜNG

2.2 Thực trạng đội ngũ và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ

chính quyền xã, phường ở thành phố Cao Lãnh hiện nay

38

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG

CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHÍNH

QUYỀN XÃ, PHƯỜNG Ở THÀNH PHỐ CAO LÃNH

TỈNH ĐỒNG THÁP HIỆN NAY

53

3.1 Phương hướng nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũ cán bộ

chính quyền xã, phường ở thành phố Cao Lãnh giai đoạn

hiện nay

53

3.2 Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng xây dựng đội

ngũ cán bộ chính quyền xã, phường ở thành phố Cao Lãnh,

tỉnh Đồng Tháp giai đoạn hiện nay

55

Trang 5

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Cán bộ là khâu then chốt, trọng yếu của công tác xây dựng Đảng Vị trícủa công tác cán bộ gắn liền với vai trò của đội ngũ cán bộ Chủ tịch Hồ ChíMinh, người sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo Đảng ta đã nhấn mạnh: "Cán bộ làcái gốc của mọi công việc" [19, tr.269], "công việc thành công hay thất bại đều docán bộ tốt hay kém" [19, tr.273] Thấm nhuần tư tưởng của Người, trong suốt hơn

85 năm xây dựng và phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi cán bộ và côngtác cán bộ là những nhân tố quyết định sự thành, bại của cách mạng Mỗi thắnglợi của cách mạng Việt Nam đều đánh dấu những bước trưởng thành, tiến bộ củađội ngũ cán bộ của Đảng ta Vì thế, Đảng ta luôn chú trọng tới yêu cầu xây dựngđội ngũ cán bộ đồng bộ, toàn diện, đặc biệt tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ chủchốt, coi đây là vấn đề mấu chốt, quyết định toàn bộ sự nghiệp cách mạng

Vấn đề cán bộ nói chung, cán bộ chính quyền xã, phường nói riêng là nộidung được nhiều nhà lãnh đạo, các cấp ủy đảng và các nhà khoa học quan tâmnghiên cứu Trong số các bài viết đã đăng trên các tạp chí, các đề tài, công trìnhnghiên cứu, các luận văn, luận án đã công bố, liên quan đến các vấn đề cán bộ;nhiều công trình, bài viết đã có những đóng góp, những lý giải, những kiến nghị hếtsức sâu sắc, có giá trị thực tiễn cao Có thể nêu lên một số công trình tiêu biểu sau:

- Công trình "Mẫu hình và con đường hình thành người cán bộ lãnh đạo

chính trị chủ chốt cấp cơ sở", 1992;

- Tiến sĩ Phan Văn Tích (chủ biên): "Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ

lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn)", Nhánh đề tài

KT-XH.05-11-06, 1993;

- Bùi Đình Phong: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức cách mạng

và sự thống nhất giữa đức và tài", Tạp chí Lý luận chính trị, số 1/2003;

Trang 6

- Trần Văn Phòng: "Tiêu chuẩn đạo đức của người cán bộ lãnh đạo chính

trị hiện nay", Tạp chí Lý luận chính trị, số 5/2003;

- Hồ Bá Thâm: "Nâng cao năng lực tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo

chủ chốt cấp xã hiện nay", Luận án Tiến sĩ Triết học, 1994;

- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Sầm chủ biên: "Xác định cơ cấu và tiêu

chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới", Nhà

xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998;

- Phạm Công Khâm: "Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông

thôn đồng bằng sông Cửu Long hiện nay", Luận án tiến sĩ Triết học, 2000;

- Trần Duy Hưng: "Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính

trị cấp huyện ở thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay", Luận văn thạc sĩ

Lịch sử, 2002;

- Nguyễn Mậu Dựng: "Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của

Đảng bộ các cấp ở Tây Nguyên hiện nay", Luận án tiến sĩ Lịch sử, 2000;

- Nguyễn Căn Côi: "Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Phú

Bình, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay", Luận văn thạc sĩ lịch sử, 2002;

- Phan Thị Thúy Vân: "Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở

thành phố Cần Thơ hiện nay - Thực trạng và giải pháp", Luận văn thạc sĩ khoa

học chính trị, 2005;

- Vĩnh Trọng: "Qui hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý cơ sở", Tạp chí Xây

dựng Đảng, số 1 và 2/2004;

- Trần Trung Trực: "Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị

cấp xã ở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay", Luận

Trang 7

Tuy nhiên, qua khảo sát tình hình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, vấn đềxây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền xã, phường ở thành phố Cao Lãnh, tỉnhĐồng Tháp trong giai đoạn hiện nay chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu Mặtkhác, trong quá trình đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa và hội nhập quốc tế hiện nay đã và đang đặt ra nhiều vấn đề lý luận và thựctiễn mới cần phải tiếp tục nghiên cứu về phẩm chất, năng lực, trình độ, tư duy lýluận chính trị nhằm góp phần nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũ cán bộ chính

quyền xã, phường đáp ứng nhu cầu cách mạng trong giai đoạn hiện nay

Từ yêu cầu đó, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Xây dựng đội ngũ cán

bộ chính quyền xã, phường ở thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp hiện nay”

nhằm nâng cao kiến thức đã học và góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ chínhquyền xã, phường ở thành phố Cao Lãnh ngang tầm với nhiệm vụ cách mạngtrong giai đoạn hiện nay

2 Mục đích nghiên cứu

Xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền xã, phường ở thành phố Cao Lãnhtỉnh Đồng Tháp hiện nay

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, đề tài có các nhiệm vụ:

- Làm rõ vai trò, đặc điểm của xã, phường và đội ngũ cán bộ chính quyền xã,phường ở thành phố Cao Lãnh; đưa ra quan niệm về xây dựng đội ngũ cán bộchính quyền xã, phường ở thành phố Cao Lãnh trong giai đoạn hiện nay

- Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ chính quyền xã, phường và công tác xâydựng đội ngũ cán bộ này ở thành phố Cao Lãnh thời gian qua, nêu rõ ưu điểm, hạnchế, nguyên nhân của thực trạng và những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn

- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũcán bộ chính quyền xã, phường trong giai đoạn từ nay đến năm 2020

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 8

Cán bộ giữ các chức vụ: Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủtịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

5.2 Cơ sở thực tiễn

Thực tiễn xây đội ngũ cán bộ chính quyền xã, phường của thành phố CaoLãnh, tỉnh Đồng Tháp

5.3 Phương pháp nghiên cứu

Ngoài những phương pháp chung như: phương pháp duy vật biện chứng,phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh chútrọng phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp định tính, định lượng trongquá trình phân tích chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền xã, phường ở cơ sở.Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng một số phương pháp như: mô hình hóa, khảo sáttổng kết dựa vào thông số từ nghiên cứu thực tiễn cơ sở để xây dựng những luậnđiểm có tính lý luận

6 Những đóng góp mới của đề tài

- Nếu các giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũ cán bộ chínhquyền xã, phường ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp hiện nay được áp dụngvào thực tiễn và đi vào cuộc sống, thì công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung,đội ngũ cán bộ chính quyền xã, phường trên địa bàn thành phố Cao Lãnh nói riêng

sẽ góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, hạn chế mặt tiêu cực, phát huy

Trang 9

các yếu tố tích cực, tạo sự đồng thuận, nhất trí trong thực hiện nhiêm vụ chính trị ởĐảng bộ các cấp đề ra.

- Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ chínhquyền xã, phường ở thành phố Cao Lãnh

- Đề xuất những giải pháp chủ yếu trong xây dựng đội ngũ cán bộ chínhquyền xã, phường ở thành phố Cao Lãnh đến năm 2020

- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu thamkhảo bổ ích cho các đảng ủy, ủy ban các xã, phường trên địa bàn thành phố CaoLãnh và các địa phương khác trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ trong giaiđoạn cách mạng hiện nay

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luậnvăn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền

xã, phường

Chương 2: Thực trạng đội ngũ cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ chính

quyền xã, phường ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng xây

dựng đội ngũ cán bộ chính quyền xã, phường ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh ĐồngTháp hiện nay

Trang 10

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của chính quyền xã, phường

1.1.1.1 Khái niệm về chính quyền xã, phường

Trong hệ thống hành chính nước ta, chính quyền xã – phường – thị trấn(gọi chung là cấp xã) là chính quyền cấp thấp nhất trong hệ thống chính quyền 4cấp hoàn chỉnh: Trung ương, tỉnh, huyện, xã Điều này được quy định tại Điều

118 Hiến pháp 1992 quy định: "Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương; Tỉnh chia thành huyện, thành phố trực thuộc tỉnh và thị xã; thànhphố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã; huyện chia thành xã,thị trấn; thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã; quận chiathành phường"

Xã hiện nay là tên gọi chung các đơn vị hành chính thuộc cấp thấp nhất ởkhu vực nông thôn, ngoại thành, ngoại thị của Việt Nam Thuật ngữ đơn vị hànhchính cấp xã đôi khi được dùng để chỉ toàn bộ cấp đơn vị hành chính thấp nhấtcủa Việt Nam, nghĩa là bao gồm cả xã, phường và thị trấn

