Nhân vật của nhĩm truyện kể địa danh về đề tài con người với những quan hệ xã hội thế sự đời thường

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu truyện kể dân gian về các địa danh ở Nam Bộ (Trang 68 - 78)

II. BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU NHỮNG ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP CỦA TRUYỆN KỂ ĐỊA DANH NAM BỘ.

3.3.Nhân vật của nhĩm truyện kể địa danh về đề tài con người với những quan hệ xã hội thế sự đời thường

Ở mảng đề tài này, các kiểu truyện rất đa dạng phức tạp nên việc nhận diện nhân vật cũng rất đa dạng phức tạp. Vì lẽ đĩ, chỉ cịn cách dựa vào các tình huống truyện đã được phân chia như một tiêu chí để xác định các kiểu loại nhân vật.

3.3.1. Ở dạng truyện địa danh đi sâu vào khai thác những bi kịch tình yêu (nguyên nhân từ mối quan hệ giàu nghèo, từ mâu thuẫn giai cấp), ta cĩ:

1.a. Nhân vật biểu hiện cho cái đẹp, cho tình yêu đẹp. Đĩ là chàng trai khơng tên và nàng Phsa-Dek (Địa danh Sa Đéc), là Thiên Hương – Sĩ Triệt (Núi Bà Đen), là chàng Ếch- nàng Nồng (Chùa Trà Nồng), là chàng Trịnh –

nàng Vải (Núi Ơng Trịnh Thị Vải), là vợ chồng người thiếu phụ (Núi Bà Đội

Om), là Xơ-ra-đi-na và Điểu Du (Thác Trị An), là người con gái họ Phạm và

chàng trai họ Nguyễn (Sơng Đơi Ma)…

Họ yêu nhau vì sắc, trọng nhau vì tài, gắn bĩ nhau vì nghĩa. Motip quen thuộc là:

• Giới thiệu nhân vật: Nàng xuất thân trong gia đình khá giả, quyền thế, sang trọng. Chàng con nhà nghèo, cơ cực, bần hàn.

• Tình huống gặp gỡ: Hầu hết là hành động “Kiến ngãi bất vi phi anh

hùng”. Chàng ra tay hào hiệp giúp đỡ nàng. Và họ quen nhau, yêu

thương nhau và quyết tâm trao duyên gởi phận, se tơ kết tĩc với nhau. Chàng Trịnh cứu cơ chủ Thị Vải đi qua dịng suối lũ (Núi Ơng Trịnh Thị Vải), chàng trai hào hiệp lao ra cứu nàng Phsa-Dek đang gặp nạn (Địa danh Sa Đéc)...

• Mâu thuẫn phát sinh: Cha mẹ ngăn cấm, cản trở đến cùng (Phản ứng

đơi khi đi đến mức độ tàn bạo).

• Bảo vệ tình yêu: Các nhân vật đều cĩ nhiều phẩm chất tốt đẹp, họ yêu nhau cũng đẹp, hết lịng. Vì lẽ đĩ, họ đối đầu với những thế lực cản trở (mà hầu hết đều là bố mẹ ruột thịt). Mâu thuẫn dâng đến cao trào.

• Kết thúc bi kịch: Những cái chết của đơi trai gái, khi thì cùng tự tử để phản đối bố mẹ, khi thì cùng chết bên nhau để giữ lời vàng đá. Cũng cĩ khi cơ gái tự vẫn vì người mình yêu đã bị sát hại. Cĩ kết thúc là những cuộc tìm kiếm vơ vọng, rồi hĩa kiếp, tái sinh.

1.b. Nhân vật biểu hiện cho cái xấu, cái ác, cái thành kiến tồn tại như những thế lực cản trở, ngăn cấm những mối tình keo sơn gắn bĩ ấy: Đĩ là

tên chúa đất họ Thạch (Địa danh Sa Đéc), là thầy mo Sang Mơ, là tên tộc trưởng giàu cĩ nhưng độc ác (Thác Trị An) là tên Triệu bị cự tuyệt tình yêu

đâm ra hèn hạ (Ấp Cơ Hường), là những bậc làm cha, làm mẹ nhân danh sự quyền thế và giàu cĩ rẻ rúng kẻ nghèo hèn (trong nhiều truyện kể khác)

