Mơ hình cốt truyện của nhĩm truyện kể địa danh về đề tài con người đấu tranh với thiên nhiên.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu truyện kể dân gian về các địa danh ở Nam Bộ (Trang 41 - 44)

II. BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU NHỮNG ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP CỦA TRUYỆN KỂ ĐỊA DANH NAM BỘ.

1.1 Mơ hình cốt truyện của nhĩm truyện kể địa danh về đề tài con người đấu tranh với thiên nhiên.

- Mở đầu là một vùng đất hoang sơ (Ở thời điểm vừa mới xảy ra một

chấn động nào đĩ. Hoặc ngay từ khi con người cĩ mặt thì vùng đất này đã tồn tại một cách hoang sơ như thế. Cách mở đầu này chiếm đa số).

- Tiếp theo là những thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên nơi vùng đất ấy:

+ Thiên tai khốc liệt (Sự tích Làng Cả Đuối).

+ Ác thú dữ dội.(Địa danh Mỏ Cày, Eo Ơng Từ, Rạch Mồ Thị Cư …) + Bệnh tật hồnh hành (Địa danh Cao Lãnh, Đìa Bà Thầy)

- Xung đột hình thành và phát triển (ngày càng tăng cao):

+ Con người bị lấn át trước những thế lực ghê gớm của thiên nhiên: • Người làng bị đe dọa mạng sống nghiêm trọng (Rạch Cái Rắn, Eo

Ơng Từ, Rạch Ơng Tú …)

• Con người bị thiên nhiên cướp đi người thân yêu nhất: Cha mẹ mất con, con mất mẹ, vợ mất chồng... (Bưng Sấu Hì, Rạch Tắt

Cậu, Rạch Bỏ Lược, Đá Cá Sấu…)

+ Con người khơng hề lùi bước.

• Đi tìm người thân và đối diện với sự thật đau lịng (Bưng Sấu Hì,

Rạch Tắt Cậu, Rạch Bỏ Lược …).

• Nén lại đau thương mất mát (Bưng Sấu Hì, Rạch Tắt Cậu, Rạch

Bỏ Lược …).

• Luyện tập võ nghệ, chuẩn bị vũ khí, chờ thời cơ (Bưng Sấu Hì,

• Thay mặt dân làng, nhận lấy sự phĩ thác của mọi người, gánh lấy trách nhiệm cao cả (Rạch Cái Rắn, Rừng Ơng Gốc…).

+ Bắt đầu cuộc đối đầu khơng cân sức với thiên nhiên:

• Luơn tìm mọi cách chế ngự, chinh phục thiên nhiên (hầu hết các

truyện).

• Hịa hợp với thiên nhiên chứ khơng hề chịu thua thiên nhiên (hầu

hết các truyện).

- Kết thúc:

+ Vượt qua bằng chiến thắng ngạo nghễ (Bưng Sấu Hì, Rạch Tắt Cậu …) + Hành động xả thân vì người thân, vì cộng đồng đơi khi phải trả giá bằng mạng sống . Sự hi sinh anh dũng và bi tráng. (Rạch Mồ Thị Cư, Địa danh Cao Lãnh, Rạch Cái Rắn…)

+ Để lại tên tuổi và chiến cơng lên địa danh (hầu hết các truyện).