Phường là một đơn vị hành chính cấp thấp nhất của Việt Nam hiện nay,cùng cấp với xã và thị trấn Phường là đơn vị hành chính nội thị, nội thành củamột xã hay một thành phố trực thuộc tỉnh hoặc của một quận ở thành phố trựcthuộc trung ương Hiện nay, để dễ quản lý địa bàn và liên kết các hộ gia đình,mỗi phường cũng tự chia thành các khu, dưới các khu lại có các tổ Tuy nhiên,

Trang 11

các đơn vị nhỏ này không thuộc vào cấp đơn vị hành chính chính thức nào củaNhà nước Việt Nam

Xã, phường có đầy đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị, có các tổ chứckinh tế, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp Vì thế, xã, phường là hình ảnh thunhỏ của một xã hội, phần lớn các hoạt động của đời sống xã hội đều được diễn

ra ở xã, phường Để người dân ở xã, phường có thể nắm bắt được những đườnglối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đềuphải được thông qua xã, phường, hội tụ ở xã, phường và từ xã, phường lại tổchức thực hiện sao cho thật có hiệu quả

Chính quyền được hiểu là bộ máy điều khiển, quản lý công việc của nhà nước

và hoạt động của nó mang tính chất quyền lực của Nhà nước, bằng phương thức tácđộng của Nhà nước Xã, phường là đơn vị cấp dưới cùng, vì thế chính quyền xã,phường chỉ bao gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân

Qua đó có thể hiểu, chính quyền xã, phường là một cấp cuối cùng trong hệthống chính quyền 4 cấp của Việt Nam, là nơi trực tiếp thực hiện các chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước, các mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốcphòng ở cơ sở, thực hiện việc quản lý hành chính Nhà nước trên địa bàn Nói về vaitrò, vị trí của cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn), Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳngđịnh: "Cấp xã là cấp gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính Cấp xã làmđược việc thì mọi công việc đều xong xuôi" [19, tr.371]

Như vậy, có thể nêu khái quát khái niệm chính quyền xã, phường như

sau: Chính quyền xã, phường bao gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân,

là cấp thấp nhất trong hệ thống chính quyền 4 cấp ở Việt Nam, thực hiện quyền lực Nhà nước ở địa phương, có chức năng thay mặt nhân dân địa phương, căn

cứ vào nguyện vọng của nhân dân địa phương, quyết định và tổ chức thực hiện những vấn đề có liên quan đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và đời sống của nhân dân địa phương theo Hiến pháp, pháp luật và các mệnh lệnh, quyết định của cấp trên

Trang 12

1.1.1.2 Đặc điểm của chính quyền xã, phường

Một là, chính quyền xã, phường có Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực

Nhà nước ở địa phương và Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra là cơquan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địaphương Vì thế, chính quyền xã, phường là cấp trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cụ thể

về quản lý hành chính Nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, quốcphòng, an ninh ở cơ sở, là cầu nối trực tiếp giữa Nhà nước và nhân dân, xử lý trựctiếp, kịp thời những yêu cầu hàng ngày của nhân dân

Hai là, chính quyền xã, phường khác với chính quyền cấp tỉnh, huyện: tổ

chức bộ máy chính quyền xã, phường chỉ bao gồm cơ quan quyền lực Nhà nước làHội đồng nhân dân là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân ởđịa phương và Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân và là

cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, không có cơ quan tư pháp như Việnkiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân

Ba là, chính quyền xã, phường là nơi trực tiếp tiếp xúc với nhân dân; cán

bộ chính quyền xã, phường là người hàng ngày trực tiếp giải quyết những côngviệc, vấn đề liên quan đến mọi quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân nhằm đảm bảotheo đúng đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các văn bảnpháp luật của cấp trên Ủy ban nhân dân còn có trách nhiệm rất nặng nề là phảiquản lý mọi mặt đời sống của nhân dân địa phương, cho nên, trong hoạt động mangnhiều tính chất hành chính địa phương

Bốn là, trong hoạt động của chính quyền xã, phường, giữa Hội đồng

nhân dân và Ủy ban nhân dân khó tách biệt nhau về các lĩnh vực thẩm quyền và

Ủy ban nhân dân có ưu thế vượt trội: chính quyền xã, phường được coi là mộtcấp chính quyền hoàn chỉnh, bao quát toàn diện đời sống kinh tế, văn hóa, xãhội, quốc phòng, an ninh ở địa bàn cơ sở Nội dung các nghị quyết của Hội đồngnhân dân và quyết định của Ủy ban nhân dân nhìn chung là giống nhau, chỉ khácnhau ở chỗ: Hội đồng nhân dân ban hành nghị quyết, còn Ủy ban nhân dân tổ

Trang 13

chức thực hiện Theo Điều 5, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhândân (sửa đổi): “Hội đồng nhân dân cấp xã có Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồngnhân dân” [26, tr.7] Đối với cấp tỉnh và cấp huyện: “Hội đồng nhân dân cấptỉnh, cấp huyện có Thường trực Hội đồng nhân dân và các ban của Hội đồngnhân dân” [26, tr.7] Với cơ cấu tổ chức như trên, các ban của Hội đồng nhândân cấp tỉnh và cấp huyện có khả năng soạn thảo các nghị quyết, thực hiệnchức năng quyết định các biện pháp, chủ trương về các vấn đề thuộc thẩmquyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện Trong khi đó, ở xã,phường do không có bộ máy giúp việc, đại biểu Hội đồng nhân dân lại kiêmnhiệm, việc chuẩn bị nội dung cho các kỳ họp hoàn toàn dựa vào bộ máy của

Ủy ban nhân dân và mỗi năm chỉ họp 2 lần Trong điều kiện đó, hoạt độngcủa Ủy ban nhân dân sẽ có ưu thế vượt trội hơn, dễ lấn át Hội đồng nhân dân,

dễ lâm vào tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”

Năm là, các đơn vị hành chính xã, phường được hình thành trên nền tảng

những địa điểm quần cư, nó liên kết dân cư trong một khối liên hoàn thống nhất.Mọi vấn đề của địa phương đều liên quan chặt chẽ với nhau và cần phải được giảiquyết trên cơ sở kết hợp hài hòa các lợi ích: Nhà nước, dân cư và giữa dân cư vớinhau Chính quyền ở đây không chỉ là cơ quan cai trị - quản lý mà còn là cơ quanthể hiện lợi ích chung của dân cư

Các tổ chức của hệ thống chính trị xã, phường là một bộ phận quan trọngtạo nên hệ thống chính trị ở nước ta Hệ thống chính trị ở xã, phường mạnh thì hệthống chính trị ở cấp thành phố mới mạnh; là cơ sở, tiền đề tạo nên sự vững chắccủa hệ thống chính trị quốc gia, có sức đề kháng tốt, vững vàng trước những diễnbiến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của

sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Các tổ chứccủa hệ thống chính trị xã, phường vững mạnh, hoạt động có hiệu quả phụ thuộc rấtlớn vào đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị xã, phường Đội ngũ này có

Trang 14

chất lượng tốt, năng động, sáng tạo, có năng lực, phẩm chất đạo đức, phương pháp

và phong cách công tác tốt sẽ làm cho hệ thống chính trị xã, phường vững mạnh

1.1.2 Khái niệm, vị trí và vai trò của đội ngũ cán bộ chính quyền xã, phường

1.1.2.1 Khái niệm cán bộ chính quyền xã, phường

Từ "cán bộ" được hiểu với nhiều nghĩa khác nhau trong từng giai đoạnlịch sử cụ thể Dù cách hiểu, cách dùng khác nhau nhưng về cơ bản, từ cán bộbao hàm nghĩa chính của nó là bộ khung, là nòng cốt, là chỉ huy Quan niệmmột cách chung nhất, cán bộ là khái niệm dùng để chỉ những người có chức vụ,vai trò và cương vị nòng cốt trong một tổ chức có tác động ảnh hưởng đến hoạtđộng của tổ chức và các quan hệ trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành,góp phần định hướng sự phát triển của tổ chức

Theo quy định của Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX:

Hệ thống chính trị ở cơ sở có cán bộ chuyên trách và cán bộ khôngchuyên trách

Cán bộ chuyên trách là những cán bộ phải dành phần lớn thời gian laođộng, làm việc công để thực hiện chức trách được giao, bao gồm:

Cán bộ giữ chức vụ qua bầu cử gồm: Cán bộ chủ chốt của cấp uỷ Đảng,Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, những người đứng đầu Ủy ban mặt trận

Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội

Cán bộ chuyên môn được Ủy ban nhân dân tuyển chọn gồm: Công antrưởng, xã đội trưởng, cán bộ văn phòng, địa chính, tài chính - kế toán, tưpháp, văn hoá - xã hội Số lượng cán bộ chuyên trách do Chính phủ quy định.Cán bộ chuyên trách ở cơ sở có chế độ làm việc và được hưởng chínhsách về cơ bản như cán bộ, công chức Nhà nước; khi không còn là cán bộchuyên trách mà chưa đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí, được tiếp tục tựđóng bảo hiểm xã hội hoặc hưởng phụ cấp một lần theo chế độ nghỉ việc Cán

bộ, công chức cơ sở có đủ điều kiện được thi tuyển vào ngạch công chức ở cấp

Trang 15

trên Pháp lệnh cán bộ, công chức hiện hành cần được sửa đổi theo hướng baogồm cả cán bộ, công chức cơ sở.