Những nhân vật này chỉ đĩng vai trị phụ trong truyện kể, tạo thành một thế lực ngăn cản những mối tình thơ mộng, hạnh phúc của con cái, đơn giản chỉ vì quan niệm khơng đúng về giàu nghèo. Họ dùng vũ lực (Địa danh Sa Đéc), dùng quyền làm cha làm mẹ của quan niệm hiếu đễ nho gia để gây áp lực ... Và cuối cùng họ phải nhận lấy một cái giá khá đắt là sự ra đi vĩnh viễn của con cái. Loại nhân vật này nhằm nhấn mạnh thêm rằng cái khao khát hạnh phúc, khao khát yêu đương là một khao khát chính đáng của con người. Đĩ là nỗi niềm thiết tha cháy bỏng trong ước muốn được sống hạnh phúc của bất cứ người nào, thời nào.

3.3.2. Ở dạng truyện đi vào các tình huống thi tài, ta thấy cĩ hai loại: Nhân vật thắng cuộc và nhân vật thua cuộc (Giếng Tiên, Ao Bà Om...). Hai

loại nhân vật này được đặt ở hai tuyến đối đầu. Một cuộc tranh chấp thi tài

giữa hai bên nhằm giải quyết một vấn đề nào đĩ (Dấu ấn phong tục tín ngưỡng nĩi riêng và văn hĩa nĩi chung nằm ở đây).

2.a. Nhân vật thắng cuộc: thường là phụ nữ chân yếu tay mềm, khơng cĩ sức nhưng cĩ sắc, đặc biệt là mưu trí thơng minh và biết cách khai thác điểm mạnh của mình (Tiên Bà, Bà Om):

• Chỉ huy điều động tiến hành cơng việc, khơng coi thường đối phương. • Dùng mẹo bày tiệc tùng, múa hát vừa quyến rũ vừa đánh lạc hướng. • Dùng đèn giả sao mai làm trời sáng (motip này khá quen thuộc) • Phần thắng thiên về người yếu sức nhưng mưu trí.

2.b. Nhân vật thua cuộc: Là người đàn ơng cậy sức ỷ tài, ham mê tửu sắc.

• Làm ít chơi nhiều. • Ham vui háo sắc.

• Bị đánh trúng điểm yếu nên dễ dàng mắc lỡm. • Thua cuộc: Chấp nhận giao kèo.

Truyện ca ngợi trí thơng minh, trí thơng minh khơng chỉ mang lại những kết quả tốt đẹp cho nhân vật mà cịn dạy cho kẻ khác một bài học ý nghĩa.

3.3.3. Ở dạng truyện nĩi về sự tu nhơn tích đức, hướng tốt phục thiện: ta khơng thấy hai tuyến nhân vật đối chọi nhau mà chỉ cĩ ba loại nhân vật như sau:

3.a. Nhân vật thật thà, chất phác, ở hiền gặp lành: Loại nhân vật này hành động đơn giản (vợ chồng ơng Bảy trong truyện Vàm Bảy Vàng làm nghề xúc tép( nhặt được gạch về lĩt(sau biết là vàng nên giàu to). Mơ ước

của họ cũng thật bình dị. Đĩ là được giàu cĩ sung túc ở vùng đất mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.b. Nhân vật ở ác: thấy trước sự trừng phạt dành cho mình nên hồi tâm, hối cải (Thủ Huồng trong Sự tích sơng Nhà Bè và hai tình huống lặp lại

xuống âm phủ( khiếp sợ khi chứng kiến hậu quả nhãn tiền dành cho mình( trở lại trần gian, thay đổi cuộc sống hầu chuộc lại lỗi lầm). Nhân vật mang màu sắc tơn giáo (thuyết nhân quả luân hồi). Con người cĩ một niềm tin rằng nếu sống ác tâm ác đức thì cho dù cĩ chết, trời vẫn khơng dung, đất cũng khơng

tha. Qua nhân vật, dân gian nhắn nhủ một lối sống nhân ái tốt đẹp để cộng đồng tồn tại trong an vui hạnh phúc.

