Xuất phát từ tình trạng bất cập về trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ chính quyền xã, phường hiện nay

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ chính quyền xã, phường ở thành phố cao lãnh tỉnh đồng tháp hiện nay (Trang 31 - 33)

ngũ cán bộ chính quyền xã, phường hiện nay

Theo kết quả điều tra và khảo sát thí điểm năm 2012 ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2012, Vụ Chính quyền địa phương - Ban Tổ chức Cán bộ - Chính phủ đã tiến hành điều tra xã hội học đối với 18.014 cán bộ xã, phường, thị trấn ở 7 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kết quả tổng hợp như sau:

- Về độ tuổi:

+ Dưới 35 tuổi chiếm 19,23%. + Từ 35 đến 50 tuổi chiếm 57,77%. + Trên 50 tuổi chiếm 23%.

- Nguồn cán bộ trước khi làm cán bộ xã, phường, thị trấn:

+ Là cán bộ, cơng chức,viên chức nhà nước: 8,69%. + Là cơng an, bộ đội xuất ngũ: 26,33%.

+ Đang hưởng chế độ hưu trí hoặc mất sức: 9,29%. + Là thương binh, bệnh binh: 3,69%.

+ Là lao động nơng nghiệp và các đối tượng khác: 51,95%. - Thời gian cơng tác của cán bộ xã, phường, thị trấn:

+ Từ 15 năm trở lên: 25,73%.

+ Từ 10 năm đến dưới 15 năm: 21,96 %. + Từ 5 năm đến dưới 10 năm:24,69%. + Dưới 5 năm 27,65%.

- Trình độ chuyên mơn:

+ Sơ cấp: 14,44%. + Trung cấp: 20,96%. + Đại học: 8,84%.

+ Chưa qua đào tạo: 55,76%.

+ Đã qua chương trình quản lý hành chính nhà nước: 22,74%. Từ những số liệu nêu trên, cĩ thể nêu ra một số nhận xét sau đây:

Một là: Số cán bộ giữ cương vị chủ chốt ở xã, phường cĩ tuổi đời khá cao, đa số cĩ trình độ chuyên mơn - trình độ văn hĩa chưa cao. Số cán bộ với tuổi đời từ 35 tuổi trở lên chiếm tới 80,77% (trong đĩ cĩ tới 20,3% là cán bộ trên 50 tuổi) và số cán bộ cĩ trình độ văn hĩa tiểu học, trung học cơ sở; trình độ chuyên mơn sơ cấp, hoặc chưa qua đào tạo lại chủ yếu rơi vào số cán bộ này. Trước yêu cầu phải tiêu chuẩn hĩa đội ngũ cán bộ cơng chức chính quyền xã, phường, khi đặt ra vấn đề phải học để nâng cao trình độ văn hĩa, trình độ chuyên mơn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị thì đa số cán bộ đều lựa chọn đi học trung cấp lý luận chính trị tại chức mà chưa chú trọng học tập về quản lý nhà nước và chuyên mơn nghiệp vụ. Trong tổng số cán bộ được điều tra chỉ cĩ 22,74% học qua chương trình quản lý hành chính nhà nước. Đây cũng là điều dễ nhận thấy khi số lượng cán bộ chính quyền xã, phường trong các lớp sơ cấp, trung cấp lý luận chính trị tại chức trong thời gian gần đây đột ngột gia tăng.

Hai là: Do điều kiện lịch sử để lại, cĩ một số cán bộ chính quyền xã, phường là cán bộ nghỉ hưu. Số cán bộ này, nhìn chung nếu chỉ tính đơn thuần về trình độ, năng lực thì hầu như họ đáp ứng được những địi hỏi về tiêu chuẩn cán bộ, nhất là về mặt bằng cấp, về bản lĩnh chính trị. Nhưng nếu xem xét một cách kỹ lưỡng thì cịn nhiều vấn đề đặt ra. Đối với cán bộ hưu trí, do họ cĩ một quãng thời gian khá dài, ít nhất là khoảng từ 25 năm trở lên thốt ly khỏi địa phương, cho nên cĩ nhiều vấn đề trong hoạt động của cơ sở họ khĩ nắm bắt được. Đây cũng chính là lý do tạo ra giữa họ và nhân dân địa phương cũng như đội ngũ cán bộ cơng tác tại xã, phường luơn cĩ một khoảng cách. Đĩ là chưa kể đến khoảng cách về thu nhập, về mức sống giữa họ với các cán bộ cơng tác ở địa phương. Thêm vào đĩ, cán bộ hưu quyền lợi của họ khơng gắn chặt vào cơng việc được giao. Họ khơng cĩ chí tiến thủ trong cơng tác, nhiều khi họ coi đây như một việc

làm thêm. Đồng thời, cán bộ hưu tuổi đời của họ cao, ít nhất cũng từ 50 tuổi trở lên, đây là độ tuổi mà sự năng động và minh mẫn đã vượt qua đỉnh cao nên dễ bảo thủ, an phận.

Ba là: Về thời gian cơng tác của cán bộ xã, phường: Theo số liệu điều tra ở trên, số cán bộ cơng tác từ 5 năm trở lên chiếm tới 72,38%, từ 10 năm trở lên chiếm 47,69%. Cơng tác lâu năm cũng cĩ mặt tích cực là quen việc, tích lũy được kinh nghiệm, nhưng cĩ mặt hạn chế là dễ bảo thủ, thiếu năng động và thường tư duy theo lối mịn, tự bằng lịng, tự thỏa mãn, khơng cĩ ý chí vươn lên, thay đổi cách nghĩ, cách làm. Nĩi cách khác, tư duy của họ khơng vượt qua "lũy tre làng". Mặt hạn chế này chính là yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền xã, phường.

Như vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ xã, phường, trong đĩ đặc biệt quan tâm đến nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực về chính trị, về quản lý kinh tế, về chuyên mơn, trình độ pháp luật, quản lý nhà nước đã và đang trở thành yêu cầu bức xúc.

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ chính quyền xã, phường ở thành phố cao lãnh tỉnh đồng tháp hiện nay (Trang 31 - 33)