Cán bộ không chuyên trách là những người chỉ tham gia việc công trongmột phần thời gian lao động Căn cứ hướng dẫn của Trung ương, Ủy bannhân dân cấp tỉnh quy định khung về số lượng và mức phụ cấp cho cán bộkhông chuyên trách trong hệ thống chính trị ở cấp cơ sở (kể cả trưởng thôn)

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cán bộ nói chung, cán bộ chínhquyền xã, phường nói riêng là những đối tượng được quy định tại Điều 4 Luậtcán bộ, công chức

Theo các quy định trên thì cán bộ chính quyền xã, phường gồm: Chủtịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân

Từ những nội dung nên trên, có thể hiểu cán bộ chính quyền xã, phường là

công dân Việt Nam trong biên chế; được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, gồm những người được bầu giữ chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm phát triển kinh tế -xã hội,

ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, phường.

1.1.2.2 Vị trí, vai trò của cán bộ chính quyền xã, phường

C Mác, Ph Ăngghen, V.I Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh đều đánh giárất cao vai trò của đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ chính quyền xã, phường nóiriêng Có đường lối đúng đắn nhưng thiếu đội ngũ cán bộ có phẩm chất và nănglực thì cách mạng cũng khó thành công Cán bộ có vai trò quyết định thắng lợicủa cách mạng

C Mác, Ph Ăngghen là người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học,

là lãnh tụ vĩ đại đầu tiên của phong trào cách mạng vô sản trên thế giới đã đưa ranhững tư tưởng, quan điểm cơ bản về tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũcán bộ Song do điều kiện lịch sử lúc bấy giờ, chưa có một đảng vô sản nào

Trang 16

giành được chính quyền nên Mác và Ăngghen chưa thể bàn cụ thể về cán bộ vàcông tác cán bộ trong điều kiện Đảng cầm quyền Nhưng chính các ông đã trựctiếp bắt tay vào việc tuyển chọn, xây dựng đội ngũ cán bộ cho tổ chức cộng sản

có tính quốc tế đầu tiên là "Ủy ban thông tin cộng sản" Trong Đại hội "Liênđoàn những người cộng sản", Mác và Ăngghen đã nêu rõ nguyên tắc tổ chức mộtđảng cách mạng của giai cấp vô sản là phải lựa chọn cho mình những đại biểu

công nhân giác ngộ nhất, tiêu biểu nhất theo phương châm: Cần phải sàng lọc

từng người một.

V.I Lênin là người đã vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận của chủnghĩa Mác trong điều kiện lịch sử cụ thể của nước Nga Trong tác phẩm "Nhữngnhiệm vụ bức thiết của phong trào chúng ta", khi nói về vai trò của người lãnhđạo phong trào cách mạng, Lênin đã chỉ rõ: "Trong lịch sử, chưa hề có một giaicấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàngngũ của mình những lãnh đạo chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khảnăng tổ chức và lãnh đạo phong trào" [20, tr.473]

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến cán bộ, coi đây là "vấn đềthen chốt" Người khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “côngviệc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [19, tr.269] Người chỉrõ: Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thíchcho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời đem tình hình của dân chúng báocáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng

Cán bộ có vị trí rất quan trọng là "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với nhândân Cán bộ là người đặt ra đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhànước Đường lối, chính sách, pháp luật có đúng đắn, khoa học phần lớn phụ thuộcnhiều vào cán bộ, có chính sách rồi việc thi hành nó thế nào cũng lại phụ thuộc rấtnhiều vào cán bộ Nếu cán bộ giỏi, có năng lực, tận tâm với công việc thì chínhsách được thi hành và đi vào cuộc sống Ngược lại, nếu không có cán bộ tốt thì cácchủ trương, chính sách có hay mấy cũng không thực hiện được

Trang 17

Cán bộ có vị trí, vai trò quan trọng đối với cơ quan, tổ chức Cán bộ làthành viên, phần tử cấu thành tổ chức bộ máy Cán bộ có quan hệ mật thiết với

tổ chức và quyết định mọi sự hoạt động của tổ chức Hiệu quả hoạt động trong

tổ chức, bộ máy phụ thuộc vào cán bộ Cán bộ tốt sẽ làm cho bộ máy hoạtđộng nhịp nhàng, cán bộ kém sẽ làm cho bộ máy tê liệt

Đảng ta luôn coi trọng công tác cán bộ, đặc biệt là thời kỳ đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng nhận định: Cán bộ là nhân tốquyết định sự thành bại của cách mạng gắn liền với vận mệnh của Đảng, củachế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng

Như vậy, cán bộ là "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là

"nhân tố quyết định" đến sự thành bại của cách mạng, "là khâu then chốt trongcông tác xây dựng Đảng"

Ngoài những vị trí, vai trò nêu trên, cán bộ chính quyền xã, phường còn

có vị trí, vai trò thể hiện ở những phương diện sau đây:

Thứ nhất: Cán bộ chính quyền xã, phường vừa là người đại diện Nhà

nước, vừa là người đại diện cộng đồng, vừa là người cùng làng, cùng họ, vừa

là người dân, là người gần gũi dân, sát dân nhất cho nên họ là người trực tiếpnắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của dân để phản ánh lên các cấp chínhquyền để các cấp chính quyền đặt ra chính sách đúng Thực tế cho thấy, ở đâu

mà cán bộ chính quyền xã, phường gần dân, hiểu dân, nắm bắt kịp thời tâm tư,nguyện vọng của dân thì ở đó các cấp chính quyền sẽ đề ra chính sách đúng,ngược lại, ở đâu mà cán bộ chính quyền xã, phường quan liêu, hách dịch, cửaquyền thì sẽ đề ra chính sách không phù hợp

Thứ hai: Cán bộ chính quyền xã, phường là người trực tiếp tuyên

truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nướccho nhân dân và vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chính sách, phápluật đó trong cuộc sống Là người tiên phong gương mẫu trong việc thực hiệnchính sách pháp luật và xây dựng gia đình văn hóa ở khu dân cư

Trang 18

Thứ ba: Cán bộ chính quyền xã, phường là người trực tiếp giải quyết

những yêu cầu, những thắc mắc về lợi ích chính đáng của nhân dân

Thứ tư: Cán bộ chính quyền xã, phường là người am hiểu các phong

tục, tập quán, truyền thống dân tộc của địa phương, họ là người tập hợpđược khối đại đoàn kết toàn dân ở cơ sở, là người phát huy tính tự quản củacộng đồng dân cư

Như vậy, cán bộ chính quyền xã, phường là người có vị trí, vai trò quantrọng trong việc ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở, tăngcường khối đại đoàn kết toàn dân, tạo điều kiện phát huy tính tự quản trongcộng đồng dân cư

1.2 Khái niệm chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền xã, phường

và những yếu tố tác động đến chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền xã, phường

1.2.1 Khái niệm chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền xã, phường

Khi đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền xã, phường, một vấn đềđặt ra là hiểu cho đúng thế nào là chất lượng của đội ngũ cán bộ Hiện nay, chấtlượng của đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ chính quyền xã, phường nói riêng đượcxem xét dưới nhiều góc độ khác nhau:

- Chất lượng của đội ngũ cán bộ được thể hiện thông qua hoạt động của

bộ máy chính quyền xã, phường, ở việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt độngcủa chính quyền xã, phường

- Chất lượng của đội ngũ cán bộ được đánh giá dưới góc độ phẩm chấtđạo đức, trình độ năng lực và khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao cũngnhư hiệu quả công tác của họ

- Chất lượng của đội ngũ cán bộ là chỉ tiêu tổng hợp chất lượng củatừng cán bộ Đối với đội ngũ cán bộ chính quyền xã, phường, muốn xác địnhchất lượng cao hay thấp, ngoài việc đánh giá phẩm chất đạo đức phải có hàngloạt chỉ tiêu đánh giá trình độ năng lực và sự tín nhiệm của nhân dân địa

Trang 19

phương Chẳng hạn, các lớp đào tạo huấn luyện đã qua; bằng cấp (kể cả ngoạingữ, tin học) về chuyên môn, kỹ thuật, quản lý nhà nước, pháp luật; độ tuổi;thâm niên công tác v.v

- Chất lượng của đội ngũ cán bộ còn được đánh giá dưới góc độ khảnăng thích ứng, xử lý các tình huống phát sinh của người cán bộ, công chức đốivới công vụ được giao

Từ những góc độ khác nhau nêu trên, có thể đưa ra khái niệm chất lượng

đội ngũ cán bộ chính quyền xã, phường như sau: Chất lượng đội ngũ cán bộ

chính quyền xã, phường là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá phẩm chất đạo đức, trình

độ, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn và khả năng thích ứng, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao của họ.