3.c. Nhân vật hư hỏng: chuốc lấy hậu quả ngay trong kiếp này (Hai

Đụng trong truyện Bãi ơng Đụng hoang đàng phung phí ăn chơi xa xỉ, lại cịn giết vợ( Cơ nghiệp tiêu tan, lang thang khốn khĩ và bị nỗi hối hận dày vị đến chết). Thơng điệp nhân vật mang đến cho người đọc đơn giản mà sâu sắc về

lối sống chăm chỉ, cần cù, tích lũy và tiết kiệm. (Phải chăng là lời nhắn nhủ cho người Nam Bộ làm chơi ăn thiệt, phải biết ăn nhịn để dè, ăn tối lo mai?)

3.3.4. Ở dạng truyện cĩ liên quan đến nhân vật là con vật (mà khơng phải truyện cổ tích lồi vật), khảo sát, ta thấy

4.a. Những con vật cĩ nghĩa: Con Hổ (Cù lao Ơng Hổ), Trâu mẹ-trâu con (Cù lao Trâu), Cá Ơng (Bãi Ơng Nam)... Những con vật này đặc trưng cho thú rừng hoang dã ở phương Nam thuở mới khai hoang. Cách khai thác cũng khá phong phú. Truyện thì mượn hình ảnh trâu mẹ trâu con thương nhớ nhau đến chết để ca ngợi tình mẫu tử. Truyện lại ca ngợi trách nhiệm với cộng đồng qua hình ảnh cá Ơng luơn đối phĩ với bão dơng để cứu người gặp nạn. Cịn truyện thì làm người đọc rưng rưng trước nghĩa hổ với người. Nhân vật chính là vật, nhưng đối tượng để gởi gấm những bài học nhân sinh thì vẫn là con người và tất cả những gì thuộc về con người.

4.b. Những con vật hĩa thân từ người như một lời nhắc nhở, răn đe, trừng phạt con người. Con rùa (Hịn Rùa), Con Rái (Hịn Rái)…. Nhân vật được xây dựng theo motip:

• Sống lười biếng, ăn chơi, khơng quan tâm đến nổi vất vả của người thân.

• Bị la mắng hay do chán nản( Bỏ nhà ra đi tìm kiếm một nơi nào an nhàn sung sướng để sống.

• Đến một hịn đảo, gặp yêu hoặc quỉ, phải trả giá cho hành động ngơng cuồng thiếu suy nghĩ của mình.

• Bị hĩa thành con vật để mọi người lấy đĩ răn mình.

Truyện kể địa danh khai thác mối quan hệ thế sự đời thường đã xuất hiện nhiều những nhân vật rất bình thường của cuộc đời hàng ngày. Các nhân vật đi vào truyện kể với những mối quan hệ thế sự đan chéo vào nhau hết sức phong phú: Đĩ là quan hệ giữa cha mẹ và con cái, quan hệ tình yêu, tình vợ chồng, quan hệ anh em bạn bè bằng hữu. Và rộng hơn là quan hệ láng giềng, xã hội, cộng đồng...

Cuộc đời của nhân vật trong truyện cũng là cuộc đời của chính con người ở ngồi cuộc sống với đủ mọi sắc thái tình cảm hỉ, nộ, ái, ố, dục, lạc... Những yêu thương hạnh phúc, những đố kỵ ghét ghen, những éo le oan trái, những đợi chờ hy vọng, những trăn trở âu lo... Tất cả làm thành một bức tranh muơn màu, muơn sắc. Quen thuộc mà đầy hấp dẫn, gần gũi mà hết sức sinh động. Mảng truyện kể này khá tương đồng với kiểu loại truyện cổ tích sinh hoạt (ở các loại nhân vật).

Ít yếu tố thần kỳ, hoang đường cũng là một đặc điểm đáng lưu ý. Vì vậy, nhân vật chính hầu như khơng cĩ nhân vật phù trợ, giúp đỡ. Các lực lượng siêu nhiên cũng vắng bĩng trước những thử thách nặng nề của xung đột truyện. Thế nên, cho dù nhân vật chính cĩ vì một lý do nào đĩ – một sự bức hại chẳng hạn – làm cho chết đi thì cũng khơng hề cĩ sự hĩa kiếp để tiếp tục cuộc chiến đấu đương đầu với cái ác, cái xấu.

