tạo, bồi dưỡng, gắn đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch từng chức vụ, chức danh cán bộ chính quyền xã, phường
3.2.3.1. Tạo nguồn cán bộ chính quyền
Để trẻ hĩa và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền xã, phường trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, cần thực hiện chủ trương tuyển sinh
viên đã tốt nghiệp các trường đại học tại địa phương hoặc từ nơi khác tình nguyện về cơng tác tại xã, phường, bố trí giữ các chức danh cơng chức ở xã, phường; tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng để đủ chuẩn theo quy định; nếu đủ điều kiện thì giới thiệu bầu giữ chức vụ cán bộ chính quyền xã, phường.
Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên mơn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước đối với cán bộ chính quyền xã, phường đương nhiệm đang ở độ tuổi dưới 30, cĩ điều kiện và khả năng phát triển.
3.2.3.2. Tăng cường cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính quyền; gắn đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch từng chức vụ, chức danh
Để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính quyền xã, phường, cần chú ý đổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ chính quyền xã, phường theo chức danh. Trong đĩ, cần chú ý bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ, cập nhật những chủ trương, chính sách mới và kinh nghiệm thực tế trong việc giải quyết những tình huống cụ thể thường xảy ra ở cơ sở là yếu tố quyết định. Để cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính quyền xã, phường cĩ hiệu quả, cần làm tốt các nội dung sau:
- Việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ chính quyền xã, phường phải theo quy hoạch, kế hoạch gắn với việc sử dụng;
- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải phù hợp với yêu cầu từng cơng việc, vị trí cơng tác của cán bộ chính quyền xã, phường;
- Tiến hành đào tạo nguồn cho các chức danh cán bộ chủ chốt xã, phường, trong đĩ cĩ Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phĩ Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Phĩ Chủ tịch Hội đồng nhân dân nhằm chuyên nghiệp hĩa đội ngũ cán bộ, đồng thời hạn chế tính khép kín nguồn cán bộ chính quyền xã, phường;
- Đổi mới giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng;
tỉnh hiện nay cịn thiếu kinh nghiệm, yếu phương pháp giảng dạy;
- Cĩ cơ chế đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng thường xuyên đối với cán bộ chính quyền xã, phường đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa và hội nhập quốc tế.
Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính quyền xã, phường phải căn cứ vào tiêu chuẩn của từng chức vụ, chức danh, yêu cầu, nhiệm vụ và phù hợp với quy hoạch từng chức vụ, chức danh. Cán bộ chính quyền xã, phường thiếu tiêu chuẩn nào thì đào tạo, bồi dưỡng ngay tiêu chuẩn đĩ; đối với cán bộ chính quyền xã, phường cĩ bằng tốt nghiệp đại học về chuyên mơn, nghiệp vụ nhưng chưa phù hợp với chức danh đang đảm nhiệm thì kiện tồn, sắp xếp, chuyển đổi vị trí cơng tác cho phù hợp.
Đào tạo, bồi dưỡng bổ sung kiến thức chuyên mơn, nghiệp vụ cho những người cán bộ kiêm nhiệm chức danh theo hình thức vừa làm vừa học. Đào tạo bổ sung trình độ lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, chuyên mơn nghiệp vụ cho cán bộ chính quyền hiện đang cơng tác nhưng thiếu chuẩn để đạt đủ tiêu chuẩn theo quy định.
Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên mơn cho cán bộ chính quyền thiếu tiêu chuẩn kiến thức chuyên mơn để đạt chuẩn theo quy định. Gắn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính quyền với đào tạo cán bộ dự nguồn bảo đảm nguồn thay thế kịp thời cán bộ khi thơi việc hoặc nghỉ hưu. Đào tạo, bồi dưỡng những người hoạt động khơng chuyên trách đã đưa vào diện quy hoạch cán bộ để thay thế, bổ sung khi cần thiết.
Hình thức đào tạo, bồi dưỡng: đào tạo theo hình thức chính quy, vừa làm vừa học; bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn.
Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Các cơ sở đào tạo trong tỉnh tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức xã, phường gồm: Trường Đại học Đồng Tháp, Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp, Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị thành phố. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, các cơ
sở đào tạo trong tỉnh và thành phố Cao Lãnh cần tăng cường hợp tác liên kết với các trường đại học, mở các lớp đào tạo đại học chuyên ngành để đào tạo cán bộ đương chức và cán bộ dự nguồn xã, phường theo địa chỉ sử dụng và các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng mà tỉnh chưa cĩ khả năng đào tạo, bồi dưỡng.