Để hiểu đúng và sâu khái niệm chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền

xã, phường không thể không tìm hiểu khái niệm quản lý nhà nước

Theo điều khiển học thì quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống haymột quá trình, căn cứ vào những quy định, định luật hay nguyên tắc tương ứng đểcho hệ thống hay quy trình ấy vận động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạtđược những mục đích đã định trước

Theo giáo trình Nhà nước và Pháp luật, quản lý hành chính Nhà nướccủa Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thì: Quản lý trong xã hội nóichung là quá trình tổ chức, điều hành các hoạt động nhằm đạt được nhữngmục tiêu và yêu cầu nhất định dựa trên những quy luật khách quan

Quản lý Nhà nước là sự tác động, tổ chức, điều chỉnh mang tính quyền lựcNhà nước, thông qua hoạt động của bộ máy Nhà nước bằng phương tiện, công

cụ, cách thức tác động của Nhà nước đối với các lĩnh vực của đời sống chínhtrị, kinh tế, văn hoá, xã hội và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội theođường lối, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước

Quản lý Nhà nước được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp:

Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là hoạt động tổ chức, điều hành của cả

Trang 20

bộ máy Nhà nước, nghĩa là bao hàm cả sự tác động tổ chức của quyền lực Nhànước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp Theo cách hiểunày, quản lý nhà nước được đặt trong cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản

lý, nhân dân làm chủ"

Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành

trong hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước đối với các quá trình xã hội vàhoạt động của con người theo pháp luật, nhằm đạt được những mục tiêu, yêucầu, nhiệm vụ quản lý nhà nước Đồng thời, các cơ quan Nhà nước nói chungcần thực hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tính chất hànhchính Nhà nước nhằm xây dựng, tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tácnội bộ của mình

Muốn đánh giá đúng thực trạng và xác định các giải pháp nâng cao chất lượngđội ngũ cán bộ, công chức chính quyền xã, phường cần phải xác định rõ những tiêuchí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, cũng như hiểu rõ những yếu tố tác độngđến chất lượng của đội ngũ cán bộ chính quyền xã, phường

1.2.2 Những tiêu chí cơ bản đánh giá chất lượng xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền xã, phường

Chất lượng của đội ngũ cán bộ chính quyền xã, phường được xác địnhtrên cơ sở tiêu chí về phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực phù hợp với vị trí,vai trò, chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và củađội ngũ cán bộ chính quyền xã, phường nói riêng, về khả năng hoàn thànhnhiệm vụ được giao

Về phẩm chất đạo đức: Người cán bộ muốn xác lập được uy tín của

mình trước nhân dân, trước hết đó phải là người cán bộ có phẩm chất đạo đứctốt Xây dựng các tiêu chuẩn đạo đức cụ thể của người cán bộ, công chức vàhình thành ở họ các phẩm chất đạo đức tương ứng với vị trí, vai trò, chức năngnhiệm vụ của đội ngũ cán bộ là việc làm cần thiết và cấp bách, nhất là trong sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay Trong bối cảnh nền

Trang 21

kinh tế thị trường đang có sự chuyển biến nhanh chóng và xã hội xuất hiện nhiềuvấn đề hết sức phức tạp, trong đó phải kể đến trình độ dân trí ngày một nângcao, và sự đòi hỏi của xã hội đối với đội ngũ cán bộ cũng ngày một cao hơn.Thêm vào đó, công tác quản lý xã hội cũng đòi hỏi người cán bộ phải tạo lậpcho mình một uy tín nhất định đối với nhân dân

Việc nâng cao phẩm chất, đạo đức ở người cán bộ, công chức đã đượcChủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm từ rất sớm Nhất là sau khi cách mạng thànhcông, ngoài việc lãnh đạo, quản lý đất nước, trước những khó khăn phải chốngthù trong, giặc ngoài, Bác vẫn chăm lo việc giáo dục đạo đức cho người cán bộ,công chức trong các cơ quan chính quyền Nhà nước non trẻ Người đã xác định:

"Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy" và Người nhấn mạnh: "Cán bộ là nhữngngười đem chính sách của Chính phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếucán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được" [19, tr.54] Người cán

bộ tốt ở đây phải là người có đủ cả năng lực, trình độ lẫn đạo đức cách mạng.Bác yêu cầu: "Một người cán bộ tốt phải có đạo đức cách mạng" [19, tr.223] Vàmuốn có đạo đức cách mạng, mỗi người cán bộ - theo Bác, phải có được các

phẩm chất trí, tín, nhân, dũng, liêm Khi điều kiện và tình hình cách mạng thay

đổi, trong khi nói chuyện với anh, chị em công chức ở Thủ đô Hà Nội, Bác đã

nhắc nhở: "Chúng ta phải cố gắng thực hiện cần, kiệm, liêm, chính" Bác nói:

"Những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành Nếu khônggiữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt củadân" [19, tr.104] Ngay từ những ngày đầu xây dựng chính quyền, Chủ tịch HồChí Minh đã chỉ rõ: "Mình có quyền dùng người thì phải dùng những người cótài năng, làm được việc Chớ vì bà con bầu bạn, mà kéo vào chức nọ, chức kia.Chớ vì sợ mất địa vị mà dìm những kẻ có tài năng hơn mình" [19, tr.105]

Về trình độ năng lực: Năng lực là một khái niệm rộng, tùy thuộc vào môi

trường và trách nhiệm, vị thế của mỗi người, mỗi cán bộ trong những điều kiện cụthể Song, về cơ bản, có thể tiếp cận năng lực trên những khía cạnh sau:

Trang 22

- Năng lực là những phẩm chất tâm lý mà nhờ chúng, con người tiếp thutương đối dễ dàng những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và tiến hành một hoạt độngnào đấy một cách có kết quả.

- Năng lực là tổng hợp các đặc điểm, phẩm chất tâm lý phù hợp vớinhững yêu cầu, đặc trưng của một hoạt động nhất định bảo đảm cho hoạt động

đó đạt được kết quả Năng lực hình thành một phần dựa trên cơ sở tư chất tựnhiên của cá nhân và một phần lớn dựa trên quá trình đào tạo, giáo dục và hoạtđộng thực tiễn, cũng như tự rèn luyện, tự giáo dục của từng cá nhân

- Năng lực ở con người có nhiều cấp độ khác nhau, ở cấp độ cao thì đó làtài năng - thiên tài Cần phân biệt sự kém hiểu biết với sự thiếu năng lực Trongnhững điều kiện bên ngoài như nhau, ở những con người khác nhau có thể tiếpthu những kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo với nhịp độ khác nhau Có người tiếpthu nhanh chóng, có người phải tốn nhiều thì giờ và sức lực; ở người này có thể

ở mức điêu luyện, ở người khác chỉ ở mức trung bình

Khi xem xét bản chất của năng lực, cần chú ý ba dấu hiệu cơ bản:

Thứ nhất, năng lực là sự khác biệt nhau về phẩm chất tâm lý cá nhân làm

cho người này khác người kia

Thứ hai, năng lực là những khác biệt có liên quan đến hiệu quả của việc

thực hiện một hoạt động nào đó chứ không phải bất cứ những sự khác biệtchung chung nào

Thứ ba, năng lực không phải được đo bằng những kiến thức, kỹ năng và

kỹ xảo đã được hình thành ở một người nào đó Năng lực chỉ làm cho việc tiếpthu các kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo trở nên dễ dàng hơn

Như vậy, năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có đểthực hiện một hoạt động nào đó Năng lực là những phẩm chất tâm lý, sinh lý tạocho con người có khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó với chất lượng cao.Mỗi con người có khả năng trong một hoạt động nhất định nào đấy có ích cho xã

Trang 23

hội Nghiên cứu năng lực con người là nghiên cứu sức lực dự trữ của con ngườitrong lao động hay là tiềm năng của con người đối với lao động

Năng lực thể hiện ở chỗ, con người làm việc tốn ít sức lực, ít thời gian,của cải, mà kết quả lại tốt Việc phát hiện ra năng lực của con người thường căn

cứ vào những dấu hiệu: Sự hứng thú đối với công việc nào đó; sự dễ dàng tiếpthu kỹ năng nghề nghiệp; hiệu suất lao động trong lĩnh vực đó

Năng lực có năng lực chung và năng lực chuyên môn, giữa chúng có mốiquan hệ ảnh hưởng, tương hỗ lẫn nhau Năng lực chung cho phép con người cóthể thực hiện có kết quả những hoạt động khác nhau như hoạt động học tập, laođộng Năng lực chuyên môn cho phép người ta làm tốt một loại công việc nào

đó như âm nhạc, hội họa, văn học, toán học

Đối với cán bộ chính quyền xã, phường, năng lực thường bao gồmnhững tố chất cơ bản về đạo đức cách mạng, về tinh thần, thái độ phục vụ nhândân, về trình độ kiến thức pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội Sự am hiểu vànắm vững đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, thành thạo nghiệp vụchuyên môn, kỹ thuật xử lý thông tin để giải quyết các vấn đề đặt ra trongquản lý nhà nước một cách khôn khéo, minh bạch, dứt khoát, hiệu quả, hợp lòngdân và không trái pháp luật Người cán bộ quản lý phải được đào tạo sâu vềnghề nghiệp, phải am hiểu công việc chuyên môn do mình phụ trách, phải cókinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn Đồng thời, người cán bộ phải có sự ham

mê, yêu nghề, chịu khó học hỏi, tích lũy kinh nghiệm Người cán bộ còn phải cókhả năng thu thập thông tin, chọn lọc thông tin, xử lý thông tin, xử dụng thôngtin, khả năng quyết định đúng đắn, kịp thời Vì vậy, việc nâng cao nhận thức,trình độ hiểu biết và năng lực tổ chức thực hiện cho cán bộ chính quyền xã,phường là vấn đề quan trọng và bức xúc trong mục tiêu nâng cao chất lượng độingũ cán bộ chính quyền xã, phường