Dấu ấn địa phương trong việc xây dựng hình tượng nhân vật cũng thể hiện khá rõ:

- Một là, các nhân vật mang tính cách đặc trưng của người Nam Bộ: bộc trực, thẳng thắn, ngang tàng khí khái. Rất tình nghĩa nhưng cũng rất rạch rịi: Yêu ghét rõ ràng dứt khốt. Khao khát tự do, yêu tự do. Điều này chi phối sự xây dựng nhân vật,

mặc dù truyện cổ dân gian tập trung miêu tả nhân vật hành động hơn là nhân vật tính cách, nhân vật tâm lý.

- Hai là, khơng phải ngẫu nhiên mà truyện kể địa danh cĩ một phần đáng kể các nhân vật chính là người Khơ-me. Họ là một phần cuộc sống ở đây. Họ đã cĩ mặt ở đất phương Nam này rất sớm và vốn văn hĩa của họ cũng đã lâu đời nếu khơng nĩi là cổ xưa (Những nàng Chanh – Địa danh Bãi Xàu, Bà Om – Ao Bà

Om, nàng Đênh – Sự tích núi Bà Đen, nàng Phsa –Dek – Địa danh Sa Đéc... là

những minh chứng hồn chỉnh về hình tượng nhân vật này).

Cĩ nhiều motip truyện giống với truyện dân gian ở Bắc Bộ. Ta đọc thấy lời khẩn vái của nàng Chanh (Địa danh Bãi Xàu) khi bị vua bức hại truy đuổi sao mà gần với nàng Mỵ Châu (Truyền thuyết An Dương Vương) đến vậy (Tất nhiên về “tầm cỡ cốt truyện” thì khơng thể so sánh. Ta chỉ so sánh cái hình thức motip khi

nàng chứng minh lịng trong sạch của mình sau khi chết: Tĩc hĩa thành rễ cây gừa, vú thành trái bần, đùi thành bẹ dừa nước...). Hay hành động bỏ nhà ra đi của người

em sinh đơi, anh thương nhớ em đi tìm (Hịn Trác- Hịn Tài) sao mà giống Sự tích Trầu Cau là thế. Cũng chị dâu em chồng, cũng hiểu lầm nơng nổi, cũng hối tiếc muộn màng, cũng hĩa thân bất tử.

C. KẾT LUẬN

Tiến trình tiếp cận văn hĩa dân gian là một cơng việc hết sức khĩ khăn, phức tạp, cơng phu, địi hỏi nhiều thời gian, cơng sức và tâm huyết. Đi tìm hiểu một nền văn hĩa dân gian ở một vùng đất cịn trẻ trong khi chưa cĩ một độ lùi lịch sử nhất định, lại là một cơng việc lắm gian nan, nhiều vất vả hơn. Tất nhiên, khi bắt tay thực hiện đề tài này, ý thức rất rõ điều vừa kể, chúng tơi khơng thật sự kỳ vọng cĩ một cơng trình hồn chỉnh – dù chỉ là đi vào một mảng “Truyện kể địa danh Nam Bộ”.

Cũng khơng ảo tưởng rằng mình đã tìm hiểu thật thấu đáo, tồn diện về tiểu

loại này ở vai trị những người tiên phong.

Bước đầu tìm hiểu truyện kể dân gian về các địa danh Nam Bộ, chúng tơi thấy mảng truyện này cĩ những đặc điểm đáng chú ý như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

– Vì là truyện kể địa danh nên yếu tố chính chi phối cốt truyện, thời gian- khơng gian nghệ thuật và nhân vật là địa danh ở cuối truyện. Ta thấy mở đầu truyện luơn là một vùng đất chưa cĩ tên. Sau đĩ, cốt truyện phát triển để đi đến kết thúc vì sao vùng đất cĩ tên gọi như thế. Tồn bộ cốt truyện luơn xoay quanh các yếu tố tạo thành địa danh như tên nhân vật, hành động, chiến tích của nhân vật, sự kiện , đặc điểm địa hình, đồ vật, con vật… kết cấu truyện thường ngắn gọn, đơn giản.

– Truyện kể địa danh Nam Bộ thường đậm nét hiện thực, một số gắn chặt với các sự kiện lịch sử, thậm chí phản ảnh trung thực lịch sử (một số nhà nghiên cứu cịn đặt vấn đề rằng cĩ nên xem đĩ là truyện dân gian hay khơng?) Truyện rất ít được “ảo hố” bởi hư cấu và tưởng tượng. Yếu tố hoang đường khơng phải là yếu tố phổ biến trong các truyện kể.