Trong thế đối đầu với tự nhiên, con người luơn khao khát khám phá và chinh phục tự nhiên. Con người đến đây đâu cịn cái băn khoăn về buổi khai thiên lập địa, nỗi sợ hãi trước hỗn mang trời đất, thắc mắc nguồn gốc vũ trụ, con người. Cĩ chăng chỉ là những khao khát lý giải nguồn gốc địa hình ở vùng đất mới mà thiên nhiên cịn hoang dã. Điều này làm cho mơ hình cốt truyện ở nhĩm truyện này tưởng chừng gần với đặc trưng thần thoại khi diễn tả quá trình tìm hiểu tự nhiên. Nhưng đĩ chỉ là những dấu vết cịn lưu lại, cịn tiềm ẩn trong ký ức mà người dân khai phá mang theo từ thuở đi mở đất, khi mà trình độ nhận thức của họ đã ở mức cao. Vì lẽ đĩ, những yếu tố thần kỳ trong quá trình giải thích tự nhiên khơng cịn đậm nét. Ở đây, chất hiện thực đậm nét hơn nhiều. Khảo sát mơ hình cốt truyện nêu trên, ta thấy hệ thống các truyện kèm theo đĩ đều gắn liền với thời kỳ khai hoang mở đất diễn ra chưa phải là đã quá lâu ở vùng đất phương Nam khi mà những ấn tượng về cái thuở gian nan khắc nghiệt vẫn cịn sâu đậm lắm trong tâm trí người kể chuyện. Vì thế xoay quanh mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, truyện dù cũng cĩ hư cấu, dù ít nhiều lung linh bức màn kỳ ảo của trí tưởng tượng vẫn cứ đậm màu sắc hiện thực.

Chẳng thế mà, cứ như một tấm gương soi, các truyện kể đã phản chiếu trung thực cái “thuở mang gươm đi mở cõi” đĩ bằng những cách vào truyện, mở đầu hết sức quen thuộc Sự tích làng Cả Đuối kể: “Ngày trước khơng rõ tự thời nào, nơi

đây là một khu rừng đầy thú dữ, ít dấu chân người. Cả một khoảng đất rộng bạt ngàn với những cây mây cao vút... Bỗng một ngày nọ cĩ một trận bão lớn cây cối ngả nghiêng, nước dâng lên cao, ngập cả khu rừng”.

Truyện Rạch Mồ Thị Cư thì nhấn mạnh nét hoang dã bởi sấu ác, cọp

dữ: "Thuở ấy, rừng U Minh cịn hoang vu lắm. Thú rừng đi lại ngày cũng như đêm.

Dưới sơng sấu lội lềnh khênh. Trên bờ cọp gầm rống kinh hồn”. Truyện Rạch Tắt Cậu thì “hoang vu, cây cối lau lách um tùm... rừng đầy hùm beo, sơng lúc nhúc sấu”.

Các truyện kể, mỗi truyện một nét, tơ vẽ lên bức tranh về một vùng đất khơng dấu chân người, “hoang dại như một bờ tiền sử”, là cái ”phơng” khốc liệt cho cốt

truyện hình thành và phát triển.

Mâu thuẫn nảy sinh từ hai thế lực đối kháng nhau. Một bên là thiên nhiên khắc nghiệt, thú dữ đe dọa, thiên tai dữ dội, bệnh tật hồnh hành... Tất cả vây bủa, lấn át, giễu võ dương oai, giành lấy thế chủ động. Trong khi đĩ, tạo thành thế đối trọng cĩ vẻ như khơng cân sức, là hình ảnh con người tay khơng mở đất, hoặc chỉ với vài ba vũ khí thơ sơ.

Đĩ là người mẹ (Rạch Tắt Cậu), đứa con (Bưng Sấu Hì, Rạch Bỏ Lược),

người chồng (Đá Cá Sấu) bị lũ sấu hung dữ ăn thịt mất. Chúng dùng đuơi quật

người té nhào xuống nước rồi gắp đi, hoặc thở phì phì phun vào người một tia nước mạnh như búa bổ. Người bị lật ngang và bị sấu trườn tới gắp vào miệng rồi quẩy đuơi thong thả lội ra khơi.

Hay là lũ cọp dữ tợn, hung hãn trong Eo Ơng Từ, Sự Tích Mỏ Cày, Rạch Mồ

Thị Cư. Những tình huống thật bạo liệt tạo ra bi kịch đẩy mâu thuẫn lên đến cao

trào. Và hàng loạt những tình tiết tiếp theo đã thắt nút, mở nút đầy hấp dẫn.