Về khả năng thích ứng và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao:

Đội ngũ cán bộ chính quyền xã, phường của nước ta hiện nay tuy đông nhưng

Trang 24

không mạnh Do những hạn chế về trình độ văn hóa, trình độ nghiệp vụ quản lýnhà nước, quản lý kinh tế, trình độ ngoại ngữ, tin học đã dẫn tới hạn chế trongnăng lực quản lý, điều hành công việc, lúng túng trong việc lập kế hoạch, trongviệc xử lý tình huống khi kế hoạch đưa ra không phù hợp với thực tiễn

Xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền xã, phường vừa phù hợp với côngcuộc đổi mới của đất nước, vừa thuận theo ý Đảng, lòng dân, trẻ hóa đội ngũ cán

bộ chính quyền xã, phường là nhu cầu, là đòi hỏi khách quan của sự nghiệp xâydựng đất nước trong thời kỳ đổi mới, làm cho đội ngũ cán bộ tràn đầy sức sống.Đội ngũ cán bộ không được trẻ hóa thì thiếu sức sống, bảo thủ Nơi nào mà cáccán bộ cấp trên biết lựa chọn và dìu dắt, có nhiều cán bộ mới, cán bộ trẻ thì nơi

đó công việc tiến triển tốt

Yêu cầu đặt ra hiện nay là xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền xã,phường có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước phápquyền thực sự của dân, do dân, vì dân Họ phải có tinh thần yêu nước sâu sắc,kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện cókết quả đường lối đổi mới của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, tậntụy phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, xây dựng được lòng tin trongnhân dân, cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, có ý thức tổ chức kỷ luật, khôngtham nhũng, quan liêu và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng Có sự hiểu biết

về lý luận chính trị, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật củaNhà nước Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực và sức khỏe để làm việc,đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ mà tổ chức và nhân dân giao phó Cán bộ cấp

xã, phường phải được giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng bằng nhiều hình thức khác nhaunhư: Tự học, tự đào tạo, đưa đi đào tạo tập trung, tại chức cán bộ phải gần gũi vớinhân dân, phải am hiểu được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân

Tiêu chuẩn cơ bản để lựa chọn cán bộ chính quyền xã, phường:

Trang 25

Một là: Cán bộ chính quyền xã, phường cần phải có trình độ học vấn,

phải có kiến thức quản lý nhà nước, phải qua đào tạo hoặc bồi dưỡng kiến thứcquản lý nhà nước

Hai là: Cán bộ chính quyền xã, phường phải trong sạch, không tham

nhũng, không ăn hối lộ, chiếm đoạt của công Đây là yếu tố phẩm chất đạo đứccủa người cán bộ Cán bộ muốn xây dựng được uy tín của mình trong nhân dânthì đòi hỏi phải mất rất nhiều thời gian, có khi là cả một quá trình công tác lâudài mới tạo lập được uy tín

Ba là: Cán bộ chính quyền xã, phường trong quá trình hoạt động phải tôn

trọng nhân dân, thông cảm với nhân dân, biết thấu hiểu và lắng nghe ý kiến củanhân dân, phải biết dựa vào nhân dân, phục vụ nhân dân, gần gũi với nhân dân.Mọi hoạt động của cán bộ chính quyền xã, phường có ảnh hưởng và tác động rấtlớn đến đời sống mọi mặt của nhân dân ở địa phương

1.2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng đội ngũ cán

bộ chính quyền xã, phường

Thứ nhất: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính quyền xã, phường.

Phần đông, cán bộ xã, phường có trình độ học vấn thấp Một số khôngnhỏ cán bộ chính quyền xã, phường chưa được đào tạo, bồi dưỡng những kiếnthức cơ bản về quản lý nhà nước, về pháp luật, về hành chính và kỹ năng quản lýhành chính - những kiến thức và kỹ năng phục vụ cho nghiệp vụ chính mà họ đangđảm nhận Đối với số cán bộ chủ chốt xã, phường, sau mỗi lần bầu cử tuy có đượcbồi dưỡng, đào tạo nhưng các kiến thức họ thu nhận được không đầy đủ, hệ thống,

vì chủ yếu là chỉ qua các lớp bồi dưỡng ngắn ngày, và cũng chưa được quan tâmđúng mức Trong một vài năm trở lại đây, trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ

xã, phường đã được nâng lên một bước, nhưng những kiến thức cơ bản tronglĩnh vực nhà nước và quản lý nhà nước, quản lý kinh tế thì rất yếu và thiếu Hơnthế nữa, đội ngũ cán bộ chính quyền xã, phường lại thường biến động qua mỗicuộc bầu cử Đây cũng chính là lý do tạo cho người cán bộ chính quyền xã,

Trang 26

phường không an tâm trong công tác, không có ý chí học tập nâng cao trình độ.Điều này có hạn chế rất lớn đến chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ chínhquyền xã, phường Đây là một trong những nguyên nhân làm cho đội ngũ cán bộchính quyền xã, phường chưa đáp ứng được với yêu cầu của công cuộc đổi mới

xã hội đang đặt ra Việc quản lý đào tạo cũng chưa được chặt chẽ Đôi khi việcđào tạo không phải vì nâng cao trình độ mà là để tìm cách nhận bằng, nhận giấychứng nhận để hợp thức hóa tiêu chuẩn cán bộ Trong khi đó, nội dung, chươngtrình đào tạo, bồi dưỡng nhìn chung vẫn nặng về lý luận chính trị và trùng lặp,chưa đi sâu vào khoa học hành chính, kỹ năng nghiệp vụ quản lý nhà nước vàquản lý kinh tế

Bên cạnh đó, thái độ của các cán bộ được cử đi học cũng cần phải đượcnhìn nhận cho đúng Cũng chính vì quan niệm công tác ở xã, phường phụ thuộcvào cơ chế đảng cử, dân bầu không có tính ổn định lâu dài Hầu hết các cán bộ xã,phường đều từ chối đi đào tạo, bồi dưỡng vào các thời điểm diễn ra cuộc bầu cử,hoặc diễn ra đại hội đảng bộ và đi đào tạo tập trung dài hạn

Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ chính quyền xã, phường là một yêu cầu

vừa cơ bản, vừa cấp bách Nếu không quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡngthì không thể có đội ngũ cán bộ xã, phường đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời

kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; không thể trẻ hóa đượcđội ngũ cán bộ chính quyền xã, phường

Trang 27

Do quan niệm chưa đúng về vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ xã, phường,cho rằng nếu đưa đi đào tạo khi về công tác không trúng cử thì lãng phí nên côngtác đào tạo cán bộ xã, phường chưa được quan tâm đúng mức Thông thường, cứchờ sau khi bầu cử xong, cán bộ xã, phường trúng cử mới được đưa đi đào tạo, bồidưỡng Từ năm 1998 khi có Nghị định số 09/1998/NĐ-CP quy định bốn chức danhchuyên môn, các địa phương đã quan tâm đào tạo các chức danh này, nhưng cũngchưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ.

Thứ hai: Cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ chính quyền xã, phường.

Việc tuyển dụng, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ chính quyền xã, phường hầunhư chưa gắn với việc thi tuyển, lựa chọn về chuyên môn, nghiệp vụ Đối vớicác chức danh cán bộ chủ chốt ở xã, phường đều thông qua cơ chế: đảng cử, dânbầu Chính vì điều đó, đã dẫn đến tình trạng, có khá đông cán bộ xã, phườngchưa được đào tạo qua bất cứ một chuyên môn nào Đó là chưa kể đến có cả cán

bộ chính quyền mới có trình độ văn hóa tiểu học, trung học cơ sở Bên cạnh đó,kết quả bầu cử phụ thuộc rất nhiều vào trình độ dân trí, dân cư ở địa phương.Yếu tố dòng họ trong nông thôn Việt Nam cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới kếtquả bầu cử

Còn đối với cán bộ chuyên trách và không chuyên trách thì việc tuyểnchọn cũng không đặt ra các tiêu chí bắt buộc là phải có trình độ chuyên mônnghiệp vụ phù hợp với công việc được giao Do đó, có khá đông cán bộ chuyêntrách mà không có trình độ, năng lực phù hợp với đòi hỏi của nhiệm vụ đượcgiao Việc tuyển dụng cán bộ xã, phường hầu như chỉ dựa vào sự nhất chí củađồng chí bí thư đảng ủy và đồng chí chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thịtrấn Với cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm như vậy, khó tránh khỏi tuyển dụngnhững người yếu kém về năng lực, phẩm chất, dễ bị "lọt lưới" ảnh hưởng đếnchất lượng đội ngũ cán bộ

Trang 28

Thứ ba: Chế độ, chính sách và vị thế của người cán bộ chính quyền xã,

phường.

Chế độ, chính sách và vị thế quá thấp của cán bộ xã, phường làm chongười cán bộ xã, phường không an tâm trong công tác, không có lòng nhiệt tìnhđối với công việc mà mình được giao, không có chí tiến thủ Đồng thời, địa bàn xã,phường không có sức hút đối với những người có năng lực, có trình độ học vấn

và nhất là đối với đội ngũ sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng về công tác lâu dàitại các xã, phường

Thứ tư: Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ chính quyền

xã, phường.