– Về mặt thể loại, sự gần gũi pha trộn giữa các đặc trưng của thần thoại, truyền thuyết liïch sử và cổ tích trong các truyện kể đã tạo nên một đặc điểm riêng biệt, độc đáo-và khơng kém phần phức tạp-của truyện kể địa danh Nam Bộ. Một số truyện ảnh hưởng các motip đã cĩ từ truyện kể địa danh Bắc Bộ và Trung Bộ.

– Quan niệm về nguồn gốc trong ý thức, tâm hồn, tình cảm của dân gian đã tạo thành một đặc điểm nổi bật khác của truyện kể địa danh Nam Bộ. Đặc điểm này gợi nhiều vấn đề thú vị về tính chất loại motip nguồn gốc, vai trị của nguồn gốc (mẩu cổ) và tác động của nĩ đối với cuộc sống hiện đại (chúng tơi hy vọng sẽ trở lại điều này trong những cơng trình chuyênsâu

về sau). Từ đĩ, dân gian xây dựng hình tượng nhân vật theo cảm hứng tưởng nhớ, nuối tiếc, nhắc nhỡ, ca ngợi, tri ân và hiển linh, hiển thánh hố nhân vật bằng tên gọi bất tử vào địa danh.

Và một số đặc điểm khác theo đặc trưng từng nhĩm truyện.

Tuy nhiên, những đặc điểm được khảo sát và nhận xét ở phần nội dung luận án chỉ là một số điểm tiêu biểu của mảng truyện phong phú, đa dạng và rất đặc sắc này.

Nĩi đến sự phong phú đa dạng của truyện kể địa danh Nam Bộ, ta thấy các cách thức tiếp cận khác nhau với những tiêu chí riêng đã đưa đến nhiều cách phân loại khác nhau. Luận án của chúng tơi xác định rõ, tiêu chí để chọn lọc truyện kể dân gian về địa danh, “yếu tố truyện” là quan trọng. Bên cạnh đĩ, tiêu chí nội dung đề tài lại được dùng để phân loại thành ba nhĩm truyện kể như đã nêu. Sự phân chia này, xét cho cùng, chỉ mang tính tương đối nhưng lại rất cần thiết cho việc khảo sát của chúng tơi.

Từ đĩ, luận án này của chúng tơi đã cố gắng thực hiện được những việc sau đây:

Thứ nhất, từ việc sưu tầm, chọn lọc những truyện kể địa danh, giúp cho mọi người tìm hiểu tận tường hơn vùng đất Nam Bộ, mơi trường hình thành cũng như diễn xướng của mảng truyện này. Hiểu điều đĩ cũng tức là thấy rõ hơn mối quan hệ ảnh hưởng giữa hồn cảnh lịch sử, địa lý, văn hĩa... của vùng đất và truyện kể dân gian về địa danh ở vùng đất đĩ. Đồng thời, sự hiểu biết những truyện kể ẩn sau địa danh sẽ làm cho những tên đất, tên làng. tên sơng, tên núi nằm lại mãi mãi trong ký ức của mỗi người khi nghĩ về quê hương.

Thứ hai, phân loại các truyện kể địa danh Nam Bộ theo những tiêu chí khoa học, để tư liệu cĩ hệ thống hơn, làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo.

Thứ ba, bước đầu tìm hiểu những đặc điểm thi pháp của những truyện kể địa danh. Điều đĩ rất cĩ ý nghĩa cho việc đặt những cơ sở đầu tiên cho việc nghiên cứu chuyên sâu sau đĩ về mảng truyện này. Nĩ cũng giúp ta cĩ cái nhìn bao quát hơn về đặc điểm thi pháp của truyện kể địa danh trên địa bàn cả nước và khu vực…

Phần làm được của luận án là gĩp phần thừa nhận và khẳng định mảng truyện ấy như một phương diện quan trọng và độc đáo của văn học dân gian Nam Bộ vốn đậm đà bản sắc phương Nam từ cái nền tảng vững chắc của văn hĩa Việt.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu truyện kể dân gian về các địa danh ở Nam Bộ (Trang 68 - 78)