Nếu thú dữ quấy nhiễu cả làng thì tình huống này tạo cơ hội để cho hình ảnh con người xuất hiện ra tay trừ bạo. Nếu người thân bị sát hại, điều này cũng tạo nguyên nhân cho sự xuất hiện motip “trả thù”.

Con người khơng khuất phục, khơng bĩ tay trước bất hạnh và đau khổ. Bị thiên nhiên – đặc biệt là những lồi thú ác hiểm – giáng cho những địn đau đớn, họ luơn kiên cường đối đầu với chúng để chiến thắng một cách oai hùng.

Thật vậy, phần bi tráng nhất của cốt truyện thuộc nhĩm truyện con người xung đột với thiên nhiên này bao giờ cũng là phần diễn tả sự xung đột đĩ. Ta cĩ thể

đọc thấy điều này được miêu tả qua những lời kể sống động của Bưng Sấu Hì, Rạch Bỏ Lược, Rạch Mồ Thị Cư, Eo Ơng Từ, Rạch Cái Rắn...

Như truyện kể Rạch Tắt Cậu chẳng hạn, mẹ bị sấu bắt mất, con bỏ nhà tìm thầy học võ quyết chí trả thù. Một năm sau, con về làm giỗ mẹ, rồi khấn cầu hồn mẹ giúp diệt trừ sấu độc. Con ngày ngày cầm vũ khí đi tìm sấu, đến lúc phát hiện ra nĩ thì bình tĩnh mà lẹ làng cho mũi xuồng hướng vào đầu sấu. Sấu há mõm, anh phĩng lao vào miệng nĩ thấu tận ruột gan. Một tay kẹp cán lao, một tay chém sấu trả thù cho mẹ.

Diễn tả cuộc chiến đấu mà đơi khi con người phải anh dũng hi sinh đĩ để cuối cùng, tác giả dân gian rút ra nguyên do sâu xa vì sao cĩ địa danh. Như vậy, cách sắp xếp tình tiết trong cốt truyện đã nhằm đi đến một cách kết thúc để giải thích nguồn gốc địa danh. Con rạch tắt nhớ "cậu" đã bỏ mình khi diệt sấu là Rạch Tắt Cậu. Con rạch chảy ngang mồ người liệt nữ tên Thị Cư đã hi sinh lúc đấu nhau với

cọp, trở thành Rạch Mồ Thị Cư. Hay con rạch – nơi người mẹ bỏ lại cây lược trước khi xả thân đánh sấu rửa hận cho con được gọi là Rạch Bỏ Lược...

Dạng kết thúc phổ biến cho hàng loạt cốt truyện diễn tả mối xung đột gay gắt này tạo nên một chất thơ bi tráng cho địa danh. Tên gọi cho vùng đất (nĩi chung cho địa hình) đặt ở phần kết thúc truyện – như một nén nhang tưởng nhớ về cuộc đấu tranh sống cịn thuở khai hoang mở đất.

Tĩm lại, khơng sử dụng những motip phổ biến trong thần thoại suy nguyên, thần thoại sáng tạo (như truyện kể địa danh Bắc Bộ “Thiên nhiên trong quan hệ với

thiên nhiên”) (2), cách xây dựng cốt truyện của truyện kể địa danh Nam Bộ về đề tài

này cĩ khác hơn. Chính quá trình khai phá đầy tính đối đầu khốc liệt với thiên nhiên đã để lại những motip đặc biệt mang dấu ấn một thời kỳ cư dân Việt đến đất này. Các truyện kể khi lưu truyền cĩ thể đầy đủ các motip đã nêu hoặc lược bớt một số nhưng cơ bản là tất cả đều nối kết chặt chẽ nhau trong quan hệ đối kháng từ đầu đến cuối truyện. Ngay cả khi câu chuyện kết thúc, cái tên gọi vẫn như một chứng tích cịn lưu lại. Rằng cuộc đối đầu ấy đã, đang và sẽ cứ tiếp diễn theo chân những bậc tiền hiền khai khẩn.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu truyện kể dân gian về các địa danh ở Nam Bộ (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)