Đánh giá khách quan có thể nói, qua gần 30 năm đất nước đổi mới, đội ngũcán bộ chính quyền xã, phường đã có bước đổi mới, tiến bộ rõ nét Phần lớn cán bộđều được đào tạo, bồi dưỡng; đều ở độ tuổi tương đối trẻ, nhiệt tình, có trách nhiệmtrong công việc, vì thế tình hình cơ sở tương đối ổn định Sau đó do tác động tiêucực của cơ chế thị trường, nhất là một thời gian dài thiếu quan tâm đến cơ sở,buông lỏng công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ chính quyền xã,phường dẫn đến tình trạng một bộ phận không nhỏ sa sút về phẩm chất đạo đức vàtinh thần, trách nhiệm; quan liêu, tham nhũng, tiêu cực phát sinh làm giảm sút chấtlượng đội ngũ cán bộ chính quyền xã, phường

Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ chínhquyền xã, phường mới nắm được thực trạng chất lượng và những biến động củađội ngũ này để xây dựng chiến lược và quy hoạch cán bộ xã, phường; kịp thờikhen thưởng những thành tích, tiến bộ và xử lý những sai phạm, tạo lập lòng tincủa nhân dân đối với chính quyền Mặt khác, tăng cường quản lý, kiểm tra, luânchuyển cán bộ, thay thế những cán bộ yếu kém, tăng cường cán bộ có chất lượngcho những nơi phát sinh điểm nóng, mất đoàn kết nội bộ, hoặc phong trào mọimặt đều yếu

Trang 29

1.3 Nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền xã, phường là yêu cầu khách quan và cấp bách hiện nay

1.3.1 Xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thịtrường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa và hội nhập đặt ra những yêucầu rất cao về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực, trình độ đối vớicán bộ xã, phường Trong khi đó, đội ngũ cán bộ xã, phường ít được đào tạo, bồidưỡng; chính sách, chế độ đối với cán bộ xã, phường còn chắp vá Trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ còn rất thấp

Đội ngũ cán bộ chính quyền xã, phường phải có đủ phẩm chất đạo đức,năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu của nhân dân và của thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, có năng lực tổ chức và vận động nhân dânthực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tậntụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp nhân dân.Trong đề án xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã của Bộ Nội vụ, đã xác định rõnhiệm vụ, tiêu chuẩn đối với Bí thư, Phó bí thư chi bộ, Đảng bộ xã, phường, thịtrấn; Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy bannhân dân, cũng như chế độ, chính sách đối với cán bộ chính quyền xã, phường.Cán bộ công chức cấp xã, phường được hưởng chế độ tiền lương và các chế độkhác như cán bộ công chức nhà nước Đồng thời xây dựng chế độ sinh hoạt phícho cán bộ không chuyên trách

1.3.2 Xuất phát từ vai trò của cán bộ xã, phường và chính quyền xã, phường

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coicông tác cán bộ là một trong những vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng và lànhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp cách mạng Đảng ta luôn quan

Trang 30

tâm đến việc bồi dưỡng, đào tạo, bố trí đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủchốt ở xã, phường.

Bước vào thời kỳ đổi mới, đội ngũ cán bộ chính quyền xã, phường về cơbản đã đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới Tuynhiên, đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ của Đảng còn bộc lộ những yếu kém,khuyết điểm

Vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền xã, phường có đủ phẩmchất đạo đức, trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước là thực sự bức xúc Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xãhội ở Việt Nam với mục tiêu chiến lược là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh Ngày nay, với sự tác động của kinh tế thị trường và quá trình hộinhập khu vực, hội nhập quốc tế, trình độ dân trí ngày càng được nâng lên theo nhịp

độ phát triển kinh tế - xã hội Phải nhận thức sâu sắc rằng: Muốn dân giàu, nướcmạnh phải bắt đầu từ xã, phường Vì xã, phường, thị trấn là nơi cung cấp nguồnnhân tài, nguyên vật liệu chủ yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước Mục tiêu xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh cũng phải bắt nguồn

từ cơ sở Và động lực để thực hiện được mục tiêu trên trước hết là từ đội ngũ cán

bộ chính quyền xã, phường

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: "Cán bộ là cái gốc của mọicông việc" [19, tr.269], "Cán bộ là cái vốn của đoàn thể Có vốn mới làm ra lãi.Bất cứ chính sách, công tác gì nếu không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗvốn"; "có cán bộ tốt, việc gì cũng xong Muôn việc thành công hay thất bại đều docán bộ tốt hay kém Đó là một chân lý nhất định" [19, tr.240] Như vậy, muốnnâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước của bộ máy chính quyền

xã, phường, phải xây dựng, đào tạo được một đội ngũ cán bộ chính quyền xã,phường có phẩm chất đạo đức, có trình độ năng lực, được trang bị lý luận chínhtrị, có kiến thức về quản lý kinh tế, khoa học - kỹ thuật, am hiểu về quản lý nhànước, có năng lực tổ chức, hoạt động thực tiễn và nhất là phải có một trình độ

Trang 31

hiểu biết về pháp luật nhất định Đội ngũ cán bộ là người thực thi pháp luật, làngười đem chính sách, pháp luật của Nhà nước thi hành trong nhân dân

1.3.3 Xuất phát từ tình trạng bất cập về trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ chính quyền xã, phường hiện nay

Theo kết quả điều tra và khảo sát thí điểm năm 2012 ở một số tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2012, Vụ Chính quyềnđịa phương - Ban Tổ chức Cán bộ - Chính phủ đã tiến hành điều tra xã hội họcđối với 18.014 cán bộ xã, phường, thị trấn ở 7 tỉnh, thành phố trực thuộc trungương kết quả tổng hợp như sau:

- Về độ tuổi:

+ Dưới 35 tuổi chiếm 19,23%

+ Từ 35 đến 50 tuổi chiếm 57,77%

+ Trên 50 tuổi chiếm 23%

- Nguồn cán bộ trước khi làm cán bộ xã, phường, thị trấn:

+ Là cán bộ, công chức,viên chức nhà nước: 8,69%

+ Là công an, bộ đội xuất ngũ: 26,33%

+ Đang hưởng chế độ hưu trí hoặc mất sức: 9,29%

+ Là thương binh, bệnh binh: 3,69%

+ Là lao động nông nghiệp và các đối tượng khác: 51,95%

- Thời gian công tác của cán bộ xã, phường, thị trấn:

+ Từ 15 năm trở lên: 25,73%

+ Từ 10 năm đến dưới 15 năm: 21,96 %

+ Từ 5 năm đến dưới 10 năm:24,69%

Trang 32

+ Chưa qua đào tạo: 55,76%.

+ Đã qua chương trình quản lý hành chính nhà nước: 22,74%

Từ những số liệu nêu trên, có thể nêu ra một số nhận xét sau đây:

Một là: Số cán bộ giữ cương vị chủ chốt ở xã, phường có tuổi đời khá

cao, đa số có trình độ chuyên môn - trình độ văn hóa chưa cao Số cán bộ vớituổi đời từ 35 tuổi trở lên chiếm tới 80,77% (trong đó có tới 20,3% là cán bộtrên 50 tuổi) và số cán bộ có trình độ văn hóa tiểu học, trung học cơ sở; trình độchuyên môn sơ cấp, hoặc chưa qua đào tạo lại chủ yếu rơi vào số cán bộ này.Trước yêu cầu phải tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức chính quyền xã,phường, khi đặt ra vấn đề phải học để nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyênmôn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị thì đa số cán bộ đều lựa chọn đi học trungcấp lý luận chính trị tại chức mà chưa chú trọng học tập về quản lý nhà nước vàchuyên môn nghiệp vụ Trong tổng số cán bộ được điều tra chỉ có 22,74% học quachương trình quản lý hành chính nhà nước Đây cũng là điều dễ nhận thấy khi sốlượng cán bộ chính quyền xã, phường trong các lớp sơ cấp, trung cấp lý luận chínhtrị tại chức trong thời gian gần đây đột ngột gia tăng

Hai là: Do điều kiện lịch sử để lại, có một số cán bộ chính quyền xã,

phường là cán bộ nghỉ hưu Số cán bộ này, nhìn chung nếu chỉ tính đơn thuần vềtrình độ, năng lực thì hầu như họ đáp ứng được những đòi hỏi về tiêu chuẩn cán

bộ, nhất là về mặt bằng cấp, về bản lĩnh chính trị Nhưng nếu xem xét một cách

kỹ lưỡng thì còn nhiều vấn đề đặt ra Đối với cán bộ hưu trí, do họ có một quãngthời gian khá dài, ít nhất là khoảng từ 25 năm trở lên thoát ly khỏi địa phương,cho nên có nhiều vấn đề trong hoạt động của cơ sở họ khó nắm bắt được Đâycũng chính là lý do tạo ra giữa họ và nhân dân địa phương cũng như đội ngũ cán

bộ công tác tại xã, phường luôn có một khoảng cách Đó là chưa kể đến khoảngcách về thu nhập, về mức sống giữa họ với các cán bộ công tác ở địa phương.Thêm vào đó, cán bộ hưu quyền lợi của họ không gắn chặt vào công việc đượcgiao Họ không có chí tiến thủ trong công tác, nhiều khi họ coi đây như một việc

Trang 33

làm thêm Đồng thời, cán bộ hưu tuổi đời của họ cao, ít nhất cũng từ 50 tuổi trởlên, đây là độ tuổi mà sự năng động và minh mẫn đã vượt qua đỉnh cao nên dễbảo thủ, an phận

Ba là: Về thời gian công tác của cán bộ xã, phường: Theo số liệu điều tra

ở trên, số cán bộ công tác từ 5 năm trở lên chiếm tới 72,38%, từ 10 năm trở lênchiếm 47,69% Công tác lâu năm cũng có mặt tích cực là quen việc, tích lũyđược kinh nghiệm, nhưng có mặt hạn chế là dễ bảo thủ, thiếu năng động vàthường tư duy theo lối mòn, tự bằng lòng, tự thỏa mãn, không có ý chí vươn lên,thay đổi cách nghĩ, cách làm Nói cách khác, tư duy của họ không vượt qua "lũytre làng" Mặt hạn chế này chính là yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng đội ngũcán bộ chính quyền xã, phường

Như vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ xã, phường, trong đó đặcbiệt quan tâm đến nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực về chính trị, vềquản lý kinh tế, về chuyên môn, trình độ pháp luật, quản lý nhà nước đã và đangtrở thành yêu cầu bức xúc

1.3.4 Xuất phát từ yêu cầu nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, khắc phục tình trạng thoái hóa, biến chất của đội ngũ cán bộ chính quyền

cấp xã, phường do tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, đã có biểu hiện suy

thoái về phẩm chất đạo đức: Sống xa dân, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, mất dânchủ, tham nhũng, lãng phí; lợi dụng chức quyền làm trái các nguyên tắc quản lýnhà nước; bán và sang nhượng đất trái phép, tham ô công quỹ, tiền của nhân dânđóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, của các công trình, dự án của Nhà nước đầu tư

Trang 34

cho cơ sở; bớt xén, chia nhau tiền đóng góp của nhân dân ủng hộ người nghèo, ủng

hộ đồng bào vùng bị thiên tai, lũ lụt, gây tổn hại đến uy tín và làm giảm sút lòng tincủa nhân dân đối với Đảng và Nhà nước; có nơi chính quyền đối lập với dân, dânkhông tin vào cán bộ cơ sở, thậm chí bất bình phản ứng tập thể, gây nên nhữngđiểm nóng hết sức phức tạp

Cán bộ chính quyền xã, phường trực tiếp tổ chức thực hiện các chủtrương, chính sách, pháp luật trên địa bàn, tiếp xúc hàng ngày trực tiếp với nhândân Vì vậy, nhân dân trực tiếp quan sát thái độ, cử chỉ, hành vi, phong cách làmviệc và phẩm chất đạo đức của cán bộ để đánh giá Nhà nước và chế độ Sự thoáihóa, biến chất của một bộ phận cán bộ chính quyền xã, phường không nhữngảnh hưởng đến việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật và chứcnăng, nhiệm vụ được giao mà còn gây bất bình, phẫn nộ của quần chúng nhândân, làm suy yếu chính quyền cách mạng Hơn nữa, các thế lực thù địch và bọn

cơ hội sẽ ngay lập tức lợi dụng đả kích, vu khống, kích động gây bạo loạn, gâymất ổn định chính trị

Như vậy, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, xây dựng Nhà nước phápquyền của dân, do dân, vì dân và để khắc phục tình trạng yếu kém về trình độ,năng lực và thoái hóa biến chất - vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộchính quyền xã, phường trở thành yêu cầu khách quan, cấp bách

Kết luận chương 1

Chính quyền xã, phường là cấp thấp nhất trong hệ thống chính quyền 4 cấp

ở Việt Nam, thực hiện quyền lực Nhà nước ở địa phương, có chức năng thay mặtnhân dân địa phương, căn cứ vào nguyện vọng của nhân dân địa phương, quyếtđịnh và tổ chức thực hiện những vấn đề có liên quan đến phát triển kinh tế, vănhóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và đời sống của nhân dân địa phương theo Hiếnpháp, pháp luật và các mệnh lệnh, quyết định của cấp trên

Trang 35

Cán bộ chính quyền xã, phường là bộ phận lớn nhất và rất quan trọngtrong đội ngũ cán bộ của bộ máy chính quyền ở nước ta Chất lượng đội ngũ cán

bộ chính quyền xã, phường là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá phẩm chất đạo đức,trình độ, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn và khả năng thích ứng,thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao của họ

Chất lượng của đội ngũ cán bộ được xác định trên cơ sở tiêu chí về phẩmchất đạo đức, trình độ năng lực phù hợp với vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ củađội ngũ cán bộ, công chức nói chung và của đội ngũ cán bộ chính quyền xã,phường nói riêng, về khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, việc nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ chính quyền xã, phường đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của cách mạngtrong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế là yêu cầu kháchquan, cấp bách hiện nay

Trang 36

Chương 2 THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ VÀ XÂY DỰNG

ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHÍNH QUYỀN XÃ, PHƯỜNG

Ở THÀNH PHỐ CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP

2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Thành phố Cao Lãnh với vị trí nằm ở tả ngạn sông Tiền, cách thành phốCần thơ 80 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 154 km và cách biên giới ViệtNam - Campuchia 54 km về hướng bắc Tổng diện tích tự nhiên địa bàn là107,19 km2 chiếm 3,18% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, dân số trung bình năm

2012 là 163.542 người, mật độ dân số 1.526 người/km2

Về ranh giới địa lý hành chính:

+ Phía Đông giáp huyện Cao Lãnh;

+ Phía Tây giáp huyện Chợ Mới (An Giang) qua sông Tiền;

+ Phía Nam giáp huyện Lấp Vò qua sông Tiền;

+ Phía Bắc giáp huyện Cao Lãnh

Thành phố Cao Lãnh là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Tháp, là trungtâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng của toàn Tỉnh

Thành phố Cao Lãnh còn là một trongcác trung tâm của vùng Đồng ThápMười, là điểm tựa và cơ sở hậu cần cho sự phát triển bền vững của một trongsáu vùng kinh tế lớn của Đồng bằng Sông Cửu Long

Thành phố Cao Lãnh được hình thành theo Nghị định 10/2007/NĐ-CPvào ngày 16/01/2007 của Chính phủ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số

và các đơn vị hành chính trực thuộc của Thị xã Cao Lãnh trước đây

Trang 37

Trong quá trình xây dựng và phát triển, thành phố Cao Lãnh từ hạ tầng

cơ sở kỹ thuật còn thấp so với mạng lưới đô thị trong khu vực, đến nay đã từngbước chỉnh trang nâng cấp đô thị, với nhiều dự án xây dựng công trình, mạnglưới hạ tầng kỹ thuật, đã và đang được thực hiện hoặc đang tiến hành lập các dự

án, thiết kế thi công

Thế mạnh của thành phố Cao Lãnh là Thương mại - dịch vụ với mạnglưới kinh doanh, thương mại rộng lớn và điều kiện phát triển tốt dẫn đến nềnkinh tế tăng trưởng liên tục trong nhiều năm liền với tốc độ tăng khá cao Về thịtrường chứng khoán đã có 02 công ty cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch là trụ

sở tại Công ty cổ phần dược phẩm Imexpham và Công ty cổ phần xuất nhậpkhẩu y tế Domesco

Về công nghiệp: có 01 Khu công nghiệp Trần Quốc Toản với diện tích là

55,937ha, dự kiến sẽ mở rộng thêm 180 ha, là một trong hai khu công nghiệp tậptrung nằm trong hệ thống các khu công nghiệp của cả nước, đóng vai trò quantrọng thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiệnđại hóa của thành phố và của Tỉnh

Về giao thông: hạ tầng kỹ thuật từng bước được chỉnh trang, nâng cấp.

Cảng Cao Lãnh là một trong các cảng sông lớn của vùng đồng bằng sông CửuLong, nằm trên tuyến đường thuỷ quốc tế đi Campuchia thuận lợi trong việc gắnkết giữa sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ hàng hóa với các tỉnh trong khu vực,thành phố Hồ Chí Minh và quốc tế

Về du lịch: du lịch văn hóa, lịch sử và sinh thái là một trong những điểm

mạnh của thành phố, với các khu du lịch: Khu di tích Phó bảng Nguyễn SinhSắc, Bia tiền hiền Nguyễn Tỳ, di tích lịch sử cách mạng Hòa An - Chi bộ Đảngđầu tiên của tỉnh, Bảo tàng Đồng Tháp, đền thờ Ông (Bà) Đỗ Công Tường, khucông viên Văn Miếu và các điểm du lịch miệt vườn v.v

Trang 38

Về nông nghiệp: thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong

nông nghiệp, tập trung phát triển nông nghiệp đô thị, bố trí sản xuất phù hợptheo từng vùng, từng địa phương được đẩy mạnh

Về giáo dục: hệ thống trường lớp ở các cấp học, bậc học từ mầm non đến

đại học được đầu tư, nâng cấp khá hoàn chỉnh Về hệ thống y tế, môi trườngluôn được coi trọng

Thành phố Cao Lãnh là một đô thị văn minh, năng động, có hệ sinh tháibền vững, phát triển hài hòa giữa kiến trúc hiện đại với dân tộc và đặc thù vềcảnh quan môi trường, đồng thời là vùng động lực phát triển kinh tế - xã hội khuvực Bắc sông Tiền

Thành phố Cao Lãnh dù trẻ nhưng là nơi “đất lành chim đậu”, nhờ hội tụđầy đủ các điều kiện tự nhiên - xã hội và biết tạo ra môi trường bền vững cho pháttriển kinh tế, du lịch, thu hút các nhà đầu tư Đồng thời, ưu tiên phát triển hạ tầng

kỹ thuật, kinh tế, văn hoá, xã hội; giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môitrường; xây dựng hệ thống chính trị thật sự vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ

đủ năng lực quản lý, điều hành Đó là nền tảng cơ bản cho sự phát triển bền vữngcủa thành phố Cao Lãnh trong hiện tại và tương lai

Công nghiệp - xây dựng tiếp tục phát triển, duy trì tốc độ tăng trưởng cao và

ổn định, tăng bình quân 12,04%/năm, (đạt 77,18% so với Nghị quyết)

Ngành nông nghiệp phát triển theo hướng đô thị, nhịp độ tăng trưởng bìnhquân 3,98%/năm, bộ mặt nông thôn được cải thiện đáng kể

Trang 39

Xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả, dự kiến có 02 xã,phường/15 xã, phường đạt 19 tiêu chí; các xã, phường còn lại đạt từ 10 - 17tiêu chí

Huy động vốn đầu tư phát triển được thực hiện tích cực, tổng vốn đầu tưtoàn xã hội trong 5 năm 2011-2015 đạt 8.107 tỷ đồng

Kết cấu hạ tầng đô thị được đầu tư có trọng điểm, quy hoạch các dự ánmới, đảm bảo các tiêu chí thiết yếu cho việc phát triển đô thị

Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch được chú trọng, làm cơ sở xử lýcăn cơ kết cấu hạ tầng đô thị về giao thông, cấp thoát nước, cải thiện môi trường

Đã tổ chức thực hiện xong dự án lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh

tế địa phương, gồm 04 sản phẩm chủ lực của thành phố là Du lịch, Cụm cảngsông, Xoài và Sen qua sự hỗ trợ của Liên đoàn đô thị Canada thông qua Hiệphội các đô thị Việt Nam

2.1.3 Tình hình phát triển văn hóa - xã hội

Văn hoá - xã hội chuyển biến tích cực; chú trọng phát triển nguồn nhân lực;thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của người dânđược cải thiện; giải quyết tốt các vấn đề nhân dân quan tâm Cụ thể:

- Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và chuẩn hóa hệ thống trườnglớp đạt nhiều kết quả quan trọng Một số chỉ tiêu về giáo dục, các phong trào củagiáo viên và học sinh luôn đạt kết quả cao Quan tâm lãnh đạo công tác nâng caochất lượng nguồn nhân lực cơ bản đáp ứng yêu cầu

- Công tác dân số, gia đình, trẻ em, chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiềutiến bộ Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi ngày càng giảm Tỷ lệ pháttriển dân số từ 0,87% năm 2012 xuống còn 0,85% vào năm 2014 Đẩy mạnh cảicách hành chính trong khám, chữa bệnh, bảo hiểm y tế theo hướng đơn giản hóa,thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế

- An sinh xã hội, giảm nghèo, giải quyết việc làm, đào tạo nghề đạt kết quảtốt Thực hiện tốt phong trào đến ơn đáp nghĩa và chính sách người có công

Trang 40

- Các hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao được duy trì và đạt nhiều kết quả.Thông qua việc quan tâm tu sửa, tôn tạo các di tích văn hóa lịch sử, duy trì các tậptục dân gian tốt đẹp của địa phương, tôn thờ anh hùng, liệt sỹ trong các cuộc khángchiến, phát huy truyền thống giữ gìn đạo lý dân tộc, uống nước nhớ nguồn, đền ơnđáp nghĩa.

- Nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư

Thực hiện nếp sống văn minh đô thị trên các tuyến đường, nơi công cộng,công sở và trong kinh doanh mua bán tại chợ

- Công tác bảo vệ môi trường được thực hiện tốt; công tác phòng, chống,giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu được quan tâm chỉ đạo thực hiện

2.1.4 Tình hình công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị

- Công tác chính trị, tư tưởng được quan tâm thường xuyên, góp phần nângcao nhận thức, tạo thống nhất trong hành động của Đảng bộ Đổi mới nội dung và

phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, thực hiện tốt việc cải tiến lề lối làm

việc Phát huy tốt vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, thực hiện nghiêm túc các quy địnhcủa Đảng, bám sát quy chế lãnh đạo, điều hành hướng về cơ sở

Triển khai thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW về cuộc vận động “Học tập vàlàm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với nhiều hình thức phong phú, phùhợp với từng nhóm đối tượng xã hội; đã tạo ra sự chuyển biến trong cán bộ,đảng viên thể hiện qua tinh thần trách nhiệm trong công việc và gương mẫutrong sinh hoạt

- Quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ Trong

nhiệm kỳ 2010-2015, có 325 lượt cán bộ chính quyền xã, phường tham gia cáclớp đào tạo chuyên môn và lý luận chính trị Nâng dần số lượng cán bộ trẻ vàcán bộ nữ có tiềm năng phát triển Công tác cán bộ có sự đổi mới; cán bộ trướckhi được điều động, luân chuyển, bổ nhiệm đều được đánh giá cụ thể và phảibáo cáo chương trình hành động của bản thân với cấp uỷ và lãnh đạo đơn vị, nhờ

Ngày đăng: 22/01/2016, 19:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Chính trị (2012), Kết luận số: 24-KL/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo, ngày 05/ 6/ 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết luận số: 24-KL/TW của Bộ Chính trị về đẩymạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm2020 và những năm tiếp theo
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2012
2. Bộ Nội vụ (2004), Quyết định số: 04/2004/QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ban hành Quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, ngày 16/ 01/ 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số: 04/2004/QĐ-BNV của Bộ trưởng BộNội vụ Ban hành Quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã,phường, thị trấn
Tác giả: Bộ Nội vụ
Năm: 2004
4. Bộ Nội vụ (2012), Thông tư số: 06/2012/TT-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn, ngày 30/ 10/ 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số: 06/2012/TT-BNV của Bộ trưởng BộNội vụ Hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụngcông chức xã, phường, thị trấn
Tác giả: Bộ Nội vụ
Năm: 2012
5. Chính phủ (2007), Nghị định số:158/2007/NĐ-CP của Chính phủ Quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức, ngày 27/ 10/ 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số:158/2007/NĐ-CP của Chính phủ Quyđịnh danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tácđối với cán bộ, công chức, viên chức
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2007
6. Chính phủ (2009), Quyết định số:1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, ngày 27/ 11/ 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số:1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2009
7. Chính phủ (2009), Nghị định số:92/2009/NĐ-CP của Chính phủ về chức danh, số lượng cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ngày 22/ 10/ 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số:92/2009/NĐ-CP của Chính phủ về chứcdanh, số lượng cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt độngkhông chuyên trách ở cấp xã
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2009
8. Chính phủ (2010), Nghị định số: 46/2010/NĐ-CP Quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức, ngày 27/4/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số: 46/2010/NĐ-CP Quy định về thôi việc vàthủ tục nghỉ hưu đối với công chức
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2010
9. Chính phủ (2011), Nghị định số:112/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn, ngày 05/ 12/ 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số:112/2011/NĐ-CP của Chính phủ vềcông chức xã, phường, thị trấn
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2011
10. Chính phủ (2014), Nghị định số:108/2014/NĐ-CP Về chính sách tinh giản biên chế, ngày 20/11/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số:108/2014/NĐ-CP Về chính sáchtinh giản biên chế
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2014
11. Nguyễn Mậu Dựng (2000), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng bộ các cấp ở Tây Nguyên hiện nay, Luận án tiến sĩ Lịch sử Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủchốt của Đảng bộ các cấp ở Tây Nguyên hiện nay
Tác giả: Nguyễn Mậu Dựng
Năm: 2000
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ ba BanChấp hành Trung ương (khóa VIII)
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm BanChấp hành Trung ương (khóa IX)
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
15. Nguyễn Thị Hậu (2003), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật, Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chínhquyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ hiện nay
Tác giả: Nguyễn Thị Hậu
Năm: 2003
16. Trần Duy Hưng (2002), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cấp huyện ở thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Lịch sử Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệthống chính trị cấp huyện ở thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay
Tác giả: Trần Duy Hưng
Năm: 2002
17. Phạm Công Khâm (2000), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xãvùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long hiện nay
Tác giả: Phạm Công Khâm
Năm: 2000
19. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1995
23. Hoàng Phê chủ biên (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê chủ biên
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2000
24. Bùi Đình Phong (2003), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức cách mạng và sự thống nhất giữa đức và tài”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 1/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đứccách mạng và sự thống nhất giữa đức và tài"”, "Tạp chí Lý luận chính trị
Tác giả: Bùi Đình Phong
Năm: 2003
25. Trần Văn Phòng (2003), "Tiêu chuẩn đạo đức của người cán bộ lãnh đạo chính trị hiện nay", Tạp chí Lý luận chính trị, số 5/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiêu chuẩn đạo đức của người cán bộ lãnhđạo chính trị hiện nay
Tác giả: Trần Văn Phòng
Năm: 2